Phi-lê-môn 8-16 Anh Chị Em Trong Đấng Christ – Phần 1
Con kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu ở trên trời của con. Con xin cảm tạ ơn Cha vì mọi sự xảy ra trên đời sống của con là tốt lành theo sự biết trước và sự từ ái của Cha. Cha ơi, hôm nay con xin cảm tạ ơn Cha cho con có thời gian học Lời Chúa trong Phi-lê-môn 8-16. Nguyện xin Cha ở cùng ban ơn dẫn dắt và dạy dỗ con, giúp con hiểu được Lời của Ngài để con biết thực hành trong đời sống. Nguyện xin Cha cũng thêm lên trong con tấm lòng yêu kính Chúa, ham thích học hỏi Lời của Chúa để đời sống thuộc linh của con ngày một tăng trưởng, đức tin của con ngày một vững vàng và lớn mạnh. Con xin cảm tạ ơn Cha, và sau đây con xin nói lên sự hiểu của con qua phân đoạn Thánh Kinh này:
8 Vậy nên, dù trong Đấng Christ, tôi có quyền truyền dạy anh việc nên làm,
9 nhưng vì lòng yêu thương của anh, nên tôi nài xin thì hơn. Tôi, Phao-lô, đã già rồi, và hiện nay lại là một người tù của Đức Chúa Jesus Christ.
10 Tôi vì đứa con mà tôi đã sinh trong vòng xiềng xích, tức là Ô-nê-sim, mà nài xin anh.
11 Người mà trước đây không ích gì cho anh, nhưng bây giờ sẽ có ích cho anh và cho tôi.
12 Người mà tôi gửi lại cho anh. Vậy, xin hãy tiếp người. Người như lòng dạ tôi vậy.
13 Người mà tôi muốn giữ lại bên tôi, để người thay anh mà giúp việc cho tôi trong vòng xiềng xích của Tin Lành.
14 Nhưng tôi không muốn làm điều gì mà chưa được anh đồng ý, để cho điều lành anh sẽ làm chẳng phải bởi ép buộc, mà là bởi lòng thành.
15 Có lẽ người đã tạm xa cách anh, cốt để anh nhận lấy người mãi;
16 không như nô lệ nữa, nhưng hơn nô lệ, như một anh em cùng Cha yêu dấu, đặc biệt là cho tôi, nhưng nhiều hơn nữa cho anh: cả trong xác thịt, lẫn trong Chúa.
Qua phân đoạn này con học được rằng người chăn, trưởng lão có quyền truyền dạy cho con dân Chúa nên làm hay không nên làm điều gì theo thẩm quyền mà Chúa đặt để trên mình, miễn là điều đó không nghịch lại ý muốn và điều răn của Chúa. Nhưng ở đây Sứ Đồ Phao-lô rất khiêm nhường hạ mình không hề có ý áp đặt ý muốn của mình trên Phi-lê-môn nhưng có ý muốn nài xin Phi-lê-môn một việc, bởi ông biết được tình yêu của Phi-lê-môn đối với các con dân Chúa. Ông muốn mọi việc lành con dân Chúa làm ra phải được làm bởi tấm lòng chân thành và sự tự nguyện chứ không phải bởi sự ép buộc, miễn cưỡng. Con thấy cách hành xử của Sứ Đồ Phao-lô rất khôn ngoan, được ơn, đáng để được con dân Chúa học theo, là sự ông luôn xem người khác như tôn trọng hơn mình. Ngược lại con dân chân thật của Chúa cũng nên vì kính sợ Chúa mà vâng phục lẫn nhau. Thì mọi sự sẽ trở nên hài hòa, hiệp một, yêu thương.
Sự việc mà ông muốn nài xin Phi-lê-môn là ông muốn Phi-lê-môn tiếp nhận lại Ô-nê-sim, là một người nô lệ của Phi-lê-môn trước đây đã từng bỏ trốn khỏi nhà của Phi-lê-môn, nay Ô-nê-sim đã tin và tiếp nhận Chúa qua sự rao giảng Tin Lành của Sứ Đồ Phao-lô khi ông đang bị tù đày. Giờ đây Ô-nê-sim đã trở nên một con người mới trong Chúa, được tái sinh, được Chúa biến đổi trở thành một người có ích cho Chúa và cho Phao-lô, cũng sẽ ích lợi cho Phi-lê-môn, mặc dù trước đây có thể Ô-nê-sim đã gây thiệt hại cho chủ mình là Phi-lê-môn khi ông bỏ trốn khỏi nhà của Phi-lê-môn. Sứ Đồ Phao-lô đã nài xin Phi-lê-môn tiếp nhận lại Ô-nê-sim với một tinh thần mới là tiếp nhận một con cái Chúa, một người anh chị em cùng đức tin và như là tiếp nhận chính Phao-lô vậy.
Con ấn tượng với câu “người như lòng dạ tôi vậy” của Phao-lô, cho con học được sự yêu thương hiệp một của con dân Chúa với nhau, bởi con cái Chúa là những chi thể trong cùng một thân thể. Đó là lý do tại sao khi mà một người bị dứt thông công lại khiến cho những con dân chân thật cảm thấy như vừa bị dứt đi, bị mất đi một phần thân thể của mình, cảm giác thật đau đớn, nhưng nhiều khi những người bị dứt thông công vì kiêu ngạo, tự ái, phạm tội không ăn năn kia không hề cảm nhận được điều đó, họ đã bị ma quỷ và cái tôi trong họ bóp méo, bẻ cong mọi sự, khiến cho họ có những suy nghĩ lệch lạc sai trật, khiến cho họ chỉ muốn bỏ đi mà không còn chút thương cảm nào với ai mà nghĩ đến việc ở lại.
Con cũng học được ở câu 15 “Có lẽ người đã tạm xa cách anh, cốt để anh nhận lấy người mãi” một điều là mọi sự có ích cho những ai yêu mến Chúa. Có những sự tưởng như là nan đề, khó khăn, nghịch cảnh theo con mắt xác thịt, như việc bỏ trốn của một nô lệ tên Ô-nê-sim cùng với những thiệt hại trước mắt, nhưng sau đó là sự trở lại của một Cơ-đốc nhân Ô-nê-sim được Chúa biến đổi tái sinh, trở nên có ích cho Phi-lê-môn và cho chính Phao-lô trong cả thuộc thể lẫn thuộc linh.
Bởi vậy mà con xin dâng lời cảm tạ và biết ơn Chúa cho con học được bài học ngày hôm nay, thật đúng lúc với con, để con luôn biết cảm tạ ơn Chúa trong mọi sự xảy đến trên gia đình con, con mong rằng và hy vọng rằng sự bị dứt thông công của một thành viên trong gia đình con cũng như những anh chị em khác thời gian qua chỉ là sự “tạm cách xa” để rồi đến một ngày nào đó khi người đó thật sự ăn năn hạ mình thì con sẽ được tiếp nhận trở lại “một anh em cùng Cha yêu dấu”, điều đó tốt cho Hội Thánh, ích lợi cho tất cả mọi người, và chúng con có được một niềm vui trọn vẹn. Còn khi một người vẫn còn là một nô lệ cho tội lỗi, sống trong tội lỗi thì sẽ chỉ đem đến sự thiệt hại cho Hội Thánh và cho những người xung quanh mà thôi. Nguyện lòng ước mong của con được Ngài lắng nghe và làm thành ước nguyện, nhưng không theo ý muốn con nhưng xin ý Cha được nên. Con xin cảm tạ ơn Cha và thành kính cầu xin trong danh của Đức Chúa Jesus Christ, A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ!
Vũ Thị Thư
Ngày 06/05/2024
Phi-lê-môn 8-16 Anh Chị Em Trong Đấng Christ – Phần 1
Con kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu ở trên trời của con. Con xin cảm tạ ơn Cha vì mọi sự xảy ra trên đời sống của con là tốt lành theo sự biết trước và sự từ ái của Cha. Cha ơi, hôm nay con xin cảm tạ ơn Cha cho con có thời gian học Lời Chúa trong Phi-lê-môn 8-16. Nguyện xin Cha ở cùng ban ơn dẫn dắt và dạy dỗ con, giúp con hiểu được Lời của Ngài để con biết thực hành trong đời sống. Nguyện xin Cha cũng thêm lên trong con tấm lòng yêu kính Chúa, ham thích học hỏi Lời của Chúa để đời sống thuộc linh của con ngày một tăng trưởng, đức tin của con ngày một vững vàng và lớn mạnh. Con xin cảm tạ ơn Cha, và sau đây con xin nói lên sự hiểu của con qua phân đoạn Thánh Kinh này:
8 Vậy nên, dù trong Đấng Christ, tôi có quyền truyền dạy anh việc nên làm,
9 nhưng vì lòng yêu thương của anh, nên tôi nài xin thì hơn. Tôi, Phao-lô, đã già rồi, và hiện nay lại là một người tù của Đức Chúa Jesus Christ.
10 Tôi vì đứa con mà tôi đã sinh trong vòng xiềng xích, tức là Ô-nê-sim, mà nài xin anh.
11 Người mà trước đây không ích gì cho anh, nhưng bây giờ sẽ có ích cho anh và cho tôi.
12 Người mà tôi gửi lại cho anh. Vậy, xin hãy tiếp người. Người như lòng dạ tôi vậy.
13 Người mà tôi muốn giữ lại bên tôi, để người thay anh mà giúp việc cho tôi trong vòng xiềng xích của Tin Lành.
14 Nhưng tôi không muốn làm điều gì mà chưa được anh đồng ý, để cho điều lành anh sẽ làm chẳng phải bởi ép buộc, mà là bởi lòng thành.
15 Có lẽ người đã tạm xa cách anh, cốt để anh nhận lấy người mãi;
16 không như nô lệ nữa, nhưng hơn nô lệ, như một anh em cùng Cha yêu dấu, đặc biệt là cho tôi, nhưng nhiều hơn nữa cho anh: cả trong xác thịt, lẫn trong Chúa.
Qua phân đoạn này con học được rằng người chăn, trưởng lão có quyền truyền dạy cho con dân Chúa nên làm hay không nên làm điều gì theo thẩm quyền mà Chúa đặt để trên mình, miễn là điều đó không nghịch lại ý muốn và điều răn của Chúa. Nhưng ở đây Sứ Đồ Phao-lô rất khiêm nhường hạ mình không hề có ý áp đặt ý muốn của mình trên Phi-lê-môn nhưng có ý muốn nài xin Phi-lê-môn một việc, bởi ông biết được tình yêu của Phi-lê-môn đối với các con dân Chúa. Ông muốn mọi việc lành con dân Chúa làm ra phải được làm bởi tấm lòng chân thành và sự tự nguyện chứ không phải bởi sự ép buộc, miễn cưỡng. Con thấy cách hành xử của Sứ Đồ Phao-lô rất khôn ngoan, được ơn, đáng để được con dân Chúa học theo, là sự ông luôn xem người khác như tôn trọng hơn mình. Ngược lại con dân chân thật của Chúa cũng nên vì kính sợ Chúa mà vâng phục lẫn nhau. Thì mọi sự sẽ trở nên hài hòa, hiệp một, yêu thương.
Sự việc mà ông muốn nài xin Phi-lê-môn là ông muốn Phi-lê-môn tiếp nhận lại Ô-nê-sim, là một người nô lệ của Phi-lê-môn trước đây đã từng bỏ trốn khỏi nhà của Phi-lê-môn, nay Ô-nê-sim đã tin và tiếp nhận Chúa qua sự rao giảng Tin Lành của Sứ Đồ Phao-lô khi ông đang bị tù đày. Giờ đây Ô-nê-sim đã trở nên một con người mới trong Chúa, được tái sinh, được Chúa biến đổi trở thành một người có ích cho Chúa và cho Phao-lô, cũng sẽ ích lợi cho Phi-lê-môn, mặc dù trước đây có thể Ô-nê-sim đã gây thiệt hại cho chủ mình là Phi-lê-môn khi ông bỏ trốn khỏi nhà của Phi-lê-môn. Sứ Đồ Phao-lô đã nài xin Phi-lê-môn tiếp nhận lại Ô-nê-sim với một tinh thần mới là tiếp nhận một con cái Chúa, một người anh chị em cùng đức tin và như là tiếp nhận chính Phao-lô vậy.
Con ấn tượng với câu “người như lòng dạ tôi vậy” của Phao-lô, cho con học được sự yêu thương hiệp một của con dân Chúa với nhau, bởi con cái Chúa là những chi thể trong cùng một thân thể. Đó là lý do tại sao khi mà một người bị dứt thông công lại khiến cho những con dân chân thật cảm thấy như vừa bị dứt đi, bị mất đi một phần thân thể của mình, cảm giác thật đau đớn, nhưng nhiều khi những người bị dứt thông công vì kiêu ngạo, tự ái, phạm tội không ăn năn kia không hề cảm nhận được điều đó, họ đã bị ma quỷ và cái tôi trong họ bóp méo, bẻ cong mọi sự, khiến cho họ có những suy nghĩ lệch lạc sai trật, khiến cho họ chỉ muốn bỏ đi mà không còn chút thương cảm nào với ai mà nghĩ đến việc ở lại.
Con cũng học được ở câu 15 “Có lẽ người đã tạm xa cách anh, cốt để anh nhận lấy người mãi” một điều là mọi sự có ích cho những ai yêu mến Chúa. Có những sự tưởng như là nan đề, khó khăn, nghịch cảnh theo con mắt xác thịt, như việc bỏ trốn của một nô lệ tên Ô-nê-sim cùng với những thiệt hại trước mắt, nhưng sau đó là sự trở lại của một Cơ-đốc nhân Ô-nê-sim được Chúa biến đổi tái sinh, trở nên có ích cho Phi-lê-môn và cho chính Phao-lô trong cả thuộc thể lẫn thuộc linh.
Bởi vậy mà con xin dâng lời cảm tạ và biết ơn Chúa cho con học được bài học ngày hôm nay, thật đúng lúc với con, để con luôn biết cảm tạ ơn Chúa trong mọi sự xảy đến trên gia đình con, con mong rằng và hy vọng rằng sự bị dứt thông công của một thành viên trong gia đình con cũng như những anh chị em khác thời gian qua chỉ là sự “tạm cách xa” để rồi đến một ngày nào đó khi người đó thật sự ăn năn hạ mình thì con sẽ được tiếp nhận trở lại “một anh em cùng Cha yêu dấu”, điều đó tốt cho Hội Thánh, ích lợi cho tất cả mọi người, và chúng con có được một niềm vui trọn vẹn. Còn khi một người vẫn còn là một nô lệ cho tội lỗi, sống trong tội lỗi thì sẽ chỉ đem đến sự thiệt hại cho Hội Thánh và cho những người xung quanh mà thôi. Nguyện lòng ước mong của con được Ngài lắng nghe và làm thành ước nguyện, nhưng không theo ý muốn con nhưng xin ý Cha được nên. Con xin cảm tạ ơn Cha và thành kính cầu xin trong danh của Đức Chúa Jesus Christ, A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ!
Vũ Thị Thư
Ngày 06/05/2024
...