Kính lạy Đức Chúa Trời, là Cha Yêu Thương của con. Con cảm tạ Cha vì giờ này con lại được đến với Lời của Ngài. Nguyện con được thêm lên sự khôn sáng trong khi suy ngẫm Lời Chúa.
Thưa Cha, con xin trình bày sự con được hiểu trong Ga-la-ti 3:15-21.
15 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Tôi nói theo cách của loài người: Dù là giao ước của loài người, nhưng khi đã làm thành thì không ai được phép bỏ đi hay thêm vào sự gì.
16 Các lời hứa là cho Áp-ra-ham và cho dòng dõi của ông. Ngài không phán: Và cho các dòng dõi, như chỉ về nhiều người; nhưng như chỉ về một người: Và cho dòng dõi ngươi. Tức là Đấng Christ. [Sáng Thế Ký 22:18; 26:4; 28:14]
Thưa Cha, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô nêu ra nguyên tắc kết giao ước giữa loài người với nhau, để con dân Chúa tại Ga-la-ti có thể hiểu được sự không ai được phép bỏ đi hay thêm sự gì vào giao ước mà Đức Chúa Trời đã lập ra với Áp-ra-ham. Giao ước ấy chính là các lời hứa mà Đức Chúa Trời dành cho Áp-ra-ham và cho dòng dõi của ông, khi ông vâng lời Ngài ra khỏi quê hương của ông, đi đến một xứ mà Ngài sẽ chỉ cho ông (Sáng Thế Ký 12:1-3).
Sứ Đồ Phao-lô nhấn mạnh chỗ "cho dòng dõi ngươi" để bày tỏ lẽ thật chỉ về Đấng Christ, là đối tượng được nhắc đến trong lời hứa của Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham. Ngài không phán cho các dòng dõi, mà chỉ là cho dòng dõi ngươi, là hình thức số ít, nên được dùng để chỉ một người cụ thể sẽ ra từ dòng dõi của ông mà thôi, vì từ Áp-ra-ham đã ra rất nhiều dòng dõi, với số lượng người rất nhiều.
17 Vậy thì tôi nói rằng: Giao ước mà Đức Chúa Trời trước kia đã lập thành trong Đấng Christ rồi, thì luật pháp là sự có sau đó bốn trăm ba mươi năm không thể vô hiệu hóa nó, mà làm cho lời hứa trở nên vô giá trị.
Thưa Cha, con hiểu rằng khi Đức Chúa Trời lập giao ước với Áp-ra-ham thì cũng lập với một người ra từ dòng dõi của ông, ấy là Đấng Christ. Sau khi giao ước ấy được lập, 430 năm sau mới có luật pháp ban hành tại Núi Si-na-i qua chữ viết. Luật pháp có sau, không thể vô hiệu hóa lời hứa của Đức Chúa Trời trước đó, càng không thể làm cho lời hứa trở nên không có giá trị.
18 Vì, nếu sự hưởng cơ nghiệp là bởi luật pháp, thì không còn là bởi lời hứa nữa. Nhưng Đức Chúa Trời đã ban cơ nghiệp cho Áp-ra-ham bởi lời hứa.
Trong luật pháp không có sự ban thưởng mà chỉ có hình phạt khi vi phạm. Còn giao ước là lời hứa của Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham thì Ngài hứa sẽ ban cơ nghiệp cho ông, Chúa đã phán: "Ta sẽ làm cho ngươi thành một dân lớn. Ta sẽ ban phước cho ngươi, làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một sự phước hạnh.Ta sẽ ban phước cho những ai chúc phước ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi. Trong ngươi, hết thảy các gia tộc trên đất sẽ được ban phước." (Sáng Thế Ký 12:2-3).
19 Vậy thì tại sao có luật pháp? Nó đã được thêm vào vì những sự phạm pháp, cho tới khi người dòng dõi đến, là người mà lời hứa đã lập cho. Nó đã được ban ra bởi các thiên sứ vào trong tay của một người trung bảo.
20 Người trung bảo chẳng phải là người trung bảo của một bên, và Đức Chúa Trời là một bên.
Nhưng nếu sự hưởng cơ nghiệp chỉ bởi lời hứa và không liên quan gì đến việc làm theo luật pháp thì tại sao Chúa lại ban hành luật pháp bằng chữ? Ấy là vì những sự phạm pháp ngày càng nhiều, khiến lương tâm loài người bị băng hoại, khiến họ không còn nhận biết Thiên Chúa và luật pháp được Ngài ghi trong tấm lòng của họ nữa.
Luật pháp bao gồm các luật lệ ra từ Mười Điều Răn, do chính ngón tay Đức Chúa Trời chép trên hai bảng đá (Xuất Ê-díp-tô Ký 31:18), và các luật lệ khác được các thiên sứ truyền cho Môi-se, là người trung bảo giữa dân I-sơ-ra-ên và Đức Chúa Trời. Luật pháp được ban hành cho dân I-sơ-ra-ên để họ được biết mà ghi nhớ và làm theo cho đến khi Đấng Christ đến. Vì khi Ngài đến thì sự cứu rỗi được hoàn thành, những ai tin nhận sẽ được tái sinh, và có lại một lương tâm thanh sạch, nhận biết Chúa và ý muốn Ngài để vâng theo.
21 Vậy thì luật pháp nghịch lại các lời hứa của Đức Chúa Trời sao? Chẳng hề như vậy! Vì nếu đã ban cho một luật pháp ban sự sống, thì sự công chính chắc phải bởi luật pháp mà đến.
Thưa Cha, qua bài giảng con hiểu rằng luật pháp và giao ước là hai điều riêng biệt, tuy có liên quan đến nhau nhưng không thay thế cho nhau hay đối nghịch nhau. Luật pháp là ý muốn của Thiên Chúa đối với loài người về nếp sống của loài người. Giao Ước là ý muốn của Thiên Chúa về những sự Thiên Chúa muốn ban cho loài người, như: các ơn phước, cơ nghiệp của Thiên Chúa, và sự tha thứ, ơn cứu rỗi khi loài người vi phạm luật pháp.
Luật pháp không ban sự sống vì không ai có thể giữ trọn luật pháp, nên chẳng ai được xưng công chính bởi những việc làm theo luật pháp, vi phạm một điều thì đã xem như phạm hết thảy và luật pháp lên án chết cho những ai vi phạm.
Con cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho con những sự hiểu về luật pháp và giao ước của Đức Chúa Trời. Con hiểu rằng luật pháp thể hiện sự thánh khiết và công chính của Thiên Chúa, còn giao ước lại tỏ ra ân điển và tình yêu của Ngài dành cho loài người chúng con. Nguyện xin Lời Ngài luôn ở trong con, thánh hóa con, giữ con được luôn luôn ở trong giao ước của Ngài, là giao ước được ban cho con qua Đấng Christ. Con cảm tạ Cha. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Phạm Trịnh Minh Anh
18/08/2023
Ga-la-ti 3:15-21 Vai Trò của Luật Pháp – Phần 1
Kính lạy Đức Chúa Trời, là Cha Yêu Thương của con. Con cảm tạ Cha vì giờ này con lại được đến với Lời của Ngài. Nguyện con được thêm lên sự khôn sáng trong khi suy ngẫm Lời Chúa.
Thưa Cha, con xin trình bày sự con được hiểu trong Ga-la-ti 3:15-21.
15 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Tôi nói theo cách của loài người: Dù là giao ước của loài người, nhưng khi đã làm thành thì không ai được phép bỏ đi hay thêm vào sự gì.
16 Các lời hứa là cho Áp-ra-ham và cho dòng dõi của ông. Ngài không phán: Và cho các dòng dõi, như chỉ về nhiều người; nhưng như chỉ về một người: Và cho dòng dõi ngươi. Tức là Đấng Christ. [Sáng Thế Ký 22:18; 26:4; 28:14]
Thưa Cha, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô nêu ra nguyên tắc kết giao ước giữa loài người với nhau, để con dân Chúa tại Ga-la-ti có thể hiểu được sự không ai được phép bỏ đi hay thêm sự gì vào giao ước mà Đức Chúa Trời đã lập ra với Áp-ra-ham. Giao ước ấy chính là các lời hứa mà Đức Chúa Trời dành cho Áp-ra-ham và cho dòng dõi của ông, khi ông vâng lời Ngài ra khỏi quê hương của ông, đi đến một xứ mà Ngài sẽ chỉ cho ông (Sáng Thế Ký 12:1-3).
Sứ Đồ Phao-lô nhấn mạnh chỗ "cho dòng dõi ngươi" để bày tỏ lẽ thật chỉ về Đấng Christ, là đối tượng được nhắc đến trong lời hứa của Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham. Ngài không phán cho các dòng dõi, mà chỉ là cho dòng dõi ngươi, là hình thức số ít, nên được dùng để chỉ một người cụ thể sẽ ra từ dòng dõi của ông mà thôi, vì từ Áp-ra-ham đã ra rất nhiều dòng dõi, với số lượng người rất nhiều.
17 Vậy thì tôi nói rằng: Giao ước mà Đức Chúa Trời trước kia đã lập thành trong Đấng Christ rồi, thì luật pháp là sự có sau đó bốn trăm ba mươi năm không thể vô hiệu hóa nó, mà làm cho lời hứa trở nên vô giá trị.
Thưa Cha, con hiểu rằng khi Đức Chúa Trời lập giao ước với Áp-ra-ham thì cũng lập với một người ra từ dòng dõi của ông, ấy là Đấng Christ. Sau khi giao ước ấy được lập, 430 năm sau mới có luật pháp ban hành tại Núi Si-na-i qua chữ viết. Luật pháp có sau, không thể vô hiệu hóa lời hứa của Đức Chúa Trời trước đó, càng không thể làm cho lời hứa trở nên không có giá trị.
18 Vì, nếu sự hưởng cơ nghiệp là bởi luật pháp, thì không còn là bởi lời hứa nữa. Nhưng Đức Chúa Trời đã ban cơ nghiệp cho Áp-ra-ham bởi lời hứa.
Trong luật pháp không có sự ban thưởng mà chỉ có hình phạt khi vi phạm. Còn giao ước là lời hứa của Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham thì Ngài hứa sẽ ban cơ nghiệp cho ông, Chúa đã phán: "Ta sẽ làm cho ngươi thành một dân lớn. Ta sẽ ban phước cho ngươi, làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một sự phước hạnh.Ta sẽ ban phước cho những ai chúc phước ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi. Trong ngươi, hết thảy các gia tộc trên đất sẽ được ban phước." (Sáng Thế Ký 12:2-3).
19 Vậy thì tại sao có luật pháp? Nó đã được thêm vào vì những sự phạm pháp, cho tới khi người dòng dõi đến, là người mà lời hứa đã lập cho. Nó đã được ban ra bởi các thiên sứ vào trong tay của một người trung bảo.
20 Người trung bảo chẳng phải là người trung bảo của một bên, và Đức Chúa Trời là một bên.
Nhưng nếu sự hưởng cơ nghiệp chỉ bởi lời hứa và không liên quan gì đến việc làm theo luật pháp thì tại sao Chúa lại ban hành luật pháp bằng chữ? Ấy là vì những sự phạm pháp ngày càng nhiều, khiến lương tâm loài người bị băng hoại, khiến họ không còn nhận biết Thiên Chúa và luật pháp được Ngài ghi trong tấm lòng của họ nữa.
Luật pháp bao gồm các luật lệ ra từ Mười Điều Răn, do chính ngón tay Đức Chúa Trời chép trên hai bảng đá (Xuất Ê-díp-tô Ký 31:18), và các luật lệ khác được các thiên sứ truyền cho Môi-se, là người trung bảo giữa dân I-sơ-ra-ên và Đức Chúa Trời. Luật pháp được ban hành cho dân I-sơ-ra-ên để họ được biết mà ghi nhớ và làm theo cho đến khi Đấng Christ đến. Vì khi Ngài đến thì sự cứu rỗi được hoàn thành, những ai tin nhận sẽ được tái sinh, và có lại một lương tâm thanh sạch, nhận biết Chúa và ý muốn Ngài để vâng theo.
21 Vậy thì luật pháp nghịch lại các lời hứa của Đức Chúa Trời sao? Chẳng hề như vậy! Vì nếu đã ban cho một luật pháp ban sự sống, thì sự công chính chắc phải bởi luật pháp mà đến.
Thưa Cha, qua bài giảng con hiểu rằng luật pháp và giao ước là hai điều riêng biệt, tuy có liên quan đến nhau nhưng không thay thế cho nhau hay đối nghịch nhau. Luật pháp là ý muốn của Thiên Chúa đối với loài người về nếp sống của loài người. Giao Ước là ý muốn của Thiên Chúa về những sự Thiên Chúa muốn ban cho loài người, như: các ơn phước, cơ nghiệp của Thiên Chúa, và sự tha thứ, ơn cứu rỗi khi loài người vi phạm luật pháp.
Luật pháp không ban sự sống vì không ai có thể giữ trọn luật pháp, nên chẳng ai được xưng công chính bởi những việc làm theo luật pháp, vi phạm một điều thì đã xem như phạm hết thảy và luật pháp lên án chết cho những ai vi phạm.
Con cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho con những sự hiểu về luật pháp và giao ước của Đức Chúa Trời. Con hiểu rằng luật pháp thể hiện sự thánh khiết và công chính của Thiên Chúa, còn giao ước lại tỏ ra ân điển và tình yêu của Ngài dành cho loài người chúng con. Nguyện xin Lời Ngài luôn ở trong con, thánh hóa con, giữ con được luôn luôn ở trong giao ước của Ngài, là giao ước được ban cho con qua Đấng Christ. Con cảm tạ Cha. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Phạm Trịnh Minh Anh
18/08/2023