Phi-lê-môn 8-16 Anh Chị Em Trong Đấng Christ – Phần 1
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con. Con dâng lời tôn vinh và cảm tạ Cha ban cho con một ngày tươi mới trong tình yêu của Ngài. Nguyện kính xin Cha gìn giữ con trọn ngày hôm nay trong tay Cha.
Thưa Cha, con xin trình bày những điều con được hiểu và học được trong Phi-lê-môn 8-16.
8 Vậy nên, dù trong Đấng Christ, tôi có quyền truyền dạy anh việc nên làm,
9a nhưng vì lòng yêu thương của anh, nên tôi nài xin thì hơn.
Thưa Cha, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô có thẩm quyền truyền dạy cho Phi-lê-môn biết việc nên làm là gì, bởi chức vụ được Chúa ban cho ông, cùng kinh nghiệm bước đi với Chúa, ông có sự khôn sáng đến từ Chúa để truyền dạy cho con dân Chúa làm những điều phải lẽ, đẹp lòng Chúa, có ích lợi và gây dựng cho chính người đó và cho cả Hội Thánh. Tuy vậy, đối với Phi-lê-môn, là một người có lòng yêu thương với mọi thánh đồ, thì Sứ Đồ Phao-lô đã chọn nài xin thay vì truyền dạy, vì người có lòng yêu thương tự sẽ biết điều gì là nên làm cho anh chị em của mình. Sứ Đồ Phao-lô chọn nài xin vì ông chắc rằng lòng của ông sẽ được vui thỏa lần nữa nhờ Phi-lê-môn.
9b Tôi, Phao-lô, đã già rồi, và hiện nay lại là một người tù của Đức Chúa Jesus Christ.
10 Tôi vì đứa con mà tôi đã sinh trong vòng xiềng xích, tức là Ô-nê-sim, mà nài xin anh.
11 Người mà trước đây không ích gì cho anh, nhưng bây giờ sẽ có ích cho anh và cho tôi.
12 Người mà tôi gửi lại cho anh. Vậy, xin hãy tiếp người. Người như lòng dạ tôi vậy.
Thưa Cha, câu: "Vậy, xin hãy tiếp người. Người như lòng dạ tôi vậy" khiến con thật cảm động, cảm nhận được tình yêu và sự khiêm nhường của một người hầu việc Chúa. Câu ấy tỏ ra tình yêu của Sứ Đồ Phao-lô dành cho Ô-nê-sim thật rõ ràng, vì ông không đặt Ô-nê-sim ở dưới ông, mà xem Ô-nê-sim là một với mình, tha thiết xin Phi-lê-môn hãy đối xử với Ô-nê-sim như đối xử với ông. Câu ấy cũng cho thấy ông cũng rất yêu Phi-lê-môn và biết Phi-lê-môn cũng yêu mình, vì con hiểu rằng trong Chúa chúng con chỉ nài xin nhau chỉ bởi tình yêu và sự tôn trọng nhau mà thôi, chứ không bao giờ nài xin kẻ thù, người ngoại, hay những anh chị em cùng Cha giả dối. Sứ Đồ Phao-lô muốn được vui thỏa và được an ủi bởi tình yêu của Phi-lê-môn dành cho ông, khi đáp ứng lời nài xin của ông.
Thưa Cha, khi con liên tưởng giữa hai hình ảnh, một là hình ảnh của Sau-lơ sốt sắng trong sự hung bạo bách hại con dân Chúa được mô tả trong Công Vụ Các Sứ Đồ 22:4-5, với hình ảnh một vị sứ đồ già, đầy tình yêu thương, sự dịu dàng và cả sự yếu đuối trong thân thể đã hao mòn vì tuổi tác, vì lao tù, sống tận hiến cho Đấng Christ, chân thành nài xin cho một đứa con thuộc linh được sinh trong vòng xiềng xích, là Ô-nê-sim, thì con hiểu và thấy rõ thế nào là quyền năng biến đổi của Tin Lành. Quyền năng ấy giờ đây cũng biến đổi Ô-nê-sim, người trước đây không có ích lợi gì, thì giờ đây bởi đức tin vào Tin Lành, đã trở nên ích lợi cho cả Phi-lê-môn và cho Sứ Đồ Phao-lô.
13 Người mà tôi muốn giữ lại bên tôi, để người thay anh mà giúp việc cho tôi trong vòng xiềng xích của Tin Lành.
14 Nhưng tôi không muốn làm điều gì mà chưa được anh đồng ý, để cho điều lành anh sẽ làm chẳng phải bởi ép buộc, mà là bởi lòng thành.
Thưa Cha, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô là một người có địa vị rất cao trọng trong Hội Thánh, ông vì Tin Lành mà chịu nhiều lao nhọc, trong buổi tuổi già vẫn mang xiềng xích, ông biết chắc chắn Phi-lê-môn chẳng từ chối ông việc gì mà người có thể làm được, ông cũng biết việc giữ lại Ô-nê-sim là ích lợi cho Phi-lê-môn, vì Ô-nê-sim giờ đây sẽ hết lòng giúp việc cho Phi-lê-môn, ích lợi cho Sứ Đồ Phao-lô, và ích lợi cho Tin Lành. Dù có thật nhiều lý do hợp lý, hợp lẽ, chính đáng, và ông đầy đủ thẩm quyền để làm, nhưng Sứ Đồ Phao-lô không muốn làm điều ấy chỉ với một lý do duy nhất là vì việc ấy chưa được thông qua ý kiến của Phi-lê-môn. Việc làm của Sứ Đồ Phao-lô dạy cho con hiểu rõ ràng như thế nào là tôn trọng người khác hơn chính mình, dù ông có đầy đủ thẩm quyền nhưng ông không muốn làm điều gì sẽ đặt Phi-lê-môn vào tình thế đã rồi, ông chọn gửi trả lại Ô-nê-sim, viết thư bày tỏ lòng mình, nài xin và chờ đợi sự đồng ý của Phi-lê-môn, để Phi-lê-môn được hoàn toàn tự do bày tỏ tình yêu và lòng thành của mình.
15 Có lẽ người đã tạm xa cách anh, cốt để anh nhận lấy người mãi;
16 không như nô lệ nữa, nhưng hơn nô lệ, như một anh em cùng Cha yêu dấu, đặc biệt là cho tôi, nhưng nhiều hơn nữa cho anh: cả trong xác thịt, lẫn trong Chúa.
Thưa Cha, con hiểu lời giả thiết mà Sứ Đồ Phao-lô đưa ra, là dựa trên sự hiểu biết của ông về chương trình mà Chúa đã dành sẵn cho mối quan hệ giữa Phi-lê-môn và Ô-nê-sim. Sau khi tiếp nhận Tin Lành thì Ô-nê-sim được thoát khỏi thân phận nô lệ cả trong thuộc linh lẫn thuộc thể, vì Ô-nê-sim không còn bị nô lệ dưới ách tội lỗi, và được trở nên anh em cùng Cha với người chủ nô lệ phần xác thịt của mình. Tuy vậy, Ô-nê-sim cần trở về để phục hòa với Phi-lê-môn, đền bù những tổn thất mà mình đã gây ra cho chủ. Giờ đây Phi-lê-môn mới thật sự có Ô-nê-sim, khi bởi Tin Lành, Ô-nê-sim tự nguyện quay trở lại, nhưng không dưới thân phận nô lệ nữa, mà lại có ích hơn nô lệ. Qua bài giảng mà con biết rằng Sứ Đồ Phao-lô muốn gửi Ô-nê-sim về để đồng công với Phi-lê-môn trong công việc rao giảng Tin Lành, và gây dựng Hội Thánh địa phương. Thật, đời sống của một người thật lòng tin nhận Tin Lành, là một đời sống có ích lợi cho anh chị em cùng Cha, cả trong xác thịt, lẫn trong Chúa.
Con cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho con những sự suy ngẫm trên, dạy con bài học sống động về tình yêu thương và sự tôn trọng. Nguyện con sẽ luôn ghi nhớ và biết ơn Chúa đã ban cho con những anh chị em cùng Cha yêu dấu, nguyện kính xin Ngài gìn giữ con trong tình yêu, trong sự tôn trọng anh chị em của con, và giúp con luôn được ích lợi trong nhà Ngài. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Phạm Trịnh Minh Anh
05/03/2024
Phi-lê-môn 8-16 Anh Chị Em Trong Đấng Christ – Phần 1
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con. Con dâng lời tôn vinh và cảm tạ Cha ban cho con một ngày tươi mới trong tình yêu của Ngài. Nguyện kính xin Cha gìn giữ con trọn ngày hôm nay trong tay Cha.
Thưa Cha, con xin trình bày những điều con được hiểu và học được trong Phi-lê-môn 8-16.
8 Vậy nên, dù trong Đấng Christ, tôi có quyền truyền dạy anh việc nên làm,
9a nhưng vì lòng yêu thương của anh, nên tôi nài xin thì hơn.
Thưa Cha, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô có thẩm quyền truyền dạy cho Phi-lê-môn biết việc nên làm là gì, bởi chức vụ được Chúa ban cho ông, cùng kinh nghiệm bước đi với Chúa, ông có sự khôn sáng đến từ Chúa để truyền dạy cho con dân Chúa làm những điều phải lẽ, đẹp lòng Chúa, có ích lợi và gây dựng cho chính người đó và cho cả Hội Thánh. Tuy vậy, đối với Phi-lê-môn, là một người có lòng yêu thương với mọi thánh đồ, thì Sứ Đồ Phao-lô đã chọn nài xin thay vì truyền dạy, vì người có lòng yêu thương tự sẽ biết điều gì là nên làm cho anh chị em của mình. Sứ Đồ Phao-lô chọn nài xin vì ông chắc rằng lòng của ông sẽ được vui thỏa lần nữa nhờ Phi-lê-môn.
9b Tôi, Phao-lô, đã già rồi, và hiện nay lại là một người tù của Đức Chúa Jesus Christ.
10 Tôi vì đứa con mà tôi đã sinh trong vòng xiềng xích, tức là Ô-nê-sim, mà nài xin anh.
11 Người mà trước đây không ích gì cho anh, nhưng bây giờ sẽ có ích cho anh và cho tôi.
12 Người mà tôi gửi lại cho anh. Vậy, xin hãy tiếp người. Người như lòng dạ tôi vậy.
Thưa Cha, câu: "Vậy, xin hãy tiếp người. Người như lòng dạ tôi vậy" khiến con thật cảm động, cảm nhận được tình yêu và sự khiêm nhường của một người hầu việc Chúa. Câu ấy tỏ ra tình yêu của Sứ Đồ Phao-lô dành cho Ô-nê-sim thật rõ ràng, vì ông không đặt Ô-nê-sim ở dưới ông, mà xem Ô-nê-sim là một với mình, tha thiết xin Phi-lê-môn hãy đối xử với Ô-nê-sim như đối xử với ông. Câu ấy cũng cho thấy ông cũng rất yêu Phi-lê-môn và biết Phi-lê-môn cũng yêu mình, vì con hiểu rằng trong Chúa chúng con chỉ nài xin nhau chỉ bởi tình yêu và sự tôn trọng nhau mà thôi, chứ không bao giờ nài xin kẻ thù, người ngoại, hay những anh chị em cùng Cha giả dối. Sứ Đồ Phao-lô muốn được vui thỏa và được an ủi bởi tình yêu của Phi-lê-môn dành cho ông, khi đáp ứng lời nài xin của ông.
Thưa Cha, khi con liên tưởng giữa hai hình ảnh, một là hình ảnh của Sau-lơ sốt sắng trong sự hung bạo bách hại con dân Chúa được mô tả trong Công Vụ Các Sứ Đồ 22:4-5, với hình ảnh một vị sứ đồ già, đầy tình yêu thương, sự dịu dàng và cả sự yếu đuối trong thân thể đã hao mòn vì tuổi tác, vì lao tù, sống tận hiến cho Đấng Christ, chân thành nài xin cho một đứa con thuộc linh được sinh trong vòng xiềng xích, là Ô-nê-sim, thì con hiểu và thấy rõ thế nào là quyền năng biến đổi của Tin Lành. Quyền năng ấy giờ đây cũng biến đổi Ô-nê-sim, người trước đây không có ích lợi gì, thì giờ đây bởi đức tin vào Tin Lành, đã trở nên ích lợi cho cả Phi-lê-môn và cho Sứ Đồ Phao-lô.
13 Người mà tôi muốn giữ lại bên tôi, để người thay anh mà giúp việc cho tôi trong vòng xiềng xích của Tin Lành.
14 Nhưng tôi không muốn làm điều gì mà chưa được anh đồng ý, để cho điều lành anh sẽ làm chẳng phải bởi ép buộc, mà là bởi lòng thành.
Thưa Cha, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô là một người có địa vị rất cao trọng trong Hội Thánh, ông vì Tin Lành mà chịu nhiều lao nhọc, trong buổi tuổi già vẫn mang xiềng xích, ông biết chắc chắn Phi-lê-môn chẳng từ chối ông việc gì mà người có thể làm được, ông cũng biết việc giữ lại Ô-nê-sim là ích lợi cho Phi-lê-môn, vì Ô-nê-sim giờ đây sẽ hết lòng giúp việc cho Phi-lê-môn, ích lợi cho Sứ Đồ Phao-lô, và ích lợi cho Tin Lành. Dù có thật nhiều lý do hợp lý, hợp lẽ, chính đáng, và ông đầy đủ thẩm quyền để làm, nhưng Sứ Đồ Phao-lô không muốn làm điều ấy chỉ với một lý do duy nhất là vì việc ấy chưa được thông qua ý kiến của Phi-lê-môn. Việc làm của Sứ Đồ Phao-lô dạy cho con hiểu rõ ràng như thế nào là tôn trọng người khác hơn chính mình, dù ông có đầy đủ thẩm quyền nhưng ông không muốn làm điều gì sẽ đặt Phi-lê-môn vào tình thế đã rồi, ông chọn gửi trả lại Ô-nê-sim, viết thư bày tỏ lòng mình, nài xin và chờ đợi sự đồng ý của Phi-lê-môn, để Phi-lê-môn được hoàn toàn tự do bày tỏ tình yêu và lòng thành của mình.
15 Có lẽ người đã tạm xa cách anh, cốt để anh nhận lấy người mãi;
16 không như nô lệ nữa, nhưng hơn nô lệ, như một anh em cùng Cha yêu dấu, đặc biệt là cho tôi, nhưng nhiều hơn nữa cho anh: cả trong xác thịt, lẫn trong Chúa.
Thưa Cha, con hiểu lời giả thiết mà Sứ Đồ Phao-lô đưa ra, là dựa trên sự hiểu biết của ông về chương trình mà Chúa đã dành sẵn cho mối quan hệ giữa Phi-lê-môn và Ô-nê-sim. Sau khi tiếp nhận Tin Lành thì Ô-nê-sim được thoát khỏi thân phận nô lệ cả trong thuộc linh lẫn thuộc thể, vì Ô-nê-sim không còn bị nô lệ dưới ách tội lỗi, và được trở nên anh em cùng Cha với người chủ nô lệ phần xác thịt của mình. Tuy vậy, Ô-nê-sim cần trở về để phục hòa với Phi-lê-môn, đền bù những tổn thất mà mình đã gây ra cho chủ. Giờ đây Phi-lê-môn mới thật sự có Ô-nê-sim, khi bởi Tin Lành, Ô-nê-sim tự nguyện quay trở lại, nhưng không dưới thân phận nô lệ nữa, mà lại có ích hơn nô lệ. Qua bài giảng mà con biết rằng Sứ Đồ Phao-lô muốn gửi Ô-nê-sim về để đồng công với Phi-lê-môn trong công việc rao giảng Tin Lành, và gây dựng Hội Thánh địa phương. Thật, đời sống của một người thật lòng tin nhận Tin Lành, là một đời sống có ích lợi cho anh chị em cùng Cha, cả trong xác thịt, lẫn trong Chúa.
Con cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho con những sự suy ngẫm trên, dạy con bài học sống động về tình yêu thương và sự tôn trọng. Nguyện con sẽ luôn ghi nhớ và biết ơn Chúa đã ban cho con những anh chị em cùng Cha yêu dấu, nguyện kính xin Ngài gìn giữ con trong tình yêu, trong sự tôn trọng anh chị em của con, và giúp con luôn được ích lợi trong nhà Ngài. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Phạm Trịnh Minh Anh
05/03/2024
...