Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con. Con cảm tạ ơn Cha vì giờ đây con được suy ngẫm Lời Ngài. Nguyện xin Đức Thánh Linh dẫn dắt, soi sáng con trong khi con đọc Lời Chúa.
Thưa Cha, con xin ghi lại những sự con suy ngẫm về Lời Chúa được chép trong I Cô-rinh-tô 12:12-31.
12 Tuy nhiên, như thân là một mà có nhiều chi thể, nhưng hết thảy các chi thể của một thân dù là nhiều, chỉ là một thân; Đấng Christ cũng vậy.
13 Bởi vì chúng ta, hoặc người Do-thái, hoặc người Hy-lạp, hoặc nô lệ, hoặc tự chủ, đều đã trong một linh, chịu báp-tem vào trong một thân; và hết thảy được uống trong một linh.
Thưa Cha, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô mượn hình ảnh của thân thể xác thịt loài người để giảng giải về sự hiệp một của mỗi con dân Chúa trong Hội Thánh với Đấng Christ. Cho dù mỗi người thuộc về các dân tộc khác nhau, hay có địa vị xã hội khác nhau thì sau khi được sự cảm động của Đấng Thần Linh mà nhận lãnh phép báp-tem thì hết thảy đều được tháp vào trong một thân. "Uống trong một linh" có nghĩa là được nhận lãnh năng lực và sự sống của Thiên Chúa như trong Giăng 4:14 có chép: “Nhưng ai uống nước mà Ta sẽ ban cho người ấy thì sẽ chẳng khát nữa. Trái lại, nước mà Ta sẽ ban cho người ấy sẽ thành một nguồn nước trong người ấy, tuôn trào vào trong sự sống vĩnh cửu.”
14 Thân chẳng phải một chi thể, mà là nhiều chi thể.
15 Nếu chân nói: Vì ta chẳng phải là tay, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
16 Và nếu lỗ tai nói: Vì ta chẳng phải là mắt, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
17 Nếu toàn thân đều là mắt thì sự nghe ở đâu? Nếu toàn thân đều là tai thì sự ngửi ở đâu?
18 Nhưng bây giờ, Đức Chúa Trời đã sắp đặt các chi thể, mỗi một chúng trong thân thể, theo Ngài muốn.
19 Nếu hết thảy chúng là một chi thể thì thân ở đâu?
20 Vậy nên, có nhiều chi thể nhưng chỉ có một thân.
Sứ Đồ Phao-lô dùng hình ảnh thân thể với nhiều chi thể, là các bộ phận khác nhau trong thân thể nhưng lại hiệp một trong một thân duy nhất, để diễn đạt ý tuy nhiều nhưng chỉ là một mà thôi. Một chi thể không thể nhìn vào chi thể khác của thân, thấy có sự khác biệt giữa mình và chi thể kia, mà nói rằng mình không thuộc về thân được. Vì Đức Chúa Trời đã sắp đặt từng chi thể khác nhau theo ý Ngài muốn để tạo nên một thân thể toàn vẹn.
21 Mắt không thể nói với bàn tay rằng: Ta chẳng cần ngươi. Đầu cũng chẳng thể nói với bàn chân: Ta chẳng cần ngươi.
22 Trái lại, hơn thế nữa, các chi thể của thân xem là yếu đuối lại là cần thiết.
23 Các chi thể nào của thân mà chúng ta nghĩ là kém tôn trọng, thì chúng ta đặt sự tôn trọng trên chúng càng hơn; các chi thể nào của chúng ta chẳng đẹp, thì có sự trau giồi càng hơn.
24 Vì các chi thể đẹp của chúng ta thì không cần sự trau giồi. Nhưng Đức Chúa Trời đã liên kết thân của chúng ta, ban sự tôn trọng càng hơn cho chi thể nào thiếu kém,
25 để cho không có sự phân rẽ trong thân, nhưng các chi thể cùng chăm sóc lẫn nhau.
26 Và, nếu một chi thể đau đớn thì hết thảy các chi thể cùng đau đớn; nếu một chi thể được tôn trọng thì hết thảy các chi thể cùng vui mừng.
Thưa Cha, con hiểu rằng một chi thể chỉ có thể sống khi nó được ở trong thân thể mà thôi. Nếu tách riêng một chi thể ra khỏi thân thì nó sẽ chết. Nên không một chi thể nào có thể nói mình không cần đến chi thể khác. Các chi thể đều có nhiệm vụ và chức năng riêng, nhưng hết thảy đều cùng chăm sóc lẫn nhau mà không có sự phân rẽ nào, không có chi thể nào là kém tôn trọng, không cần thiết, bởi chỉ cần thiếu một chi thể thì thân thể liền trở nên khiếm khuyết. Nếu một chi thể bị đau đớn thì sự đau đớn ấy lan ra toàn thân thể, nếu một chi thể được tôn trọng thì cả thân thể đều vui mừng vì chi thể ấy thuộc về thân.
27 Các anh chị em là thân của Đấng Christ, và là các chi thể của từng phần.
28 Thực tế, Đức Chúa Trời đã lập trong Hội Thánh: thứ nhất là những sứ đồ; thứ nhì là những tiên tri; thứ ba là những người dạy; kế đến là những người làm phép lạ; rồi những người có ân tứ chữa lành các tật bệnh; những người cứu giúp; những người cai quản, những người nói các nhánh của các ngôn ngữ.
29 Có phải hết thảy là những sứ đồ? Có phải hết thảy là những tiên tri? Có phải hết thảy là những người dạy? Có phải hết thảy là những người làm phép lạ?
30 Có phải hết thảy có ân tứ chữa lành các tật bệnh? Có phải hết thảy nói các ngôn ngữ? Có phải hết thảy thông giải các ngôn ngữ?
Thưa Cha, con hiểu rằng, mỗi con dân Chúa được ví sánh như các chi thể của từng phần trong thân thể của Đấng Christ, và Ngài làm đầu của thân thể (Ê-phê-sô 5:23; Cô-lô-se 1:18). Đức Chúa Trời đã lập các chức vụ trong Hội Thánh, và Đức Chúa Jesus Christ là Đấng đứng đầu Hội Thánh giao các chức vụ ấy cho một số người để gây dựng Hội Thánh.
Nhưng không phải vì vậy mà người này đáng tôn trọng hơn người kia, hay chức vụ này đáng tôn trọng hơn chức vụ khác, hoặc ân tứ này cần thiết hơn ân tứ khác. Ví như chức vụ sứ đồ, người dạy,... là đáng tôn và cần hơn hết thì nên chăng cả Hội Thánh đều trở nên là sứ đồ hết thảy, hay hết thảy đều là người dạy,...? Đối với các ân tứ cũng như vậy. Mỗi con dân Chúa đều được Đức Thánh Linh ban ơn khác nhau để gây dựng, mang lại ích lợi cho Hội Thánh. Không Hội Thánh nào mà hết thảy chỉ làm một chức vụ, hay hết thảy đều có chung một ơn.
31a Hãy khao khát các ân tứ có ích hơn hết!
Thưa Cha, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô khuyên con dân Chúa hãy khao khát các ân tứ có ích lợi hơn hết, nghĩa là chúng con cần có lòng khao khát được nhận những ơn có ích hơn hết cho vị trí mà chúng con được Chúa đặt để. Như là tay thì cần khao khát có xúc giác tốt, có sự khéo léo để làm việc, chứ không cần phải có khứu giác nhạy bén, hay thính lực tốt. Lòng khao khát của chúng con sẽ được Chúa đáp lời nếu điều đó đẹp ý Ngài, và có ích lợi cho chúng con, cùng Hội Thánh.
31b Bây giờ, tôi sẽ chỉ cho các anh chị em con đường tuyệt vời.
Thưa Cha, con cảm tạ Cha đã dùng Sứ Đồ Phao-lô giảng giải về sự hiệp một của Hội Thánh và giá trị của mỗi chúng con trong Hội Thánh của Thiên Chúa. Hình ảnh các chi thể khác nhau hiệp một trong một thân thể, thật là dễ hiểu. Con mong chờ "con đường tuyệt vời" mà Phao-lô sẽ chỉ cho, khi con suy ngẫm phân đoạn tiếp theo!
Con cảm tạ Chúa đã dạy dỗ và ban cho con những sự hiểu trên. Nguyện xin Chúa ban ơn trên mỗi chúng con là con dân của Ngài, để chúng con đều là những chi thể mang lại ích lợi nhiều nhất có thể, cho thân thể Đấng Christ, là Hội Thánh của Ngài. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Phạm Trịnh Minh Anh
25/05/2023
I Cô-rinh-tô 12:12-31 Sự Hiệp Một của Hội Thánh
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con. Con cảm tạ ơn Cha vì giờ đây con được suy ngẫm Lời Ngài. Nguyện xin Đức Thánh Linh dẫn dắt, soi sáng con trong khi con đọc Lời Chúa.
Thưa Cha, con xin ghi lại những sự con suy ngẫm về Lời Chúa được chép trong I Cô-rinh-tô 12:12-31.
12 Tuy nhiên, như thân là một mà có nhiều chi thể, nhưng hết thảy các chi thể của một thân dù là nhiều, chỉ là một thân; Đấng Christ cũng vậy.
13 Bởi vì chúng ta, hoặc người Do-thái, hoặc người Hy-lạp, hoặc nô lệ, hoặc tự chủ, đều đã trong một linh, chịu báp-tem vào trong một thân; và hết thảy được uống trong một linh.
Thưa Cha, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô mượn hình ảnh của thân thể xác thịt loài người để giảng giải về sự hiệp một của mỗi con dân Chúa trong Hội Thánh với Đấng Christ. Cho dù mỗi người thuộc về các dân tộc khác nhau, hay có địa vị xã hội khác nhau thì sau khi được sự cảm động của Đấng Thần Linh mà nhận lãnh phép báp-tem thì hết thảy đều được tháp vào trong một thân. "Uống trong một linh" có nghĩa là được nhận lãnh năng lực và sự sống của Thiên Chúa như trong Giăng 4:14 có chép: “Nhưng ai uống nước mà Ta sẽ ban cho người ấy thì sẽ chẳng khát nữa. Trái lại, nước mà Ta sẽ ban cho người ấy sẽ thành một nguồn nước trong người ấy, tuôn trào vào trong sự sống vĩnh cửu.”
14 Thân chẳng phải một chi thể, mà là nhiều chi thể.
15 Nếu chân nói: Vì ta chẳng phải là tay, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
16 Và nếu lỗ tai nói: Vì ta chẳng phải là mắt, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
17 Nếu toàn thân đều là mắt thì sự nghe ở đâu? Nếu toàn thân đều là tai thì sự ngửi ở đâu?
18 Nhưng bây giờ, Đức Chúa Trời đã sắp đặt các chi thể, mỗi một chúng trong thân thể, theo Ngài muốn.
19 Nếu hết thảy chúng là một chi thể thì thân ở đâu?
20 Vậy nên, có nhiều chi thể nhưng chỉ có một thân.
Sứ Đồ Phao-lô dùng hình ảnh thân thể với nhiều chi thể, là các bộ phận khác nhau trong thân thể nhưng lại hiệp một trong một thân duy nhất, để diễn đạt ý tuy nhiều nhưng chỉ là một mà thôi. Một chi thể không thể nhìn vào chi thể khác của thân, thấy có sự khác biệt giữa mình và chi thể kia, mà nói rằng mình không thuộc về thân được. Vì Đức Chúa Trời đã sắp đặt từng chi thể khác nhau theo ý Ngài muốn để tạo nên một thân thể toàn vẹn.
21 Mắt không thể nói với bàn tay rằng: Ta chẳng cần ngươi. Đầu cũng chẳng thể nói với bàn chân: Ta chẳng cần ngươi.
22 Trái lại, hơn thế nữa, các chi thể của thân xem là yếu đuối lại là cần thiết.
23 Các chi thể nào của thân mà chúng ta nghĩ là kém tôn trọng, thì chúng ta đặt sự tôn trọng trên chúng càng hơn; các chi thể nào của chúng ta chẳng đẹp, thì có sự trau giồi càng hơn.
24 Vì các chi thể đẹp của chúng ta thì không cần sự trau giồi. Nhưng Đức Chúa Trời đã liên kết thân của chúng ta, ban sự tôn trọng càng hơn cho chi thể nào thiếu kém,
25 để cho không có sự phân rẽ trong thân, nhưng các chi thể cùng chăm sóc lẫn nhau.
26 Và, nếu một chi thể đau đớn thì hết thảy các chi thể cùng đau đớn; nếu một chi thể được tôn trọng thì hết thảy các chi thể cùng vui mừng.
Thưa Cha, con hiểu rằng một chi thể chỉ có thể sống khi nó được ở trong thân thể mà thôi. Nếu tách riêng một chi thể ra khỏi thân thì nó sẽ chết. Nên không một chi thể nào có thể nói mình không cần đến chi thể khác. Các chi thể đều có nhiệm vụ và chức năng riêng, nhưng hết thảy đều cùng chăm sóc lẫn nhau mà không có sự phân rẽ nào, không có chi thể nào là kém tôn trọng, không cần thiết, bởi chỉ cần thiếu một chi thể thì thân thể liền trở nên khiếm khuyết. Nếu một chi thể bị đau đớn thì sự đau đớn ấy lan ra toàn thân thể, nếu một chi thể được tôn trọng thì cả thân thể đều vui mừng vì chi thể ấy thuộc về thân.
27 Các anh chị em là thân của Đấng Christ, và là các chi thể của từng phần.
28 Thực tế, Đức Chúa Trời đã lập trong Hội Thánh: thứ nhất là những sứ đồ; thứ nhì là những tiên tri; thứ ba là những người dạy; kế đến là những người làm phép lạ; rồi những người có ân tứ chữa lành các tật bệnh; những người cứu giúp; những người cai quản, những người nói các nhánh của các ngôn ngữ.
29 Có phải hết thảy là những sứ đồ? Có phải hết thảy là những tiên tri? Có phải hết thảy là những người dạy? Có phải hết thảy là những người làm phép lạ?
30 Có phải hết thảy có ân tứ chữa lành các tật bệnh? Có phải hết thảy nói các ngôn ngữ? Có phải hết thảy thông giải các ngôn ngữ?
Thưa Cha, con hiểu rằng, mỗi con dân Chúa được ví sánh như các chi thể của từng phần trong thân thể của Đấng Christ, và Ngài làm đầu của thân thể (Ê-phê-sô 5:23; Cô-lô-se 1:18). Đức Chúa Trời đã lập các chức vụ trong Hội Thánh, và Đức Chúa Jesus Christ là Đấng đứng đầu Hội Thánh giao các chức vụ ấy cho một số người để gây dựng Hội Thánh.
Nhưng không phải vì vậy mà người này đáng tôn trọng hơn người kia, hay chức vụ này đáng tôn trọng hơn chức vụ khác, hoặc ân tứ này cần thiết hơn ân tứ khác. Ví như chức vụ sứ đồ, người dạy,... là đáng tôn và cần hơn hết thì nên chăng cả Hội Thánh đều trở nên là sứ đồ hết thảy, hay hết thảy đều là người dạy,...? Đối với các ân tứ cũng như vậy. Mỗi con dân Chúa đều được Đức Thánh Linh ban ơn khác nhau để gây dựng, mang lại ích lợi cho Hội Thánh. Không Hội Thánh nào mà hết thảy chỉ làm một chức vụ, hay hết thảy đều có chung một ơn.
31a Hãy khao khát các ân tứ có ích hơn hết!
Thưa Cha, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô khuyên con dân Chúa hãy khao khát các ân tứ có ích lợi hơn hết, nghĩa là chúng con cần có lòng khao khát được nhận những ơn có ích hơn hết cho vị trí mà chúng con được Chúa đặt để. Như là tay thì cần khao khát có xúc giác tốt, có sự khéo léo để làm việc, chứ không cần phải có khứu giác nhạy bén, hay thính lực tốt. Lòng khao khát của chúng con sẽ được Chúa đáp lời nếu điều đó đẹp ý Ngài, và có ích lợi cho chúng con, cùng Hội Thánh.
31b Bây giờ, tôi sẽ chỉ cho các anh chị em con đường tuyệt vời.
Thưa Cha, con cảm tạ Cha đã dùng Sứ Đồ Phao-lô giảng giải về sự hiệp một của Hội Thánh và giá trị của mỗi chúng con trong Hội Thánh của Thiên Chúa. Hình ảnh các chi thể khác nhau hiệp một trong một thân thể, thật là dễ hiểu. Con mong chờ "con đường tuyệt vời" mà Phao-lô sẽ chỉ cho, khi con suy ngẫm phân đoạn tiếp theo!
Con cảm tạ Chúa đã dạy dỗ và ban cho con những sự hiểu trên. Nguyện xin Chúa ban ơn trên mỗi chúng con là con dân của Ngài, để chúng con đều là những chi thể mang lại ích lợi nhiều nhất có thể, cho thân thể Đấng Christ, là Hội Thánh của Ngài. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Phạm Trịnh Minh Anh
25/05/2023