Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con. Con cảm tạ Cha ban cho con có thời gian, sức khỏe, phương tiện và được dư dật Lời Cha mỗi ngày. Nguyện Lời Cha luôn ở trong con, gìn giữ con trong Ngài.
Thưa Cha, con xin trình bày những điều con được hiểu và học được trong Gia-cơ 2:8-13.
8 Nếu các anh chị em thật sự vâng giữ toàn vẹn vương pháp, theo như Thánh Kinh: Hãy yêu người lân cận như mình! Thì các anh chị em ăn ở tốt lắm. [(1) Vương pháp = luật pháp do vua đặt ra - vua được nói đến ở đây là Thiên Chúa. Các điều răn của Thiên Chúa là vương pháp. (2) Lê-vi Ký 19:18.]
Thưa Cha, con hiểu rằng vương pháp chính là các điều răn của Thiên Chúa, mà đã được Đức Chúa Jesus Christ tóm lược thành hai điều răn về tình yêu, đó là yêu Chúa và yêu người (Ma-thi-ơ 22:37-40). Vậy nên, người “vâng giữ toàn vẹn vương pháp” chính là người có tình yêu thương, được điển hình bằng việc “yêu người lân cận như mình”. Bởi tình yêu thương là trọng tâm và nền tảng của mọi điều răn của Thiên Chúa. “Tình yêu là sự làm trọn luật pháp.” (Rô-ma 13:10).
9 Nhưng nếu các anh chị em tư vị người ta, thì các anh chị em phạm tội, bị luật pháp định tội như những kẻ phạm luật.
10 Vì người nào giữ trọn luật pháp, mà phạm một điều, thì cũng bị tội như đã phạm hết thảy.
11 Đấng đã phán rằng: Chớ phạm tội ngoại tình! Cũng có phán rằng: Chớ phạm tội giết người! Vậy, nếu ngươi không phạm tội ngoại tình, nhưng phạm tội giết người, thì ngươi là một kẻ phạm luật pháp. [Xuất Ê-díp-tô Ký 20:13-14; Phục Truyền Luật Lệ Ký 5:17-18]
Thưa Cha, con hiểu người có lòng tư vị, là người không có tình yêu thương chân thật với người khác. Sự phân biệt đối xử, như sự ưu ái người giàu, xem khinh người nghèo, là đã dùng tiêu chuẩn của xác thịt làm thước đo phẩm chất của người khác, thay vì theo tiêu chuẩn của luật pháp do Vua trên muôn vua đặt ra.
Sự tư vị có thể khiến cho một người vi phạm các điều răn sau:
- Điều răn mới của Đức Chúa Jesus Christ (Giăng 13:34), vì đã không yêu người khác như cách Chúa đã yêu mình.
- Giết người (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:13), dù không trực tiếp giết người, nhưng sự phân biệt đối xử là sự đã ghét anh em mình. “Ai ghét anh chị em cùng Cha của mình, là kẻ giết người.” (Giăng 3:15).
- Nói chứng dối (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:16), vì từ lòng tư vị mà có thể đưa ra những đánh giá không đúng về người khác, dựa trên thành kiến cá nhân hơn là sự thật.
- Tham lam (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:17), vì lòng tham lam lợi ích, hay tình cảm có thể có từ một số người, khiến dẫn đến sự yêu, ghét không công chính.
Khi có lòng tư vị, thì sẽ không thể yêu người lân cận như chính mình được, vì đã xúc phạm gây ra những tổn thương cho người khác, không công chính với họ. Vậy nên, sự tư vị là tội lỗi, vi phạm không chỉ một mà nhiều điều răn của Thiên Chúa. Có thể nói tư vị là sự vi phạm toàn bộ luật pháp của Thiên Chúa, vì nó đi ngược lại với bản tính yêu thương, công chính và thánh khiết của Ngài, nên người tư vị chắc chắn sẽ bị luật pháp định tội như những kẻ phạm luật.
Thưa Cha, con hiểu mỗi một điều răn đều là mệnh lệnh của Thiên Chúa, vậy nên khi vi phạm bất cứ điều răn nào, thì đồng nghĩa với việc đã không vâng phục Chúa, chống nghịch lại bản tính yêu thương, công chính và thánh khiết của Ngài, nên “phạm một điều, thì cũng bị tội như đã phạm hết thảy.”
12 Vậy, các anh chị em hãy nói và làm như phải chịu luật pháp tự do phán xét mình.
Thưa Cha, con hiểu chúng con được tự do trong Chúa để quyết định sẽ vâng giữ luật pháp hay không. Nếu chúng con đã chọn theo Ngài, gọi Ngài là Chúa, là Chủ, là Vua của chúng con, thì chúng con cần nói và làm theo vương pháp của Ngài. Bởi sống theo luật pháp của Ngài thì luật pháp của tội lỗi sẽ không có quyền trên chúng con, như khi chúng con còn là nô lệ của tội lỗi. Chúng con hoàn toàn được tự do khỏi tội lỗi, khỏi án phạt đời đời, tự do trong sự phục vụ lẫn nhau bởi tình yêu thương (Ga-la-ti 5:13).
13 Sự phán xét không thương xót kẻ chẳng làm sự thương xót; nhưng sự thương xót thắng sự phán xét.
Thưa Cha, con hiểu người không có lòng thương xót người khác, thì cũng không đáng nhận sự thương xót của Chúa (Ma-thi-ơ 18:23-35). “Sự thương xót thắng sự phán xét” là bởi vì Thiên Chúa luôn có lòng thương xót, và tha thứ. Đấng Tự Hữu Hằng Hữu là “Thiên Chúa thương xót, có ơn, chậm giận, đầy dẫy sự từ ái và sự chân thật”. (Xuất Ê-díp-tô Ký 34:6b).
Đức Chúa Trời đã thương xót chúng con, nên đã ban cho Con Một của Ngài. Ngôi Lời thương xót chúng con, nên vì chúng con mà vào trong thế gian, chịu chết để chuộc tội cho chúng con. Đức Thần Linh thương xót chúng con nên dẫn dắt và giữ chúng con trong sự cứu rỗi của Thiên Chúa. Nếu Đức Chúa Trời phán xét chúng con trước, thì chẳng ai trong loài người chúng con được sống. Nhưng Ngài đã tỏ lòng thương xót trước, rồi Ngài mới thực hiện sự phán xét sau. Trong Nơi Rất Thánh, luôn có Ngai Thương Xót!
Con cảm tạ Chúa đã ban cho con những sự suy ngẫm trên. Cảm tạ Chúa vì sự thương xót và ân huệ của Ngài đầy dẫy trên con. Nguyện con luôn tìm thấy sự thương xót của Ngài, và đối với người khác bằng lòng thương xót, tình yêu và sự nhân từ, mà Ngài đã ban cho con. A-men!
Gia-cơ 2:8-13 Tội Tư Vị – Phần 2
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con. Con cảm tạ Cha ban cho con có thời gian, sức khỏe, phương tiện và được dư dật Lời Cha mỗi ngày. Nguyện Lời Cha luôn ở trong con, gìn giữ con trong Ngài.
Thưa Cha, con xin trình bày những điều con được hiểu và học được trong Gia-cơ 2:8-13.
8 Nếu các anh chị em thật sự vâng giữ toàn vẹn vương pháp, theo như Thánh Kinh: Hãy yêu người lân cận như mình! Thì các anh chị em ăn ở tốt lắm. [(1) Vương pháp = luật pháp do vua đặt ra - vua được nói đến ở đây là Thiên Chúa. Các điều răn của Thiên Chúa là vương pháp. (2) Lê-vi Ký 19:18.]
Thưa Cha, con hiểu rằng vương pháp chính là các điều răn của Thiên Chúa, mà đã được Đức Chúa Jesus Christ tóm lược thành hai điều răn về tình yêu, đó là yêu Chúa và yêu người (Ma-thi-ơ 22:37-40). Vậy nên, người “vâng giữ toàn vẹn vương pháp” chính là người có tình yêu thương, được điển hình bằng việc “yêu người lân cận như mình”. Bởi tình yêu thương là trọng tâm và nền tảng của mọi điều răn của Thiên Chúa. “Tình yêu là sự làm trọn luật pháp.” (Rô-ma 13:10).
9 Nhưng nếu các anh chị em tư vị người ta, thì các anh chị em phạm tội, bị luật pháp định tội như những kẻ phạm luật.
10 Vì người nào giữ trọn luật pháp, mà phạm một điều, thì cũng bị tội như đã phạm hết thảy.
11 Đấng đã phán rằng: Chớ phạm tội ngoại tình! Cũng có phán rằng: Chớ phạm tội giết người! Vậy, nếu ngươi không phạm tội ngoại tình, nhưng phạm tội giết người, thì ngươi là một kẻ phạm luật pháp. [Xuất Ê-díp-tô Ký 20:13-14; Phục Truyền Luật Lệ Ký 5:17-18]
Thưa Cha, con hiểu người có lòng tư vị, là người không có tình yêu thương chân thật với người khác. Sự phân biệt đối xử, như sự ưu ái người giàu, xem khinh người nghèo, là đã dùng tiêu chuẩn của xác thịt làm thước đo phẩm chất của người khác, thay vì theo tiêu chuẩn của luật pháp do Vua trên muôn vua đặt ra.
Sự tư vị có thể khiến cho một người vi phạm các điều răn sau:
- Điều răn mới của Đức Chúa Jesus Christ (Giăng 13:34), vì đã không yêu người khác như cách Chúa đã yêu mình.
- Giết người (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:13), dù không trực tiếp giết người, nhưng sự phân biệt đối xử là sự đã ghét anh em mình. “Ai ghét anh chị em cùng Cha của mình, là kẻ giết người.” (Giăng 3:15).
- Nói chứng dối (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:16), vì từ lòng tư vị mà có thể đưa ra những đánh giá không đúng về người khác, dựa trên thành kiến cá nhân hơn là sự thật.
- Tham lam (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:17), vì lòng tham lam lợi ích, hay tình cảm có thể có từ một số người, khiến dẫn đến sự yêu, ghét không công chính.
Khi có lòng tư vị, thì sẽ không thể yêu người lân cận như chính mình được, vì đã xúc phạm gây ra những tổn thương cho người khác, không công chính với họ. Vậy nên, sự tư vị là tội lỗi, vi phạm không chỉ một mà nhiều điều răn của Thiên Chúa. Có thể nói tư vị là sự vi phạm toàn bộ luật pháp của Thiên Chúa, vì nó đi ngược lại với bản tính yêu thương, công chính và thánh khiết của Ngài, nên người tư vị chắc chắn sẽ bị luật pháp định tội như những kẻ phạm luật.
Thưa Cha, con hiểu mỗi một điều răn đều là mệnh lệnh của Thiên Chúa, vậy nên khi vi phạm bất cứ điều răn nào, thì đồng nghĩa với việc đã không vâng phục Chúa, chống nghịch lại bản tính yêu thương, công chính và thánh khiết của Ngài, nên “phạm một điều, thì cũng bị tội như đã phạm hết thảy.”
12 Vậy, các anh chị em hãy nói và làm như phải chịu luật pháp tự do phán xét mình.
Thưa Cha, con hiểu chúng con được tự do trong Chúa để quyết định sẽ vâng giữ luật pháp hay không. Nếu chúng con đã chọn theo Ngài, gọi Ngài là Chúa, là Chủ, là Vua của chúng con, thì chúng con cần nói và làm theo vương pháp của Ngài. Bởi sống theo luật pháp của Ngài thì luật pháp của tội lỗi sẽ không có quyền trên chúng con, như khi chúng con còn là nô lệ của tội lỗi. Chúng con hoàn toàn được tự do khỏi tội lỗi, khỏi án phạt đời đời, tự do trong sự phục vụ lẫn nhau bởi tình yêu thương (Ga-la-ti 5:13).
13 Sự phán xét không thương xót kẻ chẳng làm sự thương xót; nhưng sự thương xót thắng sự phán xét.
Thưa Cha, con hiểu người không có lòng thương xót người khác, thì cũng không đáng nhận sự thương xót của Chúa (Ma-thi-ơ 18:23-35). “Sự thương xót thắng sự phán xét” là bởi vì Thiên Chúa luôn có lòng thương xót, và tha thứ. Đấng Tự Hữu Hằng Hữu là “Thiên Chúa thương xót, có ơn, chậm giận, đầy dẫy sự từ ái và sự chân thật”. (Xuất Ê-díp-tô Ký 34:6b).
Đức Chúa Trời đã thương xót chúng con, nên đã ban cho Con Một của Ngài. Ngôi Lời thương xót chúng con, nên vì chúng con mà vào trong thế gian, chịu chết để chuộc tội cho chúng con. Đức Thần Linh thương xót chúng con nên dẫn dắt và giữ chúng con trong sự cứu rỗi của Thiên Chúa. Nếu Đức Chúa Trời phán xét chúng con trước, thì chẳng ai trong loài người chúng con được sống. Nhưng Ngài đã tỏ lòng thương xót trước, rồi Ngài mới thực hiện sự phán xét sau. Trong Nơi Rất Thánh, luôn có Ngai Thương Xót!
Con cảm tạ Chúa đã ban cho con những sự suy ngẫm trên. Cảm tạ Chúa vì sự thương xót và ân huệ của Ngài đầy dẫy trên con. Nguyện con luôn tìm thấy sự thương xót của Ngài, và đối với người khác bằng lòng thương xót, tình yêu và sự nhân từ, mà Ngài đã ban cho con. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Phạm Trịnh Minh Anh
29/05/2024
...