Khải Huyền 11:14-19 Tiếng Loa Thứ Bảy: Cơn Khốn Thứ Ba và Nước Trời Được Công Bố
Kính lạy Cha Nhân Từ giàu lòng thương xót của chúng con, con dâng lời cảm tạ ơn Cha về những ân huệ của Cha đã ban cho chúng con trong những ngày qua chúng con được bình an ở trong Chúa, thì giờ này Cha lại ban cho con thì giờ để con được đọc suy ngẫm Lời của Ngài trong sách Khải Huyền 11:14-19.
14 Cơn khốn thứ nhì đã qua. Này, cơn khốn thứ ba sẽ đến mau chóng. 15 Thiên sứ thứ bảy đã thổi loa, có những tiếng nói lớn trên trời rằng: "Các quốc gia của thế gian đã trở nên của Chúa chúng ta và Đấng Christ của Ngài. Ngài sẽ cai trị cho tới đời đời." 16 Hai mươi bốn trưởng lão đang ngồi trên những ngai của họ, trước Đức Chúa Trời, đã hạ xuống, sấp mặt mình, và đã thờ phượng Đức Chúa Trời, 17 thưa rằng: "Chúng tôi cảm tạ Ngài. Lạy Chúa! Đức Chúa Trời, Đấng Toàn Năng, Đấng Hiện Có, Đã Có và Còn Đến. Vì Ngài đã nắm quyền lực vĩ đại của Ngài và đã cai trị. 18 Các quốc gia đã nổi giận. Nhưng cơn thịnh nộ của Ngài; giờ những kẻ chết bị phán xét; giờ ban thưởng những tôi tớ của Ngài là các tiên tri và những thánh đồ cùng những người kính sợ danh Ngài, nhỏ và lớn; giờ hủy diệt những kẻ hủy diệt đất đã đến." 19 Rồi, Đền Thờ của Đức Chúa Trời đã được mở ra trên trời. Rương Giao Ước của Ngài đã được thấy trong Đền Thờ của Ngài. Đã có những chớp nhoáng, những âm thanh, và những sấm vang, cùng cơn động đất và mưa đá lớn.
Thưa Cha, phân đoạn Thánh Kinh trên là mô tả những sự kiện quan trọng trong kế hoạch cứu rỗi và sự phán xét của Đức Chúa Trời đối với thế gian. Sau khi cơn khốn thứ hai kết thúc, cơn khốn thứ ba nhanh chóng đến, báo hiệu thời điểm phán xét cuối cùng sắp đến. Khi tiếng kèn thứ bảy vang lên, các tiếng nói lớn trên trời tuyên bố rằng vương quốc của thế gian đã thuộc về Đức Chúa Trời và Đấng Christ, và Ngài sẽ cai trị đời đời. Trước cảnh tượng này, hai mươi bốn trưởng lão sấp mặt thờ phượng Đức Chúa Trời, cảm tạ Ngài vì quyền năng vĩ đại và sự cai trị công chính của Ngài. Phân đoạn cũng nhấn mạnh sự đối đầu giữa các quốc gia và Đức Chúa Trời. Cơn thịnh nộ của Chúa đến để phán xét kẻ ác, ban thưởng cho các tiên tri, thánh đồ, và những người kính sợ danh Ngài, đồng thời tiêu diệt những kẻ hủy diệt đất đã đến. Cảnh tượng kết thúc với việc Đền Thờ trên trời được mở ra, Rương Giao Ước xuất hiện, điều này thể hiện sự thành tín và hiện diện của Đức Chúa Trời. Kèm theo đó là các hiện tượng thiên nhiên như sấm vang, động đất và mưa đá lớn, bày tỏ quyền năng và sự oai nghi của Ngài. Phân đoạn này khẳng định chiến thắng cuối cùng của Đức Chúa Trời và sự hoàn tất chương trình cứu rỗi của Ngài.
Thưa Cha, con nghĩ rằng chữ "Chúa" trong câu 15 là chỉ về Đức Chúa Trời (Đức Chúa Cha). Câu này tuyên bố quyền chủ tể tối cao của Đức Chúa Trời, khẳng định rằng Ngài là chủ nhân thực sự của mọi quốc gia và mọi sự thuộc về thế gian. Đồng thời, câu này cũng liên kết Đức Chúa Trời (Chúa Cha) và Đấng Christ (Chúa Con), nhấn mạnh vai trò của cả hai thân vị trong việc hoàn tất chương trình cứu rỗi và sự trị vì đời đời. Điều này bày tỏ sự hiệp nhất trong kế hoạch của Ba Ngôi Đức Chúa Trời đối với sự cứu chuộc và phán xét thế gian.
Thưa Cha, con hiểu rằng Đức Chúa Trời luôn cai trị cách tối cao, chủ quyền và đời đời trong mọi thời đại. Quyền cai trị của Ngài không bao giờ bị giới hạn. Đấng Christ bắt đầu quyền cai trị của Ngài sau khi Ngài hoàn tất sự chết và sự sống lại, khi Ngài được ban cho mọi quyền trên trời và dưới đất điều này đã được Đức Chúa Jesus phán trong sách Ma-thi-ơ 28:18 “Đức Chúa Jesus đã đến, phán với họ rằng: Hết thảy quyền trên trời và trên đất đã được trao cho Ta.” Đặc biệt Đấng Christ sẽ thiết lập vương quốc của Ngài trên đất trong thời kỳ ngàn năm sau sự tái lâm. Trong kế hoạch cứu chuộc thì Đức Chúa Trời và Đấng Christ cùng cai trị. Tuy nhiên, thời điểm Đấng Christ trực tiếp trị vì được nhấn mạnh khi Ngài hủy diệt mọi kẻ thù, cuối cùng sẽ giao vương quốc lại cho Đức Chúa Cha, để Đức Chúa Trời làm muôn sự trong muôn sự điều này được nói đến trong sách I Cô-rinh-tô 15:24-28: “Kế đó, sự cuối cùng sẽ đến, khi Ngài sẽ giao vương quốc cho Đức Chúa Trời, là Đức Cha, sau khi Ngài đã phá diệt mọi sự cai trị, mọi thẩm quyền, và mọi sức mạnh. Vì Ngài phải cầm quyền cho đến khi Ngài đặt mọi kẻ thù nghịch dưới chân Ngài. Kẻ thù sau cùng sẽ bị hủy diệt là sự chết. Vì Ngài đã bắt muôn vật phục dưới chân Ngài. Nhưng khi Ngài phán rằng, muôn vật bị bắt phục thì chứng tỏ rằng, ngoại trừ Đấng bắt muôn vật phục Ngài. Khi muôn vật đã phục Ngài, thì chính mình Con cũng sẽ phục Đấng đã làm cho muôn vật phục mình, để cho Đức Chúa Trời làm muôn sự trong muôn sự.”
Thưa Cha, việc "những quốc gia đã nổi giận" là vì họ phản đối quyền cai trị và vương quốc của Đức Chúa Trời. Trong bối cảnh của Khải Huyền 11:18 thì các quốc gia này không chỉ từ chối sự cai trị của Ngài mà họ còn tìm cách thiết lập quyền lực của mình, thể hiện sự chống đối trực tiếp đối với kế hoạch cứu rỗi và quyền tối cao của Đức Chúa Trời. Họ hành động bằng cách áp bức dân sự của Chúa đàn áp các tín hữu, và tẩy chay đạo lý và sự công chính của Ngài. Ngày nay con vẫn đang thấy những sự chống đối này diễn ra khắp nơi trên thế giới hàng này đặc biệt là ở các nước vô thần hay ở các nước Hồi Giáo, họ luôn tìm cách tiêu diệt đạo Tin Lành của Chúa, họ bắt bỏ tù hay giết chết những ai truyền bá đạo của Chúa.
Sự giận dữ này là kết quả của lòng thù nghịch đối với Đức Chúa Trời và chương trình cứu rỗi của Ngài, điều đã được tiên báo từ trước trong sách Thi Thiên 2:1-3: "Cớ sao các nước náo loạn và các nhóm dân bàn định sự hư không? Các vua của thế gian trụ mình và các lãnh tụ cùng nhau nghị luận, nghịch Đấng Tự Hữu Hằng Hữu và nghịch Đấng Mê-si-a của Ngài, nói rằng: Chúng ta sẽ bứt đứt sự trói buộc của họ và chúng ta sẽ quăng xa những sợi dây của họ". Đây là phản ứng của thế gian đối với sự cai trị của Đức Chúa Trời, một sự chống đối kéo dài qua các thời kỳ. Sự giận dữ của các quốc gia này sẽ dẫn đến sự phán xét cuối cùng của Đức Chúa Trời, khi Ngài sẽ thi hành sự công lý và trao phần thưởng cho những ai đã trung tín, cũng như sự hủy diệt những kẻ bội nghịch lại Chúa (Khải Huyền 11:18).
Thưa Cha, con hiểu rằng "những kẻ hủy diệt đất" trong Khải Huyền 11:18 là ám chỉ những kẻ tham gia vào hành động phá hoại và hủy diệt sự sáng tạo của Đức Chúa Trời. Điều này có thể bao gồm việc làm hại đến thế giới vật chất như là qua chiến tranh, tham lam, phá hủy môi trường và sự áp bức con người. Những kẻ này không chỉ gây tổn hại về mặt vật chất mà còn làm tổn thương tinh thần và đạo đức của nhân loại, đi ngược lại các giá trị mà Đức Chúa Trời đã đặt ra.
Sự hủy diệt này diễn ra qua các hành động như khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi, phát triển công nghiệp và công nghệ mà không quan tâm đến hậu quả đối với môi trường làm ô nhiễm môi trường và nguồn nước, tham nhũng và sự áp bức, chiến tranh và bạo lực, làm hại đến xã hội và nền văn minh nhân loại. Tất cả những hành động này đều phá hoại mục đích tốt đẹp mà Đức Chúa Trời đã tạo ra cho thế giới này. Và đây cũng là điều mà con thấy đang xảy ra khắp nơi trên thế giới, mặc dù mọi thứ Chúa sáng tạo ra và ban cho loài người quản trị chúng đều là tốt đẹp nhưng do sự phạm tội của con người nên đã làm cho mọi thứ đã bị tàn phá như ngày nay. Trong câu Khải Huyền 11:18 nhấn mạnh rằng những kẻ này sẽ bị phán xét bởi Đức Chúa Trời trong Ngày Phán Xét cuối cùng. Họ sẽ nhận hậu quả cho sự hủy diệt và làm tổn hại mà họ đã gây ra cho đất đai, con người, và sự sáng tạo của Đức Chúa Trời.
Thưa Cha, con nghĩ rằng Rương Giao Ước được nhắc đến trong Khải Huyền 11:19 không phải là Rương Giao Ước vật lý đã được đặt trong Đền Thờ đầu tiên, vì rương này đã biến mất sau sự sụp đổ của thành Giê-ru-sa-lem vào năm 586 TCN. Tuy nhiên, trong bối cảnh sách Khải Huyền này thì "Rương Giao Ước" mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Ở đây nó tượng trưng cho sự hiện diện thánh của Đức Chúa Trời với dân sự của Ngài, nhấn mạnh rằng Đức Chúa Trời sẽ công khai hiện diện trong sự phán xét và chiến thắng cuối cùng. Ngoài ra, nó còn là dấu hiệu của sự thành tín của Đức Chúa Trời trong việc giữ lời hứa của Ngài, thực hiện các phán xét và cứu chuộc thế gian. Rương Giao Ước cũng đại diện cho mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời và dân sự của Ngài, và trong Khải Huyền nó chỉ ra sự hoàn tất giao ước qua Đấng Christ. Khi Ngài trở lại, các lời hứa của Đức Chúa Trời sẽ được thực hiện trọn vẹn, và mối quan hệ giữa Ngài và dân sự sẽ được làm sáng tỏ.
Thưa Cha, con nghĩ rằng "Rương Giao Ước" được thấy trong Đền Thờ trên trời trong Khải Huyền 11:19 là vì để khẳng định rằng Đức Chúa Trời luôn giữ lời hứa của Ngài và Ngài thành tín với giao ước mà Ngài đã thiết lập với dân sự của Ngài. Sự xuất hiện của Rương Giao Ước là một biểu tượng mạnh mẽ của sự hiện diện thánh của Đức Chúa Trời, nhấn mạnh rằng Ngài sẽ hoàn tất công việc cứu rỗi và phán xét đúng theo những gì Ngài đã công bố. Hình ảnh này cũng củng cố niềm hy vọng cho dân sự Chúa, đặc biệt trong những thời khắc cuối cùng đầy khó khăn và hỗn loạn này, khi chúng con cần nhớ rằng Đức Chúa Trời vẫn đang hiện diện và sẽ không bỏ rơi chúng con. Đồng thời, nó cũng là lời nhắc nhở về sự thành tín không thay đổi của Đức Chúa Trời đối với tất cả những lời hứa của Ngài, đặc biệt là trong sự chiến thắng cuối cùng của Ngài trên tội lỗi và sự chết.
Thưa Cha, sự kiện "Rương Giao Ước" được thấy trong Đền Thờ trên trời gợi cho con sự cảm nhận sâu sắc về sự hiện diện thánh của Đức Chúa Trời và sự thành tín tuyệt đối của Ngài đối với giao ước của Ngài với dân sự. Đây là một hình ảnh mạnh mẽ về sự hiện diện thánh khiết của Đức Chúa Trời và sự thành tín của Ngài đối với giao ước của Chúa. Rương Giao Ước không chỉ là biểu tượng của sự hiện diện mà còn là minh chứng cho quyền cai trị vĩnh viễn của Đức Chúa Trời. Khi rương này xuất hiện trong Đền Thờ trên trời, nó nhắc nhở con rằng những lời hứa của Ngài là chắc chắn và Ngài sẽ hoàn tất công việc cứu rỗi và phán xét của Ngài, bất chấp hoàn cảnh có ra sao. Đây là sự khích lệ lớn cho con và những người tin nhận Chúa trong hành trình đức tin, để chúng con sống trung tín và tin cậy vào sự thành tín của Ngài, Đấng không bao giờ thay đổi muôn thu không đổi thay. Mối liên hệ bền vững giữa Đức Chúa Trời và dân sự Ngài cũng là lời nhắc nhở để chúng con kiên trì trong mối quan hệ ấy, luôn nhớ rằng Ngài là Đấng đáng tin cậy và sẽ luôn hoàn thành những gì Ngài đã hứa.
Thưa Cha, qua việc đọc và suy ngẫm Lời Chúa trong sách Khải Huyền 11:14-19 đã dạy cho chúng con sự chắc chắn về quyền cai trị của Đức Chúa Trời, sự thành tín của Ngài đối với giao ước, sự cảnh báo đối với những kẻ chống lại Ngài, và hy vọng cho những người trung tín trong đức tin vào Chúa. Bài học con rút ra cụ thể như sau:
+ Thứ nhất là phân đoạn này nhấn mạnh sự cai trị vĩnh cửu của Đức Chúa Trời và Đấng Christ, đặc biệt là trong thời kỳ cuối cùng khi tất cả mọi quyền lực và kẻ thù đều bị khuất phục. Đây là một lời nhắc nhở cho chúng con về quyền năng tuyệt đối của Đức Chúa Trời và niềm hy vọng trong sự cai trị của Ngài.
+ Thứ hai là Rương Giao Ước xuất hiện trong Đền Thờ trên trời, tượng trưng cho sự thành tín và sự hiện diện thánh của Đức Chúa Trời giữa dân sự Ngài. Điều này nhắc nhở chúng con về sự chắc chắn của những lời hứa và giao ước của Đức Chúa Trời, khuyến khích chúng con sống trung tín và kiên vững trong đức tin.
+ Thứ ba là câu chuyện về các quốc gia nổi giận và sự phán xét của Đức Chúa Trời cho thấy rằng mọi hành động chống lại quyền cai trị của Ngài đều sẽ phải chịu trách nhiệm và hậu quả. Điều này kêu gọi chúng con phải sống công chính, tôn trọng sự cai trị của Đức Chúa Trời và thực hiện trách nhiệm của mình trong việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn theo ý muốn của Ngài.
+ Thứ tư là trong bối cảnh của sự phán xét và hỗn loạn, phân đoạn này đem lại hy vọng cho những người tin theo Chúa, nhắc nhở rằng công lý cuối cùng sẽ được thực thi, và Đức Chúa Trời sẽ hoàn thành kế hoạch cứu rỗi của Ngài. Điều này khích lệ chúng con kiên trì trong đức tin, dù trong những thử thách và khó khăn đi chăng nữa.
+ Thứ năm là sự xuất hiện của Rương Giao Ước trong Đền Thờ trên trời cũng là một lời nhắc nhở chúng con về sự thành tín tuyệt đối của Đức Chúa Trời. Ngài sẽ không bao giờ thay đổi và luôn giữ lời hứa của mình, dù hoàn cảnh có thế nào đi nữa. Đây là lời khích lệ cho chúng con tin tưởng và hoàn toàn đặt niềm tin vào Đức Chúa Trời trong mọi khía cạnh của cuộc sống.
Chúng con cảm tạ Ngài vì sự cai trị vĩ đại và sự thành tín của Ngài trong mọi thời đại. Chúng con xin cảm ơn Ngài vì những lời hứa quý giá mà Ngài đã ban cho dân sự của Ngài, và vì sự hiện diện thánh của Ngài giữa chúng con. Chúng con cảm nhận được sự chắc chắn của tình yêu và giao ước mà Ngài đã thiết lập, và chúng con tin tưởng rằng Ngài sẽ hoàn tất công việc cứu rỗi của Ngài, cũng như phán xét mọi điều gian ác của thế gian trong ngày cuối cùng này.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con sống trung tín, kiên cường và vững vàng trong đức tin, dù cho cuộc sống này có đầy gian nan thử thách. Xin dạy chúng con luôn tìm kiếm sự hiện diện của Ngài, và tôn kính quyền cai trị của Ngài trên mọi lĩnh vực của cuộc sống. Xin ban cho chúng con lòng kiên nhẫn, hy vọng và sức mạnh để chúng con vững vàng đứng vững trong sự tin tưởng vào Ngài. Chúng con cầu xin rằng sự phán xét công chính của Ngài sẽ đến, và xin giúp chúng con luôn sống xứng đáng với tình yêu và ơn phước mà Ngài đã dành cho chúng con.
Chúng con tạ ơn và thành kính cầu nguyện nhân danh Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Trong ân điển của Đức Đức Chúa Jesus Christ! Bùi Thành Chinh 18/11/2024
Khải Huyền 11:14-19 Tiếng Loa Thứ Bảy: Cơn Khốn Thứ Ba và Nước Trời Được Công Bố
Kính lạy Cha Nhân Từ giàu lòng thương xót của chúng con, con dâng lời cảm tạ ơn Cha về những ân huệ của Cha đã ban cho chúng con trong những ngày qua chúng con được bình an ở trong Chúa, thì giờ này Cha lại ban cho con thì giờ để con được đọc suy ngẫm Lời của Ngài trong sách Khải Huyền 11:14-19.
14 Cơn khốn thứ nhì đã qua. Này, cơn khốn thứ ba sẽ đến mau chóng.
15 Thiên sứ thứ bảy đã thổi loa, có những tiếng nói lớn trên trời rằng: "Các quốc gia của thế gian đã trở nên của Chúa chúng ta và Đấng Christ của Ngài. Ngài sẽ cai trị cho tới đời đời."
16 Hai mươi bốn trưởng lão đang ngồi trên những ngai của họ, trước Đức Chúa Trời, đã hạ xuống, sấp mặt mình, và đã thờ phượng Đức Chúa Trời,
17 thưa rằng: "Chúng tôi cảm tạ Ngài. Lạy Chúa! Đức Chúa Trời, Đấng Toàn Năng, Đấng Hiện Có, Đã Có và Còn Đến. Vì Ngài đã nắm quyền lực vĩ đại của Ngài và đã cai trị.
18 Các quốc gia đã nổi giận. Nhưng cơn thịnh nộ của Ngài; giờ những kẻ chết bị phán xét; giờ ban thưởng những tôi tớ của Ngài là các tiên tri và những thánh đồ cùng những người kính sợ danh Ngài, nhỏ và lớn; giờ hủy diệt những kẻ hủy diệt đất đã đến."
19 Rồi, Đền Thờ của Đức Chúa Trời đã được mở ra trên trời. Rương Giao Ước của Ngài đã được thấy trong Đền Thờ của Ngài. Đã có những chớp nhoáng, những âm thanh, và những sấm vang, cùng cơn động đất và mưa đá lớn.
Thưa Cha, phân đoạn Thánh Kinh trên là mô tả những sự kiện quan trọng trong kế hoạch cứu rỗi và sự phán xét của Đức Chúa Trời đối với thế gian. Sau khi cơn khốn thứ hai kết thúc, cơn khốn thứ ba nhanh chóng đến, báo hiệu thời điểm phán xét cuối cùng sắp đến. Khi tiếng kèn thứ bảy vang lên, các tiếng nói lớn trên trời tuyên bố rằng vương quốc của thế gian đã thuộc về Đức Chúa Trời và Đấng Christ, và Ngài sẽ cai trị đời đời. Trước cảnh tượng này, hai mươi bốn trưởng lão sấp mặt thờ phượng Đức Chúa Trời, cảm tạ Ngài vì quyền năng vĩ đại và sự cai trị công chính của Ngài. Phân đoạn cũng nhấn mạnh sự đối đầu giữa các quốc gia và Đức Chúa Trời. Cơn thịnh nộ của Chúa đến để phán xét kẻ ác, ban thưởng cho các tiên tri, thánh đồ, và những người kính sợ danh Ngài, đồng thời tiêu diệt những kẻ hủy diệt đất đã đến. Cảnh tượng kết thúc với việc Đền Thờ trên trời được mở ra, Rương Giao Ước xuất hiện, điều này thể hiện sự thành tín và hiện diện của Đức Chúa Trời. Kèm theo đó là các hiện tượng thiên nhiên như sấm vang, động đất và mưa đá lớn, bày tỏ quyền năng và sự oai nghi của Ngài. Phân đoạn này khẳng định chiến thắng cuối cùng của Đức Chúa Trời và sự hoàn tất chương trình cứu rỗi của Ngài.
Thưa Cha, con nghĩ rằng chữ "Chúa" trong câu 15 là chỉ về Đức Chúa Trời (Đức Chúa Cha). Câu này tuyên bố quyền chủ tể tối cao của Đức Chúa Trời, khẳng định rằng Ngài là chủ nhân thực sự của mọi quốc gia và mọi sự thuộc về thế gian. Đồng thời, câu này cũng liên kết Đức Chúa Trời (Chúa Cha) và Đấng Christ (Chúa Con), nhấn mạnh vai trò của cả hai thân vị trong việc hoàn tất chương trình cứu rỗi và sự trị vì đời đời. Điều này bày tỏ sự hiệp nhất trong kế hoạch của Ba Ngôi Đức Chúa Trời đối với sự cứu chuộc và phán xét thế gian.
Thưa Cha, con hiểu rằng Đức Chúa Trời luôn cai trị cách tối cao, chủ quyền và đời đời trong mọi thời đại. Quyền cai trị của Ngài không bao giờ bị giới hạn. Đấng Christ bắt đầu quyền cai trị của Ngài sau khi Ngài hoàn tất sự chết và sự sống lại, khi Ngài được ban cho mọi quyền trên trời và dưới đất điều này đã được Đức Chúa Jesus phán trong sách Ma-thi-ơ 28:18 “Đức Chúa Jesus đã đến, phán với họ rằng: Hết thảy quyền trên trời và trên đất đã được trao cho Ta.” Đặc biệt Đấng Christ sẽ thiết lập vương quốc của Ngài trên đất trong thời kỳ ngàn năm sau sự tái lâm. Trong kế hoạch cứu chuộc thì Đức Chúa Trời và Đấng Christ cùng cai trị. Tuy nhiên, thời điểm Đấng Christ trực tiếp trị vì được nhấn mạnh khi Ngài hủy diệt mọi kẻ thù, cuối cùng sẽ giao vương quốc lại cho Đức Chúa Cha, để Đức Chúa Trời làm muôn sự trong muôn sự điều này được nói đến trong sách I Cô-rinh-tô 15:24-28: “Kế đó, sự cuối cùng sẽ đến, khi Ngài sẽ giao vương quốc cho Đức Chúa Trời, là Đức Cha, sau khi Ngài đã phá diệt mọi sự cai trị, mọi thẩm quyền, và mọi sức mạnh. Vì Ngài phải cầm quyền cho đến khi Ngài đặt mọi kẻ thù nghịch dưới chân Ngài. Kẻ thù sau cùng sẽ bị hủy diệt là sự chết. Vì Ngài đã bắt muôn vật phục dưới chân Ngài. Nhưng khi Ngài phán rằng, muôn vật bị bắt phục thì chứng tỏ rằng, ngoại trừ Đấng bắt muôn vật phục Ngài. Khi muôn vật đã phục Ngài, thì chính mình Con cũng sẽ phục Đấng đã làm cho muôn vật phục mình, để cho Đức Chúa Trời làm muôn sự trong muôn sự.”
Thưa Cha, việc "những quốc gia đã nổi giận" là vì họ phản đối quyền cai trị và vương quốc của Đức Chúa Trời. Trong bối cảnh của Khải Huyền 11:18 thì các quốc gia này không chỉ từ chối sự cai trị của Ngài mà họ còn tìm cách thiết lập quyền lực của mình, thể hiện sự chống đối trực tiếp đối với kế hoạch cứu rỗi và quyền tối cao của Đức Chúa Trời. Họ hành động bằng cách áp bức dân sự của Chúa đàn áp các tín hữu, và tẩy chay đạo lý và sự công chính của Ngài. Ngày nay con vẫn đang thấy những sự chống đối này diễn ra khắp nơi trên thế giới hàng này đặc biệt là ở các nước vô thần hay ở các nước Hồi Giáo, họ luôn tìm cách tiêu diệt đạo Tin Lành của Chúa, họ bắt bỏ tù hay giết chết những ai truyền bá đạo của Chúa.
Sự giận dữ này là kết quả của lòng thù nghịch đối với Đức Chúa Trời và chương trình cứu rỗi của Ngài, điều đã được tiên báo từ trước trong sách Thi Thiên 2:1-3: "Cớ sao các nước náo loạn và các nhóm dân bàn định sự hư không? Các vua của thế gian trụ mình và các lãnh tụ cùng nhau nghị luận, nghịch Đấng Tự Hữu Hằng Hữu và nghịch Đấng Mê-si-a của Ngài, nói rằng: Chúng ta sẽ bứt đứt sự trói buộc của họ và chúng ta sẽ quăng xa những sợi dây của họ". Đây là phản ứng của thế gian đối với sự cai trị của Đức Chúa Trời, một sự chống đối kéo dài qua các thời kỳ. Sự giận dữ của các quốc gia này sẽ dẫn đến sự phán xét cuối cùng của Đức Chúa Trời, khi Ngài sẽ thi hành sự công lý và trao phần thưởng cho những ai đã trung tín, cũng như sự hủy diệt những kẻ bội nghịch lại Chúa (Khải Huyền 11:18).
Thưa Cha, con hiểu rằng "những kẻ hủy diệt đất" trong Khải Huyền 11:18 là ám chỉ những kẻ tham gia vào hành động phá hoại và hủy diệt sự sáng tạo của Đức Chúa Trời. Điều này có thể bao gồm việc làm hại đến thế giới vật chất như là qua chiến tranh, tham lam, phá hủy môi trường và sự áp bức con người. Những kẻ này không chỉ gây tổn hại về mặt vật chất mà còn làm tổn thương tinh thần và đạo đức của nhân loại, đi ngược lại các giá trị mà Đức Chúa Trời đã đặt ra.
Sự hủy diệt này diễn ra qua các hành động như khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi, phát triển công nghiệp và công nghệ mà không quan tâm đến hậu quả đối với môi trường làm ô nhiễm môi trường và nguồn nước, tham nhũng và sự áp bức, chiến tranh và bạo lực, làm hại đến xã hội và nền văn minh nhân loại. Tất cả những hành động này đều phá hoại mục đích tốt đẹp mà Đức Chúa Trời đã tạo ra cho thế giới này. Và đây cũng là điều mà con thấy đang xảy ra khắp nơi trên thế giới, mặc dù mọi thứ Chúa sáng tạo ra và ban cho loài người quản trị chúng đều là tốt đẹp nhưng do sự phạm tội của con người nên đã làm cho mọi thứ đã bị tàn phá như ngày nay. Trong câu Khải Huyền 11:18 nhấn mạnh rằng những kẻ này sẽ bị phán xét bởi Đức Chúa Trời trong Ngày Phán Xét cuối cùng. Họ sẽ nhận hậu quả cho sự hủy diệt và làm tổn hại mà họ đã gây ra cho đất đai, con người, và sự sáng tạo của Đức Chúa Trời.
Thưa Cha, con nghĩ rằng Rương Giao Ước được nhắc đến trong Khải Huyền 11:19 không phải là Rương Giao Ước vật lý đã được đặt trong Đền Thờ đầu tiên, vì rương này đã biến mất sau sự sụp đổ của thành Giê-ru-sa-lem vào năm 586 TCN. Tuy nhiên, trong bối cảnh sách Khải Huyền này thì "Rương Giao Ước" mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Ở đây nó tượng trưng cho sự hiện diện thánh của Đức Chúa Trời với dân sự của Ngài, nhấn mạnh rằng Đức Chúa Trời sẽ công khai hiện diện trong sự phán xét và chiến thắng cuối cùng. Ngoài ra, nó còn là dấu hiệu của sự thành tín của Đức Chúa Trời trong việc giữ lời hứa của Ngài, thực hiện các phán xét và cứu chuộc thế gian. Rương Giao Ước cũng đại diện cho mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời và dân sự của Ngài, và trong Khải Huyền nó chỉ ra sự hoàn tất giao ước qua Đấng Christ. Khi Ngài trở lại, các lời hứa của Đức Chúa Trời sẽ được thực hiện trọn vẹn, và mối quan hệ giữa Ngài và dân sự sẽ được làm sáng tỏ.
Thưa Cha, con nghĩ rằng "Rương Giao Ước" được thấy trong Đền Thờ trên trời trong Khải Huyền 11:19 là vì để khẳng định rằng Đức Chúa Trời luôn giữ lời hứa của Ngài và Ngài thành tín với giao ước mà Ngài đã thiết lập với dân sự của Ngài. Sự xuất hiện của Rương Giao Ước là một biểu tượng mạnh mẽ của sự hiện diện thánh của Đức Chúa Trời, nhấn mạnh rằng Ngài sẽ hoàn tất công việc cứu rỗi và phán xét đúng theo những gì Ngài đã công bố. Hình ảnh này cũng củng cố niềm hy vọng cho dân sự Chúa, đặc biệt trong những thời khắc cuối cùng đầy khó khăn và hỗn loạn này, khi chúng con cần nhớ rằng Đức Chúa Trời vẫn đang hiện diện và sẽ không bỏ rơi chúng con. Đồng thời, nó cũng là lời nhắc nhở về sự thành tín không thay đổi của Đức Chúa Trời đối với tất cả những lời hứa của Ngài, đặc biệt là trong sự chiến thắng cuối cùng của Ngài trên tội lỗi và sự chết.
Thưa Cha, sự kiện "Rương Giao Ước" được thấy trong Đền Thờ trên trời gợi cho con sự cảm nhận sâu sắc về sự hiện diện thánh của Đức Chúa Trời và sự thành tín tuyệt đối của Ngài đối với giao ước của Ngài với dân sự. Đây là một hình ảnh mạnh mẽ về sự hiện diện thánh khiết của Đức Chúa Trời và sự thành tín của Ngài đối với giao ước của Chúa. Rương Giao Ước không chỉ là biểu tượng của sự hiện diện mà còn là minh chứng cho quyền cai trị vĩnh viễn của Đức Chúa Trời. Khi rương này xuất hiện trong Đền Thờ trên trời, nó nhắc nhở con rằng những lời hứa của Ngài là chắc chắn và Ngài sẽ hoàn tất công việc cứu rỗi và phán xét của Ngài, bất chấp hoàn cảnh có ra sao. Đây là sự khích lệ lớn cho con và những người tin nhận Chúa trong hành trình đức tin, để chúng con sống trung tín và tin cậy vào sự thành tín của Ngài, Đấng không bao giờ thay đổi muôn thu không đổi thay. Mối liên hệ bền vững giữa Đức Chúa Trời và dân sự Ngài cũng là lời nhắc nhở để chúng con kiên trì trong mối quan hệ ấy, luôn nhớ rằng Ngài là Đấng đáng tin cậy và sẽ luôn hoàn thành những gì Ngài đã hứa.
Thưa Cha, qua việc đọc và suy ngẫm Lời Chúa trong sách Khải Huyền 11:14-19 đã dạy cho chúng con sự chắc chắn về quyền cai trị của Đức Chúa Trời, sự thành tín của Ngài đối với giao ước, sự cảnh báo đối với những kẻ chống lại Ngài, và hy vọng cho những người trung tín trong đức tin vào Chúa. Bài học con rút ra cụ thể như sau:
+ Thứ nhất là phân đoạn này nhấn mạnh sự cai trị vĩnh cửu của Đức Chúa Trời và Đấng Christ, đặc biệt là trong thời kỳ cuối cùng khi tất cả mọi quyền lực và kẻ thù đều bị khuất phục. Đây là một lời nhắc nhở cho chúng con về quyền năng tuyệt đối của Đức Chúa Trời và niềm hy vọng trong sự cai trị của Ngài.
+ Thứ hai là Rương Giao Ước xuất hiện trong Đền Thờ trên trời, tượng trưng cho sự thành tín và sự hiện diện thánh của Đức Chúa Trời giữa dân sự Ngài. Điều này nhắc nhở chúng con về sự chắc chắn của những lời hứa và giao ước của Đức Chúa Trời, khuyến khích chúng con sống trung tín và kiên vững trong đức tin.
+ Thứ ba là câu chuyện về các quốc gia nổi giận và sự phán xét của Đức Chúa Trời cho thấy rằng mọi hành động chống lại quyền cai trị của Ngài đều sẽ phải chịu trách nhiệm và hậu quả. Điều này kêu gọi chúng con phải sống công chính, tôn trọng sự cai trị của Đức Chúa Trời và thực hiện trách nhiệm của mình trong việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn theo ý muốn của Ngài.
+ Thứ tư là trong bối cảnh của sự phán xét và hỗn loạn, phân đoạn này đem lại hy vọng cho những người tin theo Chúa, nhắc nhở rằng công lý cuối cùng sẽ được thực thi, và Đức Chúa Trời sẽ hoàn thành kế hoạch cứu rỗi của Ngài. Điều này khích lệ chúng con kiên trì trong đức tin, dù trong những thử thách và khó khăn đi chăng nữa.
+ Thứ năm là sự xuất hiện của Rương Giao Ước trong Đền Thờ trên trời cũng là một lời nhắc nhở chúng con về sự thành tín tuyệt đối của Đức Chúa Trời. Ngài sẽ không bao giờ thay đổi và luôn giữ lời hứa của mình, dù hoàn cảnh có thế nào đi nữa. Đây là lời khích lệ cho chúng con tin tưởng và hoàn toàn đặt niềm tin vào Đức Chúa Trời trong mọi khía cạnh của cuộc sống.
Chúng con cảm tạ Ngài vì sự cai trị vĩ đại và sự thành tín của Ngài trong mọi thời đại. Chúng con xin cảm ơn Ngài vì những lời hứa quý giá mà Ngài đã ban cho dân sự của Ngài, và vì sự hiện diện thánh của Ngài giữa chúng con. Chúng con cảm nhận được sự chắc chắn của tình yêu và giao ước mà Ngài đã thiết lập, và chúng con tin tưởng rằng Ngài sẽ hoàn tất công việc cứu rỗi của Ngài, cũng như phán xét mọi điều gian ác của thế gian trong ngày cuối cùng này.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con sống trung tín, kiên cường và vững vàng trong đức tin, dù cho cuộc sống này có đầy gian nan thử thách. Xin dạy chúng con luôn tìm kiếm sự hiện diện của Ngài, và tôn kính quyền cai trị của Ngài trên mọi lĩnh vực của cuộc sống. Xin ban cho chúng con lòng kiên nhẫn, hy vọng và sức mạnh để chúng con vững vàng đứng vững trong sự tin tưởng vào Ngài.
Chúng con cầu xin rằng sự phán xét công chính của Ngài sẽ đến, và xin giúp chúng con luôn sống xứng đáng với tình yêu và ơn phước mà Ngài đã dành cho chúng con.
Chúng con tạ ơn và thành kính cầu nguyện nhân danh Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Trong ân điển của Đức Đức Chúa Jesus Christ!
Bùi Thành Chinh
18/11/2024
...