Công Vụ Các Sứ Đồ 3:11-18 Bài Giảng Thứ Nhì của Phi-e-rơ – Phần 1
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu đời đời của chúng con, con dâng lời cảm tạ ơn Cha vì con luôn được sống trong sự quan phòng che chở của Ba Ngôi Thiên Chúa, Cha đã ban cho con buổi thờ phượng Chúa trong ngày Sa-bát phước hạnh trong sự quan phòng của Ngài. Con cũng dâng lời cảm tạ ơn Cha vì sự đưa dẫn cô Thắm đến với Lẽ Thật của Chúa, trong ngày Sa-bát chúng con cũng đã giúp cô tuyên xưng tội của mình và tin nhận Đức Chúa Jesus làm Cứu Chúa của cuộc đời cô. Nguyện xin Chúa gìn giữ cô và ban cho cô sự bình an, vui thỏa trong Ngài. Thì giờ này con cầu xin Đức Thánh Linh ban cho con sự khôn sáng để con có thể đọc, hiểu được ý muốn của Ngài trên đời sống của con qua việc đọc và suy ngẫm Lời Chúa trong sách Công Vụ Các Sứ Đồ 3:11-18.
11 Người què đã được chữa lành đã nắm lấy Phi-e-rơ và Giăng. Hết thảy dân chúng kinh ngạc, cùng chạy đến với họ, tại mái hiên gọi là Mái Hiên của Sa-lô-môn. 12 Phi-e-rơ thấy vậy, đã nói với dân chúng rằng: "Hỡi những người I-sơ-ra-ên, sao các ngươi lấy làm lạ về điều này? Và sao các ngươi nhìn sững chúng ta, như bởi năng lực hoặc sự tin kính của chúng ta mà chúng ta đã làm người này bước đi? 13 Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, I-sác, và Gia-cốp, Đức Chúa Trời của những tổ phụ của chúng ta [Xuất Ê-díp-tô Ký 3:15] đã làm vinh quang Con của Ngài là Jesus; Đấng mà các ngươi đã giao nộp và đã chối bỏ Ngài trước mặt của Phi-lát, trong khi người đã có ý định phóng thích Ngài. 14 Nhưng các ngươi đã chối bỏ Đấng Thánh và Đấng Công Chính mà yêu cầu một kẻ giết người được tha cho các ngươi. 15 Các ngươi đã giết Đấng Cầm Đầu của Sự Sống, Đấng Đức Chúa Trời đã khiến cho sống lại từ những kẻ chết mà chúng ta là những chứng nhân. 16 Bởi đức tin nơi danh Ngài nên danh Ngài đã làm cho vững người này, là người các ngươi thấy và biết. Đức tin qua Ngài đã ban cho người này sức khỏe trọn vẹn, trước hết thảy các ngươi. 17 Giờ đây, hỡi các anh chị em, ta đã biết rằng, bởi sự thiếu hiểu biết mà các anh chị em đã làm điều đó cùng các nhà cầm quyền của các anh chị em. 18 Nhưng Đức Chúa Trời đã phán trước, bởi miệng của hết thảy các tiên tri của Ngài rằng, Đấng Christ phải chịu thương khó. Ngài đã làm cho ứng nghiệm như vậy.
Thưa Cha, phân đoạn Thánh Kinh trên nói về việc tại Đền Thờ, sau khi chữa lành một người què, Sứ Đồ Phi-e-rơ đã giảng cho dân chúng đang kinh ngạc trước phép lạ của Chúa. Ông nhấn mạnh rằng phép lạ này không đến từ quyền năng hay sự tin kính của ông và Giăng, mà hoàn toàn nhờ danh của Đức Chúa Jesus. Ngài chính là Đấng Mê-si-a mà Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, I-sác và Gia-cốp đã làm vinh hiển. Tuy nhiên, dân I-sơ-ra-ên đã chối bỏ Ngài, giao nộp Ngài cho Phi-lát và chọn tha kẻ giết người thay vì Đấng Cầm Đầu của Sự Sống. Dù vậy, Đức Chúa Trời đã làm cho Ngài sống lại, và các sứ đồ là nhân chứng về điều đó. Người què được chữa lành chính nhờ đức tin nơi danh Đức Chúa Jesus, điều này minh chứng rằng Ngài vẫn hành động quyền năng. Sứ Đồ Phi-e-rơ kêu gọi dân chúng hãy ăn năn, vì dù họ đã hành động trong sự thiếu hiểu biết, Đức Chúa Trời đã hoàn thành kế hoạch cứu chuộc Ngài đã được phán trước qua các tiên tri: Đấng Christ phải chịu thương khó để ứng nghiệm lời Ngài.
Thưa Cha, con nghĩ rằng người dân kinh ngạc và chạy đến với Sứ Đồ Phi-e-rơ và Giăng vì họ vừa chứng kiến một phép lạ vượt quá sự hiểu biết của con người. Người què này đã bị tật nguyền từ khi sinh ra, ai cũng biết rằng anh ta không thể tự đi lại được, suốt bao nhiêu năm chỉ ngồi xin ăn trước cửa Đền Thờ. Nhưng ngay trước mắt họ, người này đứng lên, bước đi, nhảy múa và ca ngợi Đức Chúa Trời. Điều này trái với quy luật tự nhiên, khiến họ kinh ngạc và muốn biết chuyện gì đã xảy ra. Ngoài ra, phép lạ lại diễn ra ngay trong Đền Thờ, nơi linh thiêng, càng làm họ tò mò hơn. Có lẽ họ nghĩ rằng Sứ Đồ Phi-e-rơ và Giăng có quyền năng đặc biệt nào đó để chữa lành bệnh. Tuy nhiên, ở đây con thấy Sứ Đồ Phi-e-rơ lập tức hướng sự chú ý của họ về đúng nơi, không phải nơi ông hay Sứ Đồ Giăng, mà là nơi Đức Chúa Trời. Ông công bố rằng chính danh Đức Chúa Jesus đã làm nên phép lạ này, chứ không phải do năng lực hay sự tin kính của con người. Qua sự kiện này, con nhận ra rằng phép lạ của Đức Chúa Trời không chỉ để làm con người kinh ngạc, mà để bày tỏ vinh quang Ngài và dẫn dắt con người đến với sự cứu rỗi của Chúa.
Thưa Cha, ở đây Sứ Đồ Phi-e-rơ nhấn mạnh rằng, người què được chữa lành không phải bởi năng lực hay sự tin kính của họ. Điều này đã dạy con một lẽ thật quan trọng rằng: Mọi phép lạ đều đến từ Đức Chúa Trời, không phải đến từ con người. Con thấy Sứ Đồ Phi-e-rơ không nhận vinh hiển về ông hay Sứ Đồ Giăng, cũng không để dân chúng hiểu lầm rằng họ có năng lực đặc biệt hay sự tin kính vượt trội nào. Thay vào đó, ông nhấn mạnh rằng chính danh Đức Chúa Jesus đã chữa lành người què này, không phải bởi công đức hay khả năng của con người. Điều này dạy con rằng Đức Chúa Trời là Đấng chủ động trong mọi phép lạ, và Ngài thực hiện chúng để bày tỏ quyền năng, sự thương xót, và kế hoạch cứu chuộc của Ngài. Và qua đây cũng cho con biết rằng phép lạ không phụ thuộc vào công sức hay sự tin kính của con người, mà hoàn toàn là ân điển của Đức Chúa Trời. Điều này cũng nhắc nhở con rằng mọi vinh hiển thuộc về Chúa, không ai có thể tự hào về bất kỳ phép lạ hay phước hạnh nào mình nhận được. Nếu Đức Chúa Trời hành động, đó là bởi lòng thương xót của Ngài, để danh Ngài được vinh hiển và con người được dẫn dắt đến với sự cứu rỗi.
Thưa Cha, con nghĩ rằng Sứ Đồ Phi-e-rơ nhắc đến Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, I-sác, và Gia-cốp, ở đây ông liên kết sự kiện này với lịch sử đức tin của dân I-sơ-ra-ên là vì ông không chỉ khẳng định quyền năng của Đức Chúa Trời trong phép lạ này mà còn liên kết sự kiện này với toàn bộ lịch sử đức tin của dân I-sơ-ra-ên. Ông muốn dân chúng hiểu rằng Đức Chúa Jesus không phải là một nhân vật xa lạ hay một giáo phái mới, mà chính là Đấng đã được Đức Chúa Trời hứa ban từ bao đời trước. Khi nhắc đến ba tổ phụ của dân tộc I-sơ-ra-ên, con hiểu rằng Sứ Đồ Phi-e-rơ đang gợi nhớ về giao ước mà Đức Chúa Trời đã lập với dân I-sơ-ra-ên, rằng Ngài sẽ ban cho họ một Đấng Mê-si-a để cứu chuộc họ. Dân sự đã được dạy dỗ qua luật pháp và các tiên tri về lời hứa này, nhưng họ đã không nhận ra rằng Đức Chúa Jesus chính là Đấng được hứa ban, Đấng mà họ đã chối bỏ và giao nộp để bị đóng đinh Ngài. Con nghĩ rằng việc liên kết phép lạ này với lịch sử đức tin của dân I-sơ-ra-ên giúp họ hiểu rằng Đức Chúa Jesus không đến để phá bỏ giao ước, nhưng để hoàn thành lời hứa của Đức Chúa Trời. Qua đó, Sứ Đồ Phi-e-rơ muốn mở mắt họ, giúp họ nhận ra sự thật, ăn năn và trở về với Đức Chúa Trời. Điều này nhắc nhở con rằng kế hoạch của Đức Chúa Trời luôn thành tín và không thay đổi. Ngài không hành động một cách ngẫu nhiên, mà có một chương trình cứu chuộc đã được định sẵn từ trước. Khi nhìn lại cuộc đời mình, con thấy rằng Chúa cũng đang dẫn dắt con từng bước theo kế hoạch của Ngài vì Ngài là Đức Chúa Trời thành tín, từ đời này sang đời kia, giữ trọn lời hứa của Ngài.
Thưa Cha, khi con đọc về lời cáo trách của Sứ Đồ Phi-e-rơ về việc họ đã chối bỏ và giết Đấng Thánh và Đấng Công Chính, con nhận thấy rằng ông nói với dân chúng bằng sự nghiêm khắc nhưng cũng đầy lòng thương xót. Ông không né tránh sự thật rằng họ đã phạm một tội lớn, đó là chối bỏ và giao nộp Đấng Thánh và Đấng Công Chính, Đấng mà chính Đức Chúa Trời đã sai đến để cứu họ. Ông thẳng thắn nhắc lại rằng họ đã chọn một kẻ giết người thay vì Chúa của Sự Sống. Những lời này con nghĩ rằng chắc hẳn đã khiến họ đau lòng và nhận ra lỗi lầm của mình. Tuy nhiên, lời cáo trách này của ông không phải để kết án họ, mà để dẫn họ đến sự ăn năn và cứu rỗi từ nơi Chúa. Ở đây con thấy Sứ Đồ Phi-e-rơ không chỉ nhấn mạnh tội lỗi của họ mà còn chỉ ra rằng Đức Chúa Trời đã làm cho Đức Chúa Jesus sống lại, và chính Ngài là con đường duy nhất để họ được tha thứ. Ông nhắc họ rằng họ đã hành động trong sự thiếu hiểu biết, nhưng bây giờ họ có cơ hội để quay về với Đức Chúa Trời. Điều này cho con thấy lòng nhân từ và ân điển của Chúa, dù cho con người đã phạm tội lớn lao đến đâu, Ngài vẫn mở ra một con đường để họ được cứu. Lời của Sứ Đồ Phi-e-rơ làm con biết rằng sự cáo trách trong Chúa không phải để đẩy con người vào sự tuyệt vọng, mà để đưa con người đến với sự ăn năn và đổi mới. Đức Chúa Trời không muốn ai bị hư mất, nhưng muốn tất cả đều đến với sự ăn năn điều này cũng đã được Chúa phán trong sách II Phi-e-rơ 3:9 rằng: “Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài như một số người tưởng đâu, nhưng Ngài lấy lòng khoan nhẫn đối với chúng ta, không muốn cho một người nào chết mất, nhưng muốn cho mọi người đều ăn năn.” Vì thế khi con đối diện với sự cáo trách của Chúa, con không nên né tránh hay biện hộ, nhưng con cần khiêm nhường tiếp nhận và quay về với Ngài.
Thưa Cha, khi con đọc và suy ngẫm về câu 16, con nhận thấy rằng đức tin nơi danh Đức Chúa Jesus không chỉ là chìa khóa của sự chữa lành về thể xác, mà còn là nguồn sức mạnh, sự cứu rỗi và bình an trong đời sống linh hồn của con. Người què này đã được chữa lành không phải bởi bất kỳ công lao hay sự xứng đáng nào của anh ta, mà bởi đức tin đặt nơi danh Đức Chúa Jesus. Điều này nhắc nhở con rằng mọi phước hạnh thuộc linh và thể xác đều đến từ ân điển của Chúa, chứ không phải bởi sức riêng của con người. Trong đời sống, nhiều lúc con đối diện với những khó khăn, hay sự yếu đuối mà con không thể tự mình vượt qua. Nhưng trong danh của Đức Chúa Jesus là nơi con đặt trọn niềm tin và hy vọng. Khi con kêu cầu danh của Chúa, con không chỉ tìm được sự chữa lành thể xác mà còn tìm thấy sự đổi mới trong tâm linh của con, được Ngài ban sức mạnh để con bước đi trong đường lối công chính. Con biết rằng danh Ngài có quyền năng biến đổi, phục hồi và đem lại sự sống, như Lời Ngài trong sách Giô-ên 2:32 phán rằng: “Hết thảy những người nào gọi danh của Đấng Tự Hữu Hằng Hữu thì sẽ được thoát khỏi”. Hơn nữa, đức tin nơi danh Chúa không chỉ giúp con là tin rằng Ngài có thể làm phép lạ, mà còn là sự phó thác trọn vẹn đời sống của con trong tay Ngài, dù trong hoàn cảnh thuận lợi hay khó khăn. Đức tin ấy giúp con tin cậy vào kế hoạch của Ngài, ngay cả khi con chưa nhìn thấy kết quả thì con biết rằng Chúa là thành tín, Ngài không bao giờ bỏ rơi những ai đặt lòng tin nơi Ngài. Nhìn lại cuộc đời mình, con thấy rằng mỗi bước con đi, mỗi thử thách con vượt qua đều là bởi đức tin của con nơi Chúa. Ngài không chỉ chữa lành thân thể, mà còn chữa lành tấm lòng, phục hồi những điều tổn thương và dẫn con vào con đường của sự sống đời đời với Chúa.
Thưa Cha, Sứ Đồ Phi-e-rơ nói rằng việc chối bỏ Đấng Christ là do thiếu hiểu biết. Khi suy ngẫm về lời của Sứ Đồ Phi-e-rơ, con nhận ra rằng sự thiếu hiểu biết có thể dẫn con đến những quyết định sai lầm, thậm chí là chối bỏ chính Đấng Cứu Thế. Như dân I-sơ-ra-ên đã không nhận ra Đức Chúa Jesus là Đấng Mê-si-a vì họ bị che mắt bởi truyền thống, sự cứng lòng và những quan điểm sai lầm. Hay như Sứ Đồ Phao-lô vì sự thiếu hiểu biết mà ông đã trở thành một người nhiệt thành chống đạo của Chúa bách hại những người tin nhận Đức Chúa Jesus. Điều này nhắc nhở con rằng sự thiếu hiểu biết trong đức tin là một nguy cơ mà mỗi người đều có thể gặp phải, và con cần có một tấm lòng sẵn sàng tìm kiếm lẽ thật để không đi sai đường. Để nhận biết và vượt qua sự thiếu hiểu biết trong đức tin, con cần đến với Lời Chúa mỗi ngày. Trong Thi Thiên 119:105 chép rằng: “Lời Ngài là ngọn đèn cho chân tôi và ánh sáng cho đường lối tôi.” Chỉ khi con siêng năng học hỏi và suy ngẫm Thánh Kinh, con mới có thể hiểu được ý muốn của Đức Chúa Trời, nhận ra những điều Ngài đã bày tỏ và giúp con không bị lầm lạc bởi sự dạy dỗ sai trật hay suy nghĩ riêng của mình. Bên cạnh đó, con cần tìm kiếm sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh. Đức Chúa Jesus đã hứa rằng Đức Thánh Linh sẽ dẫn chúng con vào mọi Lẽ Thật. Khi con cầu nguyện, tìm kiếm sự khôn ngoan và lắng nghe tiếng phán dạy của Ngài, con sẽ có sự nhận biết thuộc linh để phân biệt điều đúng và sai, tránh rơi vào sự thiếu hiểu biết. Hơn nữa, con cần sống trong sự thông công với anh chị em trong đức tin để con có sự vững mạnh hơn trong Lời Chúa. Châm Ngôn 27:17 dạy rằng: "Sắt mài bén sắt. Cũng vậy, một người mài bén dung mạo của bạn mình." Khi con học hỏi, chia sẻ và khích lệ nhau trong Hội Thánh, con sẽ được xây dựng và hiểu biết hơn về Lời của Chúa. Cuối cùng, con cần có một tấm lòng khiêm nhường để sẵn sàng học hỏi và thay đổi mỗi khi con được Chúa sửa dạy và cáo trách con.
Thưa Cha, Đức Chúa Trời đã làm ứng nghiệm lời tiên tri rằng Đấng Christ phải chịu thương khó, đã giúp con nhận ra một lẽ thật sâu sắc: Đức Chúa Trời là Đấng thành tín tuyệt đối, Ngài giữ trọn mọi lời hứa của Ngài. Từ hàng ngàn năm trước, qua các tiên tri như Ê-sai, Đa-ni-ên, Thi Thiên và nhiều sách khác trong Cựu Ước, Đức Chúa Trời đã báo trước rằng Đấng Mê-si-a sẽ phải chịu thương khó đau đớn, bị chối bỏ, bị giết nhưng rồi sẽ sống lại trong vinh quang. Và đúng như vậy, mọi điều đã được ứng nghiệm một cách trọn vẹn trong Đức Chúa Jesus. Điều này đã khẳng định rằng lời Đức Chúa Trời không bao giờ sai trật, mọi điều Ngài phán ra đều sẽ được thực hiện đúng theo thời điểm của Ngài. Điều này cũng đem đến sự vững an cho con, vì nếu Đức Chúa Trời đã giữ lời hứa về sự chịu khổ và chiến thắng trong Đấng Christ, thì Ngài cũng sẽ giữ lời hứa với con. Ngài đã hứa rằng ai tin nhận Ngài sẽ được sự sống đời đời (Giăng 3:16), rằng Ngài luôn ở cùng con trong mọi hoàn cảnh (Hê-bơ-rơ 13:5), rằng Ngài sẽ dẫn dắt con đi trong đường ngay thẳng (Châm Ngôn 3:5-6). Khi nhìn vào sự thành tín của Đức Chúa Trời trong việc hoàn thành chương trình cứu chuộc, con càng thêm tin cậy rằng mọi lời hứa của Ngài cho đời sống con cũng sẽ được ứng nghiệm. Hơn nữa, sự thương khó của Đấng Christ không phải là một sự thất bại, mà là một phần trong kế hoạch hoàn hảo của Đức Chúa Trời. Dù con người có thể không hiểu, thậm chí có lúc nghĩ rằng Đức Chúa Trời im lặng hay quên họ, nhưng thực tế Ngài luôn hành động để thực hiện ý muốn tốt lành của Ngài. Điều này nhắc nhở con rằng ngay cả khi con đối diện với khó khăn, thử thách hay chờ đợi lâu dài, con vẫn có thể tin cậy nơi Đức Chúa Trời, vì Ngài không bao giờ thất tín nên lòng con luôn bám lấy lời hứa của Chúa, tin cậy nơi sự thành tín của Ngài, biết rằng Ngài đã giữ trọn lời hứa về sự cứu chuộc qua Đấng Christ, thì chắc chắn Ngài cũng sẽ giữ lời hứa của Ngài với con hôm nay và mãi mãi.
Thưa Cha, con nhận ra rằng đôi khi con dễ dàng kinh ngạc trước những phép lạ lớn lao nhưng lại bỏ qua quyền năng của Chúa trong những điều nhỏ bé hàng ngày của con. Khi đọc Thánh Kinh hay nghe những câu chuyện về phép lạ, con thường ngưỡng mộ và ngạc nhiên trước cách Đức Chúa Trời hành động một cách siêu nhiên, như việc Ngài khiến người què bước đi, khiến biển Đỏ rẽ đôi, hay khiến người chết sống lại. Nhưng con cũng được nhắc nhở rằng Chúa không chỉ bày tỏ quyền năng của Ngài qua những sự kiện lớn lao vĩ đại, mà còn qua những điều bình thường trong cuộc sống của con mỗi ngày. Con thấy quyền năng của Chúa trong hơi thở mà Ngài ban cho con mỗi buổi sáng, trong sự bình an giữa những hoàn cảnh khó khăn mà con gặp phải trong cuộc sống như là trong công việc, sức khỏe hay trong gia đình nhỏ của con, trong sự quan phòng khi con đối diện với những thử thách. Con thấy sự nhân từ của Ngài khi Ngài ban cho con sức mạnh để vượt qua những nỗi lo lắng, sự bất an khi Ngài đặt vào lòng con sự bình an ngay cả khi con chưa thấy câu trả lời của Chúa. Con cũng thấy bàn tay Chúa khi con cầu nguyện mà chưa nhận được điều con mong muốn, nhưng Ngài lại hướng dẫn con theo một con đường tốt hơn mà con không hề nghĩ tới. Nhận ra quyền năng của Chúa trong những điều nhỏ bé hàng ngày giúp con học cách biết ơn và tin cậy Ngài nhiều hơn. Con không cần phải chờ đợi những phép lạ lớn lao mới tin rằng Chúa đang hành động, bởi vì mọi điều xảy ra trong đời sống con đều nằm trong sự kiểm soát của Ngài. Để lòng con luôn biết lắng nghe, nhìn thấy và trân trọng cách Chúa hành động mỗi ngày, để đức tin con không chỉ dựa trên những điều lớn lao, mà còn trên sự thành tín của Ngài trong từng khoảnh khắc đời sống con. Chúa vẫn đang làm việc, không phải chỉ trong những phép lạ kỳ diệu, mà ngay cả trong những điều nhỏ bé mà con thường xem là bình thường.
Thưa Cha, trong cuộc sống của con, con nhận ra rằng trong những lúc thành công hay khi con nhận được phước hạnh từ Chúa, lòng con dễ bị cám dỗ và kiêu ngạo nghĩ rằng đó là kết quả từ nỗ lực, khả năng hay sự khôn ngoan của chính mình. Đôi khi con làm việc chăm chỉ, lập kế hoạch kỹ lưỡng, vượt qua khó khăn và khi đạt được điều mong muốn, con vô tình cảm thấy rằng đó là công sức của mình mà quên mất rằng mọi điều tốt lành đều đến từ Đức Chúa Trời. Như Lời Chúa nhắc nhở con trong Phục Truyền Luật Lệ Ký 8:17-18: “Vậy, hãy coi chừng, chớ nói trong lòng rằng: Ấy nhờ quyền năng ta và sức lực của tay ta mà đoạt được những sản nghiệp này. Hãy nhớ lại Thiên Chúa Tự Hữu Hằng Hữu ngươi, vì ấy là Ngài ban cho ngươi sức lực đoạt được những sản nghiệp, để làm trọn sự giao ước Ngài đã thề cùng tổ phụ ngươi, y như Ngài đã làm ngày nay.” Điều này nhắc con rằng mọi tài năng, cơ hội, trí tuệ, sức khỏe và cả môi trường thuận lợi để con thành công đều do Chúa ban cho. Không có Ngài, con chẳng thể làm được gì. Con cũng nhận thấy rằng khi con quy vinh hiển về mình, lòng con dễ trở nên kiêu ngạo và xa cách Chúa. Điều này đã được Chúa cảnh bảo cho tất cả chúng con trong sách Châm Ngôn 16:18 rằng: “Sự kiêu ngạo đi trước sự bại hoại; và tinh thần tự cao đi trước sự sa ngã”. Nhưng khi con nhớ rằng thành công của con chỉ là một phần trong kế hoạch của Ngài, con sẽ biết khiêm nhường và biết ơn Chúa. Con sẽ không chỉ tận hưởng phước hạnh đó mà còn sử dụng nó để vinh hiển danh Ngài, giúp đỡ người khác và mở rộng vương quốc của Chúa trên đất này. Vì vậy, con cần học cách tôn vinh Chúa trong mọi hoàn cảnh, dù trong thành công hay thất bại. Khi đạt được điều gì, con sẽ nhớ rằng con chỉ là một người quản gia trong nhà của Chúa, còn Đấng ban cho mọi sự là Đức Chúa Trời.
Thưa Cha, lời nhắc nhở của Sứ Đồ Phi-e-rơ về vai trò của đức tin nơi danh Chúa, con nhận ra rằng đức tin không chỉ là chìa khóa của sự chữa lành, mà còn là nguồn sức mạnh giúp con đối diện với mọi thử thách trong cuộc sống. Sứ Đồ Phi-e-rơ khẳng định rằng người què được chữa lành không phải bởi công đức hay khả năng của con người, mà bởi đức tin nơi danh Đức Chúa Jesus. Điều này nhắc nhở con rằng chính Chúa là Đấng có quyền năng nắm giữ mọi điều trong cuộc sống của con, ngay cả trong những lúc khó khăn nhất. Hiện tại, con cũng đối diện với những thử thách riêng như là nan đề sức khỏe của con, những khó khăn trong công việc, gia đình, hay những lúc yếu đuối trong đức tin. Nhưng Lời Chúa nhắc nhở con rằng con không phải đối diện với chúng một mình, Chúa luôn bên cạnh và bồng ẵm con. Danh của Đức Chúa Jesus chính là nguồn sức mạnh, sự nâng đỡ và sự bình an trong con. Khi con cầu nguyện trong đức tin, con biết rằng Chúa không chỉ nghe con mà còn đang hành động theo ý muốn tốt lành của Ngài. Đức tin nơi vào danh của Ngài giúp con không nản lòng khi gặp thử thách, không sợ hãi trước những điều không chắc chắn, và con không còn dựa vào sức riêng mình, nhưng hoàn toàn tin cậy vào Ngài. Hơn nữa, đức tin nơi danh Chúa giúp con thay đổi cách nhìn về thử thách. Thay vì coi những khó khăn là điều tiêu cực, con học cách nhìn chúng như cơ hội để đức tin con được lớn lên, để con kinh nghiệm sâu sắc hơn sự thành tín của Chúa đã phán bảo con trong sách Giăng 16:33 chép rằng: "Ta đã bảo các ngươi những điều đó để trong Ta các ngươi có sự bình an. Các ngươi sẽ có sự hoạn nạn trong thế gian nhưng hãy can đảm! Ta đã thắng thế gian rồi!" Lời này nhắc con rằng Đức Chúa Jesus đã chiến thắng mọi nghịch cảnh, và nếu con đặt đức tin nơi danh của Ngài, con cũng có thể bước đi trong sự bình an và chiến thắng.
Thưa Cha, con biết rằng sự chữa lành của Đức Chúa Trời không chỉ dành cho thể xác mà còn cho tâm linh, cảm xúc và mọi lĩnh vực trong đời sống của con. Có những lúc con mang nặng tổn thương, lo âu, hoặc gánh nặng mà chỉ Chúa mới có thể chữa lành cho con. Trong sách Thi Thiên 147:3 chép rằng: "Chữa lành người có lòng đau thương, và bó vết thương của họ." Điều này nhắc nhở con rằng Chúa thấy rõ những đau đớn trong lòng con, ngay cả khi người khác không nhận ra. Con cần sự chữa lành khỏi những suy nghĩ tiêu cực, sự nghi ngờ, hoặc những điều ngăn cản con sống trong sự tự do của Chúa. Ngài đã phán dặn con rằng: "Hãy đến với Ta! Hỡi những ai mệt mỏi và gánh nặng! Ta sẽ cho các ngươi sự yên nghỉ." (Ma-thi-ơ 11:28). Vì vậy, con không muốn tự mình cố gắng mang lấy gánh nặng, nhưng sẽ đến với Chúa, dâng lên Ngài mọi lo lắng, tổn thương và bất an. Con tin rằng Ngài là Đấng chữa lành và phục hồi, và Ngài đang hành động trong con, ban cho con sự bình an trọn vẹn.
Thưa Cha, con vẫn đang cố gắng chia sẻ về Đấng Christ với những người chưa biết đến Ngài mỗi ngày, ngay cả khi họ có thể hành động do sự thiếu hiểu biết vì con biết rằng việc chia sẻ về Đấng Christ không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhất là khi những người xung quanh con có thể phản ứng tiêu cực hoặc thờ ơ chống đối vì sự thiếu hiểu biết. Xưa kia dân I-sơ-ra-ên đã chối bỏ Đức Chúa Jesus vì họ không nhận ra Ngài, nhưng Sứ Đồ Phi-e-rơ vẫn kiên trì rao giảng với tình yêu thương. Điều này nhắc nhở con rằng trách nhiệm của con không phải là thuyết phục ai tin Chúa, mà là trung tín chia sẻ Tin Lành với lòng kiên nhẫn và sự nhẫn nại. như Lời Chúa phán: “Hãy đi đến khắp thế gian, giảng Tin Lành cho mọi người!” (Mác 16:15), điều này có nghĩa con có bổn phận và trách nhiệm đi rao giảng Tin Lành của Chúa cho mọi người như một mệnh lệnh của Chúa đã phán: “Hãy rao sự chết của Chúa cho đến khi Ngài đến” con có thể bày tỏ về Chúa qua đời sống, lời nói và hành động của mình. Con không muốn vì sự sợ hãi, sợ bị từ chối mà con ngừng chia sẻ về Ngài. Con muốn kiên trì cầu nguyện cho những người chưa tin, vì con tin rằng chính Đức Chúa Trời sẽ mở lòng họ và thực hiện công việc biến đổi mà con không thể làm được.
Thưa Cha, về sự thành tín của Đức Chúa Trời trong việc làm ứng nghiệm mọi lời hứa và tiên tri về Đấng Christ, đã làm con được khích lệ mạnh mẽ để con tin cậy vào mọi lời hứa khác của Ngài. Từ Cựu Ước đến Tân Ước, Đức Chúa Trời đã báo trước về sự đến, sự chịu khổ, sự chết và sự sống lại của Đấng Christ, và đúng theo thời điểm của Ngài, con thấy mọi điều đã được ứng nghiệm trọn vẹn. Điều này nhắc nhở con rằng Chúa không bao giờ thất hứa, Ngài luôn hành động theo kế hoạch tốt lành của Ngài. Sự thành tín của Ngài khích lệ con tin cậy vào những lời hứa của Chúa trong đời sống mình, đặc biệt là trong những lúc khó khăn lo lắng, bất an hay không chắc chắn về tương lai. Chúa đã hứa rằng Ngài luôn ở cùng con không lìa con cũng chẳng bỏ con (Hê-bơ-rơ 13:5), Ngài dẫn dắt con trên con đường ngay thẳng, các nẻo đường con đi (Châm Ngôn 3:5-6), và Ngài có kế hoạch tốt lành cho con (Giê-rê-mi 29:11). Khi đối diện với thử thách, con muốn bám lấy lời hứa của Ngài, thay vì để nỗi sợ hãi lấn át lòng mình. Trong hoàn cảnh hiện tại, con sẽ đặt đức tin nơi Chúa ngay cả khi con chưa thấy kết quả, con sẽ kiên trì cầu nguyện và chờ đợi trong sự bình an, biết rằng Chúa luôn thành tín và sẽ làm trọn mọi điều theo ý muốn tốt lành của Ngài. Con không chỉ tin vào những lời hứa đã được ứng nghiệm trong quá khứ, mà còn bước đi với sự tin quyết rằng Chúa vẫn đang hành động và sẽ tiếp tục làm thành ý định tốt đẹp của Ngài trên đời sống con trong tương lai.
Thưa Cha, qua lời kêu gọi của Sứ Đồ Phi-e-rơ, giúp con nhận ra rằng ân điển của Chúa luôn lớn hơn tội lỗi của con người. Dù dân I-sơ-ra-ên đã chối bỏ và giao nộp Đức Chúa Jesus để đóng đinh Ngài trên cây thập tự, nhưng Chúa vẫn mở ra cho họ một con đường để họ có thể ăn năn và quay trở lại với Ngài. Sứ Đồ Phi-e-rơ không kết án họ mà kêu gọi họ nhận biết sai lầm, ăn năn và tìm kiếm sự cứu rỗi từ nơi Chúa, điều này nhắc nhở con rằng con cũng được kêu gọi để sống trong sự tha thứ và bày tỏ tình yêu của Chúa cho người khác, ngay cả với những người đã từng làm tổn thương con hoặc chưa nhận biết Ngài. Để có sự tha thứ và hướng dẫn những người xung quanh con tìm đến Chúa, thì con cần sống với một tấm lòng khiêm nhường và đầy tình yêu thương, không giữ lòng cay đắng hay xét đoán người khác nhưng bày tỏ ân điển như Chúa đã làm với con. Con cũng có thể dẫn dắt họ bằng chính đời sống của mình, để họ thấy tình yêu và sự khác biệt mà Chúa tạo ra trong đời sống của con, như trong sách Ma-thi-ơ 5:16 chép: “Sự sáng của các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy, để họ thấy những việc lành của các ngươi, và tôn vinh Cha của các ngươi, Đấng ở trên trời.” Cuối cùng, con tin rằng sự biến đổi đến từ Đức Chúa Trời, nên điều con cần làm là hãy hết lòng để làm tròn phận sự mà Chúa giao phó cho con nên con sẽ kiên trì cầu nguyện, tin cậy và tiếp tục sống phản chiếu tình yêu của Ngài, để những người xung quanh con có thể tìm thấy hy vọng và sự cứu rỗi trong Chúa.
Thưa Cha, sau khi đọc và suy ngẫm Lời của Chúa trong phân đoạn Thánh Kinh sách Công Vụ Các Sứ Đồ 3:11-18, con đã rút ra được nhiều bài học quý báu cho đời sống đức tin của mình. Con nhận thấy rằng mọi phép lạ và quyền năng đều đến từ Chúa, chứ không phải từ con người, như cách Sứ Đồ Phi-e-rơ đã làm chứng rằng chính danh Đức Chúa Jesus đã chữa lành người què, chứ không phải do năng lực hay sự tin kính của ông. Điều này nhắc nhở con rằng con cần đặt trọn đức tin nơi danh Ngài, tin cậy vào quyền năng của Chúa trong đời sống mình.
Con cũng học được rằng dù dân I-sơ-ra-ên đã chối bỏ và đóng đinh Đức Chúa Jesus vì sự cứng lòng và thiếu hiểu biết, nhưng Ngài vẫn mở ra con đường ăn năn và cứu rỗi cho họ. Điều này khiến con suy ngẫm về lòng thương xót của Chúa đối với con và mọi người xung quanh. Con cũng nhận ra rằng Chúa đang kêu gọi con tha thứ, yêu thương và chia sẻ Tin Lành của Chúa cho những người chưa nhận biết Ngài, ngay cả khi họ có thể hiểu sai hoặc từ chối.
Lời Chúa cũng khích lệ con tin cậy vào sự thành tín của Ngài, vì Ngài đã làm ứng nghiệm mọi lời tiên tri về Đấng Christ, thì chắc chắn Ngài cũng sẽ giữ trọn những lời hứa khác trong đời sống con. Khi con đối diện với những thử thách, con muốn bám lấy lời hứa của Ngài, đặt đức tin nơi Chúa thay vì để nỗi lo sợ chi phối lòng con.
Lạy Chúa, xin giúp con luôn nhớ rằng mọi điều con có đều đến từ Ngài. Xin Chúa ban cho con một tấm lòng khiêm nhường, biết quy vinh hiển về Chúa thay vì dựa vào sức riêng của con. Xin dạy con cách yêu thương, tha thứ và dẫn dắt những người xung quanh con đến với Ngài. Nguyện đời sống con phản chiếu tình yêu của Chúa, để danh Ngài được tôn cao qua mỗi việc con làm. Con cầu xin trong danh Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ. Bùi Thành Chinh 16/02/2025
Công Vụ Các Sứ Đồ 3:11-18 Bài Giảng Thứ Nhì của Phi-e-rơ – Phần 1
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu đời đời của chúng con, con dâng lời cảm tạ ơn Cha vì con luôn được sống trong sự quan phòng che chở của Ba Ngôi Thiên Chúa, Cha đã ban cho con buổi thờ phượng Chúa trong ngày Sa-bát phước hạnh trong sự quan phòng của Ngài. Con cũng dâng lời cảm tạ ơn Cha vì sự đưa dẫn cô Thắm đến với Lẽ Thật của Chúa, trong ngày Sa-bát chúng con cũng đã giúp cô tuyên xưng tội của mình và tin nhận Đức Chúa Jesus làm Cứu Chúa của cuộc đời cô. Nguyện xin Chúa gìn giữ cô và ban cho cô sự bình an, vui thỏa trong Ngài. Thì giờ này con cầu xin Đức Thánh Linh ban cho con sự khôn sáng để con có thể đọc, hiểu được ý muốn của Ngài trên đời sống của con qua việc đọc và suy ngẫm Lời Chúa trong sách Công Vụ Các Sứ Đồ 3:11-18.
11 Người què đã được chữa lành đã nắm lấy Phi-e-rơ và Giăng. Hết thảy dân chúng kinh ngạc, cùng chạy đến với họ, tại mái hiên gọi là Mái Hiên của Sa-lô-môn.
12 Phi-e-rơ thấy vậy, đã nói với dân chúng rằng: "Hỡi những người I-sơ-ra-ên, sao các ngươi lấy làm lạ về điều này? Và sao các ngươi nhìn sững chúng ta, như bởi năng lực hoặc sự tin kính của chúng ta mà chúng ta đã làm người này bước đi?
13 Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, I-sác, và Gia-cốp, Đức Chúa Trời của những tổ phụ của chúng ta [Xuất Ê-díp-tô Ký 3:15] đã làm vinh quang Con của Ngài là Jesus; Đấng mà các ngươi đã giao nộp và đã chối bỏ Ngài trước mặt của Phi-lát, trong khi người đã có ý định phóng thích Ngài.
14 Nhưng các ngươi đã chối bỏ Đấng Thánh và Đấng Công Chính mà yêu cầu một kẻ giết người được tha cho các ngươi.
15 Các ngươi đã giết Đấng Cầm Đầu của Sự Sống, Đấng Đức Chúa Trời đã khiến cho sống lại từ những kẻ chết mà chúng ta là những chứng nhân.
16 Bởi đức tin nơi danh Ngài nên danh Ngài đã làm cho vững người này, là người các ngươi thấy và biết. Đức tin qua Ngài đã ban cho người này sức khỏe trọn vẹn, trước hết thảy các ngươi.
17 Giờ đây, hỡi các anh chị em, ta đã biết rằng, bởi sự thiếu hiểu biết mà các anh chị em đã làm điều đó cùng các nhà cầm quyền của các anh chị em.
18 Nhưng Đức Chúa Trời đã phán trước, bởi miệng của hết thảy các tiên tri của Ngài rằng, Đấng Christ phải chịu thương khó. Ngài đã làm cho ứng nghiệm như vậy.
Thưa Cha, phân đoạn Thánh Kinh trên nói về việc tại Đền Thờ, sau khi chữa lành một người què, Sứ Đồ Phi-e-rơ đã giảng cho dân chúng đang kinh ngạc trước phép lạ của Chúa. Ông nhấn mạnh rằng phép lạ này không đến từ quyền năng hay sự tin kính của ông và Giăng, mà hoàn toàn nhờ danh của Đức Chúa Jesus. Ngài chính là Đấng Mê-si-a mà Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, I-sác và Gia-cốp đã làm vinh hiển. Tuy nhiên, dân I-sơ-ra-ên đã chối bỏ Ngài, giao nộp Ngài cho Phi-lát và chọn tha kẻ giết người thay vì Đấng Cầm Đầu của Sự Sống. Dù vậy, Đức Chúa Trời đã làm cho Ngài sống lại, và các sứ đồ là nhân chứng về điều đó. Người què được chữa lành chính nhờ đức tin nơi danh Đức Chúa Jesus, điều này minh chứng rằng Ngài vẫn hành động quyền năng. Sứ Đồ Phi-e-rơ kêu gọi dân chúng hãy ăn năn, vì dù họ đã hành động trong sự thiếu hiểu biết, Đức Chúa Trời đã hoàn thành kế hoạch cứu chuộc Ngài đã được phán trước qua các tiên tri: Đấng Christ phải chịu thương khó để ứng nghiệm lời Ngài.
Thưa Cha, con nghĩ rằng người dân kinh ngạc và chạy đến với Sứ Đồ Phi-e-rơ và Giăng vì họ vừa chứng kiến một phép lạ vượt quá sự hiểu biết của con người. Người què này đã bị tật nguyền từ khi sinh ra, ai cũng biết rằng anh ta không thể tự đi lại được, suốt bao nhiêu năm chỉ ngồi xin ăn trước cửa Đền Thờ. Nhưng ngay trước mắt họ, người này đứng lên, bước đi, nhảy múa và ca ngợi Đức Chúa Trời. Điều này trái với quy luật tự nhiên, khiến họ kinh ngạc và muốn biết chuyện gì đã xảy ra. Ngoài ra, phép lạ lại diễn ra ngay trong Đền Thờ, nơi linh thiêng, càng làm họ tò mò hơn. Có lẽ họ nghĩ rằng Sứ Đồ Phi-e-rơ và Giăng có quyền năng đặc biệt nào đó để chữa lành bệnh. Tuy nhiên, ở đây con thấy Sứ Đồ Phi-e-rơ lập tức hướng sự chú ý của họ về đúng nơi, không phải nơi ông hay Sứ Đồ Giăng, mà là nơi Đức Chúa Trời. Ông công bố rằng chính danh Đức Chúa Jesus đã làm nên phép lạ này, chứ không phải do năng lực hay sự tin kính của con người. Qua sự kiện này, con nhận ra rằng phép lạ của Đức Chúa Trời không chỉ để làm con người kinh ngạc, mà để bày tỏ vinh quang Ngài và dẫn dắt con người đến với sự cứu rỗi của Chúa.
Thưa Cha, ở đây Sứ Đồ Phi-e-rơ nhấn mạnh rằng, người què được chữa lành không phải bởi năng lực hay sự tin kính của họ. Điều này đã dạy con một lẽ thật quan trọng rằng: Mọi phép lạ đều đến từ Đức Chúa Trời, không phải đến từ con người. Con thấy Sứ Đồ Phi-e-rơ không nhận vinh hiển về ông hay Sứ Đồ Giăng, cũng không để dân chúng hiểu lầm rằng họ có năng lực đặc biệt hay sự tin kính vượt trội nào. Thay vào đó, ông nhấn mạnh rằng chính danh Đức Chúa Jesus đã chữa lành người què này, không phải bởi công đức hay khả năng của con người. Điều này dạy con rằng Đức Chúa Trời là Đấng chủ động trong mọi phép lạ, và Ngài thực hiện chúng để bày tỏ quyền năng, sự thương xót, và kế hoạch cứu chuộc của Ngài. Và qua đây cũng cho con biết rằng phép lạ không phụ thuộc vào công sức hay sự tin kính của con người, mà hoàn toàn là ân điển của Đức Chúa Trời. Điều này cũng nhắc nhở con rằng mọi vinh hiển thuộc về Chúa, không ai có thể tự hào về bất kỳ phép lạ hay phước hạnh nào mình nhận được. Nếu Đức Chúa Trời hành động, đó là bởi lòng thương xót của Ngài, để danh Ngài được vinh hiển và con người được dẫn dắt đến với sự cứu rỗi.
Thưa Cha, con nghĩ rằng Sứ Đồ Phi-e-rơ nhắc đến Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, I-sác, và Gia-cốp, ở đây ông liên kết sự kiện này với lịch sử đức tin của dân I-sơ-ra-ên là vì ông không chỉ khẳng định quyền năng của Đức Chúa Trời trong phép lạ này mà còn liên kết sự kiện này với toàn bộ lịch sử đức tin của dân I-sơ-ra-ên. Ông muốn dân chúng hiểu rằng Đức Chúa Jesus không phải là một nhân vật xa lạ hay một giáo phái mới, mà chính là Đấng đã được Đức Chúa Trời hứa ban từ bao đời trước. Khi nhắc đến ba tổ phụ của dân tộc I-sơ-ra-ên, con hiểu rằng Sứ Đồ Phi-e-rơ đang gợi nhớ về giao ước mà Đức Chúa Trời đã lập với dân I-sơ-ra-ên, rằng Ngài sẽ ban cho họ một Đấng Mê-si-a để cứu chuộc họ. Dân sự đã được dạy dỗ qua luật pháp và các tiên tri về lời hứa này, nhưng họ đã không nhận ra rằng Đức Chúa Jesus chính là Đấng được hứa ban, Đấng mà họ đã chối bỏ và giao nộp để bị đóng đinh Ngài. Con nghĩ rằng việc liên kết phép lạ này với lịch sử đức tin của dân I-sơ-ra-ên giúp họ hiểu rằng Đức Chúa Jesus không đến để phá bỏ giao ước, nhưng để hoàn thành lời hứa của Đức Chúa Trời. Qua đó, Sứ Đồ Phi-e-rơ muốn mở mắt họ, giúp họ nhận ra sự thật, ăn năn và trở về với Đức Chúa Trời. Điều này nhắc nhở con rằng kế hoạch của Đức Chúa Trời luôn thành tín và không thay đổi. Ngài không hành động một cách ngẫu nhiên, mà có một chương trình cứu chuộc đã được định sẵn từ trước. Khi nhìn lại cuộc đời mình, con thấy rằng Chúa cũng đang dẫn dắt con từng bước theo kế hoạch của Ngài vì Ngài là Đức Chúa Trời thành tín, từ đời này sang đời kia, giữ trọn lời hứa của Ngài.
Thưa Cha, khi con đọc về lời cáo trách của Sứ Đồ Phi-e-rơ về việc họ đã chối bỏ và giết Đấng Thánh và Đấng Công Chính, con nhận thấy rằng ông nói với dân chúng bằng sự nghiêm khắc nhưng cũng đầy lòng thương xót. Ông không né tránh sự thật rằng họ đã phạm một tội lớn, đó là chối bỏ và giao nộp Đấng Thánh và Đấng Công Chính, Đấng mà chính Đức Chúa Trời đã sai đến để cứu họ. Ông thẳng thắn nhắc lại rằng họ đã chọn một kẻ giết người thay vì Chúa của Sự Sống. Những lời này con nghĩ rằng chắc hẳn đã khiến họ đau lòng và nhận ra lỗi lầm của mình. Tuy nhiên, lời cáo trách này của ông không phải để kết án họ, mà để dẫn họ đến sự ăn năn và cứu rỗi từ nơi Chúa. Ở đây con thấy Sứ Đồ Phi-e-rơ không chỉ nhấn mạnh tội lỗi của họ mà còn chỉ ra rằng Đức Chúa Trời đã làm cho Đức Chúa Jesus sống lại, và chính Ngài là con đường duy nhất để họ được tha thứ. Ông nhắc họ rằng họ đã hành động trong sự thiếu hiểu biết, nhưng bây giờ họ có cơ hội để quay về với Đức Chúa Trời. Điều này cho con thấy lòng nhân từ và ân điển của Chúa, dù cho con người đã phạm tội lớn lao đến đâu, Ngài vẫn mở ra một con đường để họ được cứu. Lời của Sứ Đồ Phi-e-rơ làm con biết rằng sự cáo trách trong Chúa không phải để đẩy con người vào sự tuyệt vọng, mà để đưa con người đến với sự ăn năn và đổi mới. Đức Chúa Trời không muốn ai bị hư mất, nhưng muốn tất cả đều đến với sự ăn năn điều này cũng đã được Chúa phán trong sách II Phi-e-rơ 3:9 rằng: “Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài như một số người tưởng đâu, nhưng Ngài lấy lòng khoan nhẫn đối với chúng ta, không muốn cho một người nào chết mất, nhưng muốn cho mọi người đều ăn năn.” Vì thế khi con đối diện với sự cáo trách của Chúa, con không nên né tránh hay biện hộ, nhưng con cần khiêm nhường tiếp nhận và quay về với Ngài.
Thưa Cha, khi con đọc và suy ngẫm về câu 16, con nhận thấy rằng đức tin nơi danh Đức Chúa Jesus không chỉ là chìa khóa của sự chữa lành về thể xác, mà còn là nguồn sức mạnh, sự cứu rỗi và bình an trong đời sống linh hồn của con. Người què này đã được chữa lành không phải bởi bất kỳ công lao hay sự xứng đáng nào của anh ta, mà bởi đức tin đặt nơi danh Đức Chúa Jesus. Điều này nhắc nhở con rằng mọi phước hạnh thuộc linh và thể xác đều đến từ ân điển của Chúa, chứ không phải bởi sức riêng của con người. Trong đời sống, nhiều lúc con đối diện với những khó khăn, hay sự yếu đuối mà con không thể tự mình vượt qua. Nhưng trong danh của Đức Chúa Jesus là nơi con đặt trọn niềm tin và hy vọng. Khi con kêu cầu danh của Chúa, con không chỉ tìm được sự chữa lành thể xác mà còn tìm thấy sự đổi mới trong tâm linh của con, được Ngài ban sức mạnh để con bước đi trong đường lối công chính. Con biết rằng danh Ngài có quyền năng biến đổi, phục hồi và đem lại sự sống, như Lời Ngài trong sách Giô-ên 2:32 phán rằng: “Hết thảy những người nào gọi danh của Đấng Tự Hữu Hằng Hữu thì sẽ được thoát khỏi”. Hơn nữa, đức tin nơi danh Chúa không chỉ giúp con là tin rằng Ngài có thể làm phép lạ, mà còn là sự phó thác trọn vẹn đời sống của con trong tay Ngài, dù trong hoàn cảnh thuận lợi hay khó khăn. Đức tin ấy giúp con tin cậy vào kế hoạch của Ngài, ngay cả khi con chưa nhìn thấy kết quả thì con biết rằng Chúa là thành tín, Ngài không bao giờ bỏ rơi những ai đặt lòng tin nơi Ngài. Nhìn lại cuộc đời mình, con thấy rằng mỗi bước con đi, mỗi thử thách con vượt qua đều là bởi đức tin của con nơi Chúa. Ngài không chỉ chữa lành thân thể, mà còn chữa lành tấm lòng, phục hồi những điều tổn thương và dẫn con vào con đường của sự sống đời đời với Chúa.
Thưa Cha, Sứ Đồ Phi-e-rơ nói rằng việc chối bỏ Đấng Christ là do thiếu hiểu biết. Khi suy ngẫm về lời của Sứ Đồ Phi-e-rơ, con nhận ra rằng sự thiếu hiểu biết có thể dẫn con đến những quyết định sai lầm, thậm chí là chối bỏ chính Đấng Cứu Thế. Như dân I-sơ-ra-ên đã không nhận ra Đức Chúa Jesus là Đấng Mê-si-a vì họ bị che mắt bởi truyền thống, sự cứng lòng và những quan điểm sai lầm. Hay như Sứ Đồ Phao-lô vì sự thiếu hiểu biết mà ông đã trở thành một người nhiệt thành chống đạo của Chúa bách hại những người tin nhận Đức Chúa Jesus. Điều này nhắc nhở con rằng sự thiếu hiểu biết trong đức tin là một nguy cơ mà mỗi người đều có thể gặp phải, và con cần có một tấm lòng sẵn sàng tìm kiếm lẽ thật để không đi sai đường. Để nhận biết và vượt qua sự thiếu hiểu biết trong đức tin, con cần đến với Lời Chúa mỗi ngày. Trong Thi Thiên 119:105 chép rằng: “Lời Ngài là ngọn đèn cho chân tôi và ánh sáng cho đường lối tôi.” Chỉ khi con siêng năng học hỏi và suy ngẫm Thánh Kinh, con mới có thể hiểu được ý muốn của Đức Chúa Trời, nhận ra những điều Ngài đã bày tỏ và giúp con không bị lầm lạc bởi sự dạy dỗ sai trật hay suy nghĩ riêng của mình. Bên cạnh đó, con cần tìm kiếm sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh. Đức Chúa Jesus đã hứa rằng Đức Thánh Linh sẽ dẫn chúng con vào mọi Lẽ Thật. Khi con cầu nguyện, tìm kiếm sự khôn ngoan và lắng nghe tiếng phán dạy của Ngài, con sẽ có sự nhận biết thuộc linh để phân biệt điều đúng và sai, tránh rơi vào sự thiếu hiểu biết. Hơn nữa, con cần sống trong sự thông công với anh chị em trong đức tin để con có sự vững mạnh hơn trong Lời Chúa. Châm Ngôn 27:17 dạy rằng: "Sắt mài bén sắt. Cũng vậy, một người mài bén dung mạo của bạn mình." Khi con học hỏi, chia sẻ và khích lệ nhau trong Hội Thánh, con sẽ được xây dựng và hiểu biết hơn về Lời của Chúa. Cuối cùng, con cần có một tấm lòng khiêm nhường để sẵn sàng học hỏi và thay đổi mỗi khi con được Chúa sửa dạy và cáo trách con.
Thưa Cha, Đức Chúa Trời đã làm ứng nghiệm lời tiên tri rằng Đấng Christ phải chịu thương khó, đã giúp con nhận ra một lẽ thật sâu sắc: Đức Chúa Trời là Đấng thành tín tuyệt đối, Ngài giữ trọn mọi lời hứa của Ngài. Từ hàng ngàn năm trước, qua các tiên tri như Ê-sai, Đa-ni-ên, Thi Thiên và nhiều sách khác trong Cựu Ước, Đức Chúa Trời đã báo trước rằng Đấng Mê-si-a sẽ phải chịu thương khó đau đớn, bị chối bỏ, bị giết nhưng rồi sẽ sống lại trong vinh quang. Và đúng như vậy, mọi điều đã được ứng nghiệm một cách trọn vẹn trong Đức Chúa Jesus. Điều này đã khẳng định rằng lời Đức Chúa Trời không bao giờ sai trật, mọi điều Ngài phán ra đều sẽ được thực hiện đúng theo thời điểm của Ngài. Điều này cũng đem đến sự vững an cho con, vì nếu Đức Chúa Trời đã giữ lời hứa về sự chịu khổ và chiến thắng trong Đấng Christ, thì Ngài cũng sẽ giữ lời hứa với con. Ngài đã hứa rằng ai tin nhận Ngài sẽ được sự sống đời đời (Giăng 3:16), rằng Ngài luôn ở cùng con trong mọi hoàn cảnh (Hê-bơ-rơ 13:5), rằng Ngài sẽ dẫn dắt con đi trong đường ngay thẳng (Châm Ngôn 3:5-6). Khi nhìn vào sự thành tín của Đức Chúa Trời trong việc hoàn thành chương trình cứu chuộc, con càng thêm tin cậy rằng mọi lời hứa của Ngài cho đời sống con cũng sẽ được ứng nghiệm. Hơn nữa, sự thương khó của Đấng Christ không phải là một sự thất bại, mà là một phần trong kế hoạch hoàn hảo của Đức Chúa Trời. Dù con người có thể không hiểu, thậm chí có lúc nghĩ rằng Đức Chúa Trời im lặng hay quên họ, nhưng thực tế Ngài luôn hành động để thực hiện ý muốn tốt lành của Ngài. Điều này nhắc nhở con rằng ngay cả khi con đối diện với khó khăn, thử thách hay chờ đợi lâu dài, con vẫn có thể tin cậy nơi Đức Chúa Trời, vì Ngài không bao giờ thất tín nên lòng con luôn bám lấy lời hứa của Chúa, tin cậy nơi sự thành tín của Ngài, biết rằng Ngài đã giữ trọn lời hứa về sự cứu chuộc qua Đấng Christ, thì chắc chắn Ngài cũng sẽ giữ lời hứa của Ngài với con hôm nay và mãi mãi.
Thưa Cha, con nhận ra rằng đôi khi con dễ dàng kinh ngạc trước những phép lạ lớn lao nhưng lại bỏ qua quyền năng của Chúa trong những điều nhỏ bé hàng ngày của con. Khi đọc Thánh Kinh hay nghe những câu chuyện về phép lạ, con thường ngưỡng mộ và ngạc nhiên trước cách Đức Chúa Trời hành động một cách siêu nhiên, như việc Ngài khiến người què bước đi, khiến biển Đỏ rẽ đôi, hay khiến người chết sống lại. Nhưng con cũng được nhắc nhở rằng Chúa không chỉ bày tỏ quyền năng của Ngài qua những sự kiện lớn lao vĩ đại, mà còn qua những điều bình thường trong cuộc sống của con mỗi ngày. Con thấy quyền năng của Chúa trong hơi thở mà Ngài ban cho con mỗi buổi sáng, trong sự bình an giữa những hoàn cảnh khó khăn mà con gặp phải trong cuộc sống như là trong công việc, sức khỏe hay trong gia đình nhỏ của con, trong sự quan phòng khi con đối diện với những thử thách. Con thấy sự nhân từ của Ngài khi Ngài ban cho con sức mạnh để vượt qua những nỗi lo lắng, sự bất an khi Ngài đặt vào lòng con sự bình an ngay cả khi con chưa thấy câu trả lời của Chúa. Con cũng thấy bàn tay Chúa khi con cầu nguyện mà chưa nhận được điều con mong muốn, nhưng Ngài lại hướng dẫn con theo một con đường tốt hơn mà con không hề nghĩ tới. Nhận ra quyền năng của Chúa trong những điều nhỏ bé hàng ngày giúp con học cách biết ơn và tin cậy Ngài nhiều hơn. Con không cần phải chờ đợi những phép lạ lớn lao mới tin rằng Chúa đang hành động, bởi vì mọi điều xảy ra trong đời sống con đều nằm trong sự kiểm soát của Ngài. Để lòng con luôn biết lắng nghe, nhìn thấy và trân trọng cách Chúa hành động mỗi ngày, để đức tin con không chỉ dựa trên những điều lớn lao, mà còn trên sự thành tín của Ngài trong từng khoảnh khắc đời sống con. Chúa vẫn đang làm việc, không phải chỉ trong những phép lạ kỳ diệu, mà ngay cả trong những điều nhỏ bé mà con thường xem là bình thường.
Thưa Cha, trong cuộc sống của con, con nhận ra rằng trong những lúc thành công hay khi con nhận được phước hạnh từ Chúa, lòng con dễ bị cám dỗ và kiêu ngạo nghĩ rằng đó là kết quả từ nỗ lực, khả năng hay sự khôn ngoan của chính mình. Đôi khi con làm việc chăm chỉ, lập kế hoạch kỹ lưỡng, vượt qua khó khăn và khi đạt được điều mong muốn, con vô tình cảm thấy rằng đó là công sức của mình mà quên mất rằng mọi điều tốt lành đều đến từ Đức Chúa Trời. Như Lời Chúa nhắc nhở con trong Phục Truyền Luật Lệ Ký 8:17-18: “Vậy, hãy coi chừng, chớ nói trong lòng rằng: Ấy nhờ quyền năng ta và sức lực của tay ta mà đoạt được những sản nghiệp này. Hãy nhớ lại Thiên Chúa Tự Hữu Hằng Hữu ngươi, vì ấy là Ngài ban cho ngươi sức lực đoạt được những sản nghiệp, để làm trọn sự giao ước Ngài đã thề cùng tổ phụ ngươi, y như Ngài đã làm ngày nay.” Điều này nhắc con rằng mọi tài năng, cơ hội, trí tuệ, sức khỏe và cả môi trường thuận lợi để con thành công đều do Chúa ban cho. Không có Ngài, con chẳng thể làm được gì. Con cũng nhận thấy rằng khi con quy vinh hiển về mình, lòng con dễ trở nên kiêu ngạo và xa cách Chúa. Điều này đã được Chúa cảnh bảo cho tất cả chúng con trong sách Châm Ngôn 16:18 rằng: “Sự kiêu ngạo đi trước sự bại hoại; và tinh thần tự cao đi trước sự sa ngã”. Nhưng khi con nhớ rằng thành công của con chỉ là một phần trong kế hoạch của Ngài, con sẽ biết khiêm nhường và biết ơn Chúa. Con sẽ không chỉ tận hưởng phước hạnh đó mà còn sử dụng nó để vinh hiển danh Ngài, giúp đỡ người khác và mở rộng vương quốc của Chúa trên đất này. Vì vậy, con cần học cách tôn vinh Chúa trong mọi hoàn cảnh, dù trong thành công hay thất bại. Khi đạt được điều gì, con sẽ nhớ rằng con chỉ là một người quản gia trong nhà của Chúa, còn Đấng ban cho mọi sự là Đức Chúa Trời.
Thưa Cha, lời nhắc nhở của Sứ Đồ Phi-e-rơ về vai trò của đức tin nơi danh Chúa, con nhận ra rằng đức tin không chỉ là chìa khóa của sự chữa lành, mà còn là nguồn sức mạnh giúp con đối diện với mọi thử thách trong cuộc sống. Sứ Đồ Phi-e-rơ khẳng định rằng người què được chữa lành không phải bởi công đức hay khả năng của con người, mà bởi đức tin nơi danh Đức Chúa Jesus. Điều này nhắc nhở con rằng chính Chúa là Đấng có quyền năng nắm giữ mọi điều trong cuộc sống của con, ngay cả trong những lúc khó khăn nhất. Hiện tại, con cũng đối diện với những thử thách riêng như là nan đề sức khỏe của con, những khó khăn trong công việc, gia đình, hay những lúc yếu đuối trong đức tin. Nhưng Lời Chúa nhắc nhở con rằng con không phải đối diện với chúng một mình, Chúa luôn bên cạnh và bồng ẵm con. Danh của Đức Chúa Jesus chính là nguồn sức mạnh, sự nâng đỡ và sự bình an trong con. Khi con cầu nguyện trong đức tin, con biết rằng Chúa không chỉ nghe con mà còn đang hành động theo ý muốn tốt lành của Ngài. Đức tin nơi vào danh của Ngài giúp con không nản lòng khi gặp thử thách, không sợ hãi trước những điều không chắc chắn, và con không còn dựa vào sức riêng mình, nhưng hoàn toàn tin cậy vào Ngài. Hơn nữa, đức tin nơi danh Chúa giúp con thay đổi cách nhìn về thử thách. Thay vì coi những khó khăn là điều tiêu cực, con học cách nhìn chúng như cơ hội để đức tin con được lớn lên, để con kinh nghiệm sâu sắc hơn sự thành tín của Chúa đã phán bảo con trong sách Giăng 16:33 chép rằng: "Ta đã bảo các ngươi những điều đó để trong Ta các ngươi có sự bình an. Các ngươi sẽ có sự hoạn nạn trong thế gian nhưng hãy can đảm! Ta đã thắng thế gian rồi!" Lời này nhắc con rằng Đức Chúa Jesus đã chiến thắng mọi nghịch cảnh, và nếu con đặt đức tin nơi danh của Ngài, con cũng có thể bước đi trong sự bình an và chiến thắng.
Thưa Cha, con biết rằng sự chữa lành của Đức Chúa Trời không chỉ dành cho thể xác mà còn cho tâm linh, cảm xúc và mọi lĩnh vực trong đời sống của con. Có những lúc con mang nặng tổn thương, lo âu, hoặc gánh nặng mà chỉ Chúa mới có thể chữa lành cho con. Trong sách Thi Thiên 147:3 chép rằng: "Chữa lành người có lòng đau thương, và bó vết thương của họ." Điều này nhắc nhở con rằng Chúa thấy rõ những đau đớn trong lòng con, ngay cả khi người khác không nhận ra. Con cần sự chữa lành khỏi những suy nghĩ tiêu cực, sự nghi ngờ, hoặc những điều ngăn cản con sống trong sự tự do của Chúa. Ngài đã phán dặn con rằng: "Hãy đến với Ta! Hỡi những ai mệt mỏi và gánh nặng! Ta sẽ cho các ngươi sự yên nghỉ." (Ma-thi-ơ 11:28). Vì vậy, con không muốn tự mình cố gắng mang lấy gánh nặng, nhưng sẽ đến với Chúa, dâng lên Ngài mọi lo lắng, tổn thương và bất an. Con tin rằng Ngài là Đấng chữa lành và phục hồi, và Ngài đang hành động trong con, ban cho con sự bình an trọn vẹn.
Thưa Cha, con vẫn đang cố gắng chia sẻ về Đấng Christ với những người chưa biết đến Ngài mỗi ngày, ngay cả khi họ có thể hành động do sự thiếu hiểu biết vì con biết rằng việc chia sẻ về Đấng Christ không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhất là khi những người xung quanh con có thể phản ứng tiêu cực hoặc thờ ơ chống đối vì sự thiếu hiểu biết. Xưa kia dân I-sơ-ra-ên đã chối bỏ Đức Chúa Jesus vì họ không nhận ra Ngài, nhưng Sứ Đồ Phi-e-rơ vẫn kiên trì rao giảng với tình yêu thương. Điều này nhắc nhở con rằng trách nhiệm của con không phải là thuyết phục ai tin Chúa, mà là trung tín chia sẻ Tin Lành với lòng kiên nhẫn và sự nhẫn nại. như Lời Chúa phán: “Hãy đi đến khắp thế gian, giảng Tin Lành cho mọi người!” (Mác 16:15), điều này có nghĩa con có bổn phận và trách nhiệm đi rao giảng Tin Lành của Chúa cho mọi người như một mệnh lệnh của Chúa đã phán: “Hãy rao sự chết của Chúa cho đến khi Ngài đến” con có thể bày tỏ về Chúa qua đời sống, lời nói và hành động của mình. Con không muốn vì sự sợ hãi, sợ bị từ chối mà con ngừng chia sẻ về Ngài. Con muốn kiên trì cầu nguyện cho những người chưa tin, vì con tin rằng chính Đức Chúa Trời sẽ mở lòng họ và thực hiện công việc biến đổi mà con không thể làm được.
Thưa Cha, về sự thành tín của Đức Chúa Trời trong việc làm ứng nghiệm mọi lời hứa và tiên tri về Đấng Christ, đã làm con được khích lệ mạnh mẽ để con tin cậy vào mọi lời hứa khác của Ngài. Từ Cựu Ước đến Tân Ước, Đức Chúa Trời đã báo trước về sự đến, sự chịu khổ, sự chết và sự sống lại của Đấng Christ, và đúng theo thời điểm của Ngài, con thấy mọi điều đã được ứng nghiệm trọn vẹn. Điều này nhắc nhở con rằng Chúa không bao giờ thất hứa, Ngài luôn hành động theo kế hoạch tốt lành của Ngài. Sự thành tín của Ngài khích lệ con tin cậy vào những lời hứa của Chúa trong đời sống mình, đặc biệt là trong những lúc khó khăn lo lắng, bất an hay không chắc chắn về tương lai. Chúa đã hứa rằng Ngài luôn ở cùng con không lìa con cũng chẳng bỏ con (Hê-bơ-rơ 13:5), Ngài dẫn dắt con trên con đường ngay thẳng, các nẻo đường con đi (Châm Ngôn 3:5-6), và Ngài có kế hoạch tốt lành cho con (Giê-rê-mi 29:11). Khi đối diện với thử thách, con muốn bám lấy lời hứa của Ngài, thay vì để nỗi sợ hãi lấn át lòng mình. Trong hoàn cảnh hiện tại, con sẽ đặt đức tin nơi Chúa ngay cả khi con chưa thấy kết quả, con sẽ kiên trì cầu nguyện và chờ đợi trong sự bình an, biết rằng Chúa luôn thành tín và sẽ làm trọn mọi điều theo ý muốn tốt lành của Ngài. Con không chỉ tin vào những lời hứa đã được ứng nghiệm trong quá khứ, mà còn bước đi với sự tin quyết rằng Chúa vẫn đang hành động và sẽ tiếp tục làm thành ý định tốt đẹp của Ngài trên đời sống con trong tương lai.
Thưa Cha, qua lời kêu gọi của Sứ Đồ Phi-e-rơ, giúp con nhận ra rằng ân điển của Chúa luôn lớn hơn tội lỗi của con người. Dù dân I-sơ-ra-ên đã chối bỏ và giao nộp Đức Chúa Jesus để đóng đinh Ngài trên cây thập tự, nhưng Chúa vẫn mở ra cho họ một con đường để họ có thể ăn năn và quay trở lại với Ngài. Sứ Đồ Phi-e-rơ không kết án họ mà kêu gọi họ nhận biết sai lầm, ăn năn và tìm kiếm sự cứu rỗi từ nơi Chúa, điều này nhắc nhở con rằng con cũng được kêu gọi để sống trong sự tha thứ và bày tỏ tình yêu của Chúa cho người khác, ngay cả với những người đã từng làm tổn thương con hoặc chưa nhận biết Ngài. Để có sự tha thứ và hướng dẫn những người xung quanh con tìm đến Chúa, thì con cần sống với một tấm lòng khiêm nhường và đầy tình yêu thương, không giữ lòng cay đắng hay xét đoán người khác nhưng bày tỏ ân điển như Chúa đã làm với con. Con cũng có thể dẫn dắt họ bằng chính đời sống của mình, để họ thấy tình yêu và sự khác biệt mà Chúa tạo ra trong đời sống của con, như trong sách Ma-thi-ơ 5:16 chép: “Sự sáng của các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy, để họ thấy những việc lành của các ngươi, và tôn vinh Cha của các ngươi, Đấng ở trên trời.” Cuối cùng, con tin rằng sự biến đổi đến từ Đức Chúa Trời, nên điều con cần làm là hãy hết lòng để làm tròn phận sự mà Chúa giao phó cho con nên con sẽ kiên trì cầu nguyện, tin cậy và tiếp tục sống phản chiếu tình yêu của Ngài, để những người xung quanh con có thể tìm thấy hy vọng và sự cứu rỗi trong Chúa.
Thưa Cha, sau khi đọc và suy ngẫm Lời của Chúa trong phân đoạn Thánh Kinh sách Công Vụ Các Sứ Đồ 3:11-18, con đã rút ra được nhiều bài học quý báu cho đời sống đức tin của mình. Con nhận thấy rằng mọi phép lạ và quyền năng đều đến từ Chúa, chứ không phải từ con người, như cách Sứ Đồ Phi-e-rơ đã làm chứng rằng chính danh Đức Chúa Jesus đã chữa lành người què, chứ không phải do năng lực hay sự tin kính của ông. Điều này nhắc nhở con rằng con cần đặt trọn đức tin nơi danh Ngài, tin cậy vào quyền năng của Chúa trong đời sống mình.
Con cũng học được rằng dù dân I-sơ-ra-ên đã chối bỏ và đóng đinh Đức Chúa Jesus vì sự cứng lòng và thiếu hiểu biết, nhưng Ngài vẫn mở ra con đường ăn năn và cứu rỗi cho họ. Điều này khiến con suy ngẫm về lòng thương xót của Chúa đối với con và mọi người xung quanh. Con cũng nhận ra rằng Chúa đang kêu gọi con tha thứ, yêu thương và chia sẻ Tin Lành của Chúa cho những người chưa nhận biết Ngài, ngay cả khi họ có thể hiểu sai hoặc từ chối.
Lời Chúa cũng khích lệ con tin cậy vào sự thành tín của Ngài, vì Ngài đã làm ứng nghiệm mọi lời tiên tri về Đấng Christ, thì chắc chắn Ngài cũng sẽ giữ trọn những lời hứa khác trong đời sống con. Khi con đối diện với những thử thách, con muốn bám lấy lời hứa của Ngài, đặt đức tin nơi Chúa thay vì để nỗi lo sợ chi phối lòng con.
Lạy Chúa, xin giúp con luôn nhớ rằng mọi điều con có đều đến từ Ngài. Xin Chúa ban cho con một tấm lòng khiêm nhường, biết quy vinh hiển về Chúa thay vì dựa vào sức riêng của con. Xin dạy con cách yêu thương, tha thứ và dẫn dắt những người xung quanh con đến với Ngài. Nguyện đời sống con phản chiếu tình yêu của Chúa, để danh Ngài được tôn cao qua mỗi việc con làm. Con cầu xin trong danh Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Bùi Thành Chinh
16/02/2025
***