Công Vụ Các Sứ Đồ 3:1-10 Phép Lạ Chữa Lành Người Què Từ Trong Lòng Mẹ
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu đời đời của chúng con, con dâng lời cảm tạ ơn Cha vì con luôn được sống trong sự quan phòng che chở của Ba Ngôi Thiên Chúa, thì giờ này Cha lại ban cho con thì giờ để con suy ngẫm Lời của Ngài trong sách Công Vụ Các Sứ Đồ 3:1-10. Nguyện xin Đức Thánh Linh mở mắt mở lòng cho con để con có thể hiểu được ý muốn của Ngài trên đời sống của con.
1 Phi-e-rơ và Giăng đã cùng nhau đi lên Đền Thờ, vào giờ cầu nguyện, nhằm giờ thứ chín. [Dân I-sơ-ra-ên chia ban ngày từ khi mặt trời mọc cho tới khi mặt trời lặn thành 12 giờ. Giờ thứ nhất bắt đầu vào khoảng 6 giờ sáng. Giờ thứ chín bắt đầu vào khoảng 2 giờ chiều.] 2 Có một người kia đã bị què từ trong lòng mẹ của người. Mỗi ngày, người ấy được người ta đem đặt tại cửa của Đền Thờ, gọi là Cửa Đẹp, để cầu xin sự bố thí từ những người vào trong Đền Thờ. 3 Người ấy thấy Phi-e-rơ và Giăng sắp đi vào trong Đền Thờ, đã xin nhận sự bố thí. 4 Phi-e-rơ với Giăng nhìn chăm vào người, và đã nói: "Hãy nhìn vào chúng ta." 5 Người ấy đã nhìn họ, mong đợi sẽ nhận được điều gì từ họ. 6 Nhưng Phi-e-rơ đã nói: "Ta chẳng có vàng và bạc, nhưng điều ta có thì ta cho ngươi. Trong danh của Đức Chúa Jesus Christ ở Na-xa-rét, hãy trỗi dậy và bước đi!" 7 Người đã nắm tay phải người ấy, đỡ dậy. Tức thì đôi bàn chân và đôi mắt cá của người ấy đã được mạnh mẽ. 8 Người ấy đã nhảy lên, đứng và bước đi; rồi vào trong Đền Thờ với họ; vừa đi, vừa nhảy, vừa tôn vinh Đức Chúa Trời. 9 Hết thảy dân chúng đã thấy người ấy bước đi và tôn vinh Đức Chúa Trời. 10 Họ đã biết rằng, ấy là người đã ngồi để xin sự bố thí tại Cửa Đẹp của Đền Thờ. Họ đầy sự bỡ ngỡ và sững sờ về việc đã xảy ra cho người ấy.
Thưa Cha, phân đoạn Thánh Kinh trên kể về việc Sứ Đồ Phi-e-rơ và Sứ Đồ Giăng cùng đi lên Đền Thờ vào giờ cầu nguyện thứ chín. Tại cửa Đền Thờ, gọi là Cửa Đẹp, họ gặp một người què từ khi sinh ra, mỗi ngày được đặt ở đó để xin bố thí. Khi thấy hai sứ đồ, người què này mong nhận được tiền bạc, nhưng Sứ Đồ Phi-e-rơ bảo người đó rằng ông không có vàng bạc, nhưng nhân danh Đức Chúa Jesus Christ, ông truyền cho người què trỗi dậy và bước đi. Sứ Đồ Phi-e-rơ nắm tay người ấy đỡ dậy, lập tức chân và mắt cá của ông trở nên mạnh mẽ. Người què liền nhảy lên, bước đi, rồi cùng họ vào Đền Thờ, vừa đi vừa ca ngợi Đức Chúa Trời. Dân chúng thấy vậy đều ngạc nhiên, vì họ nhận ra đó chính là người đã từng ngồi xin bố thí trước Cửa Đẹp.
Thưa Cha, ở đây Sứ Đồ Phi-e-rơ và Giăng đã chọn giúp đỡ người què này không bằng sự bố thí thông thường mà bằng điều họ có, quyền năng trong danh Đức Chúa Jesus Christ, con nghĩ rằng là vì họ muốn ban cho người này một sự biến đổi trọn vẹn thay vì chỉ giúp đỡ mang tính tạm thời. Vì nếu chỉ cho người này bạc vàng, thì ông ta sẽ chỉ có cái ăn trong một ngày, nhưng vẫn tiếp tục sống trong cảnh lệ thuộc vào người khác và tuyệt vọng chấp nhận hoàn cảnh đó của mình. Tuy nhiên, khi ban cho người này sự chữa lành đến từ Chúa, thì các sứ đồ không chỉ giúp người ấy đứng dậy và bước đi mà còn mở ra cho người này một cuộc đời mới, một cơ hội để bước vào Đền Thờ, ca ngợi Đức Chúa Trời và trải nghiệm sự vinh hiển của Ngài. Hơn thế nữa, phép lạ này trở thành một lời chứng mạnh mẽ về quyền năng của Đức Chúa Trời trước mắt dân chúng, khiến họ kinh ngạc và suy ngẫm. Điều này cũng nhắc nhở con rằng, khi giúp đỡ người khác, điều quan trọng không chỉ là đáp ứng nhu cầu vật chất, mà còn là hướng họ đến với Chúa – Đấng duy nhất có thể đem đến sự cứu rỗi và biến đổi cuộc đời một cách trọn vẹn.
Thưa Cha, con thấy điều mà Sứ Đồ Phi-e-rơ và Giăng có ở đây không phải là vàng bạc hay của cải vật chất, mà là quyền năng và sự sống trong danh của Đức Chúa Jesus Christ. Họ có đức tin mạnh mẽ nơi Chúa, hiểu rõ quyền năng Ngài ban cho những người tin cậy Ngài và dạn dĩ bước đi trong sự kêu gọi của Chúa để bày tỏ tình yêu và sự cứu rỗi của Ngài. Khi Sứ Đồ Phi-e-rơ nói: "Ta chẳng có vàng và bạc, nhưng điều ta có thì ta cho ngươi. Trong danh của Đức Đức Chúa Jesus Christ ở Na-xa-rét, hãy trỗi dậy và bước đi!" (Công Vụ Các Sứ Đồ 3:6), là ông không chỉ công bố sự chữa lành mà còn bày tỏ quyền năng siêu nhiên của danh Đức Chúa Jesus, một quyền năng không chỉ thay đổi thể xác mà còn biến đổi cả cuộc đời của người què này. Con nghĩ rằng điều Sứ Đồ Phi-e-rơ và Giăng có còn là sự xác quyết nơi quyền năng của Đức Chúa Jesus, bởi họ biết rằng trong danh Ngài, không có điều gì là không thể. Ở đây họ sống trong sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh và thi hành những điều diệu kỳ vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Câu chuyện này cũng nhắc nhở con rằng, dù không có nhiều của cải trong thế gian, nhưng nếu có Chúa, thì con đã có tất cả. Chúa ban cho con quyền năng trong danh Ngài để cầu thay, giúp đỡ, và mang đến sự biến đổi cho những người xung quanh con, không chỉ về vật chất mà còn về tâm linh, để họ có thể tìm được sự sống thật trong Ngài.
Thưa Cha, câu nói: “Trong danh của Đức Chúa Jesus Christ ở Na-xa-rét, hãy trỗi dậy và bước đi!” đã cho con thấy rõ ràng quyền năng tuyệt đối trong danh Đức Chúa Jesus và đức tin trọn vẹn của Sứ Đồ Phi-e-rơ nơi Ngài. Trước hết, con hiểu câu nói này khẳng định rằng danh Đức Chúa Jesus không chỉ đơn thuần là một cái tên, mà chính là hiện thân của quyền năng, sự sống và sự cứu rỗi đến từ Đức Chúa Trời. Khi Sứ Đồ Phi-e-rơ công bố danh Chúa, thì con thấy ông không dùng phép thuật hay nghi thức tôn giáo, mà ông đang tuyên xưng rằng Đức Chúa Jesus là Đấng có quyền trên sự sống, bệnh tật và mọi hoàn cảnh của con người. Đồng thời, điều này cũng cho con thấy một đức tin mạnh mẽ của Sứ Đồ Phi-e-rơ, một đức tin không do dự hay nghi ngờ, mà dạn dĩ tuyên bố sự chữa lành, tin chắc rằng Đức Chúa Jesus có thể làm được điều đó. Ở đây đức tin của ông không chỉ nằm trong lời nói, mà còn thể hiện qua hành động, khi ông chủ động nắm tay người què và đỡ người què đứng dậy. Hơn nữa, con thấy rằng phép lạ này không chỉ đem đến sự chữa lành thể xác mà còn là sự phục hồi trọn vẹn và về tâm linh của người què này, khi đã bước vào Đền Thờ và ngợi tôn Đức Chúa Trời. Qua câu chuyện này nhắc nhở con rằng danh Đức Chúa Jesus vẫn đầy quyền năng như xưa, và khi con đặt trọn đức tin nơi Ngài, con sẽ chứng kiến được sự biến đổi kỳ diệu không chỉ trong chính đời sống của con, mà còn trong những người xung quanh con nữa.
Thưa Cha, hành động nhảy múa, tôn vinh Đức Chúa Trời của người què này sau khi được chữa lành, con nghĩ đây chính là một bằng chứng sống động và mạnh mẽ về quyền năng của Đức Chúa Jesus Christ. Trước đó, người này bị què từ khi sinh ra, hoàn toàn phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác, không thể tự mình bước đi. Nhưng khi danh Đức Chúa Jesus được công bố, đôi chân của người này lập tức được chữa lành, và phản ứng đầu tiên của người này không phải là lặng lẽ rời đi mà là nhảy lên, bước đi và vui mừng tôn vinh Chúa. Điều này cho con thấy sự chữa lành mà người này nhận được không chỉ về thể xác mà còn là sự biến đổi trong tâm linh, từ chỗ tuyệt vọng không biết ngày mai, giờ đây đã trở thành người tràn đầy sự vui mừng và biết ơn Chúa. Hành động này con nghĩ rằng cũng là một lời chứng để công khai về quyền năng của Đức Chúa Trời. Khi người này bước vào Đền Thờ, tất cả dân chúng đều thấy và nhận ra chính là người què này đã từng ngồi ăn xin tại Cửa Đẹp, đã khiến cho họ kinh ngạc và sững sờ vì không thể phủ nhận phép lạ đã xảy ra. Vì nếu người què này chỉ lặng lẽ rời đi mà không bày tỏ sự vui mừng, có thể sẽ có người nghi ngờ hoặc không nhận ra sự biến đổi kỳ diệu này từ ông. Nhưng qua việc người này nhảy múa và ca ngợi Chúa trước đông đảo mọi người, thì ông đã công bố cách rõ ràng rằng chính Đức Chúa Trời là Đấng đã chữa lành cho ông. Hơn nữa, sự vui mừng và tôn vinh Chúa của ông cũng thể hiện sự đáp ứng đúng đắn trước ân điển của Chúa ban cho ông. Khi nhận được phép lạ từ Ngài, lòng biết ơn chân thành phải dẫn đến sự ngợi tôn. Điều này nhắc nhở con rằng khi Chúa làm việc trong đời sống của con, thì con không nên giữ điều đó cho riêng mình con mà con cần mạnh dạn làm chứng về sự nhân từ và quyền năng của Ngài. Qua lời chứng và sự vui mừng của con, thì những người xung quanh sẽ thấy được quyền năng của Chúa vẫn đang hành động và có thể chính họ cũng sẽ được dẫn đến sự tin nhận Ngài. Con nghĩ rằng hành động nhảy múa và tôn vinh Chúa của người què này không chỉ là biểu hiện của sự vui mừng cá nhân mà còn là một sự chứng minh công khai về quyền năng của Đức Chúa Jesus, khích lệ lòng tin của nhiều người và tôn vinh danh Ngài. Đây là một bài học cho con về việc sống đời sống làm chứng cho Chúa, không chỉ bằng lời nói mà còn qua thái độ, niềm vui và sự ca ngợi Chúa mỗi ngày.
Thưa Cha, sự việc người què đứng dậy đi được làm cho dân chúng bỡ ngỡ và sững sờ con nghĩ là vì họ đã quá quen thuộc với hình ảnh người què ngồi xin ăn tại Cửa Đẹp của Đền Thờ mỗi ngày. Trong suy nghĩ của họ, tình trạng què quặt của người này là một thực tế không thể thay đổi, một điều đã tồn tại từ lâu và không có cách nào khác ngoài việc bố thí để giúp cho người này sống qua ngày. Nhưng khi họ thấy người què này này không chỉ đứng dậy mà còn bước đi, nhảy múa và tôn vinh Đức Chúa Trời, thì họ kinh ngạc vì đó là điều vượt quá sự hiểu biết của họ. Họ không thể phủ nhận rằng một phép lạ kỳ diệu đã xảy ra trước mắt mình. Điều này cho con thấy sự giới hạn trong đức tin của họ. Họ có thể tin vào Đức Chúa Trời theo cách truyền thống, tin vào các nghi thức tôn giáo và sự thờ phượng trong Đền Thờ, nhưng họ chưa thực sự tin vào quyền năng siêu nhiên của Ngài để biến đổi con người một cách kỳ diệu. Họ có thể tin rằng Chúa là Đấng ban phước và chu cấp, nhưng chưa chắc họ đã tin rằng Ngài có thể hành động một cách mạnh mẽ và trực tiếp trong cuộc sống thực tế của họ. Hơn nữa, phản ứng này cũng cho con thấy họ chỉ tin vào những điều mình có thể nhìn thấy bằng mắt. Khi người què này ngồi xin ăn, họ không nghĩ đến khả năng ông có thể được chữa lành, vì điều đó vượt quá sự hiểu biết của con người. Nhưng khi họ tận mắt chứng kiến phép lạ từ Chúa, thì họ mới bắt đầu kinh ngạc và suy ngẫm về những điều đang xảy ra. Điều này nhắc nhở con rằng đức tin thật không chỉ dựa trên những điều mắt thấy tai nghe mà dựa trên sự nhận biết quyền năng của Đức Chúa Trời qua Lời Ngài và sự bày tỏ của Ngài trong đời sống. Con nghĩ rằng qua sự kiện này, để Đức Chúa Trời bày tỏ quyền năng của Ngài để mở mắt dân chúng, khiến họ nhận biết rằng danh Đức Chúa Jesus không chỉ là một cái tên, mà là danh đầy quyền năng, có thể cứu rỗi, chữa lành và biến đổi hoàn toàn cuộc đời của con người. Con nghĩ rằng sự bỡ ngỡ và sững sờ của họ là một phản ứng tự nhiên, nhưng đó cũng là cơ hội để họ bước vào một đức tin sâu sắc hơn – một đức tin không chỉ dựa trên truyền thống tôn giáo, mà dựa trên sự hiểu biết và kinh nghiệm thực tế về quyền năng của Đức Chúa Trời.
Thưa Cha, ngày nay con thấy có nhiều người tự hỏi tại sao Chúa dường như không còn làm phép lạ chữa bệnh một cách rõ ràng như trong thời kỳ các sứ đồ, mặc dù có rất nhiều lời cầu xin từ con dân Ngài? Theo con nghĩ thì có nhiều lý do. Trước hết, Chúa vẫn làm phép lạ, nhưng không phải lúc nào Ngài cũng hành động theo cách mà con người mong đợi. Trong thời kỳ Thánh Kinh, phép lạ được bày tỏ công khai mục đích để xác nhận quyền năng của Đức Chúa Trời và sứ điệp cứu rỗi qua Đức Chúa Jesus Christ. Những phép lạ như chữa lành người què ở đây không chỉ giúp người bệnh phục hồi mà còn là dấu chứng cho dân chúng nhận biết Đức Chúa Jesus là Đấng Mê-si-a. Ngày nay, khi Tin Lành đã được lan truyền rộng rãi, Lời của Chúa đã được ban ra khắp nơi trên thế giới, cuốn Thánh Kinh được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới và đây cũng là cuốn sách xuất bản nhiều nhất thế giới thì con nghĩ rằng Chúa không nhất thiết phải dùng phép lạ thể chất để xác nhận sứ điệp của Ngài nữa nhưng điều đó không có nghĩa là Ngài ngừng hành động trên đời sống. Thứ hai, con nghĩ là vì ý muốn của Chúa vượt trên sự hiểu biết của con người, như Lời Chúa đã phán trong sách Ê-sai 55:8-9 rằng: “Vì những ý tưởng của Ta chẳng phải những ý tưởng của các ngươi, những đường lối của các ngươi chẳng phải những đường lối của Ta. Vì các tầng trời được nâng cao hơn đất, vậy nên, những đường lối của Ta được nâng cao hơn những đường lối của các ngươi và những ý tưởng của Ta được nâng cao hơn những ý tưởng của các ngươi”. Nên không phải lúc nào Chúa cũng chữa lành bệnh tật theo lời cầu xin của chúng con, vì Ngài có kế hoạch lớn hơn cho mỗi người. Đôi khi, Ngài để chúng con trải qua sự thử thách để chúng con tăng trưởng đức tin, rèn luyện sự kiên nhẫn, hoặc bày tỏ sự vinh hiển của Ngài theo cách khác, giống như trường hợp của ông Gióp hay như Sứ Đồ Phao-lô là một ví dụ, ông đã cầu xin Chúa ba lần để cất đi “cái dằm” trong xác thịt mình, nhưng Chúa đáp rằng: "Ân điển của Ta đủ cho ngươi rồi, vì sức mạnh của Ta nên trọn vẹn trong sự đau yếu" (II Cô-rinh-tô 12:9). Điều này cho con thấy đôi khi Chúa không chữa lành thể xác, nhưng Ngài ban sức mạnh thuộc linh để con có thể chịu đựng và sống trong sự vâng phục Ngài. Thứ ba, là do ngày nay con thấy Chúa đã ban cho con người nhiều phương tiện để chăm sóc sức khỏe, bao gồm y học và khoa học, Chúa có thể sử dụng các bác sỹ, thuốc men và các phương pháp điều trị hiện đại để mang lại sự chữa lành. Những tiến bộ trong y học cũng là một hình thức ân điển từ Đức Chúa Trời. Thay vì chỉ trông đợi phép lạ tức thì, con nên biết ơn vì Chúa đã ban cho con người trí tuệ để tìm ra các phương pháp chữa trị. Cuối cùng, thì con nghĩ rằng sự chữa lành quan trọng nhất không phải là thể xác mà là tâm linh. Mặc dù Chúa có thể chữa lành bệnh tật, nhưng mục tiêu cao nhất của Ngài là sự cứu rỗi linh hồn của mỗi một chúng con. Vì Đức Chúa Jesus đến thế gian không chỉ để chữa lành thân thể, mà quan trọng hơn, Ngài chết trên thập tự giá để cứu con người khỏi tội lỗi và ban cho những ai tin nhận Ngài sự sống đời đời. Hiện nay con mang trong mình căn bệnh nan y suy thận độ 4, ngày xưa khi chưa biết Chúa thì con luôn lo lắng và sợ hãi về căn bệnh của mình, căn bệnh mà bác sỹ bảo với con rằng con không thể chữa khỏi. Nhưng từ khi con đã tin nhận Chúa thì con đã dâng trọn và phó thác hoàn toàn vào Chúa thì cho dù con có được chữa lành hay không, thì với con điều quan trọng nhất là con đặt trọn niềm tin nơi Chúa và tin chắc rằng Ngài có kế hoạch tốt đẹp cho cuộc đời của con. Vì vậy, thay vì chỉ tìm kiếm những phép lạ thể xác, thì con cần có đức tin nơi Chúa dù cho Ngài hành động theo cách nào, Chúa có chữa lành cho con ngay lập tức, qua y học, hay ban sức mạnh để con chịu đựng, thì mục tiêu luôn là bày tỏ tình yêu và sự vinh hiển của Ngài trong đời sống của con.
Thưa Cha, trong cuộc sống ngày ngày của con, con thường xuyên dùng thời gian để cầu nguyện tương giao với Chúa như Sứ Đồ Phi-e-rơ và Giăng. Vì đây cũng là một mệnh lệnh của Chúa dành cho con dân của Ngài được Chúa phán trong sách I Tê-sa-lô-ni-ca 5:16-18 rằng: “Hãy vui mừng mãi mãi! Hãy cầu nguyện không thôi! Trong mọi sự, hãy tạ ơn! Vì đó là ý muốn của Thiên Chúa trong Đấng Christ Jesus đối với các anh chị em.” Nên trong cuộc sống bận rộn ngày nay, dành thời gian cầu nguyện có thể trở thành một thách thức khó khăn, nhưng nếu con xem mối quan hệ với Chúa là ưu tiên, thì con sẽ tìm cách để duy trì nó. Giống như Sứ Đồ Phi-e-rơ và Giăng, những người vẫn lên Đền Thờ vào giờ cầu nguyện, thì con cũng cần đặt lịch trình cố định cho việc gặp gỡ Chúa hàng ngày. Con nghĩ rằng sự cầu nguyện không nhất thiết phải dài nhưng nên liên tục, có thể là khi lái xe, làm việc nhà hay ngay cả trong những khoảnh khắc tĩnh lặng con đều có thể đến với Chúa trò chuyện cùng Ngài như một người con đối với người Cha yêu dấu của mình. Khi con kết hợp cầu nguyện với thói quen hàng ngày của con thì sẽ giúp biến sự cầu nguyện đó thành một phần tự nhiên của cuộc sống của con, thay vì chỉ là một nhiệm vụ phải hoàn thành hàng ngày. Theo con quan trọng nhất, sự cầu nguyện không chỉ là trình bày nhu cầu của mình mà còn là thời gian để con tương giao với Chúa, lắng nghe Ngài và sống trong sự bình an mà Ngài ban cho. Khi hiểu rằng cầu nguyện là một mối quan hệ, chứ không phải nghĩa vụ, thì con sẽ khao khát dành thời gian cho Chúa mỗi ngày, dù bận rộn đến đâu.
Thưa Cha, khi đối mặt với những người đang cần giúp đỡ, con tin rằng điều quan trọng không chỉ là hỗ trợ bằng vật chất mà còn là chia sẻ những gì mình có, dù đó là thời gian, lời cầu nguyện, sự an ủi hay tình yêu thương của Chúa. Trong Công Vụ Các Sứ Đồ 3:6, Sứ Đồ Phi-e-rơ đã nói với người què rằng: “Ta chẳng có vàng và bạc, nhưng điều ta có thì ta cho ngươi. Trong danh của Đức Chúa Jesus Christ ở Na-xa-rét, hãy trỗi dậy và bước đi!" Ở đây ông không có vàng bạc để cho, nhưng điều ông có là danh của Đức Chúa Jesus, và ông đã dùng điều đó để mang đến sự chữa lành cho người ấy. Điều này cho con thấy rằng không phải lúc nào sự giúp đỡ cũng cần đến tiền bạc, mà đôi khi một lời động viên, một hành động quan tâm hay một lời cầu nguyện chân thành cũng có thể làm thay đổi cuộc đời ai đó. Khi con sẵn lòng chia sẻ từ tấm lòng, dù chỉ là một điều nhỏ bé, Chúa có thể dùng điều đó để mang lại phước hạnh lớn lao giống như câu chuyện Chúa hóa bánh cho đoàn dân từ một phần ăn nhỏ bé của một em bé mà Chúa đã làm ra một bữa ăn lo lê cho hàng ngàn người, và Chúa nhìn thấy và trân trọng ngay cả những hành động yêu thương nhỏ bé nhất mà con dành cho người khác. Điều đó có nghĩa là con không cần phải làm điều gì vĩ đại mới được Chúa ban phước; chỉ cần một tấm lòng chân thành, dù là giúp đỡ ai đó bằng một cử chỉ nhỏ như một chén nước lạnh, thì cũng đủ để con nhận được phần thưởng từ Ngài như Lời Ngài đã phán trong sách Ma-thi-ơ 10:42 rằng: “Và, bất cứ ai sẽ cho một người trong những người nhỏ này chỉ uống một chén nước lạnh, trong danh của một môn đồ, Ta nói với các ngươi, thật, người ấy sẽ không mất phần thưởng của mình”. Con không nên giữ lại điều tốt mà mình có thể cho đi, vì chính Chúa đã yêu thương và ban cho con nhiều ơn phước, và Ngài muốn con cũng bày tỏ tình yêu ấy với những người xung quanh con.
Thưa Cha, con luôn tin vào quyền năng trong danh của Đức Chúa Jesus trong việc chữa lành và thay đổi hoàn cảnh của con hoặc người khác, không chỉ trong sự cứu rỗi mà còn trong sự chữa lành và thay đổi hoàn cảnh của đời sống. Con thấy trong Thánh Kinh nhiều lần bày tỏ rằng danh Đức Chúa Jesus có quyền năng để chữa lành, giải cứu và biến đổi mọi sự. Như trong Công Vụ Các Sứ Đồ 3:6, Sứ Đồ Phi-e-rơ đã nói với người què rằng ông không có vàng bạc, nhưng nhân danh Đức Chúa Jesus, ông truyền cho người ấy đứng dậy và bước đi, và phép lạ đã xảy ra. Điều này cho con thấy sự chữa lành không đến từ con người, mà từ chính quyền năng của Chúa. Đức Chúa Jesus cũng phán trong Ma-thi-ơ 21:22 rằng: “Hết thảy mọi sự các ngươi xin trong sự cầu nguyện, nếu các ngươi tin, các ngươi sẽ nhận được.” Vì vậy, khi con đối mặt với bệnh tật, khó khăn hay thử thách, con tin rằng cầu nguyện trong danh Đức Chúa Jesus có thể đem lại sự thay đổi, không chỉ trong đời sống cá nhân con mà còn trong cuộc sống của người khác. Cho dù sự chữa lành có thể xảy ra ngay lập tức hoặc theo cách mà con không mong đợi, thì con tin chắc rằng Chúa luôn hành động theo ý muốn tốt lành của Ngài. Điều quan trọng là con phải giữ vững đức tin, vững lòng trông cậy vào Chúa, và tiếp tục cầu nguyện, bởi vì Ngài có quyền năng làm vượt quá điều con cầu xin hoặc suy tưởng, như Lời Ngài trong sách Ê-phê-sô 3:20 “Đấng có thể làm trội hơn vô cùng mọi việc chúng ta cầu xin hoặc suy tưởng bởi năng lực tác động trong chúng ta.”
Thưa Cha, khi nhận được phước lành từ Chúa, con luôn ý thức rằng đó không chỉ là ân huệ dành riêng cho mình con, mà đó còn là cơ hội để con bày tỏ lòng biết ơn và làm chứng về sự tốt lành của Ngài. Con nghĩ rằng một trong những cách quan trọng nhất để làm chứng là chia sẻ những gì Chúa đã làm trong đời sống của con với người khác, là qua lời nói kể lại trong các buổi nhóm họp của Hội Thánh. Khi con kể về những điều Chúa đã làm, con không chỉ nhấn mạnh vào phước hạnh con nhận được, mà còn con còn làm chứng về quyền năng, sự thành tín và tình yêu của Ngài, để những người nghe có thể được khích lệ trong đức tin, trong các buổi nhóm con cũng đã được nghe rất nhiều các câu chuyện làm chứng về các ơn phước mà Chúa ban cho các anh chị em trong Chúa của con, điều này cũng đã khích lệ con rất nhiều. Bên cạnh đó, con cũng bày tỏ lòng biết ơn bằng cách sống một đời sống dâng hiến, không giữ lại phước hạnh cho riêng mình con mà sẵn sàng giúp đỡ những người khác. Chúa dạy chúng con rằng: "Các ngươi đã nhận không thì hãy cho không!" (Ma-thi-ơ 10:8), vì vậy khi được Chúa ban cho con về tài chính thì con sẵn lòng giúp đỡ những người thiếu thốn hơn con; khi nhận được sự an ủi từ Ngài thì con cũng tìm cách an ủi những ai đang đau buồn. Còn một cách khác để làm chứng nữa là con giữ thái độ biết ơn trong mọi hoàn cảnh, dù trong thuận lợi hay thử thách, để con bày tỏ rằng niềm vui và hy vọng của con đến từ Chúa, chứ không phụ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài. Cuối cùng, con tin rằng cách mạnh mẽ nhất để bày tỏ sự tạ ơn và làm chứng về Chúa là sống một đời sống phản chiếu sự vinh hiển của Ngài. Để khi mọi người nhìn thấy cách con yêu thương, tha thứ, kiên nhẫn và tin cậy Chúa trong mọi việc để họ nhìn thấy những việc làm của con mà ngợi tôn Cha của con ở trên trời, họ sẽ nhận ra rằng đó không phải là sức riêng của con, mà là nhờ quyền năng của Đức Chúa Jesus. Và như vậy, con không chỉ tạ ơn Chúa bằng lời nói, mà còn bằng cả cuộc đời mình, để danh Ngài được tôn cao.
Thưa Cha, con tin rằng cách mạnh mẽ nhất để giúp những người xung quanh con nhìn thấy quyền năng của Đức Chúa Trời không chỉ qua lời nói, mà còn qua chính đời sống và hành động của con. Trước hết, con cần sống một đời sống phản chiếu tình yêu thương, lòng nhân từ và sự tha thứ của Chúa, bởi vì Đức Chúa Jesus dạy con dân của Ngài trong sách Ma-thi-ơ 5:14-16 rằng: “Các ngươi là sự sáng của thế gian. Một cái thành nằm trên núi thì không thể bị che khuất. Cũng không ai thắp đèn mà đặt nó dưới cái thùng, nhưng đặt trên chân đèn thì nó soi sáng khắp mọi sự trong nhà. Sự sáng của các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy, để họ thấy những việc lành của các ngươi, và tôn vinh Cha của các ngươi, Đấng ở trên trời”. Khi con bày tỏ sự yêu thương chân thành, quan tâm đến người khác và sẵn lòng giúp đỡ họ trong lúc họ gặp khó khăn, họ có thể nhận ra tình yêu và sự nhân từ của Chúa qua con. Bên cạnh đó, con cần giữ một đời sống cầu nguyện và đức tin vững vàng, không chỉ trong những lúc thuận lợi mà ngay cả trong nghịch cảnh. Khi người khác thấy con vẫn giữ sự bình an và hy vọng trong hoàn cảnh khó khăn, họ sẽ tự hỏi điều gì khiến con có được sức mạnh ấy, và đó chính là cơ hội để con có thể làm chứng về Chúa cho họ. Ngoài ra, con cũng có thể bày tỏ quyền năng của Chúa bằng cách chia sẻ những câu chuyện về những phép lạ, sự tiếp trợ và sự biến đổi mà Chúa đã làm trong đời sống của con. Khi con kể về cách Chúa đã đáp lời cầu nguyện, chữa lành hoặc thay đổi hoàn cảnh của con thì những người xung quanh sẽ thấy rằng Ngài là Đức Chúa Trời quyền năng, Ngài thực hữu vẫn đang hành động ngày hôm nay. Nhưng con nghĩ rằng quan trọng hơn hết, con cần sống một đời sống chân thật và khiêm nhường, không chỉ nói về đức tin mà còn thể hiện đức tin đó qua cách con đối xử với người khác. Khi con kiên nhẫn, trung thực, biết tha thứ và luôn làm điều đúng đắn dù không ai thấy, thì con cũng đang phản chiếu bản chất của Đấng Christ. Sự thay đổi thực sự không đến từ lời nói suông, mà từ một đời sống đầy dẫy sự hiện diện của Chúa, để bất cứ ai nhìn vào cũng có thể nhận biết rằng Đức Chúa Jesus đang sống và hành động qua con.
Thưa Cha, khi con hay người thân của con bị bệnh nặng và con cầu nguyện mãi vẫn không được Chúa chữa lành bằng phép lạ, thì con sẽ không vì thế mà mất đức tin hay nghi ngờ tình yêu của Ngài. Con tin rằng Chúa luôn lắng nghe lời cầu nguyện của con cái Ngài và Ngài có kế hoạch tốt đẹp cho mỗi một chúng con, dù kết quả có thể không theo cách con mong đợi. Thánh Kinh cũng đã cho con biết rằng Chúa có thể chữa lành ngay lập tức nếu Ngài muốn, như đã làm với nhiều người trong Thánh Kinh. Tuy nhiên, đôi khi Ngài cho phép bệnh tật hoặc thử thách tồn tại vì một mục đích cao hơn. Như trường hợp của Sứ Đồ Phao-lô được nhắc đến trong II Cô-rinh-tô 12:7-9, khi ông cũng đã cầu xin Chúa ba lần để loại bỏ "cái dằm" trong xác thịt của ông, nhưng Chúa trả lời: "Ân điển của Ta đủ cho ngươi rồi, vì sức mạnh của Ta nên trọn vẹn trong sự đau yếu. Vậy, tôi vui lòng thà sẽ khoe mình trong những sự đau yếu của tôi, để cho sức mạnh của Đấng Christ ngự trên tôi." Điều này nhắc nhở con rằng, đôi khi Chúa không cất đi đau khổ ngay lập tức, nhưng Ngài ban cho con ân điển để chịu đựng và trưởng thành trong đức tin. Con cũng nhớ rằng sự chữa lành thể xác không phải là điều quan trọng nhất, mà quan trọng hơn là sự chữa lành về mặt tâm linh và mối quan hệ với Chúa vì thể xác này rồi sẽ qua đi chỉ có linh hồn của con là còn mãi mãi. Nếu Chúa không chữa lành bằng phép lạ, thì con tin rằng Ngài vẫn đang làm việc trong hoàn cảnh đó để dạy dỗ, uốn nắn và mang lại điều tốt đẹp trong kế hoạch của Ngài với con vì “mọi sự hiệp lại làm ích cho những ai yêu Đức Chúa Trời, là những người được gọi theo một mục đích của Ngài.” (Rô-ma 8:28). Đôi khi, bệnh tật còn giúp con hoặc người thân của con đến gần Chúa hơn, vì khi nhận ra sự yếu đuối của con người thì con người sẽ phụ thuộc vào Ngài nhiều hơn. Nhưng dù kết quả thế nào, thì con vẫn tiếp tục cầu nguyện, tin cậy Chúa và phó thác mọi sự trong tay Ngài. Con tin rằng nếu Chúa chọn không chữa lành ngay trên đất này, thì Ngài sẽ ban sự chữa lành trọn vẹn trong cõi đời đời, nơi không còn đau đớn, bệnh tật hay nước mắt sẽ được Ngài lau khô (Khải Huyền 21:4). Và điều quan trọng là con không đánh mất đức tin, mà luôn nhắc nhở bản thân rằng Chúa luôn yêu thương, luôn thành tín, và Ngài có một kế hoạch tốt hơn điều con có thể hiểu ngay lúc này.
Thưa Cha, sau khi đọc và suy ngẫm Lời của Chúa trong phân đoạn Thánh Kinh sách Công Vụ Các Sứ Đồ 3:1-10, con đã rút ra được nhiều bài học quý báu cho đời sống đức tin của mình.
Trước hết, con nhận thấy rằng quyền năng của Đức Chúa Jesus vẫn đang hành động qua những ai đặt trọn niềm tin nơi Ngài. Khi Sứ Đồ Phi-e-rơ và Giăng không có bạc vàng để cho người què, thì họ đã trao điều quý giá hơn – sự chữa lành đến từ danh Đức Chúa Jesus. Điều này dạy con rằng đôi khi con không thể giúp đỡ người khác bằng của cải vật chất, nhưng con vẫn có thể dâng lời cầu nguyện, chia sẻ đức tin và đem đến hy vọng từ nơi Chúa.
Thứ hai, con học được rằng đức tin cần đi kèm với hành động. Khi Sứ Đồ Phi-e-rơ nắm lấy tay người què và giúp ông đứng dậy, đôi chân ông liền trở nên mạnh mẽ. Điều này nhắc nhở con rằng khi con tin cậy Chúa, con cần bước đi trong đức tin, không chỉ chờ đợi phép lạ, mà phải hành động theo sự hướng dẫn của Ngài.
Bài học tiếp theo con nhận được là biết ơn và ngợi tôn Chúa trong mọi hoàn cảnh. Sau khi được chữa lành, người què này đã không lặng lẽ bước đi mà vừa đi, vừa nhảy, vừa tôn vinh Đức Chúa Trời. Con hiểu rằng khi nhận được ơn phước từ Chúa, con không nên giữ riêng cho mình mà con cần bày tỏ lòng biết ơn và làm chứng về quyền năng của Ngài để người khác cũng được khích lệ trong đức tin.
Cuối cùng, con nhận ra rằng mỗi phép lạ Chúa làm không chỉ để ban phước cho một cá nhân, mà còn để bày tỏ vinh hiển của Ngài cho nhiều người. Khi dân chúng thấy người què được chữa lành, họ kinh ngạc và thắc mắc về điều đã xảy ra, qua đó tạo cơ hội để Sứ Đồ Phi-e-rơ rao giảng về Đức Chúa Jesus cho họ. Điều này nhắc nhở con rằng cuộc đời con cũng phải trở thành một lời chứng sống động, để qua những điều Chúa làm cho con, thì người khác có thể nhận biết Ngài.
Lạy Cha, xin giúp con luôn tin cậy vào quyền năng của Ngài, sẵn lòng chia sẻ đức tin, hành động theo sự dẫn dắt của Chúa, và luôn biết ơn Ngài trong mọi điều trong mọi hoàn cảnh. Con trình dâng lên Ngài và cầu xin trong danh Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ. Bùi Thành Chinh 13/02/2025
Công Vụ Các Sứ Đồ 3:1-10 Phép Lạ Chữa Lành Người Què Từ Trong Lòng Mẹ
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu đời đời của chúng con, con dâng lời cảm tạ ơn Cha vì con luôn được sống trong sự quan phòng che chở của Ba Ngôi Thiên Chúa, thì giờ này Cha lại ban cho con thì giờ để con suy ngẫm Lời của Ngài trong sách Công Vụ Các Sứ Đồ 3:1-10. Nguyện xin Đức Thánh Linh mở mắt mở lòng cho con để con có thể hiểu được ý muốn của Ngài trên đời sống của con.
1 Phi-e-rơ và Giăng đã cùng nhau đi lên Đền Thờ, vào giờ cầu nguyện, nhằm giờ thứ chín. [Dân I-sơ-ra-ên chia ban ngày từ khi mặt trời mọc cho tới khi mặt trời lặn thành 12 giờ. Giờ thứ nhất bắt đầu vào khoảng 6 giờ sáng. Giờ thứ chín bắt đầu vào khoảng 2 giờ chiều.]
2 Có một người kia đã bị què từ trong lòng mẹ của người. Mỗi ngày, người ấy được người ta đem đặt tại cửa của Đền Thờ, gọi là Cửa Đẹp, để cầu xin sự bố thí từ những người vào trong Đền Thờ.
3 Người ấy thấy Phi-e-rơ và Giăng sắp đi vào trong Đền Thờ, đã xin nhận sự bố thí.
4 Phi-e-rơ với Giăng nhìn chăm vào người, và đã nói: "Hãy nhìn vào chúng ta."
5 Người ấy đã nhìn họ, mong đợi sẽ nhận được điều gì từ họ.
6 Nhưng Phi-e-rơ đã nói: "Ta chẳng có vàng và bạc, nhưng điều ta có thì ta cho ngươi. Trong danh của Đức Chúa Jesus Christ ở Na-xa-rét, hãy trỗi dậy và bước đi!"
7 Người đã nắm tay phải người ấy, đỡ dậy. Tức thì đôi bàn chân và đôi mắt cá của người ấy đã được mạnh mẽ.
8 Người ấy đã nhảy lên, đứng và bước đi; rồi vào trong Đền Thờ với họ; vừa đi, vừa nhảy, vừa tôn vinh Đức Chúa Trời.
9 Hết thảy dân chúng đã thấy người ấy bước đi và tôn vinh Đức Chúa Trời.
10 Họ đã biết rằng, ấy là người đã ngồi để xin sự bố thí tại Cửa Đẹp của Đền Thờ. Họ đầy sự bỡ ngỡ và sững sờ về việc đã xảy ra cho người ấy.
Thưa Cha, phân đoạn Thánh Kinh trên kể về việc Sứ Đồ Phi-e-rơ và Sứ Đồ Giăng cùng đi lên Đền Thờ vào giờ cầu nguyện thứ chín. Tại cửa Đền Thờ, gọi là Cửa Đẹp, họ gặp một người què từ khi sinh ra, mỗi ngày được đặt ở đó để xin bố thí. Khi thấy hai sứ đồ, người què này mong nhận được tiền bạc, nhưng Sứ Đồ Phi-e-rơ bảo người đó rằng ông không có vàng bạc, nhưng nhân danh Đức Chúa Jesus Christ, ông truyền cho người què trỗi dậy và bước đi. Sứ Đồ Phi-e-rơ nắm tay người ấy đỡ dậy, lập tức chân và mắt cá của ông trở nên mạnh mẽ. Người què liền nhảy lên, bước đi, rồi cùng họ vào Đền Thờ, vừa đi vừa ca ngợi Đức Chúa Trời. Dân chúng thấy vậy đều ngạc nhiên, vì họ nhận ra đó chính là người đã từng ngồi xin bố thí trước Cửa Đẹp.
Thưa Cha, ở đây Sứ Đồ Phi-e-rơ và Giăng đã chọn giúp đỡ người què này không bằng sự bố thí thông thường mà bằng điều họ có, quyền năng trong danh Đức Chúa Jesus Christ, con nghĩ rằng là vì họ muốn ban cho người này một sự biến đổi trọn vẹn thay vì chỉ giúp đỡ mang tính tạm thời. Vì nếu chỉ cho người này bạc vàng, thì ông ta sẽ chỉ có cái ăn trong một ngày, nhưng vẫn tiếp tục sống trong cảnh lệ thuộc vào người khác và tuyệt vọng chấp nhận hoàn cảnh đó của mình. Tuy nhiên, khi ban cho người này sự chữa lành đến từ Chúa, thì các sứ đồ không chỉ giúp người ấy đứng dậy và bước đi mà còn mở ra cho người này một cuộc đời mới, một cơ hội để bước vào Đền Thờ, ca ngợi Đức Chúa Trời và trải nghiệm sự vinh hiển của Ngài. Hơn thế nữa, phép lạ này trở thành một lời chứng mạnh mẽ về quyền năng của Đức Chúa Trời trước mắt dân chúng, khiến họ kinh ngạc và suy ngẫm. Điều này cũng nhắc nhở con rằng, khi giúp đỡ người khác, điều quan trọng không chỉ là đáp ứng nhu cầu vật chất, mà còn là hướng họ đến với Chúa – Đấng duy nhất có thể đem đến sự cứu rỗi và biến đổi cuộc đời một cách trọn vẹn.
Thưa Cha, con thấy điều mà Sứ Đồ Phi-e-rơ và Giăng có ở đây không phải là vàng bạc hay của cải vật chất, mà là quyền năng và sự sống trong danh của Đức Chúa Jesus Christ. Họ có đức tin mạnh mẽ nơi Chúa, hiểu rõ quyền năng Ngài ban cho những người tin cậy Ngài và dạn dĩ bước đi trong sự kêu gọi của Chúa để bày tỏ tình yêu và sự cứu rỗi của Ngài. Khi Sứ Đồ Phi-e-rơ nói: "Ta chẳng có vàng và bạc, nhưng điều ta có thì ta cho ngươi. Trong danh của Đức Đức Chúa Jesus Christ ở Na-xa-rét, hãy trỗi dậy và bước đi!" (Công Vụ Các Sứ Đồ 3:6), là ông không chỉ công bố sự chữa lành mà còn bày tỏ quyền năng siêu nhiên của danh Đức Chúa Jesus, một quyền năng không chỉ thay đổi thể xác mà còn biến đổi cả cuộc đời của người què này. Con nghĩ rằng điều Sứ Đồ Phi-e-rơ và Giăng có còn là sự xác quyết nơi quyền năng của Đức Chúa Jesus, bởi họ biết rằng trong danh Ngài, không có điều gì là không thể. Ở đây họ sống trong sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh và thi hành những điều diệu kỳ vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Câu chuyện này cũng nhắc nhở con rằng, dù không có nhiều của cải trong thế gian, nhưng nếu có Chúa, thì con đã có tất cả. Chúa ban cho con quyền năng trong danh Ngài để cầu thay, giúp đỡ, và mang đến sự biến đổi cho những người xung quanh con, không chỉ về vật chất mà còn về tâm linh, để họ có thể tìm được sự sống thật trong Ngài.
Thưa Cha, câu nói: “Trong danh của Đức Chúa Jesus Christ ở Na-xa-rét, hãy trỗi dậy và bước đi!” đã cho con thấy rõ ràng quyền năng tuyệt đối trong danh Đức Chúa Jesus và đức tin trọn vẹn của Sứ Đồ Phi-e-rơ nơi Ngài. Trước hết, con hiểu câu nói này khẳng định rằng danh Đức Chúa Jesus không chỉ đơn thuần là một cái tên, mà chính là hiện thân của quyền năng, sự sống và sự cứu rỗi đến từ Đức Chúa Trời. Khi Sứ Đồ Phi-e-rơ công bố danh Chúa, thì con thấy ông không dùng phép thuật hay nghi thức tôn giáo, mà ông đang tuyên xưng rằng Đức Chúa Jesus là Đấng có quyền trên sự sống, bệnh tật và mọi hoàn cảnh của con người. Đồng thời, điều này cũng cho con thấy một đức tin mạnh mẽ của Sứ Đồ Phi-e-rơ, một đức tin không do dự hay nghi ngờ, mà dạn dĩ tuyên bố sự chữa lành, tin chắc rằng Đức Chúa Jesus có thể làm được điều đó. Ở đây đức tin của ông không chỉ nằm trong lời nói, mà còn thể hiện qua hành động, khi ông chủ động nắm tay người què và đỡ người què đứng dậy. Hơn nữa, con thấy rằng phép lạ này không chỉ đem đến sự chữa lành thể xác mà còn là sự phục hồi trọn vẹn và về tâm linh của người què này, khi đã bước vào Đền Thờ và ngợi tôn Đức Chúa Trời. Qua câu chuyện này nhắc nhở con rằng danh Đức Chúa Jesus vẫn đầy quyền năng như xưa, và khi con đặt trọn đức tin nơi Ngài, con sẽ chứng kiến được sự biến đổi kỳ diệu không chỉ trong chính đời sống của con, mà còn trong những người xung quanh con nữa.
Thưa Cha, hành động nhảy múa, tôn vinh Đức Chúa Trời của người què này sau khi được chữa lành, con nghĩ đây chính là một bằng chứng sống động và mạnh mẽ về quyền năng của Đức Chúa Jesus Christ. Trước đó, người này bị què từ khi sinh ra, hoàn toàn phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác, không thể tự mình bước đi. Nhưng khi danh Đức Chúa Jesus được công bố, đôi chân của người này lập tức được chữa lành, và phản ứng đầu tiên của người này không phải là lặng lẽ rời đi mà là nhảy lên, bước đi và vui mừng tôn vinh Chúa. Điều này cho con thấy sự chữa lành mà người này nhận được không chỉ về thể xác mà còn là sự biến đổi trong tâm linh, từ chỗ tuyệt vọng không biết ngày mai, giờ đây đã trở thành người tràn đầy sự vui mừng và biết ơn Chúa. Hành động này con nghĩ rằng cũng là một lời chứng để công khai về quyền năng của Đức Chúa Trời. Khi người này bước vào Đền Thờ, tất cả dân chúng đều thấy và nhận ra chính là người què này đã từng ngồi ăn xin tại Cửa Đẹp, đã khiến cho họ kinh ngạc và sững sờ vì không thể phủ nhận phép lạ đã xảy ra. Vì nếu người què này chỉ lặng lẽ rời đi mà không bày tỏ sự vui mừng, có thể sẽ có người nghi ngờ hoặc không nhận ra sự biến đổi kỳ diệu này từ ông. Nhưng qua việc người này nhảy múa và ca ngợi Chúa trước đông đảo mọi người, thì ông đã công bố cách rõ ràng rằng chính Đức Chúa Trời là Đấng đã chữa lành cho ông. Hơn nữa, sự vui mừng và tôn vinh Chúa của ông cũng thể hiện sự đáp ứng đúng đắn trước ân điển của Chúa ban cho ông. Khi nhận được phép lạ từ Ngài, lòng biết ơn chân thành phải dẫn đến sự ngợi tôn. Điều này nhắc nhở con rằng khi Chúa làm việc trong đời sống của con, thì con không nên giữ điều đó cho riêng mình con mà con cần mạnh dạn làm chứng về sự nhân từ và quyền năng của Ngài. Qua lời chứng và sự vui mừng của con, thì những người xung quanh sẽ thấy được quyền năng của Chúa vẫn đang hành động và có thể chính họ cũng sẽ được dẫn đến sự tin nhận Ngài. Con nghĩ rằng hành động nhảy múa và tôn vinh Chúa của người què này không chỉ là biểu hiện của sự vui mừng cá nhân mà còn là một sự chứng minh công khai về quyền năng của Đức Chúa Jesus, khích lệ lòng tin của nhiều người và tôn vinh danh Ngài. Đây là một bài học cho con về việc sống đời sống làm chứng cho Chúa, không chỉ bằng lời nói mà còn qua thái độ, niềm vui và sự ca ngợi Chúa mỗi ngày.
Thưa Cha, sự việc người què đứng dậy đi được làm cho dân chúng bỡ ngỡ và sững sờ con nghĩ là vì họ đã quá quen thuộc với hình ảnh người què ngồi xin ăn tại Cửa Đẹp của Đền Thờ mỗi ngày. Trong suy nghĩ của họ, tình trạng què quặt của người này là một thực tế không thể thay đổi, một điều đã tồn tại từ lâu và không có cách nào khác ngoài việc bố thí để giúp cho người này sống qua ngày. Nhưng khi họ thấy người què này này không chỉ đứng dậy mà còn bước đi, nhảy múa và tôn vinh Đức Chúa Trời, thì họ kinh ngạc vì đó là điều vượt quá sự hiểu biết của họ. Họ không thể phủ nhận rằng một phép lạ kỳ diệu đã xảy ra trước mắt mình. Điều này cho con thấy sự giới hạn trong đức tin của họ. Họ có thể tin vào Đức Chúa Trời theo cách truyền thống, tin vào các nghi thức tôn giáo và sự thờ phượng trong Đền Thờ, nhưng họ chưa thực sự tin vào quyền năng siêu nhiên của Ngài để biến đổi con người một cách kỳ diệu. Họ có thể tin rằng Chúa là Đấng ban phước và chu cấp, nhưng chưa chắc họ đã tin rằng Ngài có thể hành động một cách mạnh mẽ và trực tiếp trong cuộc sống thực tế của họ. Hơn nữa, phản ứng này cũng cho con thấy họ chỉ tin vào những điều mình có thể nhìn thấy bằng mắt. Khi người què này ngồi xin ăn, họ không nghĩ đến khả năng ông có thể được chữa lành, vì điều đó vượt quá sự hiểu biết của con người. Nhưng khi họ tận mắt chứng kiến phép lạ từ Chúa, thì họ mới bắt đầu kinh ngạc và suy ngẫm về những điều đang xảy ra. Điều này nhắc nhở con rằng đức tin thật không chỉ dựa trên những điều mắt thấy tai nghe mà dựa trên sự nhận biết quyền năng của Đức Chúa Trời qua Lời Ngài và sự bày tỏ của Ngài trong đời sống. Con nghĩ rằng qua sự kiện này, để Đức Chúa Trời bày tỏ quyền năng của Ngài để mở mắt dân chúng, khiến họ nhận biết rằng danh Đức Chúa Jesus không chỉ là một cái tên, mà là danh đầy quyền năng, có thể cứu rỗi, chữa lành và biến đổi hoàn toàn cuộc đời của con người. Con nghĩ rằng sự bỡ ngỡ và sững sờ của họ là một phản ứng tự nhiên, nhưng đó cũng là cơ hội để họ bước vào một đức tin sâu sắc hơn – một đức tin không chỉ dựa trên truyền thống tôn giáo, mà dựa trên sự hiểu biết và kinh nghiệm thực tế về quyền năng của Đức Chúa Trời.
Thưa Cha, ngày nay con thấy có nhiều người tự hỏi tại sao Chúa dường như không còn làm phép lạ chữa bệnh một cách rõ ràng như trong thời kỳ các sứ đồ, mặc dù có rất nhiều lời cầu xin từ con dân Ngài? Theo con nghĩ thì có nhiều lý do. Trước hết, Chúa vẫn làm phép lạ, nhưng không phải lúc nào Ngài cũng hành động theo cách mà con người mong đợi. Trong thời kỳ Thánh Kinh, phép lạ được bày tỏ công khai mục đích để xác nhận quyền năng của Đức Chúa Trời và sứ điệp cứu rỗi qua Đức Chúa Jesus Christ. Những phép lạ như chữa lành người què ở đây không chỉ giúp người bệnh phục hồi mà còn là dấu chứng cho dân chúng nhận biết Đức Chúa Jesus là Đấng Mê-si-a. Ngày nay, khi Tin Lành đã được lan truyền rộng rãi, Lời của Chúa đã được ban ra khắp nơi trên thế giới, cuốn Thánh Kinh được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới và đây cũng là cuốn sách xuất bản nhiều nhất thế giới thì con nghĩ rằng Chúa không nhất thiết phải dùng phép lạ thể chất để xác nhận sứ điệp của Ngài nữa nhưng điều đó không có nghĩa là Ngài ngừng hành động trên đời sống. Thứ hai, con nghĩ là vì ý muốn của Chúa vượt trên sự hiểu biết của con người, như Lời Chúa đã phán trong sách Ê-sai 55:8-9 rằng: “Vì những ý tưởng của Ta chẳng phải những ý tưởng của các ngươi, những đường lối của các ngươi chẳng phải những đường lối của Ta. Vì các tầng trời được nâng cao hơn đất, vậy nên, những đường lối của Ta được nâng cao hơn những đường lối của các ngươi và những ý tưởng của Ta được nâng cao hơn những ý tưởng của các ngươi”. Nên không phải lúc nào Chúa cũng chữa lành bệnh tật theo lời cầu xin của chúng con, vì Ngài có kế hoạch lớn hơn cho mỗi người. Đôi khi, Ngài để chúng con trải qua sự thử thách để chúng con tăng trưởng đức tin, rèn luyện sự kiên nhẫn, hoặc bày tỏ sự vinh hiển của Ngài theo cách khác, giống như trường hợp của ông Gióp hay như Sứ Đồ Phao-lô là một ví dụ, ông đã cầu xin Chúa ba lần để cất đi “cái dằm” trong xác thịt mình, nhưng Chúa đáp rằng: "Ân điển của Ta đủ cho ngươi rồi, vì sức mạnh của Ta nên trọn vẹn trong sự đau yếu" (II Cô-rinh-tô 12:9). Điều này cho con thấy đôi khi Chúa không chữa lành thể xác, nhưng Ngài ban sức mạnh thuộc linh để con có thể chịu đựng và sống trong sự vâng phục Ngài. Thứ ba, là do ngày nay con thấy Chúa đã ban cho con người nhiều phương tiện để chăm sóc sức khỏe, bao gồm y học và khoa học, Chúa có thể sử dụng các bác sỹ, thuốc men và các phương pháp điều trị hiện đại để mang lại sự chữa lành. Những tiến bộ trong y học cũng là một hình thức ân điển từ Đức Chúa Trời. Thay vì chỉ trông đợi phép lạ tức thì, con nên biết ơn vì Chúa đã ban cho con người trí tuệ để tìm ra các phương pháp chữa trị. Cuối cùng, thì con nghĩ rằng sự chữa lành quan trọng nhất không phải là thể xác mà là tâm linh. Mặc dù Chúa có thể chữa lành bệnh tật, nhưng mục tiêu cao nhất của Ngài là sự cứu rỗi linh hồn của mỗi một chúng con. Vì Đức Chúa Jesus đến thế gian không chỉ để chữa lành thân thể, mà quan trọng hơn, Ngài chết trên thập tự giá để cứu con người khỏi tội lỗi và ban cho những ai tin nhận Ngài sự sống đời đời. Hiện nay con mang trong mình căn bệnh nan y suy thận độ 4, ngày xưa khi chưa biết Chúa thì con luôn lo lắng và sợ hãi về căn bệnh của mình, căn bệnh mà bác sỹ bảo với con rằng con không thể chữa khỏi. Nhưng từ khi con đã tin nhận Chúa thì con đã dâng trọn và phó thác hoàn toàn vào Chúa thì cho dù con có được chữa lành hay không, thì với con điều quan trọng nhất là con đặt trọn niềm tin nơi Chúa và tin chắc rằng Ngài có kế hoạch tốt đẹp cho cuộc đời của con. Vì vậy, thay vì chỉ tìm kiếm những phép lạ thể xác, thì con cần có đức tin nơi Chúa dù cho Ngài hành động theo cách nào, Chúa có chữa lành cho con ngay lập tức, qua y học, hay ban sức mạnh để con chịu đựng, thì mục tiêu luôn là bày tỏ tình yêu và sự vinh hiển của Ngài trong đời sống của con.
Thưa Cha, trong cuộc sống ngày ngày của con, con thường xuyên dùng thời gian để cầu nguyện tương giao với Chúa như Sứ Đồ Phi-e-rơ và Giăng. Vì đây cũng là một mệnh lệnh của Chúa dành cho con dân của Ngài được Chúa phán trong sách I Tê-sa-lô-ni-ca 5:16-18 rằng: “Hãy vui mừng mãi mãi! Hãy cầu nguyện không thôi! Trong mọi sự, hãy tạ ơn! Vì đó là ý muốn của Thiên Chúa trong Đấng Christ Jesus đối với các anh chị em.” Nên trong cuộc sống bận rộn ngày nay, dành thời gian cầu nguyện có thể trở thành một thách thức khó khăn, nhưng nếu con xem mối quan hệ với Chúa là ưu tiên, thì con sẽ tìm cách để duy trì nó. Giống như Sứ Đồ Phi-e-rơ và Giăng, những người vẫn lên Đền Thờ vào giờ cầu nguyện, thì con cũng cần đặt lịch trình cố định cho việc gặp gỡ Chúa hàng ngày. Con nghĩ rằng sự cầu nguyện không nhất thiết phải dài nhưng nên liên tục, có thể là khi lái xe, làm việc nhà hay ngay cả trong những khoảnh khắc tĩnh lặng con đều có thể đến với Chúa trò chuyện cùng Ngài như một người con đối với người Cha yêu dấu của mình. Khi con kết hợp cầu nguyện với thói quen hàng ngày của con thì sẽ giúp biến sự cầu nguyện đó thành một phần tự nhiên của cuộc sống của con, thay vì chỉ là một nhiệm vụ phải hoàn thành hàng ngày. Theo con quan trọng nhất, sự cầu nguyện không chỉ là trình bày nhu cầu của mình mà còn là thời gian để con tương giao với Chúa, lắng nghe Ngài và sống trong sự bình an mà Ngài ban cho. Khi hiểu rằng cầu nguyện là một mối quan hệ, chứ không phải nghĩa vụ, thì con sẽ khao khát dành thời gian cho Chúa mỗi ngày, dù bận rộn đến đâu.
Thưa Cha, khi đối mặt với những người đang cần giúp đỡ, con tin rằng điều quan trọng không chỉ là hỗ trợ bằng vật chất mà còn là chia sẻ những gì mình có, dù đó là thời gian, lời cầu nguyện, sự an ủi hay tình yêu thương của Chúa. Trong Công Vụ Các Sứ Đồ 3:6, Sứ Đồ Phi-e-rơ đã nói với người què rằng: “Ta chẳng có vàng và bạc, nhưng điều ta có thì ta cho ngươi. Trong danh của Đức Chúa Jesus Christ ở Na-xa-rét, hãy trỗi dậy và bước đi!" Ở đây ông không có vàng bạc để cho, nhưng điều ông có là danh của Đức Chúa Jesus, và ông đã dùng điều đó để mang đến sự chữa lành cho người ấy. Điều này cho con thấy rằng không phải lúc nào sự giúp đỡ cũng cần đến tiền bạc, mà đôi khi một lời động viên, một hành động quan tâm hay một lời cầu nguyện chân thành cũng có thể làm thay đổi cuộc đời ai đó. Khi con sẵn lòng chia sẻ từ tấm lòng, dù chỉ là một điều nhỏ bé, Chúa có thể dùng điều đó để mang lại phước hạnh lớn lao giống như câu chuyện Chúa hóa bánh cho đoàn dân từ một phần ăn nhỏ bé của một em bé mà Chúa đã làm ra một bữa ăn lo lê cho hàng ngàn người, và Chúa nhìn thấy và trân trọng ngay cả những hành động yêu thương nhỏ bé nhất mà con dành cho người khác. Điều đó có nghĩa là con không cần phải làm điều gì vĩ đại mới được Chúa ban phước; chỉ cần một tấm lòng chân thành, dù là giúp đỡ ai đó bằng một cử chỉ nhỏ như một chén nước lạnh, thì cũng đủ để con nhận được phần thưởng từ Ngài như Lời Ngài đã phán trong sách Ma-thi-ơ 10:42 rằng: “Và, bất cứ ai sẽ cho một người trong những người nhỏ này chỉ uống một chén nước lạnh, trong danh của một môn đồ, Ta nói với các ngươi, thật, người ấy sẽ không mất phần thưởng của mình”. Con không nên giữ lại điều tốt mà mình có thể cho đi, vì chính Chúa đã yêu thương và ban cho con nhiều ơn phước, và Ngài muốn con cũng bày tỏ tình yêu ấy với những người xung quanh con.
Thưa Cha, con luôn tin vào quyền năng trong danh của Đức Chúa Jesus trong việc chữa lành và thay đổi hoàn cảnh của con hoặc người khác, không chỉ trong sự cứu rỗi mà còn trong sự chữa lành và thay đổi hoàn cảnh của đời sống. Con thấy trong Thánh Kinh nhiều lần bày tỏ rằng danh Đức Chúa Jesus có quyền năng để chữa lành, giải cứu và biến đổi mọi sự. Như trong Công Vụ Các Sứ Đồ 3:6, Sứ Đồ Phi-e-rơ đã nói với người què rằng ông không có vàng bạc, nhưng nhân danh Đức Chúa Jesus, ông truyền cho người ấy đứng dậy và bước đi, và phép lạ đã xảy ra. Điều này cho con thấy sự chữa lành không đến từ con người, mà từ chính quyền năng của Chúa. Đức Chúa Jesus cũng phán trong Ma-thi-ơ 21:22 rằng: “Hết thảy mọi sự các ngươi xin trong sự cầu nguyện, nếu các ngươi tin, các ngươi sẽ nhận được.” Vì vậy, khi con đối mặt với bệnh tật, khó khăn hay thử thách, con tin rằng cầu nguyện trong danh Đức Chúa Jesus có thể đem lại sự thay đổi, không chỉ trong đời sống cá nhân con mà còn trong cuộc sống của người khác. Cho dù sự chữa lành có thể xảy ra ngay lập tức hoặc theo cách mà con không mong đợi, thì con tin chắc rằng Chúa luôn hành động theo ý muốn tốt lành của Ngài. Điều quan trọng là con phải giữ vững đức tin, vững lòng trông cậy vào Chúa, và tiếp tục cầu nguyện, bởi vì Ngài có quyền năng làm vượt quá điều con cầu xin hoặc suy tưởng, như Lời Ngài trong sách Ê-phê-sô 3:20 “Đấng có thể làm trội hơn vô cùng mọi việc chúng ta cầu xin hoặc suy tưởng bởi năng lực tác động trong chúng ta.”
Thưa Cha, khi nhận được phước lành từ Chúa, con luôn ý thức rằng đó không chỉ là ân huệ dành riêng cho mình con, mà đó còn là cơ hội để con bày tỏ lòng biết ơn và làm chứng về sự tốt lành của Ngài. Con nghĩ rằng một trong những cách quan trọng nhất để làm chứng là chia sẻ những gì Chúa đã làm trong đời sống của con với người khác, là qua lời nói kể lại trong các buổi nhóm họp của Hội Thánh. Khi con kể về những điều Chúa đã làm, con không chỉ nhấn mạnh vào phước hạnh con nhận được, mà còn con còn làm chứng về quyền năng, sự thành tín và tình yêu của Ngài, để những người nghe có thể được khích lệ trong đức tin, trong các buổi nhóm con cũng đã được nghe rất nhiều các câu chuyện làm chứng về các ơn phước mà Chúa ban cho các anh chị em trong Chúa của con, điều này cũng đã khích lệ con rất nhiều. Bên cạnh đó, con cũng bày tỏ lòng biết ơn bằng cách sống một đời sống dâng hiến, không giữ lại phước hạnh cho riêng mình con mà sẵn sàng giúp đỡ những người khác. Chúa dạy chúng con rằng: "Các ngươi đã nhận không thì hãy cho không!" (Ma-thi-ơ 10:8), vì vậy khi được Chúa ban cho con về tài chính thì con sẵn lòng giúp đỡ những người thiếu thốn hơn con; khi nhận được sự an ủi từ Ngài thì con cũng tìm cách an ủi những ai đang đau buồn. Còn một cách khác để làm chứng nữa là con giữ thái độ biết ơn trong mọi hoàn cảnh, dù trong thuận lợi hay thử thách, để con bày tỏ rằng niềm vui và hy vọng của con đến từ Chúa, chứ không phụ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài. Cuối cùng, con tin rằng cách mạnh mẽ nhất để bày tỏ sự tạ ơn và làm chứng về Chúa là sống một đời sống phản chiếu sự vinh hiển của Ngài. Để khi mọi người nhìn thấy cách con yêu thương, tha thứ, kiên nhẫn và tin cậy Chúa trong mọi việc để họ nhìn thấy những việc làm của con mà ngợi tôn Cha của con ở trên trời, họ sẽ nhận ra rằng đó không phải là sức riêng của con, mà là nhờ quyền năng của Đức Chúa Jesus. Và như vậy, con không chỉ tạ ơn Chúa bằng lời nói, mà còn bằng cả cuộc đời mình, để danh Ngài được tôn cao.
Thưa Cha, con tin rằng cách mạnh mẽ nhất để giúp những người xung quanh con nhìn thấy quyền năng của Đức Chúa Trời không chỉ qua lời nói, mà còn qua chính đời sống và hành động của con. Trước hết, con cần sống một đời sống phản chiếu tình yêu thương, lòng nhân từ và sự tha thứ của Chúa, bởi vì Đức Chúa Jesus dạy con dân của Ngài trong sách Ma-thi-ơ 5:14-16 rằng: “Các ngươi là sự sáng của thế gian. Một cái thành nằm trên núi thì không thể bị che khuất. Cũng không ai thắp đèn mà đặt nó dưới cái thùng, nhưng đặt trên chân đèn thì nó soi sáng khắp mọi sự trong nhà. Sự sáng của các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy, để họ thấy những việc lành của các ngươi, và tôn vinh Cha của các ngươi, Đấng ở trên trời”. Khi con bày tỏ sự yêu thương chân thành, quan tâm đến người khác và sẵn lòng giúp đỡ họ trong lúc họ gặp khó khăn, họ có thể nhận ra tình yêu và sự nhân từ của Chúa qua con. Bên cạnh đó, con cần giữ một đời sống cầu nguyện và đức tin vững vàng, không chỉ trong những lúc thuận lợi mà ngay cả trong nghịch cảnh. Khi người khác thấy con vẫn giữ sự bình an và hy vọng trong hoàn cảnh khó khăn, họ sẽ tự hỏi điều gì khiến con có được sức mạnh ấy, và đó chính là cơ hội để con có thể làm chứng về Chúa cho họ. Ngoài ra, con cũng có thể bày tỏ quyền năng của Chúa bằng cách chia sẻ những câu chuyện về những phép lạ, sự tiếp trợ và sự biến đổi mà Chúa đã làm trong đời sống của con. Khi con kể về cách Chúa đã đáp lời cầu nguyện, chữa lành hoặc thay đổi hoàn cảnh của con thì những người xung quanh sẽ thấy rằng Ngài là Đức Chúa Trời quyền năng, Ngài thực hữu vẫn đang hành động ngày hôm nay. Nhưng con nghĩ rằng quan trọng hơn hết, con cần sống một đời sống chân thật và khiêm nhường, không chỉ nói về đức tin mà còn thể hiện đức tin đó qua cách con đối xử với người khác. Khi con kiên nhẫn, trung thực, biết tha thứ và luôn làm điều đúng đắn dù không ai thấy, thì con cũng đang phản chiếu bản chất của Đấng Christ. Sự thay đổi thực sự không đến từ lời nói suông, mà từ một đời sống đầy dẫy sự hiện diện của Chúa, để bất cứ ai nhìn vào cũng có thể nhận biết rằng Đức Chúa Jesus đang sống và hành động qua con.
Thưa Cha, khi con hay người thân của con bị bệnh nặng và con cầu nguyện mãi vẫn không được Chúa chữa lành bằng phép lạ, thì con sẽ không vì thế mà mất đức tin hay nghi ngờ tình yêu của Ngài. Con tin rằng Chúa luôn lắng nghe lời cầu nguyện của con cái Ngài và Ngài có kế hoạch tốt đẹp cho mỗi một chúng con, dù kết quả có thể không theo cách con mong đợi. Thánh Kinh cũng đã cho con biết rằng Chúa có thể chữa lành ngay lập tức nếu Ngài muốn, như đã làm với nhiều người trong Thánh Kinh. Tuy nhiên, đôi khi Ngài cho phép bệnh tật hoặc thử thách tồn tại vì một mục đích cao hơn. Như trường hợp của Sứ Đồ Phao-lô được nhắc đến trong II Cô-rinh-tô 12:7-9, khi ông cũng đã cầu xin Chúa ba lần để loại bỏ "cái dằm" trong xác thịt của ông, nhưng Chúa trả lời: "Ân điển của Ta đủ cho ngươi rồi, vì sức mạnh của Ta nên trọn vẹn trong sự đau yếu. Vậy, tôi vui lòng thà sẽ khoe mình trong những sự đau yếu của tôi, để cho sức mạnh của Đấng Christ ngự trên tôi." Điều này nhắc nhở con rằng, đôi khi Chúa không cất đi đau khổ ngay lập tức, nhưng Ngài ban cho con ân điển để chịu đựng và trưởng thành trong đức tin. Con cũng nhớ rằng sự chữa lành thể xác không phải là điều quan trọng nhất, mà quan trọng hơn là sự chữa lành về mặt tâm linh và mối quan hệ với Chúa vì thể xác này rồi sẽ qua đi chỉ có linh hồn của con là còn mãi mãi. Nếu Chúa không chữa lành bằng phép lạ, thì con tin rằng Ngài vẫn đang làm việc trong hoàn cảnh đó để dạy dỗ, uốn nắn và mang lại điều tốt đẹp trong kế hoạch của Ngài với con vì “mọi sự hiệp lại làm ích cho những ai yêu Đức Chúa Trời, là những người được gọi theo một mục đích của Ngài.” (Rô-ma 8:28). Đôi khi, bệnh tật còn giúp con hoặc người thân của con đến gần Chúa hơn, vì khi nhận ra sự yếu đuối của con người thì con người sẽ phụ thuộc vào Ngài nhiều hơn. Nhưng dù kết quả thế nào, thì con vẫn tiếp tục cầu nguyện, tin cậy Chúa và phó thác mọi sự trong tay Ngài. Con tin rằng nếu Chúa chọn không chữa lành ngay trên đất này, thì Ngài sẽ ban sự chữa lành trọn vẹn trong cõi đời đời, nơi không còn đau đớn, bệnh tật hay nước mắt sẽ được Ngài lau khô (Khải Huyền 21:4). Và điều quan trọng là con không đánh mất đức tin, mà luôn nhắc nhở bản thân rằng Chúa luôn yêu thương, luôn thành tín, và Ngài có một kế hoạch tốt hơn điều con có thể hiểu ngay lúc này.
Thưa Cha, sau khi đọc và suy ngẫm Lời của Chúa trong phân đoạn Thánh Kinh sách Công Vụ Các Sứ Đồ 3:1-10, con đã rút ra được nhiều bài học quý báu cho đời sống đức tin của mình.
Trước hết, con nhận thấy rằng quyền năng của Đức Chúa Jesus vẫn đang hành động qua những ai đặt trọn niềm tin nơi Ngài. Khi Sứ Đồ Phi-e-rơ và Giăng không có bạc vàng để cho người què, thì họ đã trao điều quý giá hơn – sự chữa lành đến từ danh Đức Chúa Jesus. Điều này dạy con rằng đôi khi con không thể giúp đỡ người khác bằng của cải vật chất, nhưng con vẫn có thể dâng lời cầu nguyện, chia sẻ đức tin và đem đến hy vọng từ nơi Chúa.
Thứ hai, con học được rằng đức tin cần đi kèm với hành động. Khi Sứ Đồ Phi-e-rơ nắm lấy tay người què và giúp ông đứng dậy, đôi chân ông liền trở nên mạnh mẽ. Điều này nhắc nhở con rằng khi con tin cậy Chúa, con cần bước đi trong đức tin, không chỉ chờ đợi phép lạ, mà phải hành động theo sự hướng dẫn của Ngài.
Bài học tiếp theo con nhận được là biết ơn và ngợi tôn Chúa trong mọi hoàn cảnh. Sau khi được chữa lành, người què này đã không lặng lẽ bước đi mà vừa đi, vừa nhảy, vừa tôn vinh Đức Chúa Trời. Con hiểu rằng khi nhận được ơn phước từ Chúa, con không nên giữ riêng cho mình mà con cần bày tỏ lòng biết ơn và làm chứng về quyền năng của Ngài để người khác cũng được khích lệ trong đức tin.
Cuối cùng, con nhận ra rằng mỗi phép lạ Chúa làm không chỉ để ban phước cho một cá nhân, mà còn để bày tỏ vinh hiển của Ngài cho nhiều người. Khi dân chúng thấy người què được chữa lành, họ kinh ngạc và thắc mắc về điều đã xảy ra, qua đó tạo cơ hội để Sứ Đồ Phi-e-rơ rao giảng về Đức Chúa Jesus cho họ. Điều này nhắc nhở con rằng cuộc đời con cũng phải trở thành một lời chứng sống động, để qua những điều Chúa làm cho con, thì người khác có thể nhận biết Ngài.
Lạy Cha, xin giúp con luôn tin cậy vào quyền năng của Ngài, sẵn lòng chia sẻ đức tin, hành động theo sự dẫn dắt của Chúa, và luôn biết ơn Ngài trong mọi điều trong mọi hoàn cảnh. Con trình dâng lên Ngài và cầu xin trong danh Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Bùi Thành Chinh
13/02/2025