Khải Huyền 14:8-13 Sự Sụp Đổ của Ba-bi-lôn và Bản Án Dành cho Thế Gian
Kính lạy Đức Chúa Trời Toàn Năng là Cha kính yêu đời đời của chúng con, con cảm tạ Ngài vì Ngài đã ban cho con thời gian yên bình này để con lắng đọng tâm hồn trước mặt Ngài con bắt đầu bài suy ngẫm Lời Ngài trong Khải Huyền 14:8-13, con xin dâng lên Ngài lòng khao khát được đến gần hơn với Ngài, được hiểu biết và yêu mến Lời Ngài sâu sắc hơn. Con xin Đức Thánh Linh soi sáng lòng và trí của con, mở mắt thuộc linh để con nhận thấy những điều kỳ diệu trong Lời Ngài. Xin giúp con lắng nghe tiếng Ngài phán dạy và thấu hiểu ý muốn Ngài cho cuộc đời của con. Sau đây con xin được nêu ý hiểu của con trong phân đoạn Khải Huyền 14:8-13.
8 Rồi, một thiên sứ khác, vị thứ nhì, đã theo sau, truyền: "Đã đổ xuống! Đã đổ xuống Ba-bi-lôn thành lớn. Nó đã ban cho hết thảy các dân ngoại uống rượu giận của sự tà dâm của nó." 9 Rồi, một thiên sứ khác, vị thứ ba, đã theo sau, truyền với tiếng lớn: "Nếu kẻ nào thờ phượng con thú và tượng của nó, nhận dấu của nó trên trán hay trên tay của mình, 10 thì kẻ ấy sẽ uống rượu của sự giận không pha của Đức Chúa Trời, trong chén của sự thịnh nộ của Ngài. Nó sẽ bị khổ trong lửa và lưu huỳnh trước sự hiện diện của các thiên sứ thánh và trước sự hiện diện của Chiên Con. 11 Những kẻ thờ phượng con thú và tượng của nó cùng bất cứ ai nhận dấu của tên nó, thì cả ngày lẫn đêm không có sự yên nghỉ. Khói của sự đau khổ của chúng sẽ bay lên cho tới đời đời." 12 Đây là sự nhẫn nại của những thánh đồ, là những người vâng giữ các điều răn của Đức Chúa Trời và đức tin của Đức Chúa Jesus. 13 Tôi đã nghe một tiếng từ trời phán: "Hãy viết, từ nay, phước cho những người chết mà chết trong Chúa." Đấng Thần Linh phán: "Phải, như vậy, họ sẽ được yên nghỉ khỏi những sự lao nhọc của họ; vì những việc làm của họ theo với họ."
Thưa Cha, phân đoạn Thánh Kinh trên mô tả hai sứ điệp quan trọng của các thiên sứ và lời khích lệ từ trời. Thiên sứ thứ hai tuyên bố sự sụp đổ chắc chắn của Ba-bi-lôn, biểu tượng của quyền lực tội lỗi và sự suy đồi đạo đức, vì nó đã khiến các dân tộc uống rượu giận của sự tà dâm. Thiên sứ thứ ba cảnh báo nghiêm trọng về hậu quả của việc thờ phượng con thú, nhận dấu của nó và từ chối Đức Chúa Trời, bao gồm sự khổ sở đời đời trong lửa và lưu huỳnh, không có sự yên nghỉ cả ngày lẫn đêm. Phân đoạn Thánh Kinh này cũng khích lệ các thánh đồ hãy kiên nhẫn vâng giữ các điều răn của Đức Chúa Trời và giữ vững đức tin nơi Đức Chúa Jesus. Cuối cùng, một tiếng từ trời phán rằng phước hạnh dành cho những người chết trong Chúa, vì họ sẽ được yên nghỉ khỏi lao nhọc, và những việc làm trung tín của họ sẽ đi theo họ đến đời đời.
Thưa Cha, hình ảnh "Ba-bi-lôn thành lớn" trong Khải Huyền 14:8 con nghĩ rằng nó là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Nó đại diện cho một hệ thống thế gian phản nghịch lại Đức Chúa Trời, bao gồm các quyền lực chính trị, kinh tế, và tôn giáo bị chi phối bởi tội lỗi và sự gian ác. Ba-bi-lôn cũng là hình ảnh của sự tà dâm thuộc linh, biểu thị sự không trung thành với Đức Chúa Trời khi các dân tộc chọn thờ phượng thần tượng hoặc chạy theo các giá trị thế gian. Ngoài ra, Ba-bi-lôn còn tượng trưng cho các đế quốc bách hại dân sự của Chúa, chẳng hạn như Đế Quốc La Mã trong thời của Thánh Kinh, và những hệ thống tương tự trong lịch sử hoặc trong tương lai. Hình ảnh này nhấn mạnh sự phán xét cuối cùng của Đức Chúa Trời đối với mọi thế lực gian ác chống nghịch Ngài.
Thưa Cha, hình ảnh "rượu giận của sự tà dâm" trong Khải Huyền 14:8 con hiểu đó là tượng trưng cho ảnh hưởng của cám dỗ và hủy hoại của Ba-bi-lôn, biểu hiện qua việc lôi kéo các dân tộc vào sự thờ lạy thần tượng, tà giáo, và đời sống tội lỗi. Hình ảnh "rượu" cho thấy sức hấp dẫn tạm thời nhưng đầy nguy hiểm của những điều gian ác này, trong khi "tà dâm" ám chỉ sự không trung thành thuộc linh, khi các dân tộc chọn phản bội lại Đức Chúa Trời để theo đuổi những điều chống nghịch Ngài. Sự "giận" ở đây con hiểu là cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời, biểu lộ qua sự phán xét công chính đối với sự bội đạo và tội lỗi mà Ba-bi-lôn đã lan truyền trên toàn cầu.
Thưa Cha, hình ảnh "rượu của sự giận không pha" trong Khải Huyền 14:10 con hiểu đó là chỉ sự phán xét của Đức Chúa Trời dành cho tội lỗi, được bày tỏ một cách trọn vẹn và không giảm nhẹ giống như rượu nguyên chất không được pha loãng. Hình ảnh "rượu" biểu thị sự trừng phạt, và "không pha" cho thấy sự phán xét này sẽ không có sự khoan nhượng hay tha thứ, là một sự thịnh nộ hoàn toàn và công chính của Đức Chúa Trời đối với sự gian ác và tội lỗi. "Chén của sự thịnh nộ" là một biểu tượng mạnh mẽ của cơn giận công chính của Đức Chúa Trời, thể hiện sự trừng phạt cuối cùng đối với những kẻ sống trong tội lỗi và bội Đạo. Hình ảnh này cũng thường xuất hiện trong Thánh Kinh để mô tả sự phán xét không thể tránh khỏi, đặc biệt là trong ngày cuối cùng này, khi sự công bằng của Đức Chúa Trời sẽ được thực thi hoàn toàn như trong Khải Huyền 16:19 viết: “Thành lớn đã bị chia làm ba phần. Các thành của các quốc gia đã bị sụp đổ. Ba-bi-lôn Lớn đã bị nhắc lại trước Đức Chúa Trời để được ban cho nó chén rượu của cơn thịnh nộ của cơn giận của Ngài.”
Thưa Cha, trong Khải Huyền 14:11 con hiểu đây đúng là mô tả sự đau khổ đời đời dành cho những ai chối bỏ Đức Chúa Trời, mà đi thờ phượng con thú và nhận dấu của nó. Những người này sẽ phải chịu sự đau khổ không ngừng, không có sự yên nghỉ, và sẽ bị xa cách khỏi sự hiện diện của Đức Chúa Trời mãi mãi. Hình phạt này diễn tả sự đau đớn tột cùng trong lửa và lưu huỳnh, biểu thị cho sự phán xét công chính của Đức Chúa Trời. Và câu này cũng nhấn mạnh tính nghiêm trọng và hậu quả vĩnh viễn của việc từ chối ân điển cứu rỗi của Chúa, khẳng định rằng việc lựa chọn đi theo con thú và từ chối sự cứu chuộc của Chúa sẽ dẫn đến sự hủy diệt đời đời.
Thưa Cha, con hiểu "điều răn của Đức Chúa Trời" trong Khải Huyền 14:12 là nói về các điều răn mà được Chúa phán bảo con dân của Ngài về các việc làm và không được làm, đó là những luật lệ đạo đức và lời dạy mà Đức Chúa Trời đã ban cho dân sự của Ngài, đặc biệt được bày tỏ qua Thánh Kinh. Đối với các thánh đồ, điều này bao gồm hai điều lớn đó là việc yêu mến Đức Chúa Trời hết lòng hết linh hồn, và yêu thương người lân cận như chính mình, giữ đức tin nơi Đức Chúa Jesus, và sống đời sống trung tín với Ngài, như điều Chúa đã phán trong sách Ma-thi-ơ 22:37-39 rằng: “Đức Chúa Jesus phán với ông: Ngươi sẽ hết lòng, hết linh hồn, hết tâm trí mà yêu Chúa, là Đức Chúa Trời của ngươi. Ấy là điều răn thứ nhất và lớn. Còn điều răn thứ nhì cũng lớn như vậy: Ngươi sẽ yêu người lân cận của ngươi như chính mình.” Điều răn này nhấn mạnh sự vâng lời và trung thành với Chúa, đặc biệt trong những thời kỳ thử thách và khó khăn này. Các thánh đồ được kêu gọi để giữ vững đức tin và sự sống đạo, làm gương trong việc sống theo các giá trị của Nước Đức Chúa Trời, bất chấp sự cám dỗ và áp lực từ thế gian.
Thưa Cha, trong Khải Huyền 14:13 nói rằng: "Hãy viết, từ nay, phước cho những người chết mà chết trong Chúa", con nghĩ rằng câu này áp dụng không chỉ cho con dân Chúa trong Kỳ Tận Thế mà còn cho con dân Chúa trong mọi thời đại. Mặc dù văn mạch liên quan đến thời kỳ sau cùng, nhưng nguyên tắc về sự phước hạnh này là bao quát và có ý nghĩa cho tất cả những ai trung tín với Chúa, dù trong quá khứ, hiện tại hay tương lai. Những người chết trong Chúa sẽ được yên nghỉ khỏi mọi lao nhọc và công việc trung tín của họ sẽ được tưởng thưởng đời đời. Đây cũng là điều Chúa đã hứa với con dân của Ngài được chép trong sách Ma-thi-ơ 11:28-30: “Hãy đến với Ta! Hỡi những ai mệt mỏi và gánh nặng! Ta sẽ cho các ngươi sự yên nghỉ. Hãy mang lấy ách của Ta trên các ngươi và học theo Ta, vì Ta có lòng nhu mì và khiêm nhường, thì các ngươi sẽ tìm thấy sự yên nghỉ cho linh hồn của các ngươi. Vì ách của Ta dễ chịu và gánh của Ta là nhẹ nhàng.” Đây là một sự khích lệ lớn cho mọi Cơ-đốc nhân về sự an ủi, hy vọng và phước hạnh mà họ sẽ nhận được khi kiên trì trong đức tin, cho dù họ sống trong thời kỳ nào.
Thưa Cha, trong Thánh Kinh, Ba-bi-lôn được dùng như một biểu tượng của sự phản loạn chống lại Đức Chúa Trời, sự tà dâm thuộc linh và hệ thống thế gian dẫn dắt con người xa rời Ngài (Khải Huyền 14:8). Một giáo hội mang danh Chúa nhưng không vâng giữ Mười Điều Răn của Đức Chúa Trời, đặc biệt là trong việc không sống theo các nguyên tắc đạo đức và tâm linh của Ngài, thì bị xem là sa vào sự lạc đạo, giống như Ba-bi-lôn thuộc linh. Tuy nhiên, con nghĩ rằng không phải tất cả các trường hợp không vâng giữ điều răn của Chúa đều trực tiếp đồng nghĩa với việc là "Ba-bi-lôn thuộc linh". Vì Ba-bi-lôn thuộc linh trong Khải Huyền (và các đoạn khác của Thánh Kinh) thường được liên kết với một hệ thống toàn cầu tội lỗi, bao gồm cả tôn giáo, chính trị và văn hóa, mà qua đó con người bị cám dỗ vào sự thờ lạy thần tượng và tội lỗi. Chống nghịch Chúa được thể hiện qua sự từ chối điều răn của Ngài, nhưng Ba-bi-lôn không phải chỉ đơn giản là bất kỳ sự chống nghịch nào, mà là biểu tượng của sự sa ngã toàn diện và sự lừa dối trong thế gian. Do đó, nếu một cá nhân hay một giáo hội từ chối sống theo các điều răn của Đức Chúa Trời, họ đang rơi vào tình trạng chống nghịch Chúa. Tuy nhiên, để kawngr định rằng họ là "Ba-bi-lôn thuộc linh" thì con nghĩ cần phải xem xét toàn bộ bối cảnh và tác động của sự phản loạn đó. Ba-bi-lôn được xem là một biểu tượng của hệ thống tội lỗi lớn lao hơn, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống con người. Vì vậy, việc không vâng theo điều răn của Chúa có thể dẫn đến sự chống nghịch, nhưng "Ba-bi-lôn thuộc linh" là hình ảnh của một hệ thống tội lỗi có quy mô lớn hơn, có sự phản kháng không chỉ đối với các điều răn mà còn với bản chất thánh khiết và công chính của Đức Chúa Trời.
Thưa Cha, con biết rằng Chúa luôn kêu gọi con dân Chúa ra khỏi Ba-bi-lôn thuộc linh vì việc chúng con ở trong Ba-bi-lôn thuộc linh sẽ dẫn chúng con đến việc xa cách mặt Chúa và chúng con sẽ bị sự hư mất đời đời. Như trong Khải Huyền 18:4, Chúa kêu gọi con dân của Ngài: "Hỡi dân Ta! Hãy ra khỏi nó, để các ngươi không tham dự vào những tội lỗi của nó, để các ngươi sẽ không nhận các tai họa của nó." Đây là một lời cảnh tỉnh mạnh mẽ đối với chúng con, Chúa kêu gọi chúng con phải tách biệt khỏi mọi hệ thống và thực hành sự phản nghịch lại Đức Chúa Trời. Ba-bi-lôn trong bối cảnh này đại diện cho một thế giới bị vấy bẩn bởi sự gian ác, tà dâm thuộc linh, và sự lừa dối. Lời kêu gọi này nhấn mạnh rằng con dân Chúa phải sống tách biệt khỏi những giá trị của thế gian, không để bị cuốn theo những cám dỗ và hệ thống không phù hợp với Lời Chúa. Việc "ra khỏi Ba-bi-lôn" không chỉ là một hành động vật lý, mà còn là một sự tách biệt về tâm linh và đạo đức, nơi chúng con được kêu gọi sống trong sự thánh sạch, giữ gìn đức tin trung tín và không đồng hóa với những gì là gian ác, tà giáo. Ngày nay, con thấy lời kêu gọi này vẫn còn giá trị, nhắc nhở chúng con về việc cần sống theo Lời Chúa, không bị chi phối bởi các hệ thống của thế gian, và luôn giữ vững đức tin, sống một đời sống thánh sạch, phù hợp với những giá trị mà Đức Chúa Trời đã thiết lập phán dạy chúng con.
Thưa Cha, qua việc đọc và suy ngẫm Lời Chúa trong phân đoạn thánh Kinh sách Khải Huyền 14:8-13 đã cho con rút ra các bài học bổ ích áp dụng trên bước đường con bước đi theo Chúa, các bài học con rút ra cụ thể như sau:
+ Thứ nhất là Ba-bi-lôn trong phân đoạn Thánh Kinh này là đại diện cho hệ thống tội lỗi và sự phản nghịch đối với Đức Chúa Trời. Trong câu 8 cảnh báo về sự sụp đổ của Ba-bi-lôn, điều này cho con thấy rằng mọi hình thức tội lỗi và gian ác cuối cùng sẽ phải đối mặt với sự phán xét của Đức Chúa Trời. Điều này nhắc nhở chúng con phải luôn tỉnh thức, tránh xa những giá trị và lối sống đối nghịch với Đức Chúa Trời.
+ Thứ hai là trong câu 9-11 nhấn mạnh sự khủng khiếp của việc thờ phượng con thú và nhận dấu của nó, với hình phạt là sự đau khổ đời đời. Đây là lời cảnh tỉnh đối với chúng con về sự nguy hiểm của việc đi theo những lối sống và tư tưởng sai trái, cũng như sự cần thiết phải giữ vững đức tin trong Chúa Jesus và không bị lôi cuốn vào sự thờ hình tượng.
+ Thứ ba là trong câu 12 khuyến khích các thánh đồ kiên trì vâng giữ các điều răn của Đức Chúa Trời, sống đời sống trung tín với Ngài. Điều này nhắc nhở chúng con về tầm quan trọng của việc sống theo Lời Chúa, giữ gìn đức tin và sống đời sống thánh khiết dù đối mặt với những thử thách và sự cám dỗ.
+ Thứ tư là trong câu 13 tuyên bố sự phước hạnh dành cho những người chết trong Chúa, rằng họ sẽ được yên nghỉ khỏi mọi lao nhọc và các công việc trung tín của họ sẽ theo họ đến đời đời. Đây là lời khích lệ mạnh mẽ dành cho những tín hữu trung tín, nhắc nhở chúng con rằng những nỗ lực sống cho Chúa sẽ được Chúa ban thưởng đời đời.
Chúng con cảm tạ Ngài vì Lời Ngài đã được phán ra qua Khải Huyền 14:8-13, nhắc nhở chúng con về sự thật và phán xét công chính của Ngài đối với Ba-bi-lôn và tất cả những ai sống trong tội lỗi và phản nghịch. Xin giúp chúng con nhận thức rõ ràng về những cám dỗ của thế gian và giữ lòng trung tín, không bị lôi cuốn vào sự thờ lạy thần tượng, mà chỉ một lòng tôn thờ Ngài. Xin cho chúng con luôn vững vàng trong đức tin, kiên trì vâng giữ các điều răn của Ngài, kính sợ Ngài hết lòng và yêu thương người lân cận như chính mình. Cảm ơn Ngài đã hứa ban phước hạnh cho những ai chết trong Chúa, được yên nghỉ khỏi mọi lao nhọc. Xin cho chúng con biết sống trong hy vọng vững tin vào phần thưởng đời đời mà Ngài đã chuẩn bị cho chúng con.
Chúng con cầu nguyện trong danh Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ. Bùi Thành Chinh 28/11/2024
Khải Huyền 14:8-13 Sự Sụp Đổ của Ba-bi-lôn và Bản Án Dành cho Thế Gian
Kính lạy Đức Chúa Trời Toàn Năng là Cha kính yêu đời đời của chúng con, con cảm tạ Ngài vì Ngài đã ban cho con thời gian yên bình này để con lắng đọng tâm hồn trước mặt Ngài con bắt đầu bài suy ngẫm Lời Ngài trong Khải Huyền 14:8-13, con xin dâng lên Ngài lòng khao khát được đến gần hơn với Ngài, được hiểu biết và yêu mến Lời Ngài sâu sắc hơn. Con xin Đức Thánh Linh soi sáng lòng và trí của con, mở mắt thuộc linh để con nhận thấy những điều kỳ diệu trong Lời Ngài. Xin giúp con lắng nghe tiếng Ngài phán dạy và thấu hiểu ý muốn Ngài cho cuộc đời của con. Sau đây con xin được nêu ý hiểu của con trong phân đoạn Khải Huyền 14:8-13.
8 Rồi, một thiên sứ khác, vị thứ nhì, đã theo sau, truyền: "Đã đổ xuống! Đã đổ xuống Ba-bi-lôn thành lớn. Nó đã ban cho hết thảy các dân ngoại uống rượu giận của sự tà dâm của nó."
9 Rồi, một thiên sứ khác, vị thứ ba, đã theo sau, truyền với tiếng lớn: "Nếu kẻ nào thờ phượng con thú và tượng của nó, nhận dấu của nó trên trán hay trên tay của mình,
10 thì kẻ ấy sẽ uống rượu của sự giận không pha của Đức Chúa Trời, trong chén của sự thịnh nộ của Ngài. Nó sẽ bị khổ trong lửa và lưu huỳnh trước sự hiện diện của các thiên sứ thánh và trước sự hiện diện của Chiên Con.
11 Những kẻ thờ phượng con thú và tượng của nó cùng bất cứ ai nhận dấu của tên nó, thì cả ngày lẫn đêm không có sự yên nghỉ. Khói của sự đau khổ của chúng sẽ bay lên cho tới đời đời."
12 Đây là sự nhẫn nại của những thánh đồ, là những người vâng giữ các điều răn của Đức Chúa Trời và đức tin của Đức Chúa Jesus.
13 Tôi đã nghe một tiếng từ trời phán: "Hãy viết, từ nay, phước cho những người chết mà chết trong Chúa." Đấng Thần Linh phán: "Phải, như vậy, họ sẽ được yên nghỉ khỏi những sự lao nhọc của họ; vì những việc làm của họ theo với họ."
Thưa Cha, phân đoạn Thánh Kinh trên mô tả hai sứ điệp quan trọng của các thiên sứ và lời khích lệ từ trời. Thiên sứ thứ hai tuyên bố sự sụp đổ chắc chắn của Ba-bi-lôn, biểu tượng của quyền lực tội lỗi và sự suy đồi đạo đức, vì nó đã khiến các dân tộc uống rượu giận của sự tà dâm. Thiên sứ thứ ba cảnh báo nghiêm trọng về hậu quả của việc thờ phượng con thú, nhận dấu của nó và từ chối Đức Chúa Trời, bao gồm sự khổ sở đời đời trong lửa và lưu huỳnh, không có sự yên nghỉ cả ngày lẫn đêm. Phân đoạn Thánh Kinh này cũng khích lệ các thánh đồ hãy kiên nhẫn vâng giữ các điều răn của Đức Chúa Trời và giữ vững đức tin nơi Đức Chúa Jesus. Cuối cùng, một tiếng từ trời phán rằng phước hạnh dành cho những người chết trong Chúa, vì họ sẽ được yên nghỉ khỏi lao nhọc, và những việc làm trung tín của họ sẽ đi theo họ đến đời đời.
Thưa Cha, hình ảnh "Ba-bi-lôn thành lớn" trong Khải Huyền 14:8 con nghĩ rằng nó là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Nó đại diện cho một hệ thống thế gian phản nghịch lại Đức Chúa Trời, bao gồm các quyền lực chính trị, kinh tế, và tôn giáo bị chi phối bởi tội lỗi và sự gian ác. Ba-bi-lôn cũng là hình ảnh của sự tà dâm thuộc linh, biểu thị sự không trung thành với Đức Chúa Trời khi các dân tộc chọn thờ phượng thần tượng hoặc chạy theo các giá trị thế gian. Ngoài ra, Ba-bi-lôn còn tượng trưng cho các đế quốc bách hại dân sự của Chúa, chẳng hạn như Đế Quốc La Mã trong thời của Thánh Kinh, và những hệ thống tương tự trong lịch sử hoặc trong tương lai. Hình ảnh này nhấn mạnh sự phán xét cuối cùng của Đức Chúa Trời đối với mọi thế lực gian ác chống nghịch Ngài.
Thưa Cha, hình ảnh "rượu giận của sự tà dâm" trong Khải Huyền 14:8 con hiểu đó là tượng trưng cho ảnh hưởng của cám dỗ và hủy hoại của Ba-bi-lôn, biểu hiện qua việc lôi kéo các dân tộc vào sự thờ lạy thần tượng, tà giáo, và đời sống tội lỗi. Hình ảnh "rượu" cho thấy sức hấp dẫn tạm thời nhưng đầy nguy hiểm của những điều gian ác này, trong khi "tà dâm" ám chỉ sự không trung thành thuộc linh, khi các dân tộc chọn phản bội lại Đức Chúa Trời để theo đuổi những điều chống nghịch Ngài. Sự "giận" ở đây con hiểu là cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời, biểu lộ qua sự phán xét công chính đối với sự bội đạo và tội lỗi mà Ba-bi-lôn đã lan truyền trên toàn cầu.
Thưa Cha, hình ảnh "rượu của sự giận không pha" trong Khải Huyền 14:10 con hiểu đó là chỉ sự phán xét của Đức Chúa Trời dành cho tội lỗi, được bày tỏ một cách trọn vẹn và không giảm nhẹ giống như rượu nguyên chất không được pha loãng. Hình ảnh "rượu" biểu thị sự trừng phạt, và "không pha" cho thấy sự phán xét này sẽ không có sự khoan nhượng hay tha thứ, là một sự thịnh nộ hoàn toàn và công chính của Đức Chúa Trời đối với sự gian ác và tội lỗi. "Chén của sự thịnh nộ" là một biểu tượng mạnh mẽ của cơn giận công chính của Đức Chúa Trời, thể hiện sự trừng phạt cuối cùng đối với những kẻ sống trong tội lỗi và bội Đạo. Hình ảnh này cũng thường xuất hiện trong Thánh Kinh để mô tả sự phán xét không thể tránh khỏi, đặc biệt là trong ngày cuối cùng này, khi sự công bằng của Đức Chúa Trời sẽ được thực thi hoàn toàn như trong Khải Huyền 16:19 viết: “Thành lớn đã bị chia làm ba phần. Các thành của các quốc gia đã bị sụp đổ. Ba-bi-lôn Lớn đã bị nhắc lại trước Đức Chúa Trời để được ban cho nó chén rượu của cơn thịnh nộ của cơn giận của Ngài.”
Thưa Cha, trong Khải Huyền 14:11 con hiểu đây đúng là mô tả sự đau khổ đời đời dành cho những ai chối bỏ Đức Chúa Trời, mà đi thờ phượng con thú và nhận dấu của nó. Những người này sẽ phải chịu sự đau khổ không ngừng, không có sự yên nghỉ, và sẽ bị xa cách khỏi sự hiện diện của Đức Chúa Trời mãi mãi. Hình phạt này diễn tả sự đau đớn tột cùng trong lửa và lưu huỳnh, biểu thị cho sự phán xét công chính của Đức Chúa Trời. Và câu này cũng nhấn mạnh tính nghiêm trọng và hậu quả vĩnh viễn của việc từ chối ân điển cứu rỗi của Chúa, khẳng định rằng việc lựa chọn đi theo con thú và từ chối sự cứu chuộc của Chúa sẽ dẫn đến sự hủy diệt đời đời.
Thưa Cha, con hiểu "điều răn của Đức Chúa Trời" trong Khải Huyền 14:12 là nói về các điều răn mà được Chúa phán bảo con dân của Ngài về các việc làm và không được làm, đó là những luật lệ đạo đức và lời dạy mà Đức Chúa Trời đã ban cho dân sự của Ngài, đặc biệt được bày tỏ qua Thánh Kinh. Đối với các thánh đồ, điều này bao gồm hai điều lớn đó là việc yêu mến Đức Chúa Trời hết lòng hết linh hồn, và yêu thương người lân cận như chính mình, giữ đức tin nơi Đức Chúa Jesus, và sống đời sống trung tín với Ngài, như điều Chúa đã phán trong sách Ma-thi-ơ 22:37-39 rằng: “Đức Chúa Jesus phán với ông: Ngươi sẽ hết lòng, hết linh hồn, hết tâm trí mà yêu Chúa, là Đức Chúa Trời của ngươi. Ấy là điều răn thứ nhất và lớn. Còn điều răn thứ nhì cũng lớn như vậy: Ngươi sẽ yêu người lân cận của ngươi như chính mình.” Điều răn này nhấn mạnh sự vâng lời và trung thành với Chúa, đặc biệt trong những thời kỳ thử thách và khó khăn này. Các thánh đồ được kêu gọi để giữ vững đức tin và sự sống đạo, làm gương trong việc sống theo các giá trị của Nước Đức Chúa Trời, bất chấp sự cám dỗ và áp lực từ thế gian.
Thưa Cha, trong Khải Huyền 14:13 nói rằng: "Hãy viết, từ nay, phước cho những người chết mà chết trong Chúa", con nghĩ rằng câu này áp dụng không chỉ cho con dân Chúa trong Kỳ Tận Thế mà còn cho con dân Chúa trong mọi thời đại. Mặc dù văn mạch liên quan đến thời kỳ sau cùng, nhưng nguyên tắc về sự phước hạnh này là bao quát và có ý nghĩa cho tất cả những ai trung tín với Chúa, dù trong quá khứ, hiện tại hay tương lai. Những người chết trong Chúa sẽ được yên nghỉ khỏi mọi lao nhọc và công việc trung tín của họ sẽ được tưởng thưởng đời đời. Đây cũng là điều Chúa đã hứa với con dân của Ngài được chép trong sách Ma-thi-ơ 11:28-30: “Hãy đến với Ta! Hỡi những ai mệt mỏi và gánh nặng! Ta sẽ cho các ngươi sự yên nghỉ. Hãy mang lấy ách của Ta trên các ngươi và học theo Ta, vì Ta có lòng nhu mì và khiêm nhường, thì các ngươi sẽ tìm thấy sự yên nghỉ cho linh hồn của các ngươi. Vì ách của Ta dễ chịu và gánh của Ta là nhẹ nhàng.” Đây là một sự khích lệ lớn cho mọi Cơ-đốc nhân về sự an ủi, hy vọng và phước hạnh mà họ sẽ nhận được khi kiên trì trong đức tin, cho dù họ sống trong thời kỳ nào.
Thưa Cha, trong Thánh Kinh, Ba-bi-lôn được dùng như một biểu tượng của sự phản loạn chống lại Đức Chúa Trời, sự tà dâm thuộc linh và hệ thống thế gian dẫn dắt con người xa rời Ngài (Khải Huyền 14:8). Một giáo hội mang danh Chúa nhưng không vâng giữ Mười Điều Răn của Đức Chúa Trời, đặc biệt là trong việc không sống theo các nguyên tắc đạo đức và tâm linh của Ngài, thì bị xem là sa vào sự lạc đạo, giống như Ba-bi-lôn thuộc linh. Tuy nhiên, con nghĩ rằng không phải tất cả các trường hợp không vâng giữ điều răn của Chúa đều trực tiếp đồng nghĩa với việc là "Ba-bi-lôn thuộc linh". Vì Ba-bi-lôn thuộc linh trong Khải Huyền (và các đoạn khác của Thánh Kinh) thường được liên kết với một hệ thống toàn cầu tội lỗi, bao gồm cả tôn giáo, chính trị và văn hóa, mà qua đó con người bị cám dỗ vào sự thờ lạy thần tượng và tội lỗi. Chống nghịch Chúa được thể hiện qua sự từ chối điều răn của Ngài, nhưng Ba-bi-lôn không phải chỉ đơn giản là bất kỳ sự chống nghịch nào, mà là biểu tượng của sự sa ngã toàn diện và sự lừa dối trong thế gian. Do đó, nếu một cá nhân hay một giáo hội từ chối sống theo các điều răn của Đức Chúa Trời, họ đang rơi vào tình trạng chống nghịch Chúa. Tuy nhiên, để kawngr định rằng họ là "Ba-bi-lôn thuộc linh" thì con nghĩ cần phải xem xét toàn bộ bối cảnh và tác động của sự phản loạn đó. Ba-bi-lôn được xem là một biểu tượng của hệ thống tội lỗi lớn lao hơn, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống con người. Vì vậy, việc không vâng theo điều răn của Chúa có thể dẫn đến sự chống nghịch, nhưng "Ba-bi-lôn thuộc linh" là hình ảnh của một hệ thống tội lỗi có quy mô lớn hơn, có sự phản kháng không chỉ đối với các điều răn mà còn với bản chất thánh khiết và công chính của Đức Chúa Trời.
Thưa Cha, con biết rằng Chúa luôn kêu gọi con dân Chúa ra khỏi Ba-bi-lôn thuộc linh vì việc chúng con ở trong Ba-bi-lôn thuộc linh sẽ dẫn chúng con đến việc xa cách mặt Chúa và chúng con sẽ bị sự hư mất đời đời. Như trong Khải Huyền 18:4, Chúa kêu gọi con dân của Ngài: "Hỡi dân Ta! Hãy ra khỏi nó, để các ngươi không tham dự vào những tội lỗi của nó, để các ngươi sẽ không nhận các tai họa của nó." Đây là một lời cảnh tỉnh mạnh mẽ đối với chúng con, Chúa kêu gọi chúng con phải tách biệt khỏi mọi hệ thống và thực hành sự phản nghịch lại Đức Chúa Trời. Ba-bi-lôn trong bối cảnh này đại diện cho một thế giới bị vấy bẩn bởi sự gian ác, tà dâm thuộc linh, và sự lừa dối. Lời kêu gọi này nhấn mạnh rằng con dân Chúa phải sống tách biệt khỏi những giá trị của thế gian, không để bị cuốn theo những cám dỗ và hệ thống không phù hợp với Lời Chúa. Việc "ra khỏi Ba-bi-lôn" không chỉ là một hành động vật lý, mà còn là một sự tách biệt về tâm linh và đạo đức, nơi chúng con được kêu gọi sống trong sự thánh sạch, giữ gìn đức tin trung tín và không đồng hóa với những gì là gian ác, tà giáo. Ngày nay, con thấy lời kêu gọi này vẫn còn giá trị, nhắc nhở chúng con về việc cần sống theo Lời Chúa, không bị chi phối bởi các hệ thống của thế gian, và luôn giữ vững đức tin, sống một đời sống thánh sạch, phù hợp với những giá trị mà Đức Chúa Trời đã thiết lập phán dạy chúng con.
Thưa Cha, qua việc đọc và suy ngẫm Lời Chúa trong phân đoạn thánh Kinh sách Khải Huyền 14:8-13 đã cho con rút ra các bài học bổ ích áp dụng trên bước đường con bước đi theo Chúa, các bài học con rút ra cụ thể như sau:
+ Thứ nhất là Ba-bi-lôn trong phân đoạn Thánh Kinh này là đại diện cho hệ thống tội lỗi và sự phản nghịch đối với Đức Chúa Trời. Trong câu 8 cảnh báo về sự sụp đổ của Ba-bi-lôn, điều này cho con thấy rằng mọi hình thức tội lỗi và gian ác cuối cùng sẽ phải đối mặt với sự phán xét của Đức Chúa Trời. Điều này nhắc nhở chúng con phải luôn tỉnh thức, tránh xa những giá trị và lối sống đối nghịch với Đức Chúa Trời.
+ Thứ hai là trong câu 9-11 nhấn mạnh sự khủng khiếp của việc thờ phượng con thú và nhận dấu của nó, với hình phạt là sự đau khổ đời đời. Đây là lời cảnh tỉnh đối với chúng con về sự nguy hiểm của việc đi theo những lối sống và tư tưởng sai trái, cũng như sự cần thiết phải giữ vững đức tin trong Chúa Jesus và không bị lôi cuốn vào sự thờ hình tượng.
+ Thứ ba là trong câu 12 khuyến khích các thánh đồ kiên trì vâng giữ các điều răn của Đức Chúa Trời, sống đời sống trung tín với Ngài. Điều này nhắc nhở chúng con về tầm quan trọng của việc sống theo Lời Chúa, giữ gìn đức tin và sống đời sống thánh khiết dù đối mặt với những thử thách và sự cám dỗ.
+ Thứ tư là trong câu 13 tuyên bố sự phước hạnh dành cho những người chết trong Chúa, rằng họ sẽ được yên nghỉ khỏi mọi lao nhọc và các công việc trung tín của họ sẽ theo họ đến đời đời. Đây là lời khích lệ mạnh mẽ dành cho những tín hữu trung tín, nhắc nhở chúng con rằng những nỗ lực sống cho Chúa sẽ được Chúa ban thưởng đời đời.
Chúng con cảm tạ Ngài vì Lời Ngài đã được phán ra qua Khải Huyền 14:8-13, nhắc nhở chúng con về sự thật và phán xét công chính của Ngài đối với Ba-bi-lôn và tất cả những ai sống trong tội lỗi và phản nghịch. Xin giúp chúng con nhận thức rõ ràng về những cám dỗ của thế gian và giữ lòng trung tín, không bị lôi cuốn vào sự thờ lạy thần tượng, mà chỉ một lòng tôn thờ Ngài. Xin cho chúng con luôn vững vàng trong đức tin, kiên trì vâng giữ các điều răn của Ngài, kính sợ Ngài hết lòng và yêu thương người lân cận như chính mình. Cảm ơn Ngài đã hứa ban phước hạnh cho những ai chết trong Chúa, được yên nghỉ khỏi mọi lao nhọc. Xin cho chúng con biết sống trong hy vọng vững tin vào phần thưởng đời đời mà Ngài đã chuẩn bị cho chúng con.
Chúng con cầu nguyện trong danh Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Bùi Thành Chinh
28/11/2024