Khải Huyền 2:8-11 Si-miệc-nơ: Hội Thánh Chịu Khổ và Chịu Chết Vì Chúa
Kính lạy Cha Nhân Từ giàu lòng thương xót của chúng con, con dâng lời cảm tạ ơn Cha về những ân huệ của Cha đã ban cho chúng con trong những ngày qua cho chúng con được bình an ở trong Chúa, thì giờ này Cha lại ban cho con thì giờ để con được đọc suy ngẫm Lời của Ngài trong sách Khải Huyền 2:8-11.
8 "Hãy viết cho thiên sứ của Hội Thánh tại Si-miệc-nơ: Này là những lời phán của Đấng Trước Hết và Đấng Sau Cùng; Đấng Đã Chết và Nay Đang Sống. 9 Ta biết những việc làm của ngươi, sự khốn khổ và sự nghèo nàn của ngươi. Nhưng ngươi giàu có. [Ta biết] sự phạm thượng của những kẻ xưng họ là người Do-thái mà không phải, nhưng là hội của Sa-tan. 10 Đừng sợ những điều ngươi sẽ chịu khổ! Kìa, Ma Quỷ sẽ ném một số các ngươi vào tù để các ngươi chịu thử thách. Các ngươi sẽ có mười ngày hoạn nạn. Hãy trung tín cho tới chết, và Ta sẽ ban cho ngươi mão sự sống! 11 Ai có tai, người ấy hãy nghe điều Đấng Thần Linh phán với các Hội Thánh. Người nào thắng sẽ không bị hại bởi sự chết thứ nhì."
Thưa Cha, phân đoạn Thánh Kinh trên là Lời của Đức Chúa Jesus gửi đến Hội Thánh tại Si-miệc-nơ, Chúa đã khích lệ họ trong hoàn cảnh khổ nạn và Chúa nhấn mạnh Ngài là Đấng Vĩnh Cửu đã chiến thắng sự chết và hiện đang sống. Mặc dù Hội Thánh phải chịu nghèo nàn và bắt bớ, nhưng họ được Chúa xem là giàu có về thuộc linh. Ngài cảnh báo về những thử thách sắp tới, nhưng khuyên họ đừng sợ hãi và hãy trung tín đến chết và Ngài hứa sẽ ban mão sự sống cho ai giữ vững đức tin nơi Chúa. Người chiến thắng sẽ không bị hại bởi sự chết thứ hai, tức sự phán xét đời đời.
Thưa Cha, danh hiệu "Đấng Đã Chết và Nay Đang Sống" trong câu 8 gợi cho con ý nghĩ nhấn mạnh về sự phục sinh của Đức Chúa Jesus, qua đó biểu tượng cho quyền năng chiến thắng sự chết của Chúa. Điều này không chỉ xác nhận rằng Ngài đã chết trên thập giá vì tội lỗi của nhân loại, mà còn cho thấy Ngài đã sống lại, mang đến hy vọng sống đời đời cho những ai tin Ngài. Với danh hiệu này, con cảm nhận rằng không có nỗi đau hay sự chết nào mà chúng con đối diện mà Chúa không thể giúp chúng con vượt qua được.
Thưa Cha, cụm từ "hội của Sa-tan" trong câu 9 ám chỉ đến những kẻ giả danh, giả hình bách hại và chống đối con dân của Chúa, mặc dù họ tự xưng là người Do Thái. Về bản chất đây là những người thuộc về quyền lực của sự tăm tối, chống nghịch lại công việc của Chúa. Trong thế giới ngày nay, "hội của Sa-tan" có thể biểu hiện qua các tổ chức, nhóm người hoặc hệ thống tư tưởng cố ý làm ngược lại ý muốn của Chúa, nó thúc đẩy sự bất công, bạo lực, hoặc hủy diệt đạo đức và lẽ thật của Ngài. Như các tổ chức khủng bố, những nhóm như ISIS, al-Qaeda, hoặc các tổ chức cực đoan khác sử dụng bạo lực và khủng bố để đạt được mục đích chính trị hoặc tôn giáo. Những hành động của họ đi ngược lại với tinh thần hòa bình, tình yêu thương và sự sống mà Đức Chúa Trời ban cho nhân loại. Hay một số phong trào vô thần hoặc chống tôn giáo công khai tấn công niềm tin vào Thiên Chúa. Họ không chỉ cổ vũ cho việc phủ nhận sự tồn tại của Đức Chúa Trời, mà còn tìm cách loại bỏ sự ảnh hưởng đạo của Chúa trong xã hội và chính trị, như chủ nghĩa vô thần cực đoan hay các phong trào bài tôn giáo ở các nước cộng sản (Trung Quốc, Triều Tiên). Hay một số phong trào xã hội hiện đại họ thúc đẩy những quan điểm về hôn nhân và gia đình không phù hợp với đạo lý của Thánh Kinh như việc xem nhẹ giá trị của hôn nhân truyền thống hoặc cổ vũ cho việc hôn nhân đồng tính.
Thưa Cha, cụm từ "các ngươi sẽ có mười ngày hoạn nạn" trong câu 10 con nghĩ câu này có thể không đề cập đến một thời gian chính xác là mười ngày, mà chỉ ra rằng những con dân của Chúa sẽ phải trải qua một khoảng thời gian thử thách ngắn ngủi nhưng đầy căng thẳng. Đây có thể là thời gian thử thách đức tin của mỗi người khi tin nhận Chúa. Điều này cũng gợi ý rằng sự hoạn nạn có giới hạn và Chúa kiểm soát mọi sự thử thách để không quá sức chịu đựng của con cái Ngài. Đó cũng là điều Chúa đã phán bảo chúng con trong sách I Cô-rinh-tô 10:13 rằng: “Không có sự cám dỗ hoặc thử thách nào đã nắm giữ được các anh chị em, ngoại trừ nếu sự ấy thuộc về bản tính của loài người. Nhưng Đức Chúa Trời thành tín, là Đấng sẽ không để cho các anh chị em chịu cám dỗ hoặc thử thách nào vượt quá năng lực của các anh chị em; nhưng Ngài sẽ làm cho cùng với sự cám dỗ hoặc thử thách có một lối thoát, để các anh chị em có năng lực chịu đựng”. Điều đó cho con thấy rằng sự thử thách chỉ là tạm thời, và sau đó sẽ có sự giải cứu và phần thưởng từ nơi Chúa.
Thưa Cha, câu "hãy trung tín cho tới chết, và Ta sẽ ban cho ngươi mão sự sống!" trong câu 10. Con hiểu đây là lời kêu gọi sự trung tín tuyệt đối, ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn nhất, đến mức hy sinh cả mạng sống của mình cho Chúa. Sự trung tín sẽ được Chúa ban thưởng bằng sự sống đời đời, được biểu tượng hóa qua "mão sự sống", phần thưởng cho những ai kiên trì trong đức tin. Câu này nhắc nhở con rằng niềm tin phải được giữ vững bất kể trong hoàn cảnh nào, bởi phần thưởng cuối cùng không phải là điều tạm thời trên đất mà là sự sống vĩnh cửu đời đời phước hạnh với Chúa.
Thưa Cha, "sự chết thứ nhì" trong câu 11 là sự chết đời đời trong hồ lửa, như được mô tả trong Khải Huyền 20:14 “Sự chết và âm phủ bị ném vào hồ lửa. Đó là sự chết thứ nhì”. Đây là hình phạt cuối cùng cho những người từ chối Đức Chúa Jesus và không được cứu. Còn "không bị hại bởi sự chết thứ nhì" có nghĩa là những ai trung thành với Chúa sẽ được miễn trừ khỏi hình phạt này và sẽ được sống mãi mãi trong vinh quang của Ngài. Điều này nhấn mạnh đến sự bảo vệ và cứu chuộc của Chúa đối với những ai trung tín với Chúa cho đến cuối cùng.
Thưa Cha, để nhận biết rằng con đang sống nhờ tình yêu và ân điển của "Đấng Đã Chết và Nay Đang Sống" đến từ việc con hiểu rõ sự cứu chuộc của Chúa, cảm nhận sự biến đổi bên trong, và sống trong mối liên hệ với Chúa qua lòng biết ơn và sự phụng sự Chúa. Điều này không chỉ là một nhận thức lý thuyết mà là một sự trải nghiệm thực tế, cảm nhận sự biến đổi bên trong đời sống của con. Dưới đây là một số cách giúp con nhận ra điều này:
+ Thứ nhất là con hiểu rõ ý nghĩa của sự chết đối với tội lỗi. Thánh Kinh nói rõ rằng tất cả chúng con đều đã phạm tội và sự chết là hậu quả của tội lỗi (Rô-ma 3:23; 6:23). Chết ở đây không chỉ là sự chết thể xác mà là sự phân cách với Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, khi con tin vào Đấng Christ và chấp nhận Ngài là Đấng Cứu Rỗi của cuộc đời con, thì con đã được giải thoát khỏi sự chết thuộc linh này. Sứ Đồ Phao-lô nói trong Rô-ma 6:11: “Vậy, các anh chị em cũng hãy coi mình đã thật sự chết về tội lỗi nhưng đang sống cho Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jesus Christ, Chúa của chúng ta.” Sự nhận thức rõ con đã chết trong tội lỗi nhưng được cứu sống bởi Chúa là bước đầu tiên.
+ Thứ hai là sự cảm nhận sự biến đổi trong tâm hồn và đời sống của con. Khi con nhận Đức Chúa Jesus làm Chúa và Cứu Chúa của đời sống mình, con bắt đầu cảm thấy một sự thay đổi trong cách sống, suy nghĩ và hành động của mình. Điều này được gọi là sự tái sinh – một cuộc đời mới trong Chúa. Trong II Cô-rinh-tô 5:17, Sứ Đồ Phao-lô khẳng định: “Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ thì người ấy là một tạo vật mới. Những sự cũ đã qua đi. Này, mọi sự đã trở nên mới.” Sự biến đổi từ bên trong này là bằng chứng rõ ràng rằng con đã sống lại nhờ tình yêu và ân điển của Đấng Christ.
+ Thứ ba là nhận thức về sự lệ thuộc hoàn toàn vào ân điển Chúa. Chúng con không tự mình có thể cứu được bản thân, mà chỉ nhờ ân điển và lòng thương xót của Đức Chúa Jesus qua sự chết và phục sinh của Ngài mà thôi. Trong Ê-phê-sô 2:8-9, Sứ Đồ Phao-lô nói: “Vì nhờ ân điển mà các anh chị em được cứu bởi đức tin. Điều đó không đến từ các anh chị em mà là sự ban cho của Thiên Chúa. Ấy chẳng phải bởi những việc làm đâu, để không ai khoe mình.” Khi con ý thức rằng sự sống của mình ngày nay là nhờ tình yêu và sự hy sinh của Đấng Christ, con sẽ bắt đầu cảm thấy sự biết ơn sâu sắc và nhận biết rằng mọi điều tốt đẹp trong cuộc sống đều đến từ Ngài ban cho con.
+ Thứ tư là nhận biết sự hiện diện và công việc của Đức Thánh Linh. Đức Thánh Linh là Đấng ban cho con sự xác tín về sự sống lại trong Đức Chúa Jesus. Ngài an ủi, dạy dỗ và hướng dẫn con trên con đường đức tin. Sự hiện diện của Ngài trong cuộc sống là dấu hiệu rõ ràng cho thấy con đang sống trong sự sống mới. Trong sách Rô-ma 8:16 nhấn mạnh rằng: “Chính Đấng Thần Linh làm chứng với tâm thần của chúng ta rằng, chúng ta là con cái của Thiên Chúa.” Khi con cảm nhận sự dẫn dắt, bình an và niềm vui từ Đức Thánh Linh, đó là dấu hiệu của sự sống mới con có trong Đấng Christ.
Thưa Cha, trung tín với Chúa ngay cả trong sự khổ nạn đó là một đòi hỏi cao cả mà Đức Chúa Jesus đã đặt ra cho các môn đồ của Ngài. Trong Ma-thi-ơ 16:24, Đức Chúa Jesus nói: "Bất cứ ai muốn đến theo Ta, người ấy hãy từ bỏ chính mình, vác thập tự giá của mình mà theo Ta." Sự chịu khổ có thể đến dưới nhiều hình thức: Từ sự chống đối xã hội, gia đình, cho đến những thử thách tinh thần. Điều quan trọng là con luôn sẵn sàng giữ vững đức tin, ngay cả khi đối diện với cái chết, giống như những tín đồ tại Si-miệc-nơ mà Khải Huyền 2:10 nhắc đến: "Hãy trung tín cho tới chết, và Ta sẽ ban cho ngươi mão sự sống."
Thưa Cha, để trả lời câu hỏi hiện nay con đang sống là sống cho Đấng Christ không? Thì trước hết con phải hiểu được thế nào là đang sống cho Đấng Christ. Con hiểu rằng sống cho Đấng Christ có nghĩa là con dành cuộc đời của con là để làm vinh hiển danh của Chúa, tuân theo ý muốn Ngài và sống theo những giá trị và nguyên tắc mà Thánh Kinh chỉ dẫn. Điều này không chỉ là việc giữ một niềm tin cá nhân mà còn là việc biến niềm tin ấy thành hành động trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Sống cho Đấng Christ không chỉ là lời nói mà còn là một lối sống bày tỏ qua tình yêu thương, sự vâng phục, phụng sự và từ bỏ những điều thuộc về thế gian để theo đuổi điều Ngài muốn cho cuộc đời con. Qua những điều trên thì con nhận thấy con đang sống là sống cho Đấng Christ.
Thưa Cha, qua sách Khải Huyền 2:8-11 là một lời nhắc nhở mạnh mẽ về sự trung tín, lòng can đảm và sự hy vọng vào Đức Chúa Jesus. Dù có thể đối diện với những thử thách, nhưng sự sống đời đời và phần thưởng từ Chúa sẽ dành cho những ai kiên định và không bỏ cuộc. Qua đây cũng giúp cho con rút ra được những bài học quý báu đó là:
+ Đấng Christ là nguồn hy vọng vĩnh cửu: Danh hiệu “Đấng Đã Chết và Nay Đang Sống” câu 8, nhấn mạnh rằng Đức Chúa Jesus đã chiến thắng sự chết và ban cho chúng con sự sống đời đời. Đây là lời nhắc nhở rằng, dù chúng con đối diện với những thử thách, đau khổ hay thậm chí là cái chết, chúng con vẫn có niềm hy vọng trong sự phục sinh và sự sống vĩnh cửu của Ngài.
+ Sự giàu có thực sự nằm ở đời sống tâm linh: Mặc dù Hội Thánh tại Si-miệc-nơ phải đối mặt với sự nghèo khó và khốn khổ câu 9, nhưng Chúa phán rằng họ "giàu có" về mặt tâm linh. Điều này nhắc nhở chúng con rằng sự giàu có thực sự không nằm ở của cải vật chất mà ở mối quan hệ với Chúa, lòng tin vững vàng và đức tin kiên định vào Chúa. Và Lời Chúa cũng phán trong sách Phục Truyền Luật Lệ Ký 8:3 rằng: “Loài người sẽ sống chẳng phải chỉ nhờ bánh, nhưng nhờ mỗi lời phán phát xuất từ miệng của Đấng Tự Hữu Hằng Hữu mà loài người sẽ sống.”
+ Nhận diện và đối phó với sự chống đối của thế gian: Cụm từ "hội của Sa-tan" câu 9, ám chỉ những người hoặc tổ chức giả danh là người tin kính nhưng lại làm hại Hội Thánh và đi ngược lại lẽ thật của Chúa. Chúng con cần cẩn trọng với những thế lực chống đối, biết phân biệt điều đúng sai với Thánh Kinh và kiên định trong đức tin của mình.
+ Chuẩn bị đối mặt với thử thách và hoạn nạn: Chúa báo trước rằng Hội Thánh tại Si-miệc-nơ sẽ trải qua “mười ngày hoạn nạn” câu 10, một khoảng thời gian thử thách mà họ phải chịu. Điều này nhắc nhở chúng con rằng cuộc sống đi theo Chúa không luôn dễ dàng, và những thử thách sẽ đến để thử lòng trung thành của chúng con với Chúa. Tuy nhiên, chúng con được khuyến khích "đừng sợ" và hãy tiếp tục trung tín với Chúa.
+ Phần thưởng dành cho những ai trung tín cho đến cuối cùng: Lời hứa về "mão sự sống" câu 10, dành cho những ai trung tín cho tới chết. Điều này dạy chúng con rằng dù có phải đối mặt với hoạn nạn hay bách hại, phần thưởng lớn lao của sự sống đời đời sẽ dành cho những ai kiên định và trung tín với Chúa.
+ Sự chiến thắng cuối cùng vượt qua sự chết thứ hai: Trong câu 11, "sự chết thứ nhì" là sự phán xét cuối cùng dành cho những ai không tin Chúa, dẫn đến sự xa cách đời đời với Ngài. Tuy nhiên, những ai thắng trong đức tin sẽ không bị hại bởi sự chết thứ nhì, tức là họ sẽ được sống đời đời với Chúa.
Chúng con cảm tạ Chúa vì Lời Ngài đã nhắc nhở chúng con qua phân đoạn trong sách Khải Huyền 2:8-11. Chúng con biết rằng Đức Chúa Jesus, Đấng Đã Chết và Nay Đang Sống, là nguồn hy vọng vững chắc của chúng con. Xin Chúa giúp chúng con nhận biết rằng trong những khó khăn, nghèo nàn, hay khổ nạn, chúng con vẫn giàu có về mặt tâm linh vì có Ngài đồng hành.
Xin Chúa ban cho chúng con sức mạnh để chúng con đứng vững trước mọi sự thử thách, như những Cơ-đốc nhân tại Si-miệc-nơ, và không để sợ hãi hay hoạn nạn ngăn cản chúng con sống trung tín với Ngài. Chúng con cầu xin sự can đảm để chịu khổ vì danh Chúa, giữ lòng trung tín ngay cả khi đối mặt với cái chết, và luôn nhìn về mão sự sống mà Ngài đã hứa.
Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn nhớ rằng sự sống này không chỉ vì bản thân, nhưng là sống cho Đấng Christ. Xin giúp chúng con sống một đời sống làm vinh hiển danh Ngài, biết yêu thương, phục vụ và làm theo ý muốn của Ngài trong mọi hoàn cảnh. Chúng con cầu nguyện trong danh Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Trong ân điển của Đức Đức Chúa Jesus Christ! Bùi Thành Chinh 16/10/2024
Khải Huyền 2:8-11 Si-miệc-nơ: Hội Thánh Chịu Khổ và Chịu Chết Vì Chúa
Kính lạy Cha Nhân Từ giàu lòng thương xót của chúng con, con dâng lời cảm tạ ơn Cha về những ân huệ của Cha đã ban cho chúng con trong những ngày qua cho chúng con được bình an ở trong Chúa, thì giờ này Cha lại ban cho con thì giờ để con được đọc suy ngẫm Lời của Ngài trong sách Khải Huyền 2:8-11.
8 "Hãy viết cho thiên sứ của Hội Thánh tại Si-miệc-nơ: Này là những lời phán của Đấng Trước Hết và Đấng Sau Cùng; Đấng Đã Chết và Nay Đang Sống.
9 Ta biết những việc làm của ngươi, sự khốn khổ và sự nghèo nàn của ngươi. Nhưng ngươi giàu có. [Ta biết] sự phạm thượng của những kẻ xưng họ là người Do-thái mà không phải, nhưng là hội của Sa-tan.
10 Đừng sợ những điều ngươi sẽ chịu khổ! Kìa, Ma Quỷ sẽ ném một số các ngươi vào tù để các ngươi chịu thử thách. Các ngươi sẽ có mười ngày hoạn nạn. Hãy trung tín cho tới chết, và Ta sẽ ban cho ngươi mão sự sống!
11 Ai có tai, người ấy hãy nghe điều Đấng Thần Linh phán với các Hội Thánh. Người nào thắng sẽ không bị hại bởi sự chết thứ nhì."
Thưa Cha, phân đoạn Thánh Kinh trên là Lời của Đức Chúa Jesus gửi đến Hội Thánh tại Si-miệc-nơ, Chúa đã khích lệ họ trong hoàn cảnh khổ nạn và Chúa nhấn mạnh Ngài là Đấng Vĩnh Cửu đã chiến thắng sự chết và hiện đang sống. Mặc dù Hội Thánh phải chịu nghèo nàn và bắt bớ, nhưng họ được Chúa xem là giàu có về thuộc linh. Ngài cảnh báo về những thử thách sắp tới, nhưng khuyên họ đừng sợ hãi và hãy trung tín đến chết và Ngài hứa sẽ ban mão sự sống cho ai giữ vững đức tin nơi Chúa. Người chiến thắng sẽ không bị hại bởi sự chết thứ hai, tức sự phán xét đời đời.
Thưa Cha, danh hiệu "Đấng Đã Chết và Nay Đang Sống" trong câu 8 gợi cho con ý nghĩ nhấn mạnh về sự phục sinh của Đức Chúa Jesus, qua đó biểu tượng cho quyền năng chiến thắng sự chết của Chúa. Điều này không chỉ xác nhận rằng Ngài đã chết trên thập giá vì tội lỗi của nhân loại, mà còn cho thấy Ngài đã sống lại, mang đến hy vọng sống đời đời cho những ai tin Ngài. Với danh hiệu này, con cảm nhận rằng không có nỗi đau hay sự chết nào mà chúng con đối diện mà Chúa không thể giúp chúng con vượt qua được.
Thưa Cha, cụm từ "hội của Sa-tan" trong câu 9 ám chỉ đến những kẻ giả danh, giả hình bách hại và chống đối con dân của Chúa, mặc dù họ tự xưng là người Do Thái. Về bản chất đây là những người thuộc về quyền lực của sự tăm tối, chống nghịch lại công việc của Chúa. Trong thế giới ngày nay, "hội của Sa-tan" có thể biểu hiện qua các tổ chức, nhóm người hoặc hệ thống tư tưởng cố ý làm ngược lại ý muốn của Chúa, nó thúc đẩy sự bất công, bạo lực, hoặc hủy diệt đạo đức và lẽ thật của Ngài. Như các tổ chức khủng bố, những nhóm như ISIS, al-Qaeda, hoặc các tổ chức cực đoan khác sử dụng bạo lực và khủng bố để đạt được mục đích chính trị hoặc tôn giáo. Những hành động của họ đi ngược lại với tinh thần hòa bình, tình yêu thương và sự sống mà Đức Chúa Trời ban cho nhân loại. Hay một số phong trào vô thần hoặc chống tôn giáo công khai tấn công niềm tin vào Thiên Chúa. Họ không chỉ cổ vũ cho việc phủ nhận sự tồn tại của Đức Chúa Trời, mà còn tìm cách loại bỏ sự ảnh hưởng đạo của Chúa trong xã hội và chính trị, như chủ nghĩa vô thần cực đoan hay các phong trào bài tôn giáo ở các nước cộng sản (Trung Quốc, Triều Tiên). Hay một số phong trào xã hội hiện đại họ thúc đẩy những quan điểm về hôn nhân và gia đình không phù hợp với đạo lý của Thánh Kinh như việc xem nhẹ giá trị của hôn nhân truyền thống hoặc cổ vũ cho việc hôn nhân đồng tính.
Thưa Cha, cụm từ "các ngươi sẽ có mười ngày hoạn nạn" trong câu 10 con nghĩ câu này có thể không đề cập đến một thời gian chính xác là mười ngày, mà chỉ ra rằng những con dân của Chúa sẽ phải trải qua một khoảng thời gian thử thách ngắn ngủi nhưng đầy căng thẳng. Đây có thể là thời gian thử thách đức tin của mỗi người khi tin nhận Chúa. Điều này cũng gợi ý rằng sự hoạn nạn có giới hạn và Chúa kiểm soát mọi sự thử thách để không quá sức chịu đựng của con cái Ngài. Đó cũng là điều Chúa đã phán bảo chúng con trong sách I Cô-rinh-tô 10:13 rằng: “Không có sự cám dỗ hoặc thử thách nào đã nắm giữ được các anh chị em, ngoại trừ nếu sự ấy thuộc về bản tính của loài người. Nhưng Đức Chúa Trời thành tín, là Đấng sẽ không để cho các anh chị em chịu cám dỗ hoặc thử thách nào vượt quá năng lực của các anh chị em; nhưng Ngài sẽ làm cho cùng với sự cám dỗ hoặc thử thách có một lối thoát, để các anh chị em có năng lực chịu đựng”. Điều đó cho con thấy rằng sự thử thách chỉ là tạm thời, và sau đó sẽ có sự giải cứu và phần thưởng từ nơi Chúa.
Thưa Cha, câu "hãy trung tín cho tới chết, và Ta sẽ ban cho ngươi mão sự sống!" trong câu 10. Con hiểu đây là lời kêu gọi sự trung tín tuyệt đối, ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn nhất, đến mức hy sinh cả mạng sống của mình cho Chúa. Sự trung tín sẽ được Chúa ban thưởng bằng sự sống đời đời, được biểu tượng hóa qua "mão sự sống", phần thưởng cho những ai kiên trì trong đức tin. Câu này nhắc nhở con rằng niềm tin phải được giữ vững bất kể trong hoàn cảnh nào, bởi phần thưởng cuối cùng không phải là điều tạm thời trên đất mà là sự sống vĩnh cửu đời đời phước hạnh với Chúa.
Thưa Cha, "sự chết thứ nhì" trong câu 11 là sự chết đời đời trong hồ lửa, như được mô tả trong Khải Huyền 20:14 “Sự chết và âm phủ bị ném vào hồ lửa. Đó là sự chết thứ nhì”. Đây là hình phạt cuối cùng cho những người từ chối Đức Chúa Jesus và không được cứu. Còn "không bị hại bởi sự chết thứ nhì" có nghĩa là những ai trung thành với Chúa sẽ được miễn trừ khỏi hình phạt này và sẽ được sống mãi mãi trong vinh quang của Ngài. Điều này nhấn mạnh đến sự bảo vệ và cứu chuộc của Chúa đối với những ai trung tín với Chúa cho đến cuối cùng.
Thưa Cha, để nhận biết rằng con đang sống nhờ tình yêu và ân điển của "Đấng Đã Chết và Nay Đang Sống" đến từ việc con hiểu rõ sự cứu chuộc của Chúa, cảm nhận sự biến đổi bên trong, và sống trong mối liên hệ với Chúa qua lòng biết ơn và sự phụng sự Chúa. Điều này không chỉ là một nhận thức lý thuyết mà là một sự trải nghiệm thực tế, cảm nhận sự biến đổi bên trong đời sống của con. Dưới đây là một số cách giúp con nhận ra điều này:
+ Thứ nhất là con hiểu rõ ý nghĩa của sự chết đối với tội lỗi. Thánh Kinh nói rõ rằng tất cả chúng con đều đã phạm tội và sự chết là hậu quả của tội lỗi (Rô-ma 3:23; 6:23). Chết ở đây không chỉ là sự chết thể xác mà là sự phân cách với Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, khi con tin vào Đấng Christ và chấp nhận Ngài là Đấng Cứu Rỗi của cuộc đời con, thì con đã được giải thoát khỏi sự chết thuộc linh này. Sứ Đồ Phao-lô nói trong Rô-ma 6:11: “Vậy, các anh chị em cũng hãy coi mình đã thật sự chết về tội lỗi nhưng đang sống cho Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jesus Christ, Chúa của chúng ta.” Sự nhận thức rõ con đã chết trong tội lỗi nhưng được cứu sống bởi Chúa là bước đầu tiên.
+ Thứ hai là sự cảm nhận sự biến đổi trong tâm hồn và đời sống của con. Khi con nhận Đức Chúa Jesus làm Chúa và Cứu Chúa của đời sống mình, con bắt đầu cảm thấy một sự thay đổi trong cách sống, suy nghĩ và hành động của mình. Điều này được gọi là sự tái sinh – một cuộc đời mới trong Chúa. Trong II Cô-rinh-tô 5:17, Sứ Đồ Phao-lô khẳng định: “Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ thì người ấy là một tạo vật mới. Những sự cũ đã qua đi. Này, mọi sự đã trở nên mới.” Sự biến đổi từ bên trong này là bằng chứng rõ ràng rằng con đã sống lại nhờ tình yêu và ân điển của Đấng Christ.
+ Thứ ba là nhận thức về sự lệ thuộc hoàn toàn vào ân điển Chúa. Chúng con không tự mình có thể cứu được bản thân, mà chỉ nhờ ân điển và lòng thương xót của Đức Chúa Jesus qua sự chết và phục sinh của Ngài mà thôi. Trong Ê-phê-sô 2:8-9, Sứ Đồ Phao-lô nói: “Vì nhờ ân điển mà các anh chị em được cứu bởi đức tin. Điều đó không đến từ các anh chị em mà là sự ban cho của Thiên Chúa. Ấy chẳng phải bởi những việc làm đâu, để không ai khoe mình.” Khi con ý thức rằng sự sống của mình ngày nay là nhờ tình yêu và sự hy sinh của Đấng Christ, con sẽ bắt đầu cảm thấy sự biết ơn sâu sắc và nhận biết rằng mọi điều tốt đẹp trong cuộc sống đều đến từ Ngài ban cho con.
+ Thứ tư là nhận biết sự hiện diện và công việc của Đức Thánh Linh. Đức Thánh Linh là Đấng ban cho con sự xác tín về sự sống lại trong Đức Chúa Jesus. Ngài an ủi, dạy dỗ và hướng dẫn con trên con đường đức tin. Sự hiện diện của Ngài trong cuộc sống là dấu hiệu rõ ràng cho thấy con đang sống trong sự sống mới. Trong sách Rô-ma 8:16 nhấn mạnh rằng: “Chính Đấng Thần Linh làm chứng với tâm thần của chúng ta rằng, chúng ta là con cái của Thiên Chúa.” Khi con cảm nhận sự dẫn dắt, bình an và niềm vui từ Đức Thánh Linh, đó là dấu hiệu của sự sống mới con có trong Đấng Christ.
Thưa Cha, trung tín với Chúa ngay cả trong sự khổ nạn đó là một đòi hỏi cao cả mà Đức Chúa Jesus đã đặt ra cho các môn đồ của Ngài. Trong Ma-thi-ơ 16:24, Đức Chúa Jesus nói: "Bất cứ ai muốn đến theo Ta, người ấy hãy từ bỏ chính mình, vác thập tự giá của mình mà theo Ta." Sự chịu khổ có thể đến dưới nhiều hình thức: Từ sự chống đối xã hội, gia đình, cho đến những thử thách tinh thần. Điều quan trọng là con luôn sẵn sàng giữ vững đức tin, ngay cả khi đối diện với cái chết, giống như những tín đồ tại Si-miệc-nơ mà Khải Huyền 2:10 nhắc đến: "Hãy trung tín cho tới chết, và Ta sẽ ban cho ngươi mão sự sống."
Thưa Cha, để trả lời câu hỏi hiện nay con đang sống là sống cho Đấng Christ không? Thì trước hết con phải hiểu được thế nào là đang sống cho Đấng Christ. Con hiểu rằng sống cho Đấng Christ có nghĩa là con dành cuộc đời của con là để làm vinh hiển danh của Chúa, tuân theo ý muốn Ngài và sống theo những giá trị và nguyên tắc mà Thánh Kinh chỉ dẫn. Điều này không chỉ là việc giữ một niềm tin cá nhân mà còn là việc biến niềm tin ấy thành hành động trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Sống cho Đấng Christ không chỉ là lời nói mà còn là một lối sống bày tỏ qua tình yêu thương, sự vâng phục, phụng sự và từ bỏ những điều thuộc về thế gian để theo đuổi điều Ngài muốn cho cuộc đời con. Qua những điều trên thì con nhận thấy con đang sống là sống cho Đấng Christ.
Thưa Cha, qua sách Khải Huyền 2:8-11 là một lời nhắc nhở mạnh mẽ về sự trung tín, lòng can đảm và sự hy vọng vào Đức Chúa Jesus. Dù có thể đối diện với những thử thách, nhưng sự sống đời đời và phần thưởng từ Chúa sẽ dành cho những ai kiên định và không bỏ cuộc. Qua đây cũng giúp cho con rút ra được những bài học quý báu đó là:
+ Đấng Christ là nguồn hy vọng vĩnh cửu: Danh hiệu “Đấng Đã Chết và Nay Đang Sống” câu 8, nhấn mạnh rằng Đức Chúa Jesus đã chiến thắng sự chết và ban cho chúng con sự sống đời đời. Đây là lời nhắc nhở rằng, dù chúng con đối diện với những thử thách, đau khổ hay thậm chí là cái chết, chúng con vẫn có niềm hy vọng trong sự phục sinh và sự sống vĩnh cửu của Ngài.
+ Sự giàu có thực sự nằm ở đời sống tâm linh: Mặc dù Hội Thánh tại Si-miệc-nơ phải đối mặt với sự nghèo khó và khốn khổ câu 9, nhưng Chúa phán rằng họ "giàu có" về mặt tâm linh. Điều này nhắc nhở chúng con rằng sự giàu có thực sự không nằm ở của cải vật chất mà ở mối quan hệ với Chúa, lòng tin vững vàng và đức tin kiên định vào Chúa. Và Lời Chúa cũng phán trong sách Phục Truyền Luật Lệ Ký 8:3 rằng: “Loài người sẽ sống chẳng phải chỉ nhờ bánh, nhưng nhờ mỗi lời phán phát xuất từ miệng của Đấng Tự Hữu Hằng Hữu mà loài người sẽ sống.”
+ Nhận diện và đối phó với sự chống đối của thế gian: Cụm từ "hội của Sa-tan" câu 9, ám chỉ những người hoặc tổ chức giả danh là người tin kính nhưng lại làm hại Hội Thánh và đi ngược lại lẽ thật của Chúa. Chúng con cần cẩn trọng với những thế lực chống đối, biết phân biệt điều đúng sai với Thánh Kinh và kiên định trong đức tin của mình.
+ Chuẩn bị đối mặt với thử thách và hoạn nạn: Chúa báo trước rằng Hội Thánh tại Si-miệc-nơ sẽ trải qua “mười ngày hoạn nạn” câu 10, một khoảng thời gian thử thách mà họ phải chịu. Điều này nhắc nhở chúng con rằng cuộc sống đi theo Chúa không luôn dễ dàng, và những thử thách sẽ đến để thử lòng trung thành của chúng con với Chúa. Tuy nhiên, chúng con được khuyến khích "đừng sợ" và hãy tiếp tục trung tín với Chúa.
+ Phần thưởng dành cho những ai trung tín cho đến cuối cùng: Lời hứa về "mão sự sống" câu 10, dành cho những ai trung tín cho tới chết. Điều này dạy chúng con rằng dù có phải đối mặt với hoạn nạn hay bách hại, phần thưởng lớn lao của sự sống đời đời sẽ dành cho những ai kiên định và trung tín với Chúa.
+ Sự chiến thắng cuối cùng vượt qua sự chết thứ hai: Trong câu 11, "sự chết thứ nhì" là sự phán xét cuối cùng dành cho những ai không tin Chúa, dẫn đến sự xa cách đời đời với Ngài. Tuy nhiên, những ai thắng trong đức tin sẽ không bị hại bởi sự chết thứ nhì, tức là họ sẽ được sống đời đời với Chúa.
Chúng con cảm tạ Chúa vì Lời Ngài đã nhắc nhở chúng con qua phân đoạn trong sách Khải Huyền 2:8-11. Chúng con biết rằng Đức Chúa Jesus, Đấng Đã Chết và Nay Đang Sống, là nguồn hy vọng vững chắc của chúng con. Xin Chúa giúp chúng con nhận biết rằng trong những khó khăn, nghèo nàn, hay khổ nạn, chúng con vẫn giàu có về mặt tâm linh vì có Ngài đồng hành.
Xin Chúa ban cho chúng con sức mạnh để chúng con đứng vững trước mọi sự thử thách, như những Cơ-đốc nhân tại Si-miệc-nơ, và không để sợ hãi hay hoạn nạn ngăn cản chúng con sống trung tín với Ngài. Chúng con cầu xin sự can đảm để chịu khổ vì danh Chúa, giữ lòng trung tín ngay cả khi đối mặt với cái chết, và luôn nhìn về mão sự sống mà Ngài đã hứa.
Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn nhớ rằng sự sống này không chỉ vì bản thân, nhưng là sống cho Đấng Christ. Xin giúp chúng con sống một đời sống làm vinh hiển danh Ngài, biết yêu thương, phục vụ và làm theo ý muốn của Ngài trong mọi hoàn cảnh. Chúng con cầu nguyện trong danh Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Trong ân điển của Đức Đức Chúa Jesus Christ!
Bùi Thành Chinh
16/10/2024
…