II Giăng 8-13 Con Dân Chúa Bước Đi Trong Lẽ Thật và Tránh Xa Những Kẻ Theo Tà Giáo – Phần 2
Kính lạy Cha Thánh của chúng con ở trên trời, chúng con dâng lời cảm tạ lên Cha và lòng biết ơn về những ân huệ mà Cha đã ban cho chúng con trong những ngày qua, Cha ban cho chúng con sự bình an khi con đối diện với những khó khăn thử thách, cho con thêm đức tin vào Chúa và tấm lòng tin cậy nơi Ngài. Thì giờ này Cha lại ban cho con thời gian để con ngồi suy ngẫm Lời của Chúa trong phân đoạn Thánh Kinh II Giăng 8-13.
8 Các anh chị em hãy giữ mình, để cho chúng tôi không mất kết quả của công việc chúng tôi đã làm nhưng chúng tôi sẽ nhận được phần thưởng trọn vẹn. 9 Bất cứ ai nghịch lại, chẳng ở trong giáo lý của Đấng Christ, thì kẻ ấy không có Thiên Chúa. Còn ai ở trong giáo lý của Đấng Christ, thì người ấy có cả Đức Cha lẫn Đức Con. 10 Nếu ai đến với các anh chị em mà không đem giáo lý ấy theo, thì chớ đón kẻ ấy vào nhà, và cũng đừng chào hỏi kẻ ấy. 11 Vì người nào chào hỏi kẻ ấy, tức là dự vào những việc ác của kẻ ấy. 12 Tôi còn nhiều điều muốn viết cho các anh chị em. Tôi không muốn viết bằng giấy và mực, nhưng tôi muốn đến với các anh chị em, và đối mặt nói chuyện cùng nhau, để cho sự vui mừng của chúng ta được đầy dẫy. 13 Con cái của người chị em được chọn của bà, chào thăm bà. A-men!
Thưa Cha, phân đoạn Thánh Kinh trên Sứ Đồ Giăng nhấn mạnh việc các Cơ-đốc nhân phải cẩn trọng giữ vững đức tin, tránh xa những người không theo giáo lý của Đấng Christ. Sứ Đồ Giăng cảnh báo rằng những ai không tuân theo giáo lý này sẽ không có Thiên Chúa. Ông cũng khuyên các Cơ-đốc nhân không nên chào đón hay hợp tác với những người rao giảng những giáo lý sai lạc, vì điều đó có thể khiến cho chúng con liên đới với tội ác của những người này. Cuối thư, Sứ Đồ Giăng bày tỏ mong muốn gặp mặt trực tiếp mọi người để cùng chia sẻ niềm vui trong đức tin với những người tin nhận Chúa.
Thưa Cha, mệnh đề “các anh chị em hãy giữ mình" trong câu 8 mang ý nghĩa cảnh giác và tự bảo vệ mình trong đức tin, để không bị lôi kéo bởi những giáo lý sai lạc hoặc tà giáo từ các giáo sư giả và tiên tri giả, họ đưa ra các giáo lý sai trật với Lời của Chúa để đưa con người ta đến với con đường của sự hư mất đời đời. Sứ Đồ Giăng khuyến cáo các Cơ-đốc nhân hãy cẩn thận, giữ vững sự trung thành với chân lý của Đấng Christ, và không đánh mất những thành quả thuộc linh mà chúng con đã đạt được qua đức tin và sự vâng lời Chúa.
Thưa Cha, con hiểu "giáo lý của Đấng Christ" trong câu 9 đề cập đến tất cả những gì Đức Chúa Jesus đã giảng dạy, đó là sự mạc khải về Thiên Chúa, sự cứu rỗi qua đức tin nơi Ngài, cũng như các nguyên tắc sống và đạo đức mà Ngài đã truyền lại cho các môn đồ. Nó bao gồm: Sự cứu rỗi bởi đức tin; tình yêu thương và sự vâng phục; sự tha thứ, hòa giải và ăn năn; sống theo ý muốn của Đức Chúa Trời; sự hy vọng vào sự sống đời đời và Nước Trời; sự sống bởi Đức Thánh Linh và đời sống thánh khiết.
Để "ở trong giáo lý của Đấng Christ" nghĩa là con sống theo sự dạy dỗ của Đức Chúa Jesus, giữ vững đức tin nơi Ngài, và vâng lời những điều Ngài truyền dạy. Điều này bao gồm việc yêu kính Chúa và yêu thương người khác, đồng thời chối bỏ những giáo lý sai lạc hoặc những sự thêm thắt không đúng đắn với Lời dạy của Chúa. Con cần sống một cuộc đời hoàn toàn theo những lời dạy và nguyên tắc mà Đức Chúa Jesus Christ đã truyền dạy. Đây không chỉ là việc hiểu biết lý thuyết về giáo lý, mà còn là việc thực hành nó trong mọi khía cạnh của cuộc sống.
Để "ở trong giáo lý của Đấng Christ", con cần phải: Tin tưởng vào Đức Chúa Jesus và sống theo lời dạy của Ngài; yêu mến Đức Chúa Trời và người khác bằng tất cả tấm lòng; học hỏi, thực hành và tuân thủ lời Chúa trong mọi tình huống; sống theo sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh; kiên định giữ vững đức tin dù gặp khó khăn; sống một đời sống thánh khiết và phản ánh tình yêu, lòng nhân từ của Chúa trong mọi khía cạnh của cuộc sống.
Thưa Cha, điều răn thứ tư trong Mười Điều Răn là "Hãy nhớ đến ngày Sa-bát để thánh hóa nó." (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:8). Điều răn này kêu gọi dân sự của Đức Chúa Trời dành ra ngày Sa-bát để nghỉ ngơi và thờ phượng, tưởng nhớ công việc sáng tạo và sự cứu chuộc của Chúa.
Về giáo lý của Đấng Christ tập trung vào yêu thương và sự cứu chuộc: Giáo lý của Đức Chúa Jesus không tập trung vào việc giữ các quy định luật pháp một cách hình thức, mà nhấn mạnh vào tấm lòng yêu thương của Đức Chúa Trời với loài người. Ngài dạy rằng những điều răn quan trọng nhất là “Ngươi sẽ hết lòng, hết linh hồn, hết tâm trí mà yêu Chúa, là Đức Chúa Trời của ngươi” và “Ngươi sẽ yêu người lân cận của ngươi như chính mình.” (Ma-thi-ơ 22:37-40). Tất cả các điều răn, kể cả điều răn thứ tư, phải được thực hiện trên cơ sở tình yêu và sự tôn kính đối với Đức Chúa Trời.
Còn về ý nghĩa của ngày Sa-bát trong Tân Ước: Đức Chúa Jesus đã giải thích rằng: “Ngày Sa-bát đã được làm nên vì loài người, không phải loài người được làm nên vì ngày Sa-bát.” (Mác 2:27). Điều này có nghĩa là mục đích của ngày Sa-bát là để đem lại sự phục hồi, nghỉ ngơi cho loài người và có thời gian để thờ phượng tương giao trong mối quan hệ gần gũi giữa loài người với Đức Chúa Trời, thay vì chỉ tuân thủ theo cách hình thức. Đức Chúa Jesus cũng cho thấy rằng việc giữ Sa-bát phải linh hoạt và không nên cứng nhắc, như khi Ngài chữa lành người bệnh vào ngày Sa-bát (Lu-ca 13:10-17).
Người không giữ ngày Sa-bát theo cách luật pháp Cựu Ước không có nghĩa là không ở trong giáo lý của Đấng Christ, nếu người đó vẫn sống theo tinh thần yêu thương, tin tưởng và vâng phục Đức Chúa Trời. Nếu người ấy bỏ qua điều răn thứ tư vì sự thiếu hiểu biết hoặc vì những lý do hợp lý (như những người lao động trong ngành y tế, cứu hỏa, công an v.v.), điều đó không có nghĩa là họ không ở trong giáo lý của Đấng Christ. Tuy nhiên, nếu một người cố tình bỏ qua điều răn thứ tư, không tôn kính ngày Sa-bát, hoặc từ chối thời gian để thờ phượng và nghỉ ngơi mà Đức Chúa Trời đã ban truyền, thì điều này có thể cho thấy họ không thực sự đặt Đức Chúa Trời làm ưu tiên. Đó chính là dấu hiệu cho thấy họ chưa hoàn toàn sống theo giáo lý của Đấng Christ, vì họ thiếu tôn trọng ý nghĩa của ngày nghỉ ngơi và thờ phượng của Chúa.
Thưa Cha, theo câu 10-11, khi có người đến rao giảng tà giáo, các Cơ-đốc nhân không nên tiếp đón, không nên mở cửa nhà hoặc hợp tác với họ. Hành động này không phải là sự thiếu lòng thương xót, mà là cách để bảo vệ đức tin, sự thánh khiết và tránh bị ảnh hưởng bởi những điều sai lạc. Tà giáo có thể làm lung lay đức tin và kéo các Cơ-đốc nhân xa khỏi Chúa. Do đó, không nên đồng lõa hoặc tạo điều kiện cho những người này giảng dạy giáo lý sai lạc với Lời của Chúa. Việc từ chối tiếp đón hay không lắng nghe họ là một hình thức bảo vệ tinh thần và giữ vững sự thánh sạch của Hội Thánh.
Thưa Cha, việc con giữ mình và sống trong giáo lý của Đấng Christ là một hành trình liên tục đối với con cũng như với những người theo Chúa. Đối với con, việc này đòi hỏi sự nhạy bén về mặt thuộc linh, kỷ luật, và sự nương dựa vào ân điển của Chúa để mỗi ngày con tiến gần hơn đến việc vâng phục Chúa. Con luôn cố gắng sống theo giáo lý của Đấng Christ, nhưng giống như mọi Cơ-đốc nhân con cần sự thương xót, sự tha thứ và hướng dẫn của Đức Thánh Linh mỗi khi con phạm sai lầm. Điều quan trọng là con nhận ra thiếu sót của bản thân, khao khát thay đổi và không ngừng tìm kiếm sự dẫn dắt từ Đức Chúa Trời để sống một đời sống thánh khiết đẹp lòng Chúa hơn.
Mỗi khi con đối diện với người rao giảng tà giáo thì con sẽ hành động theo nguyên tắc mà Thánh Kinh dạy trong II Giăng 10-11 như:
+ Không đón nhận: Con sẽ không chào đón hay tiếp nhận những giáo lý sai lạc trái với giáo lý của Đấng Christ.
+ Phân biệt: Con dùng sự phân định dựa trên Thánh Kinh để nhận ra sự sai lệch trong lời giảng trong các giáo lý của họ.
+ Bảo vệ đức tin: Con có thể nhẹ nhàng và khéo léo nhắc nhở người đó về giáo lý chân chính của Đấng Christ nếu có cơ hội. Tuy nhiên, điều quan trọng là không khuyến khích hay hợp tác với họ để tránh góp phần vào việc rao giảng những giáo lý sai trái với Thánh Kinh.
Thưa Cha, ngày nay trên thế gian có nhiều những tà giáo dạy sai nghịch với lời dạy của Chúa trong Thánh Kinh, trong đó có các tà giáo mà con nhận biết được đó là:
+ Phong trào Tin Lành Thịnh Vượng: Rao giảng rằng đức tin của một người sẽ tự động dẫn đến giàu sang và sức khỏe hoàn hảo, thay vì nhấn mạnh vào tầm quan trọng của sự vâng phục, hy sinh và sống theo ý muốn của Đức Chúa Trời.
+ Chứng nhân Giê-hô-va: Từ chối thần tính của Đức Chúa Jesus, không tin vào Ba Ngôi Đức Chúa Trời và có những quan điểm sai lệch về thiên đàng và địa ngục.
+ Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ, họ có các giáo lý không phù hợp với Thánh Kinh, họ có nhiều diễn giải sai lệch và không chính thống về Thánh Kinh, đặc biệt liên quan đến việc cứu rỗi, vai trò của Đấng Christ, và sự thờ phượng. Những giáo lý này không tương thích với đức tin trong Thánh Kinh, vốn dựa trên sự độc nhất và hoàn hảo của Đức Chúa Jesus Christ trong vai trò cứu chuộc nhân loại.
Thưa Cha, qua phân đoạn Thánh Kinh trong II Giăng 8-13 cũng giúp cho con rút ra những bài học quý báu và bổ ích trên bước đường con đi theo Chúa, nó nhấn mạnh sự cần thiết của việc giữ vững đức tin, phân định giáo lý đúng đắn, cảnh giác với tà giáo, và xây dựng mối quan hệ trong Hội Thánh của Chúa. Và nó cũng mời gọi chúng con sống một đời sống hằng ngày phản ánh đức tin và sự yêu thương của Đấng Christ, những bài học cụ thể như:
+ Giữ mình trong đức tin: Trong câu 8 việc giữ mình và không để mất đi kết quả của công việc mà chúng con đã làm là việc rất quan trọng. Điều này nhắc nhở các Cơ-đốc nhân về việc duy trì đức tin và kiên định trong các giáo lý của Đấng Christ.
+ Phân định giáo lý: Câu 9 chỉ ra rằng việc ở trong giáo lý của Đấng Christ là điều kiện để có mối quan hệ đúng đắn với Đức Chúa Trời. Chúng con cần phải phân định và đánh giá các giáo lý mà chúng con tiếp nhận để bảo đảm rằng chúng phù hợp với chân lý trong Thánh Kinh.
+ Sự cảnh giác với tà giáo: Trong câu 10-11 cảnh báo rằng không nên tiếp nhận những người rao giảng giáo lý sai lạc với Lời của Chúa. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của sự cảnh giác và việc không khuyến khích hoặc hợp tác với những giáo lý đi ngược lại với Thánh Kinh.
+ Sự liên kết và chúc phước cho các anh chị em: Trong câu 12-13 nhấn mạnh rằng việc giao tiếp trực tiếp và cùng nhau chia sẻ sự vui mừng trong đức tin là điều quý giá. Hội Thánh cần xây dựng sự hiệp nhất và tạo ra một cộng đồng vững mạnh trong đức tin. Với lời chào hỏi từ con cái của người chị em được chọn, nhấn mạnh sự kết nối và tình yêu thương giữa các Cơ-đốc nhân. Điều này cho thấy rằng mối quan hệ trong các con dân của Chúa không chỉ là cá nhân mà còn là trong cả Hội Thánh.
Nguyện Lời Chúa luôn là linh lương nuôi dưỡng con trong bước đường con bước đi với Chúa, xin Đức Thánh Linh cũng ban cho con sự khôn sáng và sự tỉnh thức để con luôn sống đẹp Lời Chúa mỗi ngày. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ. Bùi Thành Chinh 24/09/2024
II Giăng 8-13 Con Dân Chúa Bước Đi Trong Lẽ Thật và Tránh Xa Những Kẻ Theo Tà Giáo – Phần 2
Kính lạy Cha Thánh của chúng con ở trên trời, chúng con dâng lời cảm tạ lên Cha và lòng biết ơn về những ân huệ mà Cha đã ban cho chúng con trong những ngày qua, Cha ban cho chúng con sự bình an khi con đối diện với những khó khăn thử thách, cho con thêm đức tin vào Chúa và tấm lòng tin cậy nơi Ngài. Thì giờ này Cha lại ban cho con thời gian để con ngồi suy ngẫm Lời của Chúa trong phân đoạn Thánh Kinh II Giăng 8-13.
8 Các anh chị em hãy giữ mình, để cho chúng tôi không mất kết quả của công việc chúng tôi đã làm nhưng chúng tôi sẽ nhận được phần thưởng trọn vẹn.
9 Bất cứ ai nghịch lại, chẳng ở trong giáo lý của Đấng Christ, thì kẻ ấy không có Thiên Chúa. Còn ai ở trong giáo lý của Đấng Christ, thì người ấy có cả Đức Cha lẫn Đức Con.
10 Nếu ai đến với các anh chị em mà không đem giáo lý ấy theo, thì chớ đón kẻ ấy vào nhà, và cũng đừng chào hỏi kẻ ấy.
11 Vì người nào chào hỏi kẻ ấy, tức là dự vào những việc ác của kẻ ấy.
12 Tôi còn nhiều điều muốn viết cho các anh chị em. Tôi không muốn viết bằng giấy và mực, nhưng tôi muốn đến với các anh chị em, và đối mặt nói chuyện cùng nhau, để cho sự vui mừng của chúng ta được đầy dẫy.
13 Con cái của người chị em được chọn của bà, chào thăm bà. A-men!
Thưa Cha, phân đoạn Thánh Kinh trên Sứ Đồ Giăng nhấn mạnh việc các Cơ-đốc nhân phải cẩn trọng giữ vững đức tin, tránh xa những người không theo giáo lý của Đấng Christ. Sứ Đồ Giăng cảnh báo rằng những ai không tuân theo giáo lý này sẽ không có Thiên Chúa. Ông cũng khuyên các Cơ-đốc nhân không nên chào đón hay hợp tác với những người rao giảng những giáo lý sai lạc, vì điều đó có thể khiến cho chúng con liên đới với tội ác của những người này. Cuối thư, Sứ Đồ Giăng bày tỏ mong muốn gặp mặt trực tiếp mọi người để cùng chia sẻ niềm vui trong đức tin với những người tin nhận Chúa.
Thưa Cha, mệnh đề “các anh chị em hãy giữ mình" trong câu 8 mang ý nghĩa cảnh giác và tự bảo vệ mình trong đức tin, để không bị lôi kéo bởi những giáo lý sai lạc hoặc tà giáo từ các giáo sư giả và tiên tri giả, họ đưa ra các giáo lý sai trật với Lời của Chúa để đưa con người ta đến với con đường của sự hư mất đời đời. Sứ Đồ Giăng khuyến cáo các Cơ-đốc nhân hãy cẩn thận, giữ vững sự trung thành với chân lý của Đấng Christ, và không đánh mất những thành quả thuộc linh mà chúng con đã đạt được qua đức tin và sự vâng lời Chúa.
Thưa Cha, con hiểu "giáo lý của Đấng Christ" trong câu 9 đề cập đến tất cả những gì Đức Chúa Jesus đã giảng dạy, đó là sự mạc khải về Thiên Chúa, sự cứu rỗi qua đức tin nơi Ngài, cũng như các nguyên tắc sống và đạo đức mà Ngài đã truyền lại cho các môn đồ. Nó bao gồm: Sự cứu rỗi bởi đức tin; tình yêu thương và sự vâng phục; sự tha thứ, hòa giải và ăn năn; sống theo ý muốn của Đức Chúa Trời; sự hy vọng vào sự sống đời đời và Nước Trời; sự sống bởi Đức Thánh Linh và đời sống thánh khiết.
Để "ở trong giáo lý của Đấng Christ" nghĩa là con sống theo sự dạy dỗ của Đức Chúa Jesus, giữ vững đức tin nơi Ngài, và vâng lời những điều Ngài truyền dạy. Điều này bao gồm việc yêu kính Chúa và yêu thương người khác, đồng thời chối bỏ những giáo lý sai lạc hoặc những sự thêm thắt không đúng đắn với Lời dạy của Chúa. Con cần sống một cuộc đời hoàn toàn theo những lời dạy và nguyên tắc mà Đức Chúa Jesus Christ đã truyền dạy. Đây không chỉ là việc hiểu biết lý thuyết về giáo lý, mà còn là việc thực hành nó trong mọi khía cạnh của cuộc sống.
Để "ở trong giáo lý của Đấng Christ", con cần phải: Tin tưởng vào Đức Chúa Jesus và sống theo lời dạy của Ngài; yêu mến Đức Chúa Trời và người khác bằng tất cả tấm lòng; học hỏi, thực hành và tuân thủ lời Chúa trong mọi tình huống; sống theo sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh; kiên định giữ vững đức tin dù gặp khó khăn; sống một đời sống thánh khiết và phản ánh tình yêu, lòng nhân từ của Chúa trong mọi khía cạnh của cuộc sống.
Thưa Cha, điều răn thứ tư trong Mười Điều Răn là "Hãy nhớ đến ngày Sa-bát để thánh hóa nó." (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:8). Điều răn này kêu gọi dân sự của Đức Chúa Trời dành ra ngày Sa-bát để nghỉ ngơi và thờ phượng, tưởng nhớ công việc sáng tạo và sự cứu chuộc của Chúa.
Về giáo lý của Đấng Christ tập trung vào yêu thương và sự cứu chuộc: Giáo lý của Đức Chúa Jesus không tập trung vào việc giữ các quy định luật pháp một cách hình thức, mà nhấn mạnh vào tấm lòng yêu thương của Đức Chúa Trời với loài người. Ngài dạy rằng những điều răn quan trọng nhất là “Ngươi sẽ hết lòng, hết linh hồn, hết tâm trí mà yêu Chúa, là Đức Chúa Trời của ngươi” và “Ngươi sẽ yêu người lân cận của ngươi như chính mình.” (Ma-thi-ơ 22:37-40). Tất cả các điều răn, kể cả điều răn thứ tư, phải được thực hiện trên cơ sở tình yêu và sự tôn kính đối với Đức Chúa Trời.
Còn về ý nghĩa của ngày Sa-bát trong Tân Ước: Đức Chúa Jesus đã giải thích rằng: “Ngày Sa-bát đã được làm nên vì loài người, không phải loài người được làm nên vì ngày Sa-bát.” (Mác 2:27). Điều này có nghĩa là mục đích của ngày Sa-bát là để đem lại sự phục hồi, nghỉ ngơi cho loài người và có thời gian để thờ phượng tương giao trong mối quan hệ gần gũi giữa loài người với Đức Chúa Trời, thay vì chỉ tuân thủ theo cách hình thức. Đức Chúa Jesus cũng cho thấy rằng việc giữ Sa-bát phải linh hoạt và không nên cứng nhắc, như khi Ngài chữa lành người bệnh vào ngày Sa-bát (Lu-ca 13:10-17).
Người không giữ ngày Sa-bát theo cách luật pháp Cựu Ước không có nghĩa là không ở trong giáo lý của Đấng Christ, nếu người đó vẫn sống theo tinh thần yêu thương, tin tưởng và vâng phục Đức Chúa Trời. Nếu người ấy bỏ qua điều răn thứ tư vì sự thiếu hiểu biết hoặc vì những lý do hợp lý (như những người lao động trong ngành y tế, cứu hỏa, công an v.v.), điều đó không có nghĩa là họ không ở trong giáo lý của Đấng Christ. Tuy nhiên, nếu một người cố tình bỏ qua điều răn thứ tư, không tôn kính ngày Sa-bát, hoặc từ chối thời gian để thờ phượng và nghỉ ngơi mà Đức Chúa Trời đã ban truyền, thì điều này có thể cho thấy họ không thực sự đặt Đức Chúa Trời làm ưu tiên. Đó chính là dấu hiệu cho thấy họ chưa hoàn toàn sống theo giáo lý của Đấng Christ, vì họ thiếu tôn trọng ý nghĩa của ngày nghỉ ngơi và thờ phượng của Chúa.
Thưa Cha, theo câu 10-11, khi có người đến rao giảng tà giáo, các Cơ-đốc nhân không nên tiếp đón, không nên mở cửa nhà hoặc hợp tác với họ. Hành động này không phải là sự thiếu lòng thương xót, mà là cách để bảo vệ đức tin, sự thánh khiết và tránh bị ảnh hưởng bởi những điều sai lạc. Tà giáo có thể làm lung lay đức tin và kéo các Cơ-đốc nhân xa khỏi Chúa. Do đó, không nên đồng lõa hoặc tạo điều kiện cho những người này giảng dạy giáo lý sai lạc với Lời của Chúa. Việc từ chối tiếp đón hay không lắng nghe họ là một hình thức bảo vệ tinh thần và giữ vững sự thánh sạch của Hội Thánh.
Thưa Cha, việc con giữ mình và sống trong giáo lý của Đấng Christ là một hành trình liên tục đối với con cũng như với những người theo Chúa. Đối với con, việc này đòi hỏi sự nhạy bén về mặt thuộc linh, kỷ luật, và sự nương dựa vào ân điển của Chúa để mỗi ngày con tiến gần hơn đến việc vâng phục Chúa. Con luôn cố gắng sống theo giáo lý của Đấng Christ, nhưng giống như mọi Cơ-đốc nhân con cần sự thương xót, sự tha thứ và hướng dẫn của Đức Thánh Linh mỗi khi con phạm sai lầm. Điều quan trọng là con nhận ra thiếu sót của bản thân, khao khát thay đổi và không ngừng tìm kiếm sự dẫn dắt từ Đức Chúa Trời để sống một đời sống thánh khiết đẹp lòng Chúa hơn.
Mỗi khi con đối diện với người rao giảng tà giáo thì con sẽ hành động theo nguyên tắc mà Thánh Kinh dạy trong II Giăng 10-11 như:
+ Không đón nhận: Con sẽ không chào đón hay tiếp nhận những giáo lý sai lạc trái với giáo lý của Đấng Christ.
+ Phân biệt: Con dùng sự phân định dựa trên Thánh Kinh để nhận ra sự sai lệch trong lời giảng trong các giáo lý của họ.
+ Bảo vệ đức tin: Con có thể nhẹ nhàng và khéo léo nhắc nhở người đó về giáo lý chân chính của Đấng Christ nếu có cơ hội. Tuy nhiên, điều quan trọng là không khuyến khích hay hợp tác với họ để tránh góp phần vào việc rao giảng những giáo lý sai trái với Thánh Kinh.
Thưa Cha, ngày nay trên thế gian có nhiều những tà giáo dạy sai nghịch với lời dạy của Chúa trong Thánh Kinh, trong đó có các tà giáo mà con nhận biết được đó là:
+ Phong trào Tin Lành Thịnh Vượng: Rao giảng rằng đức tin của một người sẽ tự động dẫn đến giàu sang và sức khỏe hoàn hảo, thay vì nhấn mạnh vào tầm quan trọng của sự vâng phục, hy sinh và sống theo ý muốn của Đức Chúa Trời.
+ Chứng nhân Giê-hô-va: Từ chối thần tính của Đức Chúa Jesus, không tin vào Ba Ngôi Đức Chúa Trời và có những quan điểm sai lệch về thiên đàng và địa ngục.
+ Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ, họ có các giáo lý không phù hợp với Thánh Kinh, họ có nhiều diễn giải sai lệch và không chính thống về Thánh Kinh, đặc biệt liên quan đến việc cứu rỗi, vai trò của Đấng Christ, và sự thờ phượng. Những giáo lý này không tương thích với đức tin trong Thánh Kinh, vốn dựa trên sự độc nhất và hoàn hảo của Đức Chúa Jesus Christ trong vai trò cứu chuộc nhân loại.
Thưa Cha, qua phân đoạn Thánh Kinh trong II Giăng 8-13 cũng giúp cho con rút ra những bài học quý báu và bổ ích trên bước đường con đi theo Chúa, nó nhấn mạnh sự cần thiết của việc giữ vững đức tin, phân định giáo lý đúng đắn, cảnh giác với tà giáo, và xây dựng mối quan hệ trong Hội Thánh của Chúa. Và nó cũng mời gọi chúng con sống một đời sống hằng ngày phản ánh đức tin và sự yêu thương của Đấng Christ, những bài học cụ thể như:
+ Giữ mình trong đức tin: Trong câu 8 việc giữ mình và không để mất đi kết quả của công việc mà chúng con đã làm là việc rất quan trọng. Điều này nhắc nhở các Cơ-đốc nhân về việc duy trì đức tin và kiên định trong các giáo lý của Đấng Christ.
+ Phân định giáo lý: Câu 9 chỉ ra rằng việc ở trong giáo lý của Đấng Christ là điều kiện để có mối quan hệ đúng đắn với Đức Chúa Trời. Chúng con cần phải phân định và đánh giá các giáo lý mà chúng con tiếp nhận để bảo đảm rằng chúng phù hợp với chân lý trong Thánh Kinh.
+ Sự cảnh giác với tà giáo: Trong câu 10-11 cảnh báo rằng không nên tiếp nhận những người rao giảng giáo lý sai lạc với Lời của Chúa. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của sự cảnh giác và việc không khuyến khích hoặc hợp tác với những giáo lý đi ngược lại với Thánh Kinh.
+ Sự liên kết và chúc phước cho các anh chị em: Trong câu 12-13 nhấn mạnh rằng việc giao tiếp trực tiếp và cùng nhau chia sẻ sự vui mừng trong đức tin là điều quý giá. Hội Thánh cần xây dựng sự hiệp nhất và tạo ra một cộng đồng vững mạnh trong đức tin. Với lời chào hỏi từ con cái của người chị em được chọn, nhấn mạnh sự kết nối và tình yêu thương giữa các Cơ-đốc nhân. Điều này cho thấy rằng mối quan hệ trong các con dân của Chúa không chỉ là cá nhân mà còn là trong cả Hội Thánh.
Nguyện Lời Chúa luôn là linh lương nuôi dưỡng con trong bước đường con bước đi với Chúa, xin Đức Thánh Linh cũng ban cho con sự khôn sáng và sự tỉnh thức để con luôn sống đẹp Lời Chúa mỗi ngày. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Bùi Thành Chinh
24/09/2024
...