Kính lạy Đức Chúa Trời Toàn Năng là Cha Kính Yêu Đời Đời của chúng con, con cảm tạ Ngài vì Ngài đã ban cho con thời gian yên bình này để con được nghỉ ngơi bắt đầu bài suy ngẫm Lời Ngài trong Khải Huyền 19:1-5, con xin dâng lên Ngài lòng khao khát được đến gần hơn với Ngài, được hiểu biết và yêu mến Lời Ngài sâu sắc hơn. Xin Đức Thánh Linh soi sáng lòng và trí của con, mở mắt thuộc linh để con nhận thấy những điều kỳ diệu trong Lời của Ngài. Xin giúp con lắng nghe tiếng Ngài phán dạy cho con. Sau đây con xin được nêu ý hiểu của con trong phân đoạn Khải Huyền 19:1-5.
1 Sau những sự đó, tôi đã nghe một tiếng lớn của nhiều người ở trên trời rằng: "A-lê-lu-gia! Sự cứu rỗi, sự vinh quang, sự tôn quý, và quyền lực thuộc về Chúa, Đức Chúa Trời của chúng ta. 2 Vì sự phán xét của Ngài là chân thật và công chính. Vì Ngài đã phán xét con điếm lớn, là kẻ đã làm bại hoại đất với sự tà dâm của nó và Ngài đã báo trả máu của những tôi tớ của Ngài nơi tay nó." 3 Họ lại nói: "A-lê-lu-gia! Và khói của nó bay lên cho tới đời đời!" 4 Hai mươi bốn trưởng lão và bốn sinh vật đã sấp mình thờ phượng Đức Chúa Trời, Đấng ngự trên ngai, đáp rằng: "A-men! A-lê-lu-gia!" 5 Có một tiếng đã ra từ ngai rằng: "Hỡi tất cả những tôi tớ của Ngài, và những ai kính sợ Ngài, cả nhỏ lẫn lớn! Hãy tôn vinh Đức Chúa Trời của chúng ta!"
Thưa Cha, phân đoạn Thánh Kinh trên mô tả cảnh thiên đàng ca ngợi Đức Chúa Trời sau khi Ngài phán xét con điếm lớn là Ba-bi-lôn, biểu tượng của sự gian ác và bại hoại trên thế gian. Một tiếng lớn vang lên từ trên trời, ca tụng sự cứu rỗi, vinh quang, tôn quý, và quyền lực thuộc về Đức Chúa Trời, Đấng phán xét chân thật và công chính. Sự đoán phạt này cũng báo trả cho máu của các tôi tớ trung thành của Chúa đã bị hại. Hai mươi bốn trưởng lão và bốn sinh vật sấp mình thờ phượng Đức Chúa Trời, bày tỏ sự đồng thuận qua lời ngợi tôn Đức Chúa Trời "A-men! A-lê-lu-gia!" Một tiếng từ ngai kêu gọi mọi tôi tớ của Chúa, từ nhỏ đến lớn, hãy tôn vinh Ngài, thể hiện rằng sự thờ phượng Chúa của mọi người và kéo dài mãi mãi.
Thưa Cha, "sau những sự đó" con hiểu ý muốn nói đến sau sụp đổ của Ba-bi-lôn Lớn trong Khải Huyền 18:1-24. Ba-bi-lôn được mô tả như một thành phố đại diện cho sự gian ác, nơi ảnh hưởng sâu rộng đến các vua chúa, thương nhân, và dân cư trên khắp thế gian bằng sự giàu có bất chính và tà dâm thuộc linh. Thành phố này là biểu tượng của những giá trị nghịch lại với Đức Chúa Trời, và sự giàu có mà nó mang lại đến từ sự bại hoại và tội lỗi. Đằng sau sự sụp đổ của Ba-bi-lôn là sự báo trả của Đức Chúa Trời, một hành động phán xét công chính đáp trả tội lỗi của Ba-bi-lôn và những đau khổ mà nó đã gây ra cho các thánh đồ. Sự phán xét này không chỉ là sự trừng phạt đối với một hệ thống xã hội thối nát mà còn là sự bảo vệ và giải cứu cho những ai trung tín với Đức Chúa Trời. Sau sự kiện này, Khải Huyền chương 19 đã mở ra với một khung cảnh hoàn toàn khác, nơi toàn thể thiên đàng ca ngợi Đức Chúa Trời vì sự công chính trong phán xét và sự giải cứu của Chúa khỏi ảnh hưởng của tội lỗi.
Thưa Cha, “nhiều người ở trên trời” trong Khải Huyền 19:1 con hiểu là bao gồm nhiều nhóm. Đầu tiên là các thánh đồ, những người đã được cứu chuộc và giờ đang ở trong vinh quang trên trời. Đây là những tín đồ trung tín của Đức Chúa Trời, những người đã chịu đựng gian khổ vì danh Ngài và đã được ban thưởng trong sự hiện diện của Ngài. Thứ hai là các thiên sứ là những tạo vật thiên thượng được Đức Chúa Trời tạo ra để phục vụ và tôn thờ Ngài. Các thiên sứ luôn sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ mà Chúa giao phó và tham gia vào sự tôn vinh Ngài. Cuối cùng, toàn thể thiên đàng bao gồm tất cả các sinh vật ở thiên đàng. Các thánh đồ đến các thiên sứ, hiệp một trong việc tôn vinh và ca ngợi Đức Chúa Trời vì sự công chính, quyền năng và sự chiến thắng của Ngài đối với Ba-bi-lôn và tội lỗi. Tất cả những người và sinh vật này đều đồng lòng ngợi tôn Chúa vì sự phán xét công chính của Ngài.
Thưa Cha, hai từ "A-lê-lu-gia" và "Ha-lê-lu-gia" theo con hiểu là có nghĩa giống nhau, đều là lời kêu gọi "Hãy ngợi tôn Đức Giê-hô-va" (từ gốc Ha-lê-lu-gia trong tiếng Hê-bơ-rơ). Cả hai từ này đều mang ý nghĩa ca ngợi và tôn vinh Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, sự khác nhau của hai từ này nằm ở cách thức sử dụng và chuyển âm qua các ngôn ngữ khác nhau, cụ thể: Từ A-lê-lu-gia là cách chuyển âm sang tiếng Hy Lạp, còn từ Ha-lê-lu-gia là cách phát âm trực tiếp từ tiếng Hê-bơ-rơ. Mặc dù có sự khác nhau về cách phát âm và chuyển ngữ nhưng con hiểu cả hai từ này đều có mục đích chung là tôn vinh và ngợi tôn Đức Giê-hô-va.
Thưa Cha, trong Khải Huyền 19:1 con thấy có bốn điều được liệt kê về Đức Chúa Trời đó là "sự cứu rỗi, sự vinh quang, sự tôn quý, và quyền lực" con hiểu là để phản ánh những phẩm tính cao quý và tuyệt vời của Ngài, cụ thể như sau:
+ Thứ nhất về sự cứu rỗi thì Đức Chúa Trời chính là nguồn cứu rỗi duy nhất, Ngài giải thoát con người ra khỏi tội lỗi và sự chết. Sự cứu rỗi này là hành động đầy ân điển của Đức Chúa Trời, mà qua đó Ngài cung cấp sự tha thứ và sự sống đời đời cho những ai tin nhận nơi Ngài. Điều này nhắc nhở con rằng, chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể cứu chuộc nhân loại khỏi phán xét đời đời và ban cho con sự sống vĩnh cửu.
+ Thứ hai về sự vinh quang: Sự vinh quang của Đức Chúa Trời bao gồm tất cả vẻ đẹp, sự hoàn hảo, và uy nghi của Ngài. Sự vinh quang này không chỉ là sự rực rỡ bên ngoài mà còn là phản ánh của sự thánh khiết, công chính, và tình yêu vô hạn của Đức Chúa Trời. Ngài xứng đáng được tôn cao và được thờ phượng trong tất cả sự vĩ đại của Ngài.
+ Thứ ba là sự tôn quý: Sự tôn quý là nói về lòng kính trọng và sự thờ phượng mà loài người dành cho Đức Chúa Trời. Sự tôn quý ở đây không chỉ là lời nói mà còn là thái độ và hành động tôn trọng Ngài với tất cả linh hồn của chúng con. Đức Chúa Trời xứng đáng được tôn kính tuyệt đối, và sự tôn quý này thể hiện trong sự phục vụ, tôn vinh, và kính sợ Ngài.
+ Thứ tư là quyền lực: Quyền lực của Đức Chúa Trời là vô hạn và tuyệt đối. Ngài điều khiển mọi sự trong vũ trụ, từ các hoạt động trong thiên nhiên cho đến con người. Quyền năng của Ngài không chỉ thể hiện trong sự sáng tạo và duy trì toàn cõi vũ trụ mà còn trong sự phán xét công chính và sự cứu chuộc mà Ngài mang lại cho nhân loại. Đức Chúa Trời có toàn quyền trên mọi sự, và quyền năng của Ngài là nền tảng cho mọi hành động và sự kiện trong thế gian này.
Thưa Cha, trong Khải Huyền 19:2 khẳng định rằng sự phán xét của Đức Chúa Trời là "chân thật và công chính", con hiểu rằng là để nói lên bản chất thánh khiết và không thể sai lầm của Ngài. Ở đây “chân thật” nghĩa là mọi sự phán xét của Đức Chúa Trời dựa trên lẽ thật tuyệt đối, không thiên vị hay sai sót, vì Ngài biết rõ mọi tư tưởng, hành động, và tội lỗi của con người. Ngài phán xét dựa trên thực chất bên trong chứ không phải vẻ bề ngoài. Còn “công chính” có nghĩa là mọi hành động của Ngài hoàn toàn phù hợp với sự thánh khiết và luật pháp của Ngài. Một minh chứng rõ ràng cho điều này là việc Đức Chúa Trời phán xét Ba-bi-lôn, thành phố biểu tượng của sự gian ác, tham lam, và tội lỗi. Sự hủy diệt Ba-bi-lôn không chỉ là hình phạt cho những tội ác của nó mà còn là hành động đòi lại công lý cho các tôi tớ của Đức Chúa Trời, những người đã bị sát hại dưới bàn tay của nó. Điều này bày tỏ rằng Đức Chúa Trời luôn đứng về phía công lý và sự thánh khiết.
Thưa Cha, câu “và khói của nó bay lên cho tới đời đời!” trong Khải Huyền 19:3 con hiểu rằng nó mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc về sự phán xét của Đức Chúa Trời. Trước hết, nó biểu hiện sự hủy diệt hoàn toàn của Ba-bi-lôn, một hệ thống thế gian phản loạn chống nghịch lại Đức Chúa Trời. Sự tiêu diệt này là triệt để, không có cơ hội phục hồi hay tái sinh. Thứ hai, cụm từ này nhấn mạnh sự phán xét vĩnh cửu “tới đời đời”, biểu trưng cho hình phạt đời đời mà tội lỗi và sự gian ác của nó phải gánh chịu. Khói liên tục bay lên là dấu hiệu rằng sự hình phạt không bao giờ chấm dứt, nhấn mạnh tính nghiêm trọng và công chính trong phán xét của Đức Chúa Trời.
Thưa Cha, trong Khải Huyền 19:5, có cụm từ “những tôi tớ của Ngài” và “những ai kính sợ Ngài” hai cụm từ này con hiểu vừa có điểm tương đồng, vừa mang những ý nghĩa khác biệt, cụ thể giống nhau là cả hai nhóm đều chỉ những người thuộc về Đức Chúa Trời, sống theo ý muốn Ngài, và có mối quan hệ với Ngài qua sự tôn thờ và kính sợ Chúa. Còn sự khác nhau ở đây là “những tôi tớ của Ngài” là chỉ tập trung vào những người trực tiếp phục vụ Ngài, những người tận tụy hầu việc trong chức vụ cụ thể, chẳng hạn như các thánh đồ, người chăn, hay những người dâng trọn đời mình cho công việc của Chúa. Còn “những ai kính sợ Ngài” thì bao gồm một phạm vi rộng hơn là bất kỳ ai, không phân biệt chức vụ, địa vị, miễn là họ có lòng kính sợ Đức Chúa Trời và tôn kính Ngài. Điều này bao hàm mọi tầng lớp, từ “nhỏ đến lớn”.
Thưa Cha, sự tôn vinh Đức Chúa Trời con nghĩ rằng đây không đơn thuần là một trách nhiệm mà con cần hoàn thành, nhưng đó còn là một đặc quyền quý báu mà Ngài ban cho mỗi chúng con. Đó là cơ hội để con vượt trên những lo toan thường nhật hàng ngày và hướng lòng mình đến Chúa, bày tỏ lòng biết ơn vì tình yêu và ân điển vô điều kiện của Ngài. Con nhận ra rằng mỗi lời ca ngợi, mỗi hành động chân thành con dâng lên Chúa đều là một sợi dây kết nối con với Chúa. Chính qua sự tôn vinh đó mà con cảm nhận được sự hiện diện thánh của Ngài, tìm được niềm vui và sự bình an vượt trên mọi nan đề hoàn cảnh. Và con hiểu rằng đặc quyền này không phải là điều con tự mình đạt được, mà đó là món quà Chúa ban để con dân Ngài được bước vào mối quan hệ thân mật với Chúa, mỗi lần con tôn vinh Chúa là một cơ hội quý giá để con trải nghiệm được tình yêu và quyền năng của Đức Chúa Trời cách sâu sắc hơn.
Thưa Cha, con nghĩ rằng sự tôn vinh Đức Chúa Trời thì không chỉ dừng lại ở lời nói hay những ca ngợi trong giờ nhóm thờ phượng, mà còn thể hiện qua cách con suy nghĩ và hành động mỗi ngày. Đó là sự suy nghĩ, lời nói và hành động, tất cả cùng hướng về mục tiêu cao cả là làm sáng danh Chúa. Cho dù mỗi việc con làm dù lớn hay nhỏ cũng đều có thể trở thành một lời ca ngợi, một thức hương thơm con dâng lên Đức Chúa Trời nếu được thực hiện với lòng kính sợ và yêu mến Ngài. Từ việc giúp đỡ người khác, làm công việc của con một cách trung tín, đến việc đối đãi với mọi người bằng lòng nhân ái, tất cả đều phản chiếu sự vinh quang của Chúa. Khi những suy nghĩ của con được hướng dẫn bởi Đức Thánh Linh thì mỗi ý nghĩ đó sẽ trở nên thuần khiết và mỗi quyết định đều vì sự vinh hiển của Ngài. Khi hành động của con đặt trên nền tảng tình yêu và sự công chính, là con đã bày tỏ Đức Chúa Trời cho thế gian. Đó chính là một đời sống tôn vinh, làm rạng rỡ danh Ngài trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Như Lời Chúa đã phán bảo trong sách Ma-thi-ơ 5:16 rằng: “Sự sáng của các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy, để họ thấy những việc lành của các ngươi, và tôn vinh Cha của các ngươi, Đấng ở trên trời.”
Thưa Cha, con nghĩ rằng nếp sống tôn vinh Đức Chúa Trời không thôi đó là một đời sống toàn tâm, toàn ý hướng về Ngài trong mọi quyết định và hành động. Điều này được thể hiện qua việc tìm kiếm sự dẫn dắt của Ngài trong từng suy nghĩ hành động, qua sự cầu nguyện và suy ngẫm Lời Chúa để hiểu và thực hiện ý muốn của Chúa. Và sống tôn vinh Chúa cũng có nghĩa là sống theo sự công chính, yêu thương và tha thứ, đối xử với mọi người xung quanh bằng lòng kiên nhẫn và sự vị tha lòng thương xót như cách Chúa đã yêu thương chúng con. Mỗi hành động và lời nói đều phản ánh vinh quang và bản chất của Đức Chúa Trời, từ công việc hằng ngày cho đến các mối quan hệ cá nhân. Hơn nữa, nếp sống theo Lời Chúa còn là một lời chứng mạnh mẽ cho thế gian xung quanh của con về sự tốt lành và tình yêu của Đức Chúa Trời. Sự tôn vinh Chúa không chỉ là những lời nói, mà là một cuộc sống dâng hiến, làm sáng danh Ngài trong mọi hoàn cảnh.
Thưa Cha, nếu con được Đức Chúa Trời ban cho con giọng hát hay, con hiểu rằng đó chính là một ân tứ quý báu mà con được Chúa ban cho để con dùng tôn vinh Ngài. Việc dùng giọng hát của con để ca ngợi và thờ phượng Chúa là một cách tuyệt vời để thể hiện lòng biết ơn và sự tôn kính của con đối với Đức Chúa Trời. Con có thể dùng giọng hát của con không chỉ trong những buổi nhóm hiệp cùng Hội Thánh, mà còn trong cuộc sống hàng ngày, qua những bài hát thờ phượng hoặc những lời thánh ca ca ngợi Chúa để nhắc nhở con và những người khác về vinh quang và tình yêu của Đức Chúa Trời. Mỗi khi con hát là con không chỉ truyền tải thông điệp của tình yêu và sự cứu rỗi mà còn làm sáng danh Chúa qua chính khả năng mà Ngài đã ban cho con. Mỗi câu hát trong bài thánh ca như một lời cầu nguyện, một lời bày tỏ lòng biết ơn, sự ca ngợi, hay xin sự giúp đỡ từ nơi Chúa. Nên khi con hát thánh ca là con đang cầu nguyện không chỉ bằng lời nói mà còn bằng trái tim, tâm hồn và cả khả năng mà Ngài đã ban cho con. Và mỗi lần hát thánh ca là một cơ hội để con cầu nguyện hai lần: Một lần qua lời ca, và một lần qua tâm trạng và niềm tin mà con gửi gắm vào lời hát đó. Và con nghĩ rằng không chỉ con giọng hát hay thì con mới hát để ngợi tôn Chúa mà cả khi giọng hát con có chưa được hay thì con vẫn muốn hát dâng lên Cha với cả tấm lòng tôn kính và biết ơn, con biết rằng những điều con làm xuất phát từ tấm lòng của con thì cũng sẽ được Chúa vui nhận, trong thời gian qua dù lòng con rất muốn hát thánh ca để tôn vinh Chúa trong các buổi nhóm thờ phượng nhưng vì những sự trở ngại hay sợ hãi nào đó mà làm cho con chưa sốt sắng trong việc hát tôn vinh Chúa. Nguyện xin Chúa cũng ban thêm sức cho con, cho có sự dạn dĩ và mạnh mẽ hơn trong việc con hát tôn vinh Chúa trong các buổi nhóm hàng tuần của Hội Thánh.
Thưa Cha, qua việc đọc và suy ngẫm Lời Chúa trong phân đoạn Thánh Kinh sách Khải Huyền 19:1-5 đã cho con rút ra nhiều bài học bổ ích để con áp dụng vào cuộc sống hàng ngày, các bài học con rút ra cụ thể như sau:
+ Thứ nhất là trong Khải Huyền 19:1-2 khẳng định rằng mọi sự tôn vinh đều thuộc về Đức Chúa Trời, vì Ngài là Đấng công chính và thánh khiết. Bài học này nhắc nhở con rằng, trong mọi tình huống của cuộc sống, con cần phải tôn vinh và ngợi tôn Đức Chúa Trời vì Ngài là Đấng cứu rỗi và thánh khiết. Sự ngợi tôn Ngài không chỉ là hành động trong lúc thờ phượng mà còn trong thái độ sống mỗi ngày của con. Con sẽ sống mỗi ngày trong sự tôn vinh Đức Chúa Trời qua lời nói, hành động và suy nghĩ trong mọi hoàn cảnh.
+ Thứ hai là trong Khải Huyền 19:2 cho con thấy rằng Đức Chúa Trời phán xét công chính, Ngài sẽ thực hiện sự công bình trong mọi tình huống. Điều này khích lệ con trong việc tin tưởng vào sự công chính của Chúa, ngay cả khi có những sự bất công, đau khổ xảy ra với con trên thế gian. Con sẽ tiếp tục sống một cách công bình và vững tin vào sự công chính của Chúa và biết rằng Ngài sẽ hành động đúng lúc, nên con không cần phải lo lắng hay trả thù vì sự báo thù thuộc về Chúa.
+ Thứ ba là trong Khải Huyền 19:3-4 nói về sự ngợi tôn liên tục vì Đức Chúa Trời đã thực hiện sự cứu chuộc và giải cứu. Sự cứu rỗi của Chúa là nguồn gốc của mọi lời ngợi tôn và cảm tạ Chúa. Con sẽ không quên tạ ơn Chúa mỗi ngày vì sự cứu rỗi của Ngài, cũng như nhắc nhở bản thân rằng sự vĩ đại của Ngài là lý do để con sống tôn vinh và biết ơn Ngài.
+ Thứ tư là dù cho cuộc sống có vẻ hỗn loạn thì sự tôn vinh và vững tin vào sự cai trị của Đức Chúa Trời giúp con có được sự bình an. Ngài vẫn là Đấng kiểm soát tất cả mọi sự. Con sẽ sống với đức tin vững vàng rằng Chúa đang kiểm soát mọi sự, ngay cả trong những lúc khó khăn, và con có thể an tâm giao phó mọi nan đề trong tay Ngài.
Con cảm tạ Ngài vì Lời Chúa qua phân đoạn Khải Huyền 19:1-5, đã mở mắt cho con thấy rõ sự vinh quang và công chính tuyệt vời của Ngài. Cảm tạ Cha vì sự cứu rỗi vô giá và sự phán xét công chính của Ngài, luôn dẫn dắt chúng con trong lẽ thật và công chính, con cầu xin Ngài giúp con luôn giữ lòng tôn vinh và ca ngợi Ngài trong mọi hoàn cảnh. Xin Ngài cho con biết ơn và sống đúng với Lời Ngài, để mọi hành động và lời nói của con đều phản ánh vinh quang của Ngài.
Xin Chúa dạy con luôn nhớ rằng mọi sự của Ngài đều vĩnh cửu và công chính, và trong Ngài con có niềm hy vọng và sự an ủi. Xin Ngài giúp con sống xứng đáng là một người con của Chúa, luôn thờ phượng và tôn vinh Ngài không chỉ bằng lời nói mà còn bằng mọi việc con làm. Con thành kính cầu nguyện trong danh Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ. Bùi Thành Chinh 22/12/2024
Khải Huyền 19:1-5 Sự Vui Mừng Ở Trên Trời
Kính lạy Đức Chúa Trời Toàn Năng là Cha Kính Yêu Đời Đời của chúng con, con cảm tạ Ngài vì Ngài đã ban cho con thời gian yên bình này để con được nghỉ ngơi bắt đầu bài suy ngẫm Lời Ngài trong Khải Huyền 19:1-5, con xin dâng lên Ngài lòng khao khát được đến gần hơn với Ngài, được hiểu biết và yêu mến Lời Ngài sâu sắc hơn. Xin Đức Thánh Linh soi sáng lòng và trí của con, mở mắt thuộc linh để con nhận thấy những điều kỳ diệu trong Lời của Ngài. Xin giúp con lắng nghe tiếng Ngài phán dạy cho con. Sau đây con xin được nêu ý hiểu của con trong phân đoạn Khải Huyền 19:1-5.
1 Sau những sự đó, tôi đã nghe một tiếng lớn của nhiều người ở trên trời rằng: "A-lê-lu-gia! Sự cứu rỗi, sự vinh quang, sự tôn quý, và quyền lực thuộc về Chúa, Đức Chúa Trời của chúng ta.
2 Vì sự phán xét của Ngài là chân thật và công chính. Vì Ngài đã phán xét con điếm lớn, là kẻ đã làm bại hoại đất với sự tà dâm của nó và Ngài đã báo trả máu của những tôi tớ của Ngài nơi tay nó."
3 Họ lại nói: "A-lê-lu-gia! Và khói của nó bay lên cho tới đời đời!"
4 Hai mươi bốn trưởng lão và bốn sinh vật đã sấp mình thờ phượng Đức Chúa Trời, Đấng ngự trên ngai, đáp rằng: "A-men! A-lê-lu-gia!"
5 Có một tiếng đã ra từ ngai rằng: "Hỡi tất cả những tôi tớ của Ngài, và những ai kính sợ Ngài, cả nhỏ lẫn lớn! Hãy tôn vinh Đức Chúa Trời của chúng ta!"
Thưa Cha, phân đoạn Thánh Kinh trên mô tả cảnh thiên đàng ca ngợi Đức Chúa Trời sau khi Ngài phán xét con điếm lớn là Ba-bi-lôn, biểu tượng của sự gian ác và bại hoại trên thế gian. Một tiếng lớn vang lên từ trên trời, ca tụng sự cứu rỗi, vinh quang, tôn quý, và quyền lực thuộc về Đức Chúa Trời, Đấng phán xét chân thật và công chính. Sự đoán phạt này cũng báo trả cho máu của các tôi tớ trung thành của Chúa đã bị hại. Hai mươi bốn trưởng lão và bốn sinh vật sấp mình thờ phượng Đức Chúa Trời, bày tỏ sự đồng thuận qua lời ngợi tôn Đức Chúa Trời "A-men! A-lê-lu-gia!" Một tiếng từ ngai kêu gọi mọi tôi tớ của Chúa, từ nhỏ đến lớn, hãy tôn vinh Ngài, thể hiện rằng sự thờ phượng Chúa của mọi người và kéo dài mãi mãi.
Thưa Cha, "sau những sự đó" con hiểu ý muốn nói đến sau sụp đổ của Ba-bi-lôn Lớn trong Khải Huyền 18:1-24. Ba-bi-lôn được mô tả như một thành phố đại diện cho sự gian ác, nơi ảnh hưởng sâu rộng đến các vua chúa, thương nhân, và dân cư trên khắp thế gian bằng sự giàu có bất chính và tà dâm thuộc linh. Thành phố này là biểu tượng của những giá trị nghịch lại với Đức Chúa Trời, và sự giàu có mà nó mang lại đến từ sự bại hoại và tội lỗi. Đằng sau sự sụp đổ của Ba-bi-lôn là sự báo trả của Đức Chúa Trời, một hành động phán xét công chính đáp trả tội lỗi của Ba-bi-lôn và những đau khổ mà nó đã gây ra cho các thánh đồ. Sự phán xét này không chỉ là sự trừng phạt đối với một hệ thống xã hội thối nát mà còn là sự bảo vệ và giải cứu cho những ai trung tín với Đức Chúa Trời. Sau sự kiện này, Khải Huyền chương 19 đã mở ra với một khung cảnh hoàn toàn khác, nơi toàn thể thiên đàng ca ngợi Đức Chúa Trời vì sự công chính trong phán xét và sự giải cứu của Chúa khỏi ảnh hưởng của tội lỗi.
Thưa Cha, “nhiều người ở trên trời” trong Khải Huyền 19:1 con hiểu là bao gồm nhiều nhóm. Đầu tiên là các thánh đồ, những người đã được cứu chuộc và giờ đang ở trong vinh quang trên trời. Đây là những tín đồ trung tín của Đức Chúa Trời, những người đã chịu đựng gian khổ vì danh Ngài và đã được ban thưởng trong sự hiện diện của Ngài. Thứ hai là các thiên sứ là những tạo vật thiên thượng được Đức Chúa Trời tạo ra để phục vụ và tôn thờ Ngài. Các thiên sứ luôn sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ mà Chúa giao phó và tham gia vào sự tôn vinh Ngài. Cuối cùng, toàn thể thiên đàng bao gồm tất cả các sinh vật ở thiên đàng. Các thánh đồ đến các thiên sứ, hiệp một trong việc tôn vinh và ca ngợi Đức Chúa Trời vì sự công chính, quyền năng và sự chiến thắng của Ngài đối với Ba-bi-lôn và tội lỗi. Tất cả những người và sinh vật này đều đồng lòng ngợi tôn Chúa vì sự phán xét công chính của Ngài.
Thưa Cha, hai từ "A-lê-lu-gia" và "Ha-lê-lu-gia" theo con hiểu là có nghĩa giống nhau, đều là lời kêu gọi "Hãy ngợi tôn Đức Giê-hô-va" (từ gốc Ha-lê-lu-gia trong tiếng Hê-bơ-rơ). Cả hai từ này đều mang ý nghĩa ca ngợi và tôn vinh Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, sự khác nhau của hai từ này nằm ở cách thức sử dụng và chuyển âm qua các ngôn ngữ khác nhau, cụ thể: Từ A-lê-lu-gia là cách chuyển âm sang tiếng Hy Lạp, còn từ Ha-lê-lu-gia là cách phát âm trực tiếp từ tiếng Hê-bơ-rơ. Mặc dù có sự khác nhau về cách phát âm và chuyển ngữ nhưng con hiểu cả hai từ này đều có mục đích chung là tôn vinh và ngợi tôn Đức Giê-hô-va.
Thưa Cha, trong Khải Huyền 19:1 con thấy có bốn điều được liệt kê về Đức Chúa Trời đó là "sự cứu rỗi, sự vinh quang, sự tôn quý, và quyền lực" con hiểu là để phản ánh những phẩm tính cao quý và tuyệt vời của Ngài, cụ thể như sau:
+ Thứ nhất về sự cứu rỗi thì Đức Chúa Trời chính là nguồn cứu rỗi duy nhất, Ngài giải thoát con người ra khỏi tội lỗi và sự chết. Sự cứu rỗi này là hành động đầy ân điển của Đức Chúa Trời, mà qua đó Ngài cung cấp sự tha thứ và sự sống đời đời cho những ai tin nhận nơi Ngài. Điều này nhắc nhở con rằng, chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể cứu chuộc nhân loại khỏi phán xét đời đời và ban cho con sự sống vĩnh cửu.
+ Thứ hai về sự vinh quang: Sự vinh quang của Đức Chúa Trời bao gồm tất cả vẻ đẹp, sự hoàn hảo, và uy nghi của Ngài. Sự vinh quang này không chỉ là sự rực rỡ bên ngoài mà còn là phản ánh của sự thánh khiết, công chính, và tình yêu vô hạn của Đức Chúa Trời. Ngài xứng đáng được tôn cao và được thờ phượng trong tất cả sự vĩ đại của Ngài.
+ Thứ ba là sự tôn quý: Sự tôn quý là nói về lòng kính trọng và sự thờ phượng mà loài người dành cho Đức Chúa Trời. Sự tôn quý ở đây không chỉ là lời nói mà còn là thái độ và hành động tôn trọng Ngài với tất cả linh hồn của chúng con. Đức Chúa Trời xứng đáng được tôn kính tuyệt đối, và sự tôn quý này thể hiện trong sự phục vụ, tôn vinh, và kính sợ Ngài.
+ Thứ tư là quyền lực: Quyền lực của Đức Chúa Trời là vô hạn và tuyệt đối. Ngài điều khiển mọi sự trong vũ trụ, từ các hoạt động trong thiên nhiên cho đến con người. Quyền năng của Ngài không chỉ thể hiện trong sự sáng tạo và duy trì toàn cõi vũ trụ mà còn trong sự phán xét công chính và sự cứu chuộc mà Ngài mang lại cho nhân loại. Đức Chúa Trời có toàn quyền trên mọi sự, và quyền năng của Ngài là nền tảng cho mọi hành động và sự kiện trong thế gian này.
Thưa Cha, trong Khải Huyền 19:2 khẳng định rằng sự phán xét của Đức Chúa Trời là "chân thật và công chính", con hiểu rằng là để nói lên bản chất thánh khiết và không thể sai lầm của Ngài. Ở đây “chân thật” nghĩa là mọi sự phán xét của Đức Chúa Trời dựa trên lẽ thật tuyệt đối, không thiên vị hay sai sót, vì Ngài biết rõ mọi tư tưởng, hành động, và tội lỗi của con người. Ngài phán xét dựa trên thực chất bên trong chứ không phải vẻ bề ngoài. Còn “công chính” có nghĩa là mọi hành động của Ngài hoàn toàn phù hợp với sự thánh khiết và luật pháp của Ngài. Một minh chứng rõ ràng cho điều này là việc Đức Chúa Trời phán xét Ba-bi-lôn, thành phố biểu tượng của sự gian ác, tham lam, và tội lỗi. Sự hủy diệt Ba-bi-lôn không chỉ là hình phạt cho những tội ác của nó mà còn là hành động đòi lại công lý cho các tôi tớ của Đức Chúa Trời, những người đã bị sát hại dưới bàn tay của nó. Điều này bày tỏ rằng Đức Chúa Trời luôn đứng về phía công lý và sự thánh khiết.
Thưa Cha, câu “và khói của nó bay lên cho tới đời đời!” trong Khải Huyền 19:3 con hiểu rằng nó mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc về sự phán xét của Đức Chúa Trời. Trước hết, nó biểu hiện sự hủy diệt hoàn toàn của Ba-bi-lôn, một hệ thống thế gian phản loạn chống nghịch lại Đức Chúa Trời. Sự tiêu diệt này là triệt để, không có cơ hội phục hồi hay tái sinh. Thứ hai, cụm từ này nhấn mạnh sự phán xét vĩnh cửu “tới đời đời”, biểu trưng cho hình phạt đời đời mà tội lỗi và sự gian ác của nó phải gánh chịu. Khói liên tục bay lên là dấu hiệu rằng sự hình phạt không bao giờ chấm dứt, nhấn mạnh tính nghiêm trọng và công chính trong phán xét của Đức Chúa Trời.
Thưa Cha, trong Khải Huyền 19:5, có cụm từ “những tôi tớ của Ngài” và “những ai kính sợ Ngài” hai cụm từ này con hiểu vừa có điểm tương đồng, vừa mang những ý nghĩa khác biệt, cụ thể giống nhau là cả hai nhóm đều chỉ những người thuộc về Đức Chúa Trời, sống theo ý muốn Ngài, và có mối quan hệ với Ngài qua sự tôn thờ và kính sợ Chúa. Còn sự khác nhau ở đây là “những tôi tớ của Ngài” là chỉ tập trung vào những người trực tiếp phục vụ Ngài, những người tận tụy hầu việc trong chức vụ cụ thể, chẳng hạn như các thánh đồ, người chăn, hay những người dâng trọn đời mình cho công việc của Chúa. Còn “những ai kính sợ Ngài” thì bao gồm một phạm vi rộng hơn là bất kỳ ai, không phân biệt chức vụ, địa vị, miễn là họ có lòng kính sợ Đức Chúa Trời và tôn kính Ngài. Điều này bao hàm mọi tầng lớp, từ “nhỏ đến lớn”.
Thưa Cha, sự tôn vinh Đức Chúa Trời con nghĩ rằng đây không đơn thuần là một trách nhiệm mà con cần hoàn thành, nhưng đó còn là một đặc quyền quý báu mà Ngài ban cho mỗi chúng con. Đó là cơ hội để con vượt trên những lo toan thường nhật hàng ngày và hướng lòng mình đến Chúa, bày tỏ lòng biết ơn vì tình yêu và ân điển vô điều kiện của Ngài. Con nhận ra rằng mỗi lời ca ngợi, mỗi hành động chân thành con dâng lên Chúa đều là một sợi dây kết nối con với Chúa. Chính qua sự tôn vinh đó mà con cảm nhận được sự hiện diện thánh của Ngài, tìm được niềm vui và sự bình an vượt trên mọi nan đề hoàn cảnh. Và con hiểu rằng đặc quyền này không phải là điều con tự mình đạt được, mà đó là món quà Chúa ban để con dân Ngài được bước vào mối quan hệ thân mật với Chúa, mỗi lần con tôn vinh Chúa là một cơ hội quý giá để con trải nghiệm được tình yêu và quyền năng của Đức Chúa Trời cách sâu sắc hơn.
Thưa Cha, con nghĩ rằng sự tôn vinh Đức Chúa Trời thì không chỉ dừng lại ở lời nói hay những ca ngợi trong giờ nhóm thờ phượng, mà còn thể hiện qua cách con suy nghĩ và hành động mỗi ngày. Đó là sự suy nghĩ, lời nói và hành động, tất cả cùng hướng về mục tiêu cao cả là làm sáng danh Chúa. Cho dù mỗi việc con làm dù lớn hay nhỏ cũng đều có thể trở thành một lời ca ngợi, một thức hương thơm con dâng lên Đức Chúa Trời nếu được thực hiện với lòng kính sợ và yêu mến Ngài. Từ việc giúp đỡ người khác, làm công việc của con một cách trung tín, đến việc đối đãi với mọi người bằng lòng nhân ái, tất cả đều phản chiếu sự vinh quang của Chúa. Khi những suy nghĩ của con được hướng dẫn bởi Đức Thánh Linh thì mỗi ý nghĩ đó sẽ trở nên thuần khiết và mỗi quyết định đều vì sự vinh hiển của Ngài. Khi hành động của con đặt trên nền tảng tình yêu và sự công chính, là con đã bày tỏ Đức Chúa Trời cho thế gian. Đó chính là một đời sống tôn vinh, làm rạng rỡ danh Ngài trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Như Lời Chúa đã phán bảo trong sách Ma-thi-ơ 5:16 rằng: “Sự sáng của các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy, để họ thấy những việc lành của các ngươi, và tôn vinh Cha của các ngươi, Đấng ở trên trời.”
Thưa Cha, con nghĩ rằng nếp sống tôn vinh Đức Chúa Trời không thôi đó là một đời sống toàn tâm, toàn ý hướng về Ngài trong mọi quyết định và hành động. Điều này được thể hiện qua việc tìm kiếm sự dẫn dắt của Ngài trong từng suy nghĩ hành động, qua sự cầu nguyện và suy ngẫm Lời Chúa để hiểu và thực hiện ý muốn của Chúa. Và sống tôn vinh Chúa cũng có nghĩa là sống theo sự công chính, yêu thương và tha thứ, đối xử với mọi người xung quanh bằng lòng kiên nhẫn và sự vị tha lòng thương xót như cách Chúa đã yêu thương chúng con. Mỗi hành động và lời nói đều phản ánh vinh quang và bản chất của Đức Chúa Trời, từ công việc hằng ngày cho đến các mối quan hệ cá nhân. Hơn nữa, nếp sống theo Lời Chúa còn là một lời chứng mạnh mẽ cho thế gian xung quanh của con về sự tốt lành và tình yêu của Đức Chúa Trời. Sự tôn vinh Chúa không chỉ là những lời nói, mà là một cuộc sống dâng hiến, làm sáng danh Ngài trong mọi hoàn cảnh.
Thưa Cha, nếu con được Đức Chúa Trời ban cho con giọng hát hay, con hiểu rằng đó chính là một ân tứ quý báu mà con được Chúa ban cho để con dùng tôn vinh Ngài. Việc dùng giọng hát của con để ca ngợi và thờ phượng Chúa là một cách tuyệt vời để thể hiện lòng biết ơn và sự tôn kính của con đối với Đức Chúa Trời. Con có thể dùng giọng hát của con không chỉ trong những buổi nhóm hiệp cùng Hội Thánh, mà còn trong cuộc sống hàng ngày, qua những bài hát thờ phượng hoặc những lời thánh ca ca ngợi Chúa để nhắc nhở con và những người khác về vinh quang và tình yêu của Đức Chúa Trời. Mỗi khi con hát là con không chỉ truyền tải thông điệp của tình yêu và sự cứu rỗi mà còn làm sáng danh Chúa qua chính khả năng mà Ngài đã ban cho con. Mỗi câu hát trong bài thánh ca như một lời cầu nguyện, một lời bày tỏ lòng biết ơn, sự ca ngợi, hay xin sự giúp đỡ từ nơi Chúa. Nên khi con hát thánh ca là con đang cầu nguyện không chỉ bằng lời nói mà còn bằng trái tim, tâm hồn và cả khả năng mà Ngài đã ban cho con. Và mỗi lần hát thánh ca là một cơ hội để con cầu nguyện hai lần: Một lần qua lời ca, và một lần qua tâm trạng và niềm tin mà con gửi gắm vào lời hát đó. Và con nghĩ rằng không chỉ con giọng hát hay thì con mới hát để ngợi tôn Chúa mà cả khi giọng hát con có chưa được hay thì con vẫn muốn hát dâng lên Cha với cả tấm lòng tôn kính và biết ơn, con biết rằng những điều con làm xuất phát từ tấm lòng của con thì cũng sẽ được Chúa vui nhận, trong thời gian qua dù lòng con rất muốn hát thánh ca để tôn vinh Chúa trong các buổi nhóm thờ phượng nhưng vì những sự trở ngại hay sợ hãi nào đó mà làm cho con chưa sốt sắng trong việc hát tôn vinh Chúa. Nguyện xin Chúa cũng ban thêm sức cho con, cho có sự dạn dĩ và mạnh mẽ hơn trong việc con hát tôn vinh Chúa trong các buổi nhóm hàng tuần của Hội Thánh.
Thưa Cha, qua việc đọc và suy ngẫm Lời Chúa trong phân đoạn Thánh Kinh sách Khải Huyền 19:1-5 đã cho con rút ra nhiều bài học bổ ích để con áp dụng vào cuộc sống hàng ngày, các bài học con rút ra cụ thể như sau:
+ Thứ nhất là trong Khải Huyền 19:1-2 khẳng định rằng mọi sự tôn vinh đều thuộc về Đức Chúa Trời, vì Ngài là Đấng công chính và thánh khiết. Bài học này nhắc nhở con rằng, trong mọi tình huống của cuộc sống, con cần phải tôn vinh và ngợi tôn Đức Chúa Trời vì Ngài là Đấng cứu rỗi và thánh khiết. Sự ngợi tôn Ngài không chỉ là hành động trong lúc thờ phượng mà còn trong thái độ sống mỗi ngày của con. Con sẽ sống mỗi ngày trong sự tôn vinh Đức Chúa Trời qua lời nói, hành động và suy nghĩ trong mọi hoàn cảnh.
+ Thứ hai là trong Khải Huyền 19:2 cho con thấy rằng Đức Chúa Trời phán xét công chính, Ngài sẽ thực hiện sự công bình trong mọi tình huống. Điều này khích lệ con trong việc tin tưởng vào sự công chính của Chúa, ngay cả khi có những sự bất công, đau khổ xảy ra với con trên thế gian. Con sẽ tiếp tục sống một cách công bình và vững tin vào sự công chính của Chúa và biết rằng Ngài sẽ hành động đúng lúc, nên con không cần phải lo lắng hay trả thù vì sự báo thù thuộc về Chúa.
+ Thứ ba là trong Khải Huyền 19:3-4 nói về sự ngợi tôn liên tục vì Đức Chúa Trời đã thực hiện sự cứu chuộc và giải cứu. Sự cứu rỗi của Chúa là nguồn gốc của mọi lời ngợi tôn và cảm tạ Chúa. Con sẽ không quên tạ ơn Chúa mỗi ngày vì sự cứu rỗi của Ngài, cũng như nhắc nhở bản thân rằng sự vĩ đại của Ngài là lý do để con sống tôn vinh và biết ơn Ngài.
+ Thứ tư là dù cho cuộc sống có vẻ hỗn loạn thì sự tôn vinh và vững tin vào sự cai trị của Đức Chúa Trời giúp con có được sự bình an. Ngài vẫn là Đấng kiểm soát tất cả mọi sự. Con sẽ sống với đức tin vững vàng rằng Chúa đang kiểm soát mọi sự, ngay cả trong những lúc khó khăn, và con có thể an tâm giao phó mọi nan đề trong tay Ngài.
Con cảm tạ Ngài vì Lời Chúa qua phân đoạn Khải Huyền 19:1-5, đã mở mắt cho con thấy rõ sự vinh quang và công chính tuyệt vời của Ngài. Cảm tạ Cha vì sự cứu rỗi vô giá và sự phán xét công chính của Ngài, luôn dẫn dắt chúng con trong lẽ thật và công chính, con cầu xin Ngài giúp con luôn giữ lòng tôn vinh và ca ngợi Ngài trong mọi hoàn cảnh. Xin Ngài cho con biết ơn và sống đúng với Lời Ngài, để mọi hành động và lời nói của con đều phản ánh vinh quang của Ngài.
Xin Chúa dạy con luôn nhớ rằng mọi sự của Ngài đều vĩnh cửu và công chính, và trong Ngài con có niềm hy vọng và sự an ủi. Xin Ngài giúp con sống xứng đáng là một người con của Chúa, luôn thờ phượng và tôn vinh Ngài không chỉ bằng lời nói mà còn bằng mọi việc con làm. Con thành kính cầu nguyện trong danh Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Bùi Thành Chinh
22/12/2024
***