Công Vụ Các Sứ Đồ 2:1-13 Hội Thánh Được Thành Lập Trong Ngày Lễ Ngũ Tuần
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu đời đời của chúng con, con dâng lời cảm tạ ơn Cha vì con luôn được sống trong sự quan phòng che chở của Ba Ngôi Thiên Chúa, thì giờ này Cha lại ban cho con thì giờ để con suy ngẫm Lời của Ngài trong sách Công Vụ Các Sứ Đồ 2:1-13.
1 Khi ngày Lễ Ngũ Tuần đến trọn, hết thảy họ đã hiệp một tại một chỗ. 2 Thình lình, đã có tiếng từ trời đến như tiếng gió thổi mạnh, đầy khắp căn nhà mà họ đang ngồi. 3 Những lưỡi như lửa, đã hiện ra với họ, chia ra, đậu trên mỗi một người trong bọn họ. 4 Hết thảy họ đã được đầy dẫy thánh linh. Họ đã bắt đầu nói các ngôn ngữ khác, theo như Đấng Thần Linh đã ban cho họ nói. 5 Có những người Do-thái trú tại Giê-ru-sa-lem, là những người tin kính, từ các dân thiên hạ. 6 Tiếng ấy vang ra, đám đông đã cùng đến và đã sững sờ. Vì mỗi một người đã nghe nói tiếng nói của chính mình. 7 Hết thảy đều kinh ngạc, lấy làm lạ, nói với nhau: "Kìa! Không phải hết thảy những người đang nói đó là những người Ga-li-lê sao? 8 Sao chúng ta nghe ai nấy nói tiếng nói của chúng ta, trong nơi chúng ta đã được sinh ra? 9 Những người Bạt-thê, Mê-đi, Ê-la-mít, những cư dân tại Mê-sô-bô-ta-mi, Giu-đê, Cáp-ba-đốc, Bông, A-si; 10 cùng với Phi-ri-gi, Bam-phi-li, Ê-díp-tô, các phần của Li-bi gần Si-ren, những ngoại kiều của Rô-ma; cùng với những người Do-thái và những người theo Do-thái Giáo, 11 những người Cơ-rết và Ả-rập. Chúng ta nghe họ nói ngôn ngữ của chúng ta về những sự cao trọng của Đức Chúa Trời." 12 Hết thảy đều kinh ngạc và bối rối, nói với nhau: "Việc này là nghĩa làm sao?" 13 Những người khác thì chế nhạo, đã nói: "Họ say rượu ngọt."
Thưa Cha, phân đoạn Thánh Kinh trên kể về vào ngày Lễ Ngũ Tuần, các môn đồ đang nhóm lại thì bất ngờ có tiếng gió mạnh từ trời và những lưỡi như lửa hiện ra, đậu trên mỗi người trong họ. Tất cả đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh và bắt đầu nói nhiều ngôn ngữ khác nhau theo sự ban cho của Đức Thánh Linh. Sự kiện này thu hút đám đông người Do Thái đến từ nhiều quốc gia, họ kinh ngạc khi nghe các môn đồ nói bằng ngôn ngữ quê hương mình về những sự cao trọng của Đức Chúa Trời. Một số người bối rối tự hỏi ý nghĩa của việc này, trong khi những người khác chế nhạo, cho rằng các môn đồ đang say rượu.
Thưa Cha, việc các môn đồ "hiệp một tại một chỗ" trước khi Đức Thánh Linh giáng xuống con hiểu rằng điều này mang ý nghĩa đặc biệt, vì nó thể hiện sự đồng lòng, hiệp một và vâng lời của họ theo lời dặn dò của Đức Chúa Jesus. Trước khi thăng thiên, Đức Chúa Jesus đã truyền cho họ ở lại Giê-ru-sa-lem để chờ đợi sự giáng lâm của Đức Thánh Linh. Sự hiệp một của các môn đồ không chỉ là việc ở chung một chỗ về mặt địa lý, mà còn là sự đồng lòng trong tinh thần, cùng chung niềm tin và hy vọng nơi lời hứa của Chúa. Thời gian này cũng là lúc họ cầu nguyện và chuẩn bị tấm lòng, sẵn sàng đón nhận quyền năng để thực hiện sứ mạng truyền giáo mà được Chúa giao phó. Hơn nữa, sự vâng phục và chờ đợi của họ tạo điều kiện để Đức Thánh Linh giáng xuống, nhấn mạnh rằng sự hiệp một trong Hội Thánh là yếu tố quan trọng để nhận lãnh phước lành và quyền năng từ Đức Chúa Trời.
Con nghĩ rằng sự kiện các môn đồ "hiệp một tại một chỗ" trước khi Đức Thánh Linh giáng xuống nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hiệp một trong Hội Thánh. Sự hiệp một này không chỉ là sự gắn kết bề ngoài mà còn là sự đồng lòng trong đức tin, tình yêu thương và mục tiêu chung để thực hiện ý muốn của Đức Chúa Trời. Khi các tín đồ đồng lòng hiệp ý, họ tạo nên môi trường thuận lợi để Đức Chúa Trời bày tỏ quyền năng, ban phước và dẫn dắt Hội Thánh. Điều này con nghĩ rằng còn phản ánh bản chất của Đức Chúa Trời là Đấng hiệp một trong Ba Ngôi Vị: Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh. Sự hòa hợp trong Hội Thánh không chỉ giúp Hội Thánh mạnh mẽ vượt qua thách thức mà còn bày tỏ tình yêu thương của Đức Chúa Trời, làm vinh hiển danh Ngài và thu hút những người chưa tin đến với Hội Thánh. Vì vậy, sự hiệp một con nghĩ rằng không chỉ là điều kiện cần thiết cho sự phát triển của Hội Thánh mà còn là cách Hội Thánh phản ánh bản chất và mục đích của Đức Chúa Trời trên thế gian.
Thưa Cha, Đức Thánh Linh chọn biểu hiện qua những hình ảnh "gió thổi mạnh" và "lưỡi như lửa" con nghĩ là vì những biểu tượng này mang ý nghĩa sâu sắc về bản chất và chức năng của Ngài. Hình ảnh "gió thổi mạnh" tượng trưng cho thần khí của Đức Chúa Trời, biểu hiện quyền năng siêu nhiên, sự sống động và sức mạnh biến đổi của Ngài, như được nói đến trong sách Sáng Thế Ký 2:7 “Và Thiên Chúa Tự Hữu Hằng Hữu tạo hình loài người từ bụi của đất, thổi linh sự sống vào lỗ mũi của nó, thì loài người trở nên một linh hồn sống.” Giống như gió không thể nhìn thấy nhưng có thể cảm nhận và tác động mạnh mẽ trong thiên nhiên, cũng như Đức Thánh Linh hoạt động vô hình nhưng tạo nên sự thay đổi lớn lao trong tâm linh của mỗi con người. Trong khi đó, "lưỡi như lửa" là biểu thị sự hiện diện thánh khiết, quyền năng và sự tinh luyện của Đức Chúa Trời, như trong sách Ma-la-chi 3:2-3 viết: “Nhưng ai sẽ chịu đựng nổi trong ngày Ngài đến, và ai đứng được khi Ngài hiện ra? Vì Ngài giống như lửa của thợ luyện, như xà-phòng của thợ giặt. Ngài sẽ ngồi như kẻ luyện bạc và làm cho sạch; Ngài sẽ chùi các con trai Lê-vi, làm cho chúng nó sạch như vàng và bạc; chúng nó sẽ dâng của lễ cho Đấng Tự Hữu Hằng Hữu trong sự công chính.” Những lưỡi lửa chia ra và đậu trên mỗi người cho con thấy Đức Thánh Linh không chỉ đến với tập thể mà còn đến với từng cá nhân, ban cho họ sức mạnh, sự soi dẫn và lời lẽ để thực hiện sứ mạng mà Chúa giao phó. Lửa cũng tượng trưng cho sự thánh hóa và làm sạch, nhấn mạnh rằng Đức Thánh Linh vừa ban quyền năng vừa biến đổi đời sống của các tín đồ để họ trở nên phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời. Con thấy hai biểu tượng này làm nổi bật vai trò của Đức Thánh Linh trong việc ban sự sống, quyền năng và sự thánh hóa, đồng thời thể hiện sự hiện diện của Ngài qua các dấu hiệu rõ ràng và quyền năng siêu nhiên.
Thưa Cha, việc mọi người từ các dân tộc khác nhau đều nghe các môn đồ nói bằng tiếng mẹ đẻ của mình, con nghĩ rằng điều này mang ý nghĩa sâu sắc về tính phổ quát trong kế hoạch của Đức Chúa Trời và về sự phá vỡ rào cản ngôn ngữ để truyền đạt Tin Lành của Chúa đi khắp nơi trên thế giới. Sự kiện này cho con thấy rằng Tin Lành là không bị giới hạn trong một dân tộc hay văn hóa nào mà dành cho toàn thể nhân loại, nhấn mạnh kế hoạch toàn cầu và toàn diện của Đức Chúa Trời. Con biết rằng ngôn ngữ là một trong những rào cản lớn nhất trong giao tiếp của con người, nhưng điều này đã được vượt qua bởi quyền năng siêu nhiên của Đức Thánh Linh, điều này thể hiện sự hòa hợp và hiệp một mà Đức Chúa Trời mong muốn thiết lập giữa con người, thay thế cho sự phân tán mà Chúa làm ra trên loài người vì sự chống nghịch của họ tại tháp Ba-bên. Đồng thời, sự kiện này cũng cho con thấy quyền năng của Đức Thánh Linh khi các môn đồ, những người Ga-li-lê ít học, có thể nói được nhiều ngôn ngữ mà họ chưa từng học qua, điều này đã xác nhận rằng họ được Đức Chúa Trời chọn để thực hiện sứ mạng rao giảng Tin Lành của Chúa. Cho con thấy được kế hoạch của Đức Chúa Trời không chỉ bao trùm mọi dân tộc mà còn mang tính hòa giải và hiệp nhất, chuẩn bị cho sứ mạng lớn lao là rao giảng Tin Lành của Chúa cho toàn thế giới.
Thưa Cha, những phản ứng trái ngược từ đám đông trong sự kiện Lễ Ngũ Tuần, gồm sự kinh ngạc và sự chế nhạo, con thấy ở đây phản ánh cách mỗi người tiếp nhận công việc siêu nhiên của Đức Chúa Trời. Một số người kinh ngạc vì nhận ra sự phi thường khi các môn đồ nói được ngôn ngữ của họ, điều không thể xảy ra nếu không có sự can thiệp từ Đức Thánh Linh. Họ cởi mở và tò mò, muốn hiểu ý nghĩa của sự kiện này. Ngược lại, những người khác chế nhạo, cho rằng các môn đồ của Chúa say rượu, bởi họ không thể lý giải hiện tượng này bằng lý trí hoặc thiếu lòng tin nơi quyền năng siêu nhiên của Đức Chúa Trời.
Phản ứng này cho con thấy cũng tương đồng với cách con người ngày nay đáp lại công việc của Đức Chúa Trời. Có những người có tấm lòng mở ra thường kinh ngạc và biết ơn khi thấy quyền năng của Chúa bày tỏ qua các phép lạ, sự cứu rỗi, hoặc sự biến đổi tâm linh. Trong khi đó, có những người hoài nghi hoặc khép lòng lại thường chế nhạo hoặc bác bỏ vì họ không thể tiếp nhận những điều vượt ngoài hiểu biết của mình. Điều này nhắc nhở con rằng thái độ của con người với công việc của Đức Chúa Trời luôn phụ thuộc vào đức tin và tấm lòng của mỗi người, như Lời Chúa trong sách Ma-thi-ơ 7:7-8 phán: “Hãy xin! Điều ấy sẽ được ban cho các ngươi. Hãy tìm! Các ngươi sẽ gặp. Hãy gõ cửa! Nó sẽ được mở ra cho các ngươi. Vì, bất cứ ai xin thì được, ai tìm thì gặp, ai gõ cửa thì nó sẽ được mở.” Điều này đồng thời cũng khích lệ chúng con là các Cơ-đốc nhân luôn kiên định chia sẻ Tin Lành dù đối diện với sự phản đối và bách hại của thế gian.
Thưa Cha, trong phân đoạn Thánh Kinh từ Công Vụ Các Sứ Đồ 2:9-11, con thấy có tổng cộng 15 nhóm ngôn ngữ hoặc dân tộc khác nhau được liệt kê, bao gồm: Bạt-thê, Mê-đi, Ê-la-mít, cư dân tại Mê-sô-bô-ta-mi, Giu-đê, Cáp-ba-đốc, Bông, A-si, Phi-ri-gi, Bam-phi-li, Ê-díp-tô, các phần của Li-bi gần Si-ren, những ngoại kiều từ Rô-ma, những người Cơ-rết và Ả-rập. Sự kiện này cho con thấy được quyền năng siêu nhiên của Đức Thánh Linh, khi Ngài ban cho các môn đồ khả năng nói nhiều ngôn ngữ khác nhau mà họ chưa từng học, để rao giảng về những việc cao trọng của Đức Chúa Trời. Điều này cũng nhấn mạnh rằng sứ điệp Tin Lành không giới hạn trong một dân tộc hay quốc gia nào, mà dành cho toàn thể nhân loại, vượt qua mọi rào cản ngôn ngữ và văn hóa.
Thưa Cha, con nghĩ rằng hiện tượng "nói tiếng lạ" trong nhiều giáo hội ngày nay có thể được xem là đúng với Thánh Kinh nếu phù hợp với những lời dạy rõ ràng trong Thánh Kinh. Như trong sách Công Vụ Các Sứ Đồ chương 2 này viết các môn đồ nói tiếng lạ phải là các ngôn ngữ thật, chứ không phải là những tiếng lắp bắp mà không ai hiểu được nhằm mục đích để rao giảng Tin Lành và vượt qua rào cản ngôn ngữ, điều này minh chứng cho quyền năng của Đức Thánh Linh. Hay trong sách I Cô-rinh-tô chương 14, Sứ Đồ Phao-lô nhấn mạnh rằng nói tiếng lạ phải có thông giải để gây dựng Hội Thánh, được thực hiện có trật tự, và không được gây rối loạn. Nên nếu hiện tượng này ngày nay sử dụng trong sự cầu nguyện riêng với Chúa, hoặc để rao giảng Tin Lành và gây dựng Hội Thánh theo đúng tinh thần của Thánh Kinh, thì nó có thể được coi là phù hợp. Tuy nhiên, khi nói tiếng lạ chỉ mang tính biểu diễn, gây lộn xộn, thiếu thông giải, hoặc được sử dụng để phân biệt tín hữu, những ai được báp-tem hay không? Thì điều này đi ngược với lời dạy của Thánh Kinh. Vì vậy, mỗi một chúng con cần thẩm định hiện tượng này dựa trên Lời Chúa, giữ tinh thần khiêm nhường, yêu thương, và luôn xem xét mục đích gây dựng Hội Thánh để tránh đi sai lệch.
Thưa Cha, con nghĩ rằng việc xem xét mối quan hệ với anh chị em trong Hội Thánh là rất quan trọng, vì sự hiệp một không chỉ là mệnh lệnh từ Đức Chúa Trời mà còn là dấu hiệu cho thấy tình yêu thương và sự trưởng thành thuộc linh của chúng con. Đức Chúa Jesus dạy trong sách Giăng 13:34-35 rằng: “Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, ấy là: Các ngươi hãy yêu lẫn nhau. Như Ta đã yêu các ngươi thế nào thì các ngươi cũng hãy yêu lẫn nhau thế ấy. Bởi điều này mọi người sẽ biết rằng, các ngươi là những môn đồ của Ta: Nếu các ngươi có tình yêu trong nhau.” và Sứ Đồ Phao-lô khuyên các tín hữu hãy giữ sự hiệp một trong Đức Thánh Linh qua mối dây hòa bình được nói đến trong sách Ê-phê-sô 4:3 “sốt sắng dùng sự ràng buộc của hòa bình mà giữ gìn sự hiệp một của Đấng Thần Linh.” Nếu có sự bất đồng, xung đột, hoặc thiếu kết nối với các anh chị em trong Hội Thánh, thì đó là cơ hội để chúng con cầu nguyện, suy ngẫm, và tìm kiếm sự hòa giải trong tình yêu của Chúa. Con luôn tự hỏi: Liệu con có đang khiêm nhường, nhịn nhục, và yêu thương trong cách đối xử với mọi người không? Con có tha thứ và tìm cách xây dựng mối quan hệ hay để những tổn thương hoặc hiểu lầm chia cắt Hội Thánh không? Sự hiệp một không có nghĩa là tất cả đều giống nhau hoặc đồng ý trong mọi vấn đề, mà là cùng hướng về mục đích chung đó là: Làm vinh hiển danh Chúa và xây dựng Hội Thánh ngày một vững mạnh. Vì sự hiệp một chính là nền tảng để Đức Chúa Trời hành động và ban phước trong Hội Thánh của chúng con.
Thưa Cha, con có kinh nghiệm được sự đầy dẫy thánh linh ở trong Chúa. Đó là qua sự can đảm đặc biệt để rao giảng Tin Lành của Chúa, như Sứ Đồ Phi-e-rơ và các sứ đồ đã làm, con cũng trải nghiệm một sự vui mừng sâu sắc, tràn đầy tình yêu thương và lòng khao khát thờ phượng Chúa. Một dấu hiệu quan trọng nữa mà con có thể kinh nghiệm được của sự đầy dẫy thánh linh là sự biến đổi bên trong, con đã trở nên nhân từ, kiên nhẫn, hiền lành và nhạy bén hơn với tiếng phán của Đức Chúa Trời. Sự bình an ở trong Chúa ngay cả khi con trong hoàn cảnh khó khăn, cũng là một biểu hiện rõ ràng của công tác thánh linh trong đời sống của con. Dù biểu hiện bằng cách nào, thì con nghĩ điều quan trọng nhất vẫn là sự thay đổi trong đời sống và kết quả của thánh linh, giúp cho con sống đẹp lòng Chúa và lan tỏa tình yêu thương đến với những người xung quanh con.
Thưa Cha, sự kiện Hội Thánh được thành lập trong ngày Lễ Ngũ Tuần gợi lên trong con một cảm nhận sâu sắc về quyền năng, sự hiệp nhất và tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho toàn thể nhân loại. Khi Đức Thánh Linh giáng xuống, các môn đồ được ban quyền năng để rao giảng Tin Lành của Chúa, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong kế hoạch cứu rỗi của Ngài. Điều này cho con thấy sự cứu rỗi không chỉ dành riêng cho người Do Thái mà mở rộng đến mọi dân tộc trên thế gian, phá bỏ mọi rào cản về ngôn ngữ và văn hóa, đưa con người vào một sự hiệp một trong Đấng Christ. Hội Thánh từ đó không chỉ là một tổ chức tôn giáo mà là một cộng đồng sống động, được kết nối bởi thánh linh, Hội Thánh được ví như một cơ thể sống động với các chi thể và Đức Chúa Jesus được coi là đầu của Hội Thánh, điều này được nhắc đến trong sách Cô-lô-se 1:18 “Ngài là đầu của thân thể, của Hội Thánh; Đấng có lúc ban đầu; Con Đầu Lòng từ những kẻ chết; để trong mọi sự Ngài trở nên đứng đầu” và các môn đồ được kêu gọi để lan tỏa Tin Lành Cứu Rỗi của Chúa. Hình ảnh các môn đồ đầy dẫy thánh linh, mạnh dạn rao giảng và hàng ngàn người tin nhận Chúa mang đến cho con một cảm giác hứng khởi, khích lệ con rằng khi có Đức Thánh Linh, chúng con có thể vượt qua mọi giới hạn của con người để hoàn thành sứ mệnh của Chúa. Con có thể làm được mọi sự nhờ sự ban cho của Chúa. Sự kiện này cũng nhắc nhở con về tầm quan trọng của thánh linh trong đời sống cá nhân của con, bởi nếu không có Ngài thì Hội Thánh sẽ chỉ là một tổ chức khô khan thiếu sức sống, nhưng khi đầy dẫy thánh linh của Chúa, thì Hội Thánh trở thành một công cụ mạnh mẽ để bày tỏ tình yêu và quyền năng của Đức Chúa Trời. Điều này khiến lòng con dấy lên sự mong muốn được sống trong sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh, để có thể góp phần vào công việc của Chúa trên đất này.
Thưa Cha, con nghĩ rằng sự cất lên của Hội Thánh trùng với một trong bảy ngày lễ hội của Đức Chúa Trời, thì rất có thể đó là Lễ Thổi Kèn. Vì đây là lễ hội gắn liền với hình ảnh tiếng kèn vang lên, một biểu tượng quan trọng trong sự kiện Hội Thánh được cất lên. Trong Thánh Kinh chép rằng khi Chúa trở lại để đem Hội Thánh đi, thì sẽ có tiếng kèn lớn của Đức Chúa Trời được nhắc đến trong sách I Tê-sa-lô-ni-ca 4:16-17 “Vì chính Chúa sẽ từ trời giáng xuống với tiếng kêu lớn, với tiếng của thiên sứ trưởng, cùng tiếng kèn của Thiên Chúa, và những người chết trong Đấng Christ, sẽ sống lại trước. Kế đến, chúng ta là những người sống, mà còn ở lại, sẽ cùng họ được cất lên trong những đám mây, để gặp Chúa tại nơi không trung. Như vậy, chúng ta sẽ ở cùng Chúa mãi mãi.” điều này tương ứng với ý nghĩa của Lễ Thổi Kèn, vốn là thời điểm để triệu tập dân sự của Chúa và kêu gọi mọi ngươi tỉnh thức. Ngoài ra, Lễ Thổi Kèn còn được biết đến là "ngày mà không ai biết trước", vì nó diễn ra vào ngày trăng mới và chỉ có thể bắt đầu khi trăng mới xuất hiện, phù hợp với lời của Đức Chúa Jesus phán rằng không ai biết ngày và giờ của sự tái lâm của Chúa (Ma-thi-ơ 24:36). Bên cạnh đó, lễ này đánh dấu sự khởi đầu của một thời kỳ mới trong lịch Do Thái, tượng trưng cho sự thay đổi quan trọng, có thể ám chỉ việc Hội Thánh được cất lên trước khi giai đoạn Đại Nạn bắt đầu.
Thưa Cha, qua việc đọc và suy ngẫm Lời Chúa trong phân đoạn Thánh Kinh sách Công Vụ Các Sứ Đồ 2:1-13, con đã rút ra nhiều bài học sâu sắc. Trước hết, con nhận thấy rằng Đức Thánh Linh chính là nguồn sức mạnh và sự hướng dẫn cho Hội Thánh. Ngày Lễ Ngũ Tuần đánh dấu sự giáng lâm của Đức Thánh Linh, ban quyền năng để các môn đồ có thể rao giảng Tin Lành một cách dạn dĩ và hiệu quả. Điều này nhắc nhở con rằng, không phải bởi sức riêng hay sự hiểu biết của con người mà Hội Thánh có thể phát triển, nhưng chính là nhờ vào quyền năng của Đức Thánh Linh. Con cầu xin Cha giúp con luôn nhạy bén với sự hướng dẫn của Ngài, để con có thể sống và phục vụ theo ý muốn của Cha.
Bài học thứ hai con rút ra là sự hiệp một trong Hội Thánh. Các môn đồ đã "hiệp một tại một chỗ" khi chờ đợi thánh linh giáng xuống. Điều này dạy con rằng sự hiệp một là điều kiện quan trọng để quyền năng của Chúa vận hành mạnh mẽ giữa vòng dân sự Ngài. Con xin Cha giúp con biết sống hòa thuận với anh chị em trong đức tin của con, luôn khiêm nhường, yêu thương và đặt ích lợi của Hội Thánh lên trên lợi ích cá nhân.
Thứ ba, con nhận ra rằng Chúa muốn Tin Lành được rao truyền đến muôn dân. Khi các môn đồ được đầy dẫy thánh linh, họ bắt đầu nói nhiều ngôn ngữ khác nhau, khiến những người từ khắp nơi trên thế giới đều nghe được sứ điệp về những việc cao trọng của Đức Chúa Trời. Điều này cho con thấy rằng Chúa không giới hạn ơn cứu rỗi chỉ dành cho một dân tộc nào, nhưng là cho mọi quốc gia, mọi ngôn ngữ, và mọi con người. Xin Cha giúp con có tấm lòng yêu thương người lân cận, sẵn sàng chia sẻ về Chúa cho những người chưa biết đến Ngài.
Cuối cùng, con nhận thấy rằng sự kiện Đức Thánh Linh giáng lâm có thể gặp phải sự chống đối và chế giễu từ những người chưa tin. Một số người đã kinh ngạc và tìm hiểu về điều đang xảy ra, nhưng cũng có kẻ chế nhạo, cho rằng các môn đồ say rượu. Điều này nhắc nhở con rằng trong hành trình đức tin, sẽ luôn có những sự hiểu lầm và chống đối. Tuy nhiên, con không nên sợ hãi hay chùn bước, mà cần giữ vững đức tin và tiếp tục bước đi trong sự dẫn dắt của Chúa.
Cha ơi, qua bài học hôm nay, con cầu xin Ngài giúp con luôn bước đi trong sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh, sống hiệp một với anh chị em trong đức tin của con, sẵn sàng rao truyền Tin Lành và giữ vững đức tin trước những thử thách. Xin ban cho con một tấm lòng nhạy bén để con có thể nhận biết và thực hiện ý muốn Cha mỗi ngày. Con cảm tạ Cha và cầu nguyện trong danh Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ. Bùi Thành Chinh 30/01/2025
Công Vụ Các Sứ Đồ 2:1-13 Hội Thánh Được Thành Lập Trong Ngày Lễ Ngũ Tuần
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu đời đời của chúng con, con dâng lời cảm tạ ơn Cha vì con luôn được sống trong sự quan phòng che chở của Ba Ngôi Thiên Chúa, thì giờ này Cha lại ban cho con thì giờ để con suy ngẫm Lời của Ngài trong sách Công Vụ Các Sứ Đồ 2:1-13.
1 Khi ngày Lễ Ngũ Tuần đến trọn, hết thảy họ đã hiệp một tại một chỗ.
2 Thình lình, đã có tiếng từ trời đến như tiếng gió thổi mạnh, đầy khắp căn nhà mà họ đang ngồi.
3 Những lưỡi như lửa, đã hiện ra với họ, chia ra, đậu trên mỗi một người trong bọn họ.
4 Hết thảy họ đã được đầy dẫy thánh linh. Họ đã bắt đầu nói các ngôn ngữ khác, theo như Đấng Thần Linh đã ban cho họ nói.
5 Có những người Do-thái trú tại Giê-ru-sa-lem, là những người tin kính, từ các dân thiên hạ.
6 Tiếng ấy vang ra, đám đông đã cùng đến và đã sững sờ. Vì mỗi một người đã nghe nói tiếng nói của chính mình.
7 Hết thảy đều kinh ngạc, lấy làm lạ, nói với nhau: "Kìa! Không phải hết thảy những người đang nói đó là những người Ga-li-lê sao?
8 Sao chúng ta nghe ai nấy nói tiếng nói của chúng ta, trong nơi chúng ta đã được sinh ra?
9 Những người Bạt-thê, Mê-đi, Ê-la-mít, những cư dân tại Mê-sô-bô-ta-mi, Giu-đê, Cáp-ba-đốc, Bông, A-si;
10 cùng với Phi-ri-gi, Bam-phi-li, Ê-díp-tô, các phần của Li-bi gần Si-ren, những ngoại kiều của Rô-ma; cùng với những người Do-thái và những người theo Do-thái Giáo,
11 những người Cơ-rết và Ả-rập. Chúng ta nghe họ nói ngôn ngữ của chúng ta về những sự cao trọng của Đức Chúa Trời."
12 Hết thảy đều kinh ngạc và bối rối, nói với nhau: "Việc này là nghĩa làm sao?"
13 Những người khác thì chế nhạo, đã nói: "Họ say rượu ngọt."
Thưa Cha, phân đoạn Thánh Kinh trên kể về vào ngày Lễ Ngũ Tuần, các môn đồ đang nhóm lại thì bất ngờ có tiếng gió mạnh từ trời và những lưỡi như lửa hiện ra, đậu trên mỗi người trong họ. Tất cả đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh và bắt đầu nói nhiều ngôn ngữ khác nhau theo sự ban cho của Đức Thánh Linh. Sự kiện này thu hút đám đông người Do Thái đến từ nhiều quốc gia, họ kinh ngạc khi nghe các môn đồ nói bằng ngôn ngữ quê hương mình về những sự cao trọng của Đức Chúa Trời. Một số người bối rối tự hỏi ý nghĩa của việc này, trong khi những người khác chế nhạo, cho rằng các môn đồ đang say rượu.
Thưa Cha, việc các môn đồ "hiệp một tại một chỗ" trước khi Đức Thánh Linh giáng xuống con hiểu rằng điều này mang ý nghĩa đặc biệt, vì nó thể hiện sự đồng lòng, hiệp một và vâng lời của họ theo lời dặn dò của Đức Chúa Jesus. Trước khi thăng thiên, Đức Chúa Jesus đã truyền cho họ ở lại Giê-ru-sa-lem để chờ đợi sự giáng lâm của Đức Thánh Linh. Sự hiệp một của các môn đồ không chỉ là việc ở chung một chỗ về mặt địa lý, mà còn là sự đồng lòng trong tinh thần, cùng chung niềm tin và hy vọng nơi lời hứa của Chúa. Thời gian này cũng là lúc họ cầu nguyện và chuẩn bị tấm lòng, sẵn sàng đón nhận quyền năng để thực hiện sứ mạng truyền giáo mà được Chúa giao phó. Hơn nữa, sự vâng phục và chờ đợi của họ tạo điều kiện để Đức Thánh Linh giáng xuống, nhấn mạnh rằng sự hiệp một trong Hội Thánh là yếu tố quan trọng để nhận lãnh phước lành và quyền năng từ Đức Chúa Trời.
Con nghĩ rằng sự kiện các môn đồ "hiệp một tại một chỗ" trước khi Đức Thánh Linh giáng xuống nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hiệp một trong Hội Thánh. Sự hiệp một này không chỉ là sự gắn kết bề ngoài mà còn là sự đồng lòng trong đức tin, tình yêu thương và mục tiêu chung để thực hiện ý muốn của Đức Chúa Trời. Khi các tín đồ đồng lòng hiệp ý, họ tạo nên môi trường thuận lợi để Đức Chúa Trời bày tỏ quyền năng, ban phước và dẫn dắt Hội Thánh. Điều này con nghĩ rằng còn phản ánh bản chất của Đức Chúa Trời là Đấng hiệp một trong Ba Ngôi Vị: Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh. Sự hòa hợp trong Hội Thánh không chỉ giúp Hội Thánh mạnh mẽ vượt qua thách thức mà còn bày tỏ tình yêu thương của Đức Chúa Trời, làm vinh hiển danh Ngài và thu hút những người chưa tin đến với Hội Thánh. Vì vậy, sự hiệp một con nghĩ rằng không chỉ là điều kiện cần thiết cho sự phát triển của Hội Thánh mà còn là cách Hội Thánh phản ánh bản chất và mục đích của Đức Chúa Trời trên thế gian.
Thưa Cha, Đức Thánh Linh chọn biểu hiện qua những hình ảnh "gió thổi mạnh" và "lưỡi như lửa" con nghĩ là vì những biểu tượng này mang ý nghĩa sâu sắc về bản chất và chức năng của Ngài. Hình ảnh "gió thổi mạnh" tượng trưng cho thần khí của Đức Chúa Trời, biểu hiện quyền năng siêu nhiên, sự sống động và sức mạnh biến đổi của Ngài, như được nói đến trong sách Sáng Thế Ký 2:7 “Và Thiên Chúa Tự Hữu Hằng Hữu tạo hình loài người từ bụi của đất, thổi linh sự sống vào lỗ mũi của nó, thì loài người trở nên một linh hồn sống.” Giống như gió không thể nhìn thấy nhưng có thể cảm nhận và tác động mạnh mẽ trong thiên nhiên, cũng như Đức Thánh Linh hoạt động vô hình nhưng tạo nên sự thay đổi lớn lao trong tâm linh của mỗi con người. Trong khi đó, "lưỡi như lửa" là biểu thị sự hiện diện thánh khiết, quyền năng và sự tinh luyện của Đức Chúa Trời, như trong sách Ma-la-chi 3:2-3 viết: “Nhưng ai sẽ chịu đựng nổi trong ngày Ngài đến, và ai đứng được khi Ngài hiện ra? Vì Ngài giống như lửa của thợ luyện, như xà-phòng của thợ giặt. Ngài sẽ ngồi như kẻ luyện bạc và làm cho sạch; Ngài sẽ chùi các con trai Lê-vi, làm cho chúng nó sạch như vàng và bạc; chúng nó sẽ dâng của lễ cho Đấng Tự Hữu Hằng Hữu trong sự công chính.” Những lưỡi lửa chia ra và đậu trên mỗi người cho con thấy Đức Thánh Linh không chỉ đến với tập thể mà còn đến với từng cá nhân, ban cho họ sức mạnh, sự soi dẫn và lời lẽ để thực hiện sứ mạng mà Chúa giao phó. Lửa cũng tượng trưng cho sự thánh hóa và làm sạch, nhấn mạnh rằng Đức Thánh Linh vừa ban quyền năng vừa biến đổi đời sống của các tín đồ để họ trở nên phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời. Con thấy hai biểu tượng này làm nổi bật vai trò của Đức Thánh Linh trong việc ban sự sống, quyền năng và sự thánh hóa, đồng thời thể hiện sự hiện diện của Ngài qua các dấu hiệu rõ ràng và quyền năng siêu nhiên.
Thưa Cha, việc mọi người từ các dân tộc khác nhau đều nghe các môn đồ nói bằng tiếng mẹ đẻ của mình, con nghĩ rằng điều này mang ý nghĩa sâu sắc về tính phổ quát trong kế hoạch của Đức Chúa Trời và về sự phá vỡ rào cản ngôn ngữ để truyền đạt Tin Lành của Chúa đi khắp nơi trên thế giới. Sự kiện này cho con thấy rằng Tin Lành là không bị giới hạn trong một dân tộc hay văn hóa nào mà dành cho toàn thể nhân loại, nhấn mạnh kế hoạch toàn cầu và toàn diện của Đức Chúa Trời. Con biết rằng ngôn ngữ là một trong những rào cản lớn nhất trong giao tiếp của con người, nhưng điều này đã được vượt qua bởi quyền năng siêu nhiên của Đức Thánh Linh, điều này thể hiện sự hòa hợp và hiệp một mà Đức Chúa Trời mong muốn thiết lập giữa con người, thay thế cho sự phân tán mà Chúa làm ra trên loài người vì sự chống nghịch của họ tại tháp Ba-bên. Đồng thời, sự kiện này cũng cho con thấy quyền năng của Đức Thánh Linh khi các môn đồ, những người Ga-li-lê ít học, có thể nói được nhiều ngôn ngữ mà họ chưa từng học qua, điều này đã xác nhận rằng họ được Đức Chúa Trời chọn để thực hiện sứ mạng rao giảng Tin Lành của Chúa. Cho con thấy được kế hoạch của Đức Chúa Trời không chỉ bao trùm mọi dân tộc mà còn mang tính hòa giải và hiệp nhất, chuẩn bị cho sứ mạng lớn lao là rao giảng Tin Lành của Chúa cho toàn thế giới.
Thưa Cha, những phản ứng trái ngược từ đám đông trong sự kiện Lễ Ngũ Tuần, gồm sự kinh ngạc và sự chế nhạo, con thấy ở đây phản ánh cách mỗi người tiếp nhận công việc siêu nhiên của Đức Chúa Trời. Một số người kinh ngạc vì nhận ra sự phi thường khi các môn đồ nói được ngôn ngữ của họ, điều không thể xảy ra nếu không có sự can thiệp từ Đức Thánh Linh. Họ cởi mở và tò mò, muốn hiểu ý nghĩa của sự kiện này. Ngược lại, những người khác chế nhạo, cho rằng các môn đồ của Chúa say rượu, bởi họ không thể lý giải hiện tượng này bằng lý trí hoặc thiếu lòng tin nơi quyền năng siêu nhiên của Đức Chúa Trời.
Phản ứng này cho con thấy cũng tương đồng với cách con người ngày nay đáp lại công việc của Đức Chúa Trời. Có những người có tấm lòng mở ra thường kinh ngạc và biết ơn khi thấy quyền năng của Chúa bày tỏ qua các phép lạ, sự cứu rỗi, hoặc sự biến đổi tâm linh. Trong khi đó, có những người hoài nghi hoặc khép lòng lại thường chế nhạo hoặc bác bỏ vì họ không thể tiếp nhận những điều vượt ngoài hiểu biết của mình. Điều này nhắc nhở con rằng thái độ của con người với công việc của Đức Chúa Trời luôn phụ thuộc vào đức tin và tấm lòng của mỗi người, như Lời Chúa trong sách Ma-thi-ơ 7:7-8 phán: “Hãy xin! Điều ấy sẽ được ban cho các ngươi. Hãy tìm! Các ngươi sẽ gặp. Hãy gõ cửa! Nó sẽ được mở ra cho các ngươi. Vì, bất cứ ai xin thì được, ai tìm thì gặp, ai gõ cửa thì nó sẽ được mở.” Điều này đồng thời cũng khích lệ chúng con là các Cơ-đốc nhân luôn kiên định chia sẻ Tin Lành dù đối diện với sự phản đối và bách hại của thế gian.
Thưa Cha, trong phân đoạn Thánh Kinh từ Công Vụ Các Sứ Đồ 2:9-11, con thấy có tổng cộng 15 nhóm ngôn ngữ hoặc dân tộc khác nhau được liệt kê, bao gồm: Bạt-thê, Mê-đi, Ê-la-mít, cư dân tại Mê-sô-bô-ta-mi, Giu-đê, Cáp-ba-đốc, Bông, A-si, Phi-ri-gi, Bam-phi-li, Ê-díp-tô, các phần của Li-bi gần Si-ren, những ngoại kiều từ Rô-ma, những người Cơ-rết và Ả-rập. Sự kiện này cho con thấy được quyền năng siêu nhiên của Đức Thánh Linh, khi Ngài ban cho các môn đồ khả năng nói nhiều ngôn ngữ khác nhau mà họ chưa từng học, để rao giảng về những việc cao trọng của Đức Chúa Trời. Điều này cũng nhấn mạnh rằng sứ điệp Tin Lành không giới hạn trong một dân tộc hay quốc gia nào, mà dành cho toàn thể nhân loại, vượt qua mọi rào cản ngôn ngữ và văn hóa.
Thưa Cha, con nghĩ rằng hiện tượng "nói tiếng lạ" trong nhiều giáo hội ngày nay có thể được xem là đúng với Thánh Kinh nếu phù hợp với những lời dạy rõ ràng trong Thánh Kinh. Như trong sách Công Vụ Các Sứ Đồ chương 2 này viết các môn đồ nói tiếng lạ phải là các ngôn ngữ thật, chứ không phải là những tiếng lắp bắp mà không ai hiểu được nhằm mục đích để rao giảng Tin Lành và vượt qua rào cản ngôn ngữ, điều này minh chứng cho quyền năng của Đức Thánh Linh. Hay trong sách I Cô-rinh-tô chương 14, Sứ Đồ Phao-lô nhấn mạnh rằng nói tiếng lạ phải có thông giải để gây dựng Hội Thánh, được thực hiện có trật tự, và không được gây rối loạn. Nên nếu hiện tượng này ngày nay sử dụng trong sự cầu nguyện riêng với Chúa, hoặc để rao giảng Tin Lành và gây dựng Hội Thánh theo đúng tinh thần của Thánh Kinh, thì nó có thể được coi là phù hợp. Tuy nhiên, khi nói tiếng lạ chỉ mang tính biểu diễn, gây lộn xộn, thiếu thông giải, hoặc được sử dụng để phân biệt tín hữu, những ai được báp-tem hay không? Thì điều này đi ngược với lời dạy của Thánh Kinh. Vì vậy, mỗi một chúng con cần thẩm định hiện tượng này dựa trên Lời Chúa, giữ tinh thần khiêm nhường, yêu thương, và luôn xem xét mục đích gây dựng Hội Thánh để tránh đi sai lệch.
Thưa Cha, con nghĩ rằng việc xem xét mối quan hệ với anh chị em trong Hội Thánh là rất quan trọng, vì sự hiệp một không chỉ là mệnh lệnh từ Đức Chúa Trời mà còn là dấu hiệu cho thấy tình yêu thương và sự trưởng thành thuộc linh của chúng con. Đức Chúa Jesus dạy trong sách Giăng 13:34-35 rằng: “Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, ấy là: Các ngươi hãy yêu lẫn nhau. Như Ta đã yêu các ngươi thế nào thì các ngươi cũng hãy yêu lẫn nhau thế ấy. Bởi điều này mọi người sẽ biết rằng, các ngươi là những môn đồ của Ta: Nếu các ngươi có tình yêu trong nhau.” và Sứ Đồ Phao-lô khuyên các tín hữu hãy giữ sự hiệp một trong Đức Thánh Linh qua mối dây hòa bình được nói đến trong sách Ê-phê-sô 4:3 “sốt sắng dùng sự ràng buộc của hòa bình mà giữ gìn sự hiệp một của Đấng Thần Linh.” Nếu có sự bất đồng, xung đột, hoặc thiếu kết nối với các anh chị em trong Hội Thánh, thì đó là cơ hội để chúng con cầu nguyện, suy ngẫm, và tìm kiếm sự hòa giải trong tình yêu của Chúa. Con luôn tự hỏi: Liệu con có đang khiêm nhường, nhịn nhục, và yêu thương trong cách đối xử với mọi người không? Con có tha thứ và tìm cách xây dựng mối quan hệ hay để những tổn thương hoặc hiểu lầm chia cắt Hội Thánh không? Sự hiệp một không có nghĩa là tất cả đều giống nhau hoặc đồng ý trong mọi vấn đề, mà là cùng hướng về mục đích chung đó là: Làm vinh hiển danh Chúa và xây dựng Hội Thánh ngày một vững mạnh. Vì sự hiệp một chính là nền tảng để Đức Chúa Trời hành động và ban phước trong Hội Thánh của chúng con.
Thưa Cha, con có kinh nghiệm được sự đầy dẫy thánh linh ở trong Chúa. Đó là qua sự can đảm đặc biệt để rao giảng Tin Lành của Chúa, như Sứ Đồ Phi-e-rơ và các sứ đồ đã làm, con cũng trải nghiệm một sự vui mừng sâu sắc, tràn đầy tình yêu thương và lòng khao khát thờ phượng Chúa. Một dấu hiệu quan trọng nữa mà con có thể kinh nghiệm được của sự đầy dẫy thánh linh là sự biến đổi bên trong, con đã trở nên nhân từ, kiên nhẫn, hiền lành và nhạy bén hơn với tiếng phán của Đức Chúa Trời. Sự bình an ở trong Chúa ngay cả khi con trong hoàn cảnh khó khăn, cũng là một biểu hiện rõ ràng của công tác thánh linh trong đời sống của con. Dù biểu hiện bằng cách nào, thì con nghĩ điều quan trọng nhất vẫn là sự thay đổi trong đời sống và kết quả của thánh linh, giúp cho con sống đẹp lòng Chúa và lan tỏa tình yêu thương đến với những người xung quanh con.
Thưa Cha, sự kiện Hội Thánh được thành lập trong ngày Lễ Ngũ Tuần gợi lên trong con một cảm nhận sâu sắc về quyền năng, sự hiệp nhất và tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho toàn thể nhân loại. Khi Đức Thánh Linh giáng xuống, các môn đồ được ban quyền năng để rao giảng Tin Lành của Chúa, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong kế hoạch cứu rỗi của Ngài. Điều này cho con thấy sự cứu rỗi không chỉ dành riêng cho người Do Thái mà mở rộng đến mọi dân tộc trên thế gian, phá bỏ mọi rào cản về ngôn ngữ và văn hóa, đưa con người vào một sự hiệp một trong Đấng Christ. Hội Thánh từ đó không chỉ là một tổ chức tôn giáo mà là một cộng đồng sống động, được kết nối bởi thánh linh, Hội Thánh được ví như một cơ thể sống động với các chi thể và Đức Chúa Jesus được coi là đầu của Hội Thánh, điều này được nhắc đến trong sách Cô-lô-se 1:18 “Ngài là đầu của thân thể, của Hội Thánh; Đấng có lúc ban đầu; Con Đầu Lòng từ những kẻ chết; để trong mọi sự Ngài trở nên đứng đầu” và các môn đồ được kêu gọi để lan tỏa Tin Lành Cứu Rỗi của Chúa. Hình ảnh các môn đồ đầy dẫy thánh linh, mạnh dạn rao giảng và hàng ngàn người tin nhận Chúa mang đến cho con một cảm giác hứng khởi, khích lệ con rằng khi có Đức Thánh Linh, chúng con có thể vượt qua mọi giới hạn của con người để hoàn thành sứ mệnh của Chúa. Con có thể làm được mọi sự nhờ sự ban cho của Chúa. Sự kiện này cũng nhắc nhở con về tầm quan trọng của thánh linh trong đời sống cá nhân của con, bởi nếu không có Ngài thì Hội Thánh sẽ chỉ là một tổ chức khô khan thiếu sức sống, nhưng khi đầy dẫy thánh linh của Chúa, thì Hội Thánh trở thành một công cụ mạnh mẽ để bày tỏ tình yêu và quyền năng của Đức Chúa Trời. Điều này khiến lòng con dấy lên sự mong muốn được sống trong sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh, để có thể góp phần vào công việc của Chúa trên đất này.
Thưa Cha, con nghĩ rằng sự cất lên của Hội Thánh trùng với một trong bảy ngày lễ hội của Đức Chúa Trời, thì rất có thể đó là Lễ Thổi Kèn. Vì đây là lễ hội gắn liền với hình ảnh tiếng kèn vang lên, một biểu tượng quan trọng trong sự kiện Hội Thánh được cất lên. Trong Thánh Kinh chép rằng khi Chúa trở lại để đem Hội Thánh đi, thì sẽ có tiếng kèn lớn của Đức Chúa Trời được nhắc đến trong sách I Tê-sa-lô-ni-ca 4:16-17 “Vì chính Chúa sẽ từ trời giáng xuống với tiếng kêu lớn, với tiếng của thiên sứ trưởng, cùng tiếng kèn của Thiên Chúa, và những người chết trong Đấng Christ, sẽ sống lại trước. Kế đến, chúng ta là những người sống, mà còn ở lại, sẽ cùng họ được cất lên trong những đám mây, để gặp Chúa tại nơi không trung. Như vậy, chúng ta sẽ ở cùng Chúa mãi mãi.” điều này tương ứng với ý nghĩa của Lễ Thổi Kèn, vốn là thời điểm để triệu tập dân sự của Chúa và kêu gọi mọi ngươi tỉnh thức. Ngoài ra, Lễ Thổi Kèn còn được biết đến là "ngày mà không ai biết trước", vì nó diễn ra vào ngày trăng mới và chỉ có thể bắt đầu khi trăng mới xuất hiện, phù hợp với lời của Đức Chúa Jesus phán rằng không ai biết ngày và giờ của sự tái lâm của Chúa (Ma-thi-ơ 24:36). Bên cạnh đó, lễ này đánh dấu sự khởi đầu của một thời kỳ mới trong lịch Do Thái, tượng trưng cho sự thay đổi quan trọng, có thể ám chỉ việc Hội Thánh được cất lên trước khi giai đoạn Đại Nạn bắt đầu.
Thưa Cha, qua việc đọc và suy ngẫm Lời Chúa trong phân đoạn Thánh Kinh sách Công Vụ Các Sứ Đồ 2:1-13, con đã rút ra nhiều bài học sâu sắc. Trước hết, con nhận thấy rằng Đức Thánh Linh chính là nguồn sức mạnh và sự hướng dẫn cho Hội Thánh. Ngày Lễ Ngũ Tuần đánh dấu sự giáng lâm của Đức Thánh Linh, ban quyền năng để các môn đồ có thể rao giảng Tin Lành một cách dạn dĩ và hiệu quả. Điều này nhắc nhở con rằng, không phải bởi sức riêng hay sự hiểu biết của con người mà Hội Thánh có thể phát triển, nhưng chính là nhờ vào quyền năng của Đức Thánh Linh. Con cầu xin Cha giúp con luôn nhạy bén với sự hướng dẫn của Ngài, để con có thể sống và phục vụ theo ý muốn của Cha.
Bài học thứ hai con rút ra là sự hiệp một trong Hội Thánh. Các môn đồ đã "hiệp một tại một chỗ" khi chờ đợi thánh linh giáng xuống. Điều này dạy con rằng sự hiệp một là điều kiện quan trọng để quyền năng của Chúa vận hành mạnh mẽ giữa vòng dân sự Ngài. Con xin Cha giúp con biết sống hòa thuận với anh chị em trong đức tin của con, luôn khiêm nhường, yêu thương và đặt ích lợi của Hội Thánh lên trên lợi ích cá nhân.
Thứ ba, con nhận ra rằng Chúa muốn Tin Lành được rao truyền đến muôn dân. Khi các môn đồ được đầy dẫy thánh linh, họ bắt đầu nói nhiều ngôn ngữ khác nhau, khiến những người từ khắp nơi trên thế giới đều nghe được sứ điệp về những việc cao trọng của Đức Chúa Trời. Điều này cho con thấy rằng Chúa không giới hạn ơn cứu rỗi chỉ dành cho một dân tộc nào, nhưng là cho mọi quốc gia, mọi ngôn ngữ, và mọi con người. Xin Cha giúp con có tấm lòng yêu thương người lân cận, sẵn sàng chia sẻ về Chúa cho những người chưa biết đến Ngài.
Cuối cùng, con nhận thấy rằng sự kiện Đức Thánh Linh giáng lâm có thể gặp phải sự chống đối và chế giễu từ những người chưa tin. Một số người đã kinh ngạc và tìm hiểu về điều đang xảy ra, nhưng cũng có kẻ chế nhạo, cho rằng các môn đồ say rượu. Điều này nhắc nhở con rằng trong hành trình đức tin, sẽ luôn có những sự hiểu lầm và chống đối. Tuy nhiên, con không nên sợ hãi hay chùn bước, mà cần giữ vững đức tin và tiếp tục bước đi trong sự dẫn dắt của Chúa.
Cha ơi, qua bài học hôm nay, con cầu xin Ngài giúp con luôn bước đi trong sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh, sống hiệp một với anh chị em trong đức tin của con, sẵn sàng rao truyền Tin Lành và giữ vững đức tin trước những thử thách. Xin ban cho con một tấm lòng nhạy bén để con có thể nhận biết và thực hiện ý muốn Cha mỗi ngày. Con cảm tạ Cha và cầu nguyện trong danh Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Bùi Thành Chinh
30/01/2025
***