Khải Huyền 20:7-10 Sự Thất Bại Cuối Cùng của Sa-tan
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu đời đời của chúng con, con xin dâng lời cảm tạ ơn Cha vì những ân điển lớn lao mà Cha đã ban, giúp cho con luôn sống trong sự bình an của Ngài. Thì giờ này, xin Cha hướng dẫn con khi con suy ngẫm Lời Ngài trong Khải Huyền 20:7-10 để con hiểu rõ hơn về ý muốn của Ngài trên đời sống của con. Sau đây con xin được trình bày ý hiểu của con trong phân đoạn Thánh Kinh sau:
7 Khi một ngàn năm đã mãn, Sa-tan sẽ được thả ra khỏi ngục của nó. 8 Nó sẽ đi ra, lừa dối các quốc gia trong bốn góc đất, Gót và Ma-gót, nhóm chúng lại cho chiến trận. Con số của chúng như cát của biển. 9 Chúng đã đi lên khắp đất, bao vây quân trại của các thánh đồ và thành yêu dấu. Rồi, lửa từ Đức Chúa Trời đã xuống từ trời và đã thiêu nuốt chúng. 10 Ma Quỷ, kẻ đã lừa dối chúng, đã bị ném vào hồ lửa và lưu huỳnh, nơi có con thú và Tiên Tri Giả. Chúng sẽ bị đau khổ cả ngày lẫn đêm cho tới đời đời.
Thưa Cha, phân đoạn Thánh Kinh trên mô tả sự kiện xảy ra khi thời kỳ Ngàn Năm Bình An kết thúc. Lúc này Sa-tan được thả ra khỏi ngục, đi lừa dối các dân tộc khắp thế gian, bao gồm Gót và Ma-gót, hắn tập hợp họ lại trong một cuộc nổi dậy cuối cùng chống lại Đức Chúa Trời và dân thánh của Ngài. Những kẻ nổi loạn bao vây quân trại của các thánh đồ và thành yêu dấu, nhưng Đức Chúa Trời can thiệp tức thì, khiến lửa từ trời giáng xuống thiêu hủy chúng. Cuối cùng, Sa-tan là kẻ đã lừa dối các dân, bị ném vào hồ lửa và lưu huỳnh, nơi con thú và Tiên Tri Giả đã bị đoán phạt trước đó, để chịu đau khổ đời đời. Phân đoạn Thánh Kinh này khẳng định quyền năng tối cao của Đức Chúa Trời và sự thất bại hoàn toàn của các thế lực gian ác do Sa-tan đứng đầu.
Thưa Cha, con biết rằng Sa-tan là một thần linh, nó có sức mạnh và phép thuật nên con nghĩ nó có thể chọn nhiều hình thức khác nhau để "đi ra, lừa dối các quốc gia trong bốn góc đất" như trong Khải Huyền 20:8 có nói. Các hính thức nó có thể lựa chọn như: Nó xuất hiện qua quyền lực và lãnh đạo, thao túng những nhà cầm quyền hoặc hệ thống chính trị, quân sự, kinh tế để dẫn dắt các dân tộc chống lại Đức Chúa Trời, hình thức này làm cho con gợi nhớ đến cách nó từng thao túng con thú và Tiên Tri Giả trong Khải Huyền chương 13. Nó cũng có thể giả làm "thiên sứ sáng láng" như được nhắc đến trong sách II Cô-rinh-tô 11:14 “Và chẳng lạ gì, vì chính Sa-tan tự giả dạng thành thiên sứ của Sự Sáng”, mang vẻ bề ngoài đạo đức hoặc hòa bình để che giấu ý đồ ác độc. Ngoài ra, Sa-tan có thể sử dụng các quyền năng siêu nhiên, dấu kỳ hoặc phép lạ để gây ấn tượng và lừa dối con người, giống như cách Tiên Tri Giả trong Khải Huyền chương 13 đã làm. Hơn nữa, nó có thể giả dạng làm thần linh hoặc tạo ra các tôn giáo sai lạc để lôi kéo sự thờ phượng của loài người, điều mà ngày nay con thấy trên thế gian Sa-tan cũng đã tạo ra rất nhiều giáo hội, giáo phái như thế để lừa dối loài người vào sự thờ phượng sai Lẽ Thật. Đôi khi, Sa-tan không cần một hình dạng cụ thể mà ẩn mình qua ý thức hệ, triết lý, hoặc công nghệ như mạng xã hội các ứng dụng Tik Tok, YouTube... Nó đã lợi dụng lòng kiêu ngạo và sự mù quáng của con người để gieo rắc sự lầm lạc của con người làm cho họ ngày càng xa rời Chúa. Tất cả những hình thức này nhằm thúc đẩy sự nổi loạn chống lại Đức Chúa Trời, và Lời Chúa khuyên chúng con phải tỉnh thức và luôn nương cậy vào Đức Thánh Linh để không bị lừa dối.
Thưa Cha, cụm từ "các quốc gia trong bốn góc đất" trong Khải Huyền 20:8 con hiểu nó mang ý nghĩa biểu tượng, để chỉ toàn bộ thế giới và tất cả các dân tộc trên trái đất này, không giới hạn bởi một khu vực địa lý cụ thể nào. "Bốn góc đất" là cách diễn đạt theo quan niệm xưa nó tượng trưng cho phạm vi bao trùm toàn cầu, đại diện cho bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc. "Các quốc gia trong bốn góc đất" là đề cập đến tất cả các nhóm người trên thế giới, không phân biệt chủng tộc, văn hóa hay ngôn ngữ. Trong ngữ cảnh Khải Huyền 20:8, thì cụm từ này nhấn mạnh rằng sự lừa dối của Sa-tan sau khi được thả ra sẽ có tính toàn cầu, ảnh hưởng đến mọi dân tộc và nhóm người, kể cả những vùng xa xôi nhất. Đây là một hình ảnh tượng trưng cho cuộc nổi dậy toàn diện của nhân loại, khi bị Sa-tan lôi kéo để thách thức quyền tể trị của Đức Chúa Trời.
Thưa Cha, cụm từ "Gót và Ma-gót" trong Khải Huyền 20:8 con hiểu nó mang ý nghĩa biểu tượng, đại diện cho tất cả các thế lực hoặc dân tộc chống lại Đức Chúa Trời trong thời kỳ cuối cùng này. Cụm từ này có nguồn gốc từ Ê-xê-chi-ên chương 38, 39, nơi Gót được mô tả là vua của đất Ma-gót, lãnh đạo một liên minh các dân tộc tấn công dân I-sơ-ra-ên. Trong phân đoạn Khải Huyền này thì "Gót và Ma-gót" không chỉ đề cập đến hai dân tộc cụ thể mà được hiểu là biểu tượng của mọi thế lực thù địch trên thế giới bị Sa-tan lôi kéo tham gia vào cuộc nổi dậy toàn cầu. Việc sử dụng cụm từ này nhấn mạnh tính toàn diện của cuộc chiến cuối cùng, khi các dân tộc khắp nơi đồng loạt chống đối Đức Chúa Trời và dân sự của Ngài. Điều này làm nổi bật sự đối đầu cuối cùng giữa quyền năng tối thượng của Đức Chúa Trời và các thế lực tội lỗi, trước khi Đức Chúa Trời hoàn toàn chiến thắng và thực hiện sự phán xét cuối cùng.
Thưa Cha, mặc dù sống trong một thế giới hạnh phúc dưới sự cai trị của Đấng Christ, nhưng vẫn có một số người nhiều "như cát của biển" theo Sa-tan và chống lại Đức Chúa Trời con hiểu là vì bản chất tội lỗi bẩm sinh của con người được di truyền từ tổ phụ của mình là ông A-dam và bà Ê-va. Con người, ngay cả trong môi trường lý tưởng, vẫn có thể bị lôi cuốn bởi sự cám dỗ, khát vọng quyền lực và tự do độc lập giống như xưa kia Con Rắn đã cám dỗ bà Ê-va, đặc biệt khi lúc này không còn bị Sa-tan chi phối trực tiếp nữa. Đây là sự thử thách cuối cùng, khi Sa-tan được thả ra để lừa dối và dụ dỗ, làm bộc lộ rằng tự do ý chí của con người vẫn là yếu tố quyết định trong việc chọn lựa của con người giữa Đức Chúa Trời và sự phản nghịch lại Chúa. Những người chưa thực sự cam kết với Đức Chúa Trời dễ dàng bị lôi kéo vào cuộc nổi loạn, trong khi những ai giữ vững đức tin và lòng trung thành với Chúa sẽ chứng tỏ được sự kiên cường vững vàng và tôn thờ Chúa chân thật. Điều này cho con thấy rằng sự lựa chọn tôn thờ Đức Chúa Trời không phải là điều tự nhiên mà là một quyết định đầy thử thách và trách nhiệm của mỗi người.
Thưa Cha, "quân trại của các thánh đồ" trong Khải Huyền 20:9 là con hiểu đây một hình ảnh biểu tượng chỉ nơi ở của những người tin vào Đức Chúa Trời, những người đã được cứu chuộc và thánh hóa bởi Đức Chúa Jesus. Cụm từ này không chỉ là một vị trí địa lý cụ thể mà còn thể hiện sự bảo vệ thiêng liêng mà Đức Chúa Trời dành cho dân của Ngài. "Quân trại" cho con gợi nghĩ đến hình ảnh một nơi trú ẩn vững chắc, nơi những tín đồ sống trong bình an và dưới sự bảo vệ của Chúa, đồng thời cũng biểu trưng cho sự đoàn kết và sức mạnh của các thánh đồ khi sống dưới sự cai trị của Đấng Christ. Trong bối cảnh Khải Huyền 20:9, mặc dù mô tả một cuộc bao vây, nhưng con nghĩ rằng điều này không ám chỉ rằng con dân Chúa trong thời kỳ Vương Quốc Ngàn Năm sẽ cần đến quân đội để bảo vệ mình. Thay vào đó, Đức Chúa Trời sẽ can thiệp trực tiếp, và "lửa từ Đức Chúa Trời" sẽ thiêu đốt những kẻ thù, bảo vệ các thánh đồ. Vương quốc ngàn năm là thời gian hòa bình và an lạc dưới sự cai trị của Đấng Christ, nơi những xung đột và chiến tranh giữa các quốc gia không còn tồn tại như trước.
Thưa Cha, "thành yêu dấu" trong Khải Huyền 20:9 con hiểu đó là thành Giê-ru-sa-lem, thành phố thiêng liêng được Đức Chúa Trời chọn đặt đền thờ của Chúa, làm trung tâm cho dân Ngài. Cụm từ này nói nên tình yêu đặc biệt của Đức Chúa Trời dành cho thành này, nơi được xem là trung tâm thờ phượng, công lý và vinh quang của Ngài. Ngoài ý nghĩa địa lý, "thành yêu dấu" con hiểu còn mang tính biểu tượng, đại diện cho dân thánh của Đức Chúa Trời, tức là Hội Thánh, những người được Ngài yêu thương và bảo vệ cách đặc biệt. Và "Thành yêu dấu" trong Khải Huyền 20:9 được gọi như vậy con hiểu là vì đây là nơi đặc biệt được Đức Chúa Trời chọn và yêu thương, biểu tượng cho mối quan hệ mật thiết giữa Ngài và con dân của Ngài. Tên gọi này thể hiện tình yêu, sự bảo vệ và sự hiện diện thiên thượng của Đức Chúa Trời giữa dân thánh của Ngài. Trong suốt Thánh Kinh thì Giê-ru-sa-lem thường được nhắc đến như trung tâm giao ước, nơi Đức Chúa Trời đặt danh Ngài và được thờ phượng. Nên cụm từ này không chỉ mang ý nghĩa địa lý mà còn phản ánh một nơi Đức Chúa Trời cam kết gìn giữ và ban phước.
Thưa Cha, trong Khải Huyền 20:10 con hiểu rằng hàm ý muốn nói vào cuối thời kỳ Vương Quốc Ngàn Năm, khi Sa-tan bị ném vào hồ lửa và lưu huỳnh, thì trong hồ lửa đã có con thú và Tiên Tri Giả từ trước đó. Vì theo Khải Huyền 19:20, con thú và Tiên Tri Giả đã bị ném vào hồ lửa ngay sau trận chiến cuối cùng tại sự tái lâm của Đấng Christ, trước khi Vương Quốc Ngàn Năm bắt đầu. Điều này cho thấy con thú và Tiên Tri Giả đã ở trong hồ lửa suốt một ngàn năm trước khi Sa-tan bị kết án gia nhập cùng chúng. Câu này cũng nhấn mạnh rằng khi Sa-tan bị ném vào hồ lửa, thì hắn sẽ chịu sự phán xét vĩnh viễn, cùng với con thú và Tiên Tri Giả, tất cả đều bị đau khổ cả ngày lẫn đêm đến đời đời. Đây là minh chứng rõ ràng về sự phán xét tối thượng của Đức Chúa Trời đối với các lực lượng gian ác và khẳng định tính vĩnh cửu của hình phạt dành cho những kẻ chống nghịch lại Ngài.
Thưa Cha, sự kiện nhiều người sẽ được sống trong Vương Quốc Ngàn Năm, nơi Đấng Christ cai trị trong công lý, hòa bình và phước lành, nhưng cuối cùng vẫn chống nghịch Thiên Chúa là điều gây cho con nhiều suy ngẫm sâu sắc. Nó cho con thấy bản chất sa ngã của con người và nhấn mạnh rằng ngay cả trong những điều kiện lý tưởng, với sự hiện diện trực tiếp của Đấng Christ, thì tấm lòng của con người vẫn có khả năng lựa chọn chống lại Ngài. Đây là một minh chứng rõ ràng về sự tự do ý chí và trách nhiệm cá nhân mà Đức Chúa Trời ban cho con người. Điều này cũng cho con thấy rằng không phải môi trường sống hay các điều kiện bên ngoài quyết định sự trung thành với Đức Chúa Trời, mà chính là sự thay đổi trong tấm lòng. Dù có thể thấy và trải nghiệm sự tốt lành của Đức Chúa Trời, nhưng những người này vẫn có thể bị lừa dối bởi Sa-tan khi hắn được thả ra. Họ đã chọn sự nổi loạn thay vì sự vâng phục Chúa, điều này con thấy tầm quan trọng của một tấm lòng được biến đổi thực sự bởi Đức Thánh Linh. Sự kiện này cũng là lời cảnh tỉnh cho chúng con ngày nay. Nó nhắc nhở rằng việc theo Chúa không chỉ là một lựa chọn nhất thời, mà là một cam kết dài lâu và xuất phát từ tấm lòng yêu kính Ngài. Và điều này cũng bày tỏ sự công chính của Đức Chúa Trời trong sự phán xét: Những ai chọn chống nghịch Ngài sẽ nhận lãnh hậu quả xứng đáng, còn những ai trung tín sẽ hưởng phước hạnh đời đời với Chúa.
Thưa Cha, con nghĩ rằng lý do khiến những người sống trong Vương Quốc Ngàn Năm nhưng vẫn chống nghịch Thiên Chúa có thể bắt nguồn từ bản chất sa ngã và sự cứng lòng của con người. Dù được sống trong một thời kỳ bình an và phước hạnh dưới sự cai trị của Đấng Christ, con người vẫn có sự tự do ý chí để lựa chọn, và bản chất tội lỗi của con người vẫn tồn tại, dẫn đến sự nổi loạn dù trong hoàn cảnh lý tưởng. Khi Sa-tan được thả ra vào cuối thời kỳ này, hắn có thể lừa dối và xúi giục những người chưa thực sự trung thành với Thiên Chúa. Ngoài ra, sự chống nghịch Thiên Chúa cũng phản ánh sự tự do lựa chọn của con người; sự vâng phục và yêu mến Thiên Chúa không phải là điều tự động mà là kết quả của một mối quan hệ tự nguyện xuất phát từ tấm lòng yêu kính Chúa. Cuối cùng, sự chống nghịch có thể là biểu hiện của sự tự mãn và kiêu ngạo, khi con người, sau một ngàn năm sống trong sự cai trị hoàn hảo của Đấng Christ, cảm thấy mình không còn cần sự lãnh đạo của Thiên Chúa nữa, dẫn đến sự nổi loạn và chống lại Ngài.
Thưa Cha, qua việc đọc và suy ngẫm Lời Chúa trong phân đoạn Thánh Kinh sách Khải Huyền 20:7-10 đã cho con rút ra được nhiều bài học bổ ích, các bài học con rút ra như sau:
+ Thứ nhất là con nhận thấy rằng sự hiện diện của Sa-tan và việc hắn được thả ra sau một ngàn năm sống dưới sự cai trị của Đấng Christ cho thấy bản chất sa ngã của con người vẫn tồn tại, dù trong những điều kiện lý tưởng nhất. Điều này nhắc nhở con về tự do ý chí mà Chúa ban cho mỗi người, cho phép chúng con lựa chọn sống vâng phục Ngài hay nổi loạn chống nghịch Chúa.
+ Thứ hai là sự kiện này cũng cho con hiểu rằng dù sống trong môi trường hòa bình và công lý, con người vẫn có thể bị lừa dối và xúi giục bởi những tác động bên ngoài như Sa-tan. Đây là lời cảnh tỉnh về sự cần thiết của một tấm lòng kiên cường vững vàng trong đức tin và sự vâng phục Chúa, không để mình bị cám dỗ hay lừa dối.
+ Cuối cùng, bài học quan trọng nhất là về sự vững vàng trong đức tin và mối quan hệ với Thiên Chúa. Con nhận ra rằng không phải hoàn cảnh hay môi trường xung quanh quyết định lòng trung thành với Chúa, mà là sự thay đổi trong tấm lòng, sự chọn lựa hàng ngày để sống theo Lời Ngài. Sự chống nghịch Thiên Chúa là kết quả của sự tự mãn và kiêu ngạo, khi con người không còn nhìn nhận quyền tể trị của Chúa và cảm thấy mình không cần sự lãnh đạo của Ngài nữa. Lời cảnh tỉnh này nhắc nhở con luôn phải khiêm nhường, tin tưởng vào quyền năng và sự công chính của Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh.
Con xin tạ ơn Ngài vì những bài học quý giá mà Ngài ban cho con qua phân đoạn Thánh Kinh trong sách Khải Huyền 20:7-10. Con đã được nhắc nhở về sự tự do ý chí mà Ngài ban cho, cũng như sự cần thiết của lòng trung thành và sự vâng phục đối với Ngài. Xin Cha giúp con luôn tỉnh thức và kiên vững trong đức tin, không để Sa-tan hay thế gian lừa dối con. Xin cho con luôn khiêm nhường và sống theo ý muốn Ngài, để mỗi ngày con có thể vững vàng trong mối quan hệ với Chúa và không bao giờ quay lưng lại với Ngài.
Lạy Cha, xin hãy ban cho con sức mạnh để con vượt qua mọi thử thách và cám dỗ, và giúp con luôn nhớ rằng Ngài là Đấng tể trị mọi sự. Xin Ngài gìn giữ và hướng dẫn con trong suốt cuộc hành trình đức tin con bước đi theo Chúa. Con thành kính cầu xin trong danh Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ. Bùi Thành Chinh 06/01/2025
Khải Huyền 20:7-10 Sự Thất Bại Cuối Cùng của Sa-tan
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu đời đời của chúng con, con xin dâng lời cảm tạ ơn Cha vì những ân điển lớn lao mà Cha đã ban, giúp cho con luôn sống trong sự bình an của Ngài. Thì giờ này, xin Cha hướng dẫn con khi con suy ngẫm Lời Ngài trong Khải Huyền 20:7-10 để con hiểu rõ hơn về ý muốn của Ngài trên đời sống của con. Sau đây con xin được trình bày ý hiểu của con trong phân đoạn Thánh Kinh sau:
7 Khi một ngàn năm đã mãn, Sa-tan sẽ được thả ra khỏi ngục của nó.
8 Nó sẽ đi ra, lừa dối các quốc gia trong bốn góc đất, Gót và Ma-gót, nhóm chúng lại cho chiến trận. Con số của chúng như cát của biển.
9 Chúng đã đi lên khắp đất, bao vây quân trại của các thánh đồ và thành yêu dấu. Rồi, lửa từ Đức Chúa Trời đã xuống từ trời và đã thiêu nuốt chúng.
10 Ma Quỷ, kẻ đã lừa dối chúng, đã bị ném vào hồ lửa và lưu huỳnh, nơi có con thú và Tiên Tri Giả. Chúng sẽ bị đau khổ cả ngày lẫn đêm cho tới đời đời.
Thưa Cha, phân đoạn Thánh Kinh trên mô tả sự kiện xảy ra khi thời kỳ Ngàn Năm Bình An kết thúc. Lúc này Sa-tan được thả ra khỏi ngục, đi lừa dối các dân tộc khắp thế gian, bao gồm Gót và Ma-gót, hắn tập hợp họ lại trong một cuộc nổi dậy cuối cùng chống lại Đức Chúa Trời và dân thánh của Ngài. Những kẻ nổi loạn bao vây quân trại của các thánh đồ và thành yêu dấu, nhưng Đức Chúa Trời can thiệp tức thì, khiến lửa từ trời giáng xuống thiêu hủy chúng. Cuối cùng, Sa-tan là kẻ đã lừa dối các dân, bị ném vào hồ lửa và lưu huỳnh, nơi con thú và Tiên Tri Giả đã bị đoán phạt trước đó, để chịu đau khổ đời đời. Phân đoạn Thánh Kinh này khẳng định quyền năng tối cao của Đức Chúa Trời và sự thất bại hoàn toàn của các thế lực gian ác do Sa-tan đứng đầu.
Thưa Cha, con biết rằng Sa-tan là một thần linh, nó có sức mạnh và phép thuật nên con nghĩ nó có thể chọn nhiều hình thức khác nhau để "đi ra, lừa dối các quốc gia trong bốn góc đất" như trong Khải Huyền 20:8 có nói. Các hính thức nó có thể lựa chọn như: Nó xuất hiện qua quyền lực và lãnh đạo, thao túng những nhà cầm quyền hoặc hệ thống chính trị, quân sự, kinh tế để dẫn dắt các dân tộc chống lại Đức Chúa Trời, hình thức này làm cho con gợi nhớ đến cách nó từng thao túng con thú và Tiên Tri Giả trong Khải Huyền chương 13. Nó cũng có thể giả làm "thiên sứ sáng láng" như được nhắc đến trong sách II Cô-rinh-tô 11:14 “Và chẳng lạ gì, vì chính Sa-tan tự giả dạng thành thiên sứ của Sự Sáng”, mang vẻ bề ngoài đạo đức hoặc hòa bình để che giấu ý đồ ác độc. Ngoài ra, Sa-tan có thể sử dụng các quyền năng siêu nhiên, dấu kỳ hoặc phép lạ để gây ấn tượng và lừa dối con người, giống như cách Tiên Tri Giả trong Khải Huyền chương 13 đã làm. Hơn nữa, nó có thể giả dạng làm thần linh hoặc tạo ra các tôn giáo sai lạc để lôi kéo sự thờ phượng của loài người, điều mà ngày nay con thấy trên thế gian Sa-tan cũng đã tạo ra rất nhiều giáo hội, giáo phái như thế để lừa dối loài người vào sự thờ phượng sai Lẽ Thật. Đôi khi, Sa-tan không cần một hình dạng cụ thể mà ẩn mình qua ý thức hệ, triết lý, hoặc công nghệ như mạng xã hội các ứng dụng Tik Tok, YouTube... Nó đã lợi dụng lòng kiêu ngạo và sự mù quáng của con người để gieo rắc sự lầm lạc của con người làm cho họ ngày càng xa rời Chúa. Tất cả những hình thức này nhằm thúc đẩy sự nổi loạn chống lại Đức Chúa Trời, và Lời Chúa khuyên chúng con phải tỉnh thức và luôn nương cậy vào Đức Thánh Linh để không bị lừa dối.
Thưa Cha, cụm từ "các quốc gia trong bốn góc đất" trong Khải Huyền 20:8 con hiểu nó mang ý nghĩa biểu tượng, để chỉ toàn bộ thế giới và tất cả các dân tộc trên trái đất này, không giới hạn bởi một khu vực địa lý cụ thể nào. "Bốn góc đất" là cách diễn đạt theo quan niệm xưa nó tượng trưng cho phạm vi bao trùm toàn cầu, đại diện cho bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc. "Các quốc gia trong bốn góc đất" là đề cập đến tất cả các nhóm người trên thế giới, không phân biệt chủng tộc, văn hóa hay ngôn ngữ. Trong ngữ cảnh Khải Huyền 20:8, thì cụm từ này nhấn mạnh rằng sự lừa dối của Sa-tan sau khi được thả ra sẽ có tính toàn cầu, ảnh hưởng đến mọi dân tộc và nhóm người, kể cả những vùng xa xôi nhất. Đây là một hình ảnh tượng trưng cho cuộc nổi dậy toàn diện của nhân loại, khi bị Sa-tan lôi kéo để thách thức quyền tể trị của Đức Chúa Trời.
Thưa Cha, cụm từ "Gót và Ma-gót" trong Khải Huyền 20:8 con hiểu nó mang ý nghĩa biểu tượng, đại diện cho tất cả các thế lực hoặc dân tộc chống lại Đức Chúa Trời trong thời kỳ cuối cùng này. Cụm từ này có nguồn gốc từ Ê-xê-chi-ên chương 38, 39, nơi Gót được mô tả là vua của đất Ma-gót, lãnh đạo một liên minh các dân tộc tấn công dân I-sơ-ra-ên. Trong phân đoạn Khải Huyền này thì "Gót và Ma-gót" không chỉ đề cập đến hai dân tộc cụ thể mà được hiểu là biểu tượng của mọi thế lực thù địch trên thế giới bị Sa-tan lôi kéo tham gia vào cuộc nổi dậy toàn cầu. Việc sử dụng cụm từ này nhấn mạnh tính toàn diện của cuộc chiến cuối cùng, khi các dân tộc khắp nơi đồng loạt chống đối Đức Chúa Trời và dân sự của Ngài. Điều này làm nổi bật sự đối đầu cuối cùng giữa quyền năng tối thượng của Đức Chúa Trời và các thế lực tội lỗi, trước khi Đức Chúa Trời hoàn toàn chiến thắng và thực hiện sự phán xét cuối cùng.
Thưa Cha, mặc dù sống trong một thế giới hạnh phúc dưới sự cai trị của Đấng Christ, nhưng vẫn có một số người nhiều "như cát của biển" theo Sa-tan và chống lại Đức Chúa Trời con hiểu là vì bản chất tội lỗi bẩm sinh của con người được di truyền từ tổ phụ của mình là ông A-dam và bà Ê-va. Con người, ngay cả trong môi trường lý tưởng, vẫn có thể bị lôi cuốn bởi sự cám dỗ, khát vọng quyền lực và tự do độc lập giống như xưa kia Con Rắn đã cám dỗ bà Ê-va, đặc biệt khi lúc này không còn bị Sa-tan chi phối trực tiếp nữa. Đây là sự thử thách cuối cùng, khi Sa-tan được thả ra để lừa dối và dụ dỗ, làm bộc lộ rằng tự do ý chí của con người vẫn là yếu tố quyết định trong việc chọn lựa của con người giữa Đức Chúa Trời và sự phản nghịch lại Chúa. Những người chưa thực sự cam kết với Đức Chúa Trời dễ dàng bị lôi kéo vào cuộc nổi loạn, trong khi những ai giữ vững đức tin và lòng trung thành với Chúa sẽ chứng tỏ được sự kiên cường vững vàng và tôn thờ Chúa chân thật. Điều này cho con thấy rằng sự lựa chọn tôn thờ Đức Chúa Trời không phải là điều tự nhiên mà là một quyết định đầy thử thách và trách nhiệm của mỗi người.
Thưa Cha, "quân trại của các thánh đồ" trong Khải Huyền 20:9 là con hiểu đây một hình ảnh biểu tượng chỉ nơi ở của những người tin vào Đức Chúa Trời, những người đã được cứu chuộc và thánh hóa bởi Đức Chúa Jesus. Cụm từ này không chỉ là một vị trí địa lý cụ thể mà còn thể hiện sự bảo vệ thiêng liêng mà Đức Chúa Trời dành cho dân của Ngài. "Quân trại" cho con gợi nghĩ đến hình ảnh một nơi trú ẩn vững chắc, nơi những tín đồ sống trong bình an và dưới sự bảo vệ của Chúa, đồng thời cũng biểu trưng cho sự đoàn kết và sức mạnh của các thánh đồ khi sống dưới sự cai trị của Đấng Christ. Trong bối cảnh Khải Huyền 20:9, mặc dù mô tả một cuộc bao vây, nhưng con nghĩ rằng điều này không ám chỉ rằng con dân Chúa trong thời kỳ Vương Quốc Ngàn Năm sẽ cần đến quân đội để bảo vệ mình. Thay vào đó, Đức Chúa Trời sẽ can thiệp trực tiếp, và "lửa từ Đức Chúa Trời" sẽ thiêu đốt những kẻ thù, bảo vệ các thánh đồ. Vương quốc ngàn năm là thời gian hòa bình và an lạc dưới sự cai trị của Đấng Christ, nơi những xung đột và chiến tranh giữa các quốc gia không còn tồn tại như trước.
Thưa Cha, "thành yêu dấu" trong Khải Huyền 20:9 con hiểu đó là thành Giê-ru-sa-lem, thành phố thiêng liêng được Đức Chúa Trời chọn đặt đền thờ của Chúa, làm trung tâm cho dân Ngài. Cụm từ này nói nên tình yêu đặc biệt của Đức Chúa Trời dành cho thành này, nơi được xem là trung tâm thờ phượng, công lý và vinh quang của Ngài. Ngoài ý nghĩa địa lý, "thành yêu dấu" con hiểu còn mang tính biểu tượng, đại diện cho dân thánh của Đức Chúa Trời, tức là Hội Thánh, những người được Ngài yêu thương và bảo vệ cách đặc biệt.
Và "Thành yêu dấu" trong Khải Huyền 20:9 được gọi như vậy con hiểu là vì đây là nơi đặc biệt được Đức Chúa Trời chọn và yêu thương, biểu tượng cho mối quan hệ mật thiết giữa Ngài và con dân của Ngài. Tên gọi này thể hiện tình yêu, sự bảo vệ và sự hiện diện thiên thượng của Đức Chúa Trời giữa dân thánh của Ngài. Trong suốt Thánh Kinh thì Giê-ru-sa-lem thường được nhắc đến như trung tâm giao ước, nơi Đức Chúa Trời đặt danh Ngài và được thờ phượng. Nên cụm từ này không chỉ mang ý nghĩa địa lý mà còn phản ánh một nơi Đức Chúa Trời cam kết gìn giữ và ban phước.
Thưa Cha, trong Khải Huyền 20:10 con hiểu rằng hàm ý muốn nói vào cuối thời kỳ Vương Quốc Ngàn Năm, khi Sa-tan bị ném vào hồ lửa và lưu huỳnh, thì trong hồ lửa đã có con thú và Tiên Tri Giả từ trước đó. Vì theo Khải Huyền 19:20, con thú và Tiên Tri Giả đã bị ném vào hồ lửa ngay sau trận chiến cuối cùng tại sự tái lâm của Đấng Christ, trước khi Vương Quốc Ngàn Năm bắt đầu. Điều này cho thấy con thú và Tiên Tri Giả đã ở trong hồ lửa suốt một ngàn năm trước khi Sa-tan bị kết án gia nhập cùng chúng. Câu này cũng nhấn mạnh rằng khi Sa-tan bị ném vào hồ lửa, thì hắn sẽ chịu sự phán xét vĩnh viễn, cùng với con thú và Tiên Tri Giả, tất cả đều bị đau khổ cả ngày lẫn đêm đến đời đời. Đây là minh chứng rõ ràng về sự phán xét tối thượng của Đức Chúa Trời đối với các lực lượng gian ác và khẳng định tính vĩnh cửu của hình phạt dành cho những kẻ chống nghịch lại Ngài.
Thưa Cha, sự kiện nhiều người sẽ được sống trong Vương Quốc Ngàn Năm, nơi Đấng Christ cai trị trong công lý, hòa bình và phước lành, nhưng cuối cùng vẫn chống nghịch Thiên Chúa là điều gây cho con nhiều suy ngẫm sâu sắc. Nó cho con thấy bản chất sa ngã của con người và nhấn mạnh rằng ngay cả trong những điều kiện lý tưởng, với sự hiện diện trực tiếp của Đấng Christ, thì tấm lòng của con người vẫn có khả năng lựa chọn chống lại Ngài. Đây là một minh chứng rõ ràng về sự tự do ý chí và trách nhiệm cá nhân mà Đức Chúa Trời ban cho con người.
Điều này cũng cho con thấy rằng không phải môi trường sống hay các điều kiện bên ngoài quyết định sự trung thành với Đức Chúa Trời, mà chính là sự thay đổi trong tấm lòng. Dù có thể thấy và trải nghiệm sự tốt lành của Đức Chúa Trời, nhưng những người này vẫn có thể bị lừa dối bởi Sa-tan khi hắn được thả ra. Họ đã chọn sự nổi loạn thay vì sự vâng phục Chúa, điều này con thấy tầm quan trọng của một tấm lòng được biến đổi thực sự bởi Đức Thánh Linh. Sự kiện này cũng là lời cảnh tỉnh cho chúng con ngày nay. Nó nhắc nhở rằng việc theo Chúa không chỉ là một lựa chọn nhất thời, mà là một cam kết dài lâu và xuất phát từ tấm lòng yêu kính Ngài. Và điều này cũng bày tỏ sự công chính của Đức Chúa Trời trong sự phán xét: Những ai chọn chống nghịch Ngài sẽ nhận lãnh hậu quả xứng đáng, còn những ai trung tín sẽ hưởng phước hạnh đời đời với Chúa.
Thưa Cha, con nghĩ rằng lý do khiến những người sống trong Vương Quốc Ngàn Năm nhưng vẫn chống nghịch Thiên Chúa có thể bắt nguồn từ bản chất sa ngã và sự cứng lòng của con người. Dù được sống trong một thời kỳ bình an và phước hạnh dưới sự cai trị của Đấng Christ, con người vẫn có sự tự do ý chí để lựa chọn, và bản chất tội lỗi của con người vẫn tồn tại, dẫn đến sự nổi loạn dù trong hoàn cảnh lý tưởng. Khi Sa-tan được thả ra vào cuối thời kỳ này, hắn có thể lừa dối và xúi giục những người chưa thực sự trung thành với Thiên Chúa. Ngoài ra, sự chống nghịch Thiên Chúa cũng phản ánh sự tự do lựa chọn của con người; sự vâng phục và yêu mến Thiên Chúa không phải là điều tự động mà là kết quả của một mối quan hệ tự nguyện xuất phát từ tấm lòng yêu kính Chúa. Cuối cùng, sự chống nghịch có thể là biểu hiện của sự tự mãn và kiêu ngạo, khi con người, sau một ngàn năm sống trong sự cai trị hoàn hảo của Đấng Christ, cảm thấy mình không còn cần sự lãnh đạo của Thiên Chúa nữa, dẫn đến sự nổi loạn và chống lại Ngài.
Thưa Cha, qua việc đọc và suy ngẫm Lời Chúa trong phân đoạn Thánh Kinh sách Khải Huyền 20:7-10 đã cho con rút ra được nhiều bài học bổ ích, các bài học con rút ra như sau:
+ Thứ nhất là con nhận thấy rằng sự hiện diện của Sa-tan và việc hắn được thả ra sau một ngàn năm sống dưới sự cai trị của Đấng Christ cho thấy bản chất sa ngã của con người vẫn tồn tại, dù trong những điều kiện lý tưởng nhất. Điều này nhắc nhở con về tự do ý chí mà Chúa ban cho mỗi người, cho phép chúng con lựa chọn sống vâng phục Ngài hay nổi loạn chống nghịch Chúa.
+ Thứ hai là sự kiện này cũng cho con hiểu rằng dù sống trong môi trường hòa bình và công lý, con người vẫn có thể bị lừa dối và xúi giục bởi những tác động bên ngoài như Sa-tan. Đây là lời cảnh tỉnh về sự cần thiết của một tấm lòng kiên cường vững vàng trong đức tin và sự vâng phục Chúa, không để mình bị cám dỗ hay lừa dối.
+ Cuối cùng, bài học quan trọng nhất là về sự vững vàng trong đức tin và mối quan hệ với Thiên Chúa. Con nhận ra rằng không phải hoàn cảnh hay môi trường xung quanh quyết định lòng trung thành với Chúa, mà là sự thay đổi trong tấm lòng, sự chọn lựa hàng ngày để sống theo Lời Ngài. Sự chống nghịch Thiên Chúa là kết quả của sự tự mãn và kiêu ngạo, khi con người không còn nhìn nhận quyền tể trị của Chúa và cảm thấy mình không cần sự lãnh đạo của Ngài nữa. Lời cảnh tỉnh này nhắc nhở con luôn phải khiêm nhường, tin tưởng vào quyền năng và sự công chính của Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh.
Con xin tạ ơn Ngài vì những bài học quý giá mà Ngài ban cho con qua phân đoạn Thánh Kinh trong sách Khải Huyền 20:7-10. Con đã được nhắc nhở về sự tự do ý chí mà Ngài ban cho, cũng như sự cần thiết của lòng trung thành và sự vâng phục đối với Ngài. Xin Cha giúp con luôn tỉnh thức và kiên vững trong đức tin, không để Sa-tan hay thế gian lừa dối con. Xin cho con luôn khiêm nhường và sống theo ý muốn Ngài, để mỗi ngày con có thể vững vàng trong mối quan hệ với Chúa và không bao giờ quay lưng lại với Ngài.
Lạy Cha, xin hãy ban cho con sức mạnh để con vượt qua mọi thử thách và cám dỗ, và giúp con luôn nhớ rằng Ngài là Đấng tể trị mọi sự. Xin Ngài gìn giữ và hướng dẫn con trong suốt cuộc hành trình đức tin con bước đi theo Chúa. Con thành kính cầu xin trong danh Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Bùi Thành Chinh
06/01/2025