Kính lạy Đức Chúa Trời Toàn Năng là Cha Yêu Thương đời đời của chúng con, chúng con cảm tạ Ngài vì Ngài đã ban thời gian yên bình này để con lắng đọng tâm hồn trước mặt Ngài, con bắt đầu bài suy ngẫm Lời Chúa trong Khải Huyền 8:6-13, chúng con xin dâng lên Cha lòng khao khát được đến gần hơn với Ngài, được hiểu biết và yêu mến Lời Ngài sâu sắc hơn. Con xin Đức Thánh Linh soi sáng lòng và trí chúng con, mở mắt thuộc linh để chúng con nhận thấy những điều kỳ diệu trong Lời Ngài. Xin giúp chúng con lắng nghe tiếng Ngài phán dạy và thấu hiểu ý muốn Ngài cho cuộc đời của chúng con. Sau đây con xin được nêu ý hiểu của con trong phân đoạn Khải Huyền 8:6-13.
6 Bảy thiên sứ có bảy cái loa đã tự chuẩn bị để thổi loa. 7 Thiên sứ thứ nhất đã thổi loa thì đã có mưa đá và lửa trộn với máu, chúng đã bị ném xuống trên đất. Một phần ba cây cối đã bị cháy và hết thảy cỏ xanh đã bị cháy. 8 Thiên sứ thứ nhì đã thổi loa thì một vật đã giống như một hòn núi lớn cháy rực lửa đã bị ném xuống biển. Một phần ba biển đã trở thành máu. 9 Một phần ba những tạo vật có sự sống trong biển đã bị chết. Một phần ba những tàu thuyền đã bị hủy diệt. 10 Thiên sứ thứ ba đã thổi loa thì một ngôi sao lớn từ trời đã rơi xuống, cháy như một ngọn đuốc. Nó đã rơi xuống trên một phần ba các dòng sông và các nguồn nước. 11 Tên của ngôi sao được gọi là Khổ Thảo: Một phần ba nước đã trở thành đắng và nhiều người đã chết bởi các nguồn nước, vì chúng đã trở nên đắng. [Khổ Thảo nghĩa là cỏ đắng, còn gọi là Ngải Cứu.] 12 Thiên sứ thứ tư đã thổi loa thì một phần ba mặt trời đã bị đánh, một phần ba mặt trăng và một phần ba những ngôi sao cũng vậy, khiến cho một phần ba của chúng đã trở nên tối tăm. Ngày đã không chiếu sáng một phần ba của nó và đêm cũng vậy. 13 Tôi đã nhìn xem và đã nghe một thiên sứ bay trên trời, rao lớn tiếng: "Khốn thay, khốn thay, khốn thay cho những cư dân trên đất, bởi các tiếng loa còn lại của ba thiên sứ sắp thổi."
Thưa Cha, phân đoạn Khải Huyền 8:6-13 mô tả bốn tiếng loa đầu tiên do các thiên sứ thổi, mỗi tiếng loa dẫn đến những thảm họa khác nhau trên thế gian. Tiếng loa thứ nhất mang theo mưa đá và lửa trộn với máu, thiêu hủy một phần ba cây cối và toàn bộ cỏ xanh. Tiếng loa thứ hai khiến một vật như hòn núi cháy rực rơi xuống biển, biến một phần ba nước biển thành máu và tiêu diệt nhiều sinh vật biển cùng tàu thuyền. Tiếng loa thứ ba là một ngôi sao lớn, tên là "Khổ Thảo" rơi xuống các dòng sông và nguồn nước, làm nước trở nên đắng dẫn đến cái chết cho nhiều người. Tiếng loa thứ tư khiến một phần ba mặt trời, mặt trăng, và các ngôi sao trở nên tối tăm, gây ra một phần ba ngày và đêm không có ánh sáng. Cuối cùng, một thiên sứ cảnh báo rằng ba tiếng loa còn lại sẽ mang đến những tai họa khủng khiếp hơn nữa cho cư dân trên đất.
Thưa Cha, về sự kiện "có mưa đá và lửa trộn với máu" trong câu 7 con hiểu đó là một biểu tượng rất mạnh mẽ của sự phán xét và sự hủy diệt từ Đức Chúa Trời. Trong phân đoạn này, mưa đá và lửa đại diện cho sự hủy hoại từ thiên nhiên, nhưng cũng phản ánh sức mạnh siêu nhiên và quyền năng của Đức Chúa Trời trong việc thực hiện sự phán xét đối với nhân loại. Sự xuất hiện của máu cho thấy tính chất thảm khốc của sự kiện đang xảy ra, với những hậu quả gây chết chóc cho cây cối, cỏ xanh và cả con người. Hình ảnh trộn với máu gợi lên hình ảnh đổ máu và tang thương, thể hiện sự trừng phạt nghiêm khắc đối với những tội lỗi và sự bất tuân của con người. Điều này như một lời cảnh báo nhắc nhở chúng con về hậu quả của việc không tuân theo ý muốn của Đức Chúa Trời, nhằm thúc đẩy sự ăn năn và thay đổi của loài người. Qua đây cũng nhấn mạnh đến quyền năng vô hạn của Đức Chúa Trời, cũng như sự yếu đuối của con người trước các hiện tượng thiên tai vượt khỏi tầm kiểm soát.
Thưa Cha, con nghĩ rằng sự kiện "có mưa đá và lửa trộn với máu" rơi xuống một khu vực lớn bằng 1/3 bề mặt của đất, đó không phải là một sự kiện xảy ra trên toàn bộ trái đất mà chỉ diễn ra ở một phần giới hạn 1/3 mà thôi, chỉ tác động đến một phần ba thế giới như đã được mô tả trong câu Thánh Kinh. Ở đây diễn tả một sự kiện hủy diệt lớn nhưng không phải là hoàn toàn, tức là không phá hủy tất cả mọi thứ trên thế gian mà chỉ phá hủy một phần, qua đây thể hiện sự trừng phạt của Chúa cũng có mức độ. Điều này cũng phản ánh sự công chính trong sự phán xét của Đức Chúa Trời, khi chỉ một phần bị trừng phạt trong khi phần còn lại vẫn còn cơ hội ăn năn và thay đổi.
Thưa Cha, trong câu 8 có nói đến "một vật đã giống như một hòn núi lớn cháy rực lửa", con nghĩ đó có thể là một thiên thạch, một vật thể vũ trụ lớn cháy rực khi đi qua bầu khí quyển và rơi xuống biển. Sự kiện này gây ra một thảm họa thiên nhiên với những tác động nghiêm trọng, như làm thay đổi hệ sinh thái biển, tạo ra sóng thần hoặc gây ô nhiễm nghiêm trọng. Ngoài ra, sự kiện này cũng có thể ám chỉ một ngọn núi lửa khổng lồ phun trào cực kỳ mạnh mẽ, gây ra sự biến đổi lớn trên trái đất. Tác động của nó đối với một phần ba biển và làm biến đổi nước biển thành máu (theo câu 8) nó tượng trưng cho sự thay đổi lớn, không thể kiểm soát được đối với môi trường sống của các sinh vật biển. Cảnh báo này nhấn mạnh đến sự tàn phá từ thiên nhiên và các hiện tượng thiên tai mà con người không thể lường trước.
Thưa Cha, con nghĩ rằng "một phần ba biển đã trở thành máu" trong Khải Huyền 8:8 không nhất thiết phải là máu thật mà nó chỉ mang tính biểu tượng. Hình ảnh này có thể được hiểu là một sự ám chỉ về sự chết chóc và thảm họa lớn, đặc biệt là trong bối cảnh của sự phán xét cuối cùng. Việc biển trở thành "máu" có thể tượng trưng cho một thảm họa nghiêm trọng, nơi nước biển bị ô nhiễm, biến đổi màu sắc hoặc nhiễm độc đến mức không thể duy trì sự sống. Điều này dẫn đến cái chết của sinh vật biển, phản ánh sự mất mát nghiêm trọng trong hệ sinh thái và một phần ba sự sống trong đại dương bị tiêu diệt. Con cũng có thấy ở bên Trung Quốc có khu vực bị hiện tượng thủy triều đỏ do tảo xâm lấn sinh sản quá nhanh cũng làm cho cả một vùng nước đó trở thành màu đỏ nhìn như máu. Hình ảnh này không chỉ là một cảnh báo về sự tàn phá môi trường mà còn có thể là biểu tượng của sự tàn bạo và phá hoại mà thế gian sẽ phải chịu trong ngày phán xét. "Máu" ở đây có thể ám chỉ đến sự đổ máu, sự đau khổ, và cái chết, mà tất cả đều là hệ quả của những hành động sai trái của nhân loại và sự phán xét công chính của Đức Chúa Trời.
Thưa Cha, trong câu 9 nói rằng 1/3 những tàu thuyền đã bị hủy diệt con nghĩ có thể là do sóng thần hoặc những cơn sóng khổng lồ gây ra bởi sự kiện thiên thạch hoặc "hòn núi lớn cháy rực lửa" rơi xuống biển (câu 8). Khi thiên thạch hoặc vật thể vũ trụ lớn này rơi xuống, nó có thể tạo ra những cột sóng khổng lồ, giống như sóng thần, với sức mạnh quá lớn làm cho các tàu thuyền không chống chịu nổi. Hình ảnh này trong Khải Huyền mang ý nghĩa sâu xa hơn là một sự trừng phạt của Đức Chúa Trời đối với sự gian ác và bất tuân của nhân loại. Nó biểu thị sự bất lực của con người trước sức mạnh của thiên nhiên và sự can thiệp của Đấng Tối Cao, thể hiện rằng mọi sự vật trên thế gian, bao gồm cả các phương tiện vận chuyển và công nghệ, đều không thể chống lại sự phán xét của Đức Chúa Trời. Điều mà con người ngày nay với sự tiến độ của khoa học công nghệ họ nghĩ rằng mình đã làm chủ được tự nhiên, có thể chịu được trước những sự tàn phá của thiên nhiên.
Thưa Cha, hình ảnh ngôi sao lớn rơi xuống một phần ba các dòng sông và nguồn nước trong Khải Huyền 8:10 con hiểu nó mang hai ý nghĩa: Nghĩa thực tế và nghĩa biểu tượng, cả hai đều gợi lên cảnh báo sâu sắc cho loài người. Theo cách hiểu thực tế thì đây có thể là mô tả một thảm họa thiên nhiên khi một thiên thạch hoặc vật thể vũ trụ nào đó rơi xuống và gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của nhiều người. Sự kiện này, dù không hủy diệt toàn bộ trái đất, nhưng gây hậu quả nặng nề cho một phần lớn nguồn nước, vốn là yếu tố sống còn của nhân loại. Còn theo nghĩa biểu tượng, "ngôi sao lớn" và cái tên "Khổ Thảo" (có nghĩa là "cỏ đắng") chỉ sự lan truyền của những ảnh hưởng tiêu cực trong xã hội, làm ô nhiễm nguồn "nước tinh thần" của con người. Điều này nói lên sự suy đồi về đạo đức, giá trị sống và niềm tin, khi những tư tưởng lệch lạc lan rộng, làm "đắng" cuộc sống và gây hại cho một bộ phận lớn trong xã hội. Hình ảnh suy đồi về đạo đức này được Sứ Đồ Phao-lô mô tả trong II Ti-mô-thê 3:1-5: “Hãy biết điều này: Trong những ngày sau cùng, những thời kỳ khó khăn sẽ đến. Vì loài người sẽ là những kẻ ích kỷ, tham tiền, khoe khoang, xấc xược, phạm thượng, không vâng phục cha mẹ, không biết ơn, không tin kính, không có tình cảm tự nhiên, không hòa thuận, hay vu khống, không tiết độ, hung dữ, chống nghịch những sự lành và những người lành, phản bội, nóng tính, lên mình kiêu ngạo, yêu sự khoái lạc hơn yêu Thiên Chúa, có hình thức của sự tin kính, nhưng chối bỏ quyền lực của sự ấy. Con hãy tránh những kẻ như vậy.” Với cả hai cách hiểu trên đều là lời cảnh báo về hậu quả của sự lãng quên trong việc giữ gìn và bảo vệ cả nguồn sống vật chất lẫn tâm linh, đồng thời nhắc nhở chúng con phải thận trọng để ngăn ngừa những tác động tiêu cực có thể gây hại lâu dài cho mọi người.
Thưa Cha, hình ảnh mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao “bị đánh” trong Khải Huyền 8:12 con hiểu theo cả hai nghĩa thực tế và nghĩa biểu tượng. Thứ nhất theo nghĩa thực tế thì sự "bị đánh" này có thể chỉ đến hiện tượng tự nhiên như nhật thực hoặc nguyệt thực, khi ánh sáng từ các thiên thể bị che khuất hoặc giảm đi, hoặc một sự thay đổi trong tầng khí quyển khiến ánh sáng trên trái đất suy giảm. Đây có thể là một hiện tượng thiên văn bất thường, tạo ra bầu không khí u ám, như một điềm báo về sự phán xét và biến động khốc liệt đang đến. Thứ hai theo nghĩa biểu tượng thì sự "bị đánh" của mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao có thể biểu thị sự suy giảm hy vọng và ánh sáng tâm linh. Khi ánh sáng vốn là biểu tượng của niềm tin, hy vọng, và sự soi dẫn thiêng liêng bị giảm đi, điều này có thể gợi lên một thời kỳ đen tối, khi con người rơi vào sự hỗn loạn và thiếu vắng sự dẫn dắt của Chúa. Đây là lời cảnh báo về tình trạng suy đồi đạo đức và tinh thần trong thời kỳ cuối cùng này, khi nhân loại đối mặt với sự phán xét và phải chịu trách nhiệm cho những lựa chọn của mình. Vì thế, cảnh tượng "tối tăm" này mang tính biểu trưng cho một thời kỳ khủng hoảng tâm linh và thiếu vắng sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời.
Thưa Cha, những lời tiên tri trong phân đoạn Thánh Kinh trên khiến cho con cảm thấy sự trang nghiêm và cấp bách của thời kỳ sau cùng này. Sự miêu tả về những thiên tai, thiên tượng bất thường, và sự thay đổi lớn trong thế giới tự nhiên làm cho con ý thức rõ rệt về tính chất nghiêm trọng của những ngày cuối cùng và sự công chính trong sự phán xét của Đức Chúa Trời. Đối với con việc biết rằng Hội Thánh sẽ không phải trải qua những thời kỳ cuối cùng khủng khiếp này là nguồn an ủi và vui mừng rất lớn, bởi vì con đã được chuẩn bị sẵn sàng để gặp Chúa trước khi sự khốn khó của Kỳ Tận Thế sắp diễn ra và lòng con cũng cảm thấy tràn ngập niềm vui và biết ơn vì ân điển Chúa dành cho chúng con những người thuộc về Ngài. Tuy nhiên, đây cũng là động lực để con càng thêm cố gắng chia sẻ Tin Lành cho nhiều người, bởi lẽ con tin rằng những dấu hiệu của Kỳ Tận Thế đã ngày càng rõ ràng (chiến tranh, bệnh dịch, sự bội Đạo…) và thời gian còn lại để con truyền bá Tin Lành đang bị thu ngắn dần. Đó cũng là điều Chúa phán dặn các con dân của Ngài rằng: “Hãy rao truyền sự chết của Chúa cho tới khi Ngài đến”. Việc giúp nhiều người Việt biết đến thông điệp về Kỳ Tận Thế là một sứ mệnh ý nghĩa và là một việc lành mà Chúa đã sắm sẵn cho mỗi chúng con. Việc quảng bá trang web như kytanthe.net cũng là một cách hữu ích để con kết nối nhiều người hơn với thông điệp của Thánh Kinh. Hội Thánh địa phương của con in danh thiếp có địa chỉ trang web này và phân phát đến mọi người, đó sẽ là phương tiện hiệu quả để chia sẻ sự thật về những gì sắp đến. Những công cụ đơn giản như danh thiếp sẽ là cánh cửa để mở lòng nhiều người, giúp họ biết đến Đức Chúa Trời và nhận lấy niềm hy vọng giữa những thời kỳ bất ổn sắp tới.
Thưa Cha, qua phân đoạn Khải Huyền 8:6-13 mang đến cho con nhiều bài học sâu sắc về sự phán xét, sự chuẩn bị tâm linh và sự tôn vinh quyền năng của Đức Chúa Trời trong những ngày sau cùng này. Dưới đây là một số bài học con rút ra từ phân đoạn Thánh Kinh trên:
+ Thứ nhất là những sự kiện xảy ra khi các thiên sứ thổi loa không chỉ là hình ảnh của những tai ương thiên nhiên mà còn là sự thể hiện quyền năng phán xét của Đức Chúa Trời. Mỗi tiếng loa được thổi ra đều mang đến một phần của sự phán xét, với những hình phạt nghiêm khắc đối với loài người và thế gian khi chống nghịch Chúa. Điều này nhắc nhở chúng con rằng Đức Chúa Trời là công chính và tất cả hành động xấu xa sẽ không thoát khỏi sự phán xét của Ngài.
+ Thứ hai là việc các thiên sứ thổi loa báo hiệu một sự chuẩn bị cho ngày phán xét là lời nhắc nhở cho chúng con về tầm quan trọng của sự chuẩn bị tâm linh. Chúng con cần sống một đời sống công chính và sẵn sàng đối mặt với những thử thách, đồng thời phải luôn sẵn sàng trong mọi hoàn cảnh, vì ngày phán xét có thể đến bất ngờ, bất kỳ lúc nào nên chúng con phải luôn tỉnh thức và giữ cho tấm lòng mình thánh sạch sống vâng theo Lời Chúa.
+ Thứ ba là dù những sự kiện trong phân đoạn này xảy ra vô cùng tàn khốc và khó khăn nhưng chúng con cũng thấy rằng Đức Chúa Trời không bao giờ phán xét mà không có mục đích cao cả. Sự phán xét không chỉ là sự trừng phạt mà còn là cơ hội để chúng con nhận ra tội lỗi của mình và quay về với Đức Chúa Trời, vì Ngài có yêu thì Ngài mới xử phạt chúng con để chúng con có cơ hội ăn năn quay về với Ngài. Qua đó, chúng con được nhắc nhở về ơn cứu chuộc của Chúa và sự hy vọng vào một tương lai mới mà Ngài hứa ban.
+ Thứ tư là trong các tai ương như mưa đá và lửa, một phần ba cây cối và cỏ xanh bị hủy diệt, và những thảm họa ảnh hưởng đến biển và các tàu thuyền, chúng con nhận thấy sự phù du của các giá trị vật chất. Đặc biệt, việc một phần ba đại dương và các tàu thuyền bị hủy diệt là lời nhắc nhở rằng sự giàu có và tiện nghi trần gian không phải là mục tiêu cuối cùng của đời sống này. Chúng con nên tập trung vào những giá trị vĩnh cửu chính là tìm kiếm sự sống đời đời và không bị cuốn theo những sự mê hoặc vật chất của thế gian đó là những thứ hay hư nát sẽ mau qua.
+ Thứ năm là cảnh báo của thiên sứ về những điều sắp đến (câu 13) thể hiện rằng sẽ có một thời kỳ khổ đau và khó khăn không chỉ dành cho những kẻ làm ác mà còn cho toàn thể nhân loại. Điều này nhắc nhở chúng con rằng thời gian hiện tại là cơ hội để tìm kiếm Chúa, chúng con sống công chính và giúp đỡ người khác nhận ra Đức Chúa Trời. Những sự kiện tồi tệ và những thử thách khó khăn sắp xảy ra trong ngày phán xét là lời kêu gọi chúng con hãy giữ vững đức tin. Chúng con cần sống với hy vọng và kiên trì trong sự trung tín, vì cuối cùng công lý của Đức Chúa Trời sẽ thắng lợi, và những ai giữ vững đức tin vào Chúa sẽ được cứu rỗi.
Chúng con cảm tạ Ngài vì Ngài là Đấng công chính và đầy lòng yêu thương. Xin Ngài giúp chúng con hiểu rõ sự nghiêm khắc trong phán xét của Ngài, và đồng thời nhận ra tình yêu và lòng từ bi của Ngài trong mọi hoàn cảnh. Chúng con cảm ơn Ngài đã ban cho chúng con cơ hội để ăn năn và quay trở lại với Ngài qua Đức Chúa Jesus Christ.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con sống tỉnh thức và chuẩn bị tâm linh, vì chúng con biết rằng ngày phán xét sẽ đến. Xin dạy chúng con sống cuộc sống công chính, giữ vững đức tin và hy vọng vào sự cứu rỗi của Ngài. Xin cho chúng con không bị mê hoặc bởi những giá trị vật chất tạm thời, mà luôn tìm kiếm Ngài là nguồn sống và hy vọng vĩnh cửu. Xin gia tăng lòng kiên nhẫn và sự bền đỗ cho chúng con trong mọi thử thách. Xin dẫn dắt chúng con, để chúng con có thể chia sẻ tình yêu và sự cứu rỗi của Ngài với những người xung quanh, để họ cũng được biết đến ơn cứu chuộc qua Đức Chúa Jesus.
Chúng con cầu nguyện trong danh Chúa Jesus Christ. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ. Bùi Thành Chinh 08/11/2024
Khải Huyền 8:6-13 Bốn Tiếng Loa Đầu Tiên
Kính lạy Đức Chúa Trời Toàn Năng là Cha Yêu Thương đời đời của chúng con, chúng con cảm tạ Ngài vì Ngài đã ban thời gian yên bình này để con lắng đọng tâm hồn trước mặt Ngài, con bắt đầu bài suy ngẫm Lời Chúa trong Khải Huyền 8:6-13, chúng con xin dâng lên Cha lòng khao khát được đến gần hơn với Ngài, được hiểu biết và yêu mến Lời Ngài sâu sắc hơn. Con xin Đức Thánh Linh soi sáng lòng và trí chúng con, mở mắt thuộc linh để chúng con nhận thấy những điều kỳ diệu trong Lời Ngài. Xin giúp chúng con lắng nghe tiếng Ngài phán dạy và thấu hiểu ý muốn Ngài cho cuộc đời của chúng con. Sau đây con xin được nêu ý hiểu của con trong phân đoạn Khải Huyền 8:6-13.
6 Bảy thiên sứ có bảy cái loa đã tự chuẩn bị để thổi loa.
7 Thiên sứ thứ nhất đã thổi loa thì đã có mưa đá và lửa trộn với máu, chúng đã bị ném xuống trên đất. Một phần ba cây cối đã bị cháy và hết thảy cỏ xanh đã bị cháy.
8 Thiên sứ thứ nhì đã thổi loa thì một vật đã giống như một hòn núi lớn cháy rực lửa đã bị ném xuống biển. Một phần ba biển đã trở thành máu.
9 Một phần ba những tạo vật có sự sống trong biển đã bị chết. Một phần ba những tàu thuyền đã bị hủy diệt.
10 Thiên sứ thứ ba đã thổi loa thì một ngôi sao lớn từ trời đã rơi xuống, cháy như một ngọn đuốc. Nó đã rơi xuống trên một phần ba các dòng sông và các nguồn nước.
11 Tên của ngôi sao được gọi là Khổ Thảo: Một phần ba nước đã trở thành đắng và nhiều người đã chết bởi các nguồn nước, vì chúng đã trở nên đắng. [Khổ Thảo nghĩa là cỏ đắng, còn gọi là Ngải Cứu.]
12 Thiên sứ thứ tư đã thổi loa thì một phần ba mặt trời đã bị đánh, một phần ba mặt trăng và một phần ba những ngôi sao cũng vậy, khiến cho một phần ba của chúng đã trở nên tối tăm. Ngày đã không chiếu sáng một phần ba của nó và đêm cũng vậy.
13 Tôi đã nhìn xem và đã nghe một thiên sứ bay trên trời, rao lớn tiếng: "Khốn thay, khốn thay, khốn thay cho những cư dân trên đất, bởi các tiếng loa còn lại của ba thiên sứ sắp thổi."
Thưa Cha, phân đoạn Khải Huyền 8:6-13 mô tả bốn tiếng loa đầu tiên do các thiên sứ thổi, mỗi tiếng loa dẫn đến những thảm họa khác nhau trên thế gian. Tiếng loa thứ nhất mang theo mưa đá và lửa trộn với máu, thiêu hủy một phần ba cây cối và toàn bộ cỏ xanh. Tiếng loa thứ hai khiến một vật như hòn núi cháy rực rơi xuống biển, biến một phần ba nước biển thành máu và tiêu diệt nhiều sinh vật biển cùng tàu thuyền. Tiếng loa thứ ba là một ngôi sao lớn, tên là "Khổ Thảo" rơi xuống các dòng sông và nguồn nước, làm nước trở nên đắng dẫn đến cái chết cho nhiều người. Tiếng loa thứ tư khiến một phần ba mặt trời, mặt trăng, và các ngôi sao trở nên tối tăm, gây ra một phần ba ngày và đêm không có ánh sáng. Cuối cùng, một thiên sứ cảnh báo rằng ba tiếng loa còn lại sẽ mang đến những tai họa khủng khiếp hơn nữa cho cư dân trên đất.
Thưa Cha, về sự kiện "có mưa đá và lửa trộn với máu" trong câu 7 con hiểu đó là một biểu tượng rất mạnh mẽ của sự phán xét và sự hủy diệt từ Đức Chúa Trời. Trong phân đoạn này, mưa đá và lửa đại diện cho sự hủy hoại từ thiên nhiên, nhưng cũng phản ánh sức mạnh siêu nhiên và quyền năng của Đức Chúa Trời trong việc thực hiện sự phán xét đối với nhân loại. Sự xuất hiện của máu cho thấy tính chất thảm khốc của sự kiện đang xảy ra, với những hậu quả gây chết chóc cho cây cối, cỏ xanh và cả con người. Hình ảnh trộn với máu gợi lên hình ảnh đổ máu và tang thương, thể hiện sự trừng phạt nghiêm khắc đối với những tội lỗi và sự bất tuân của con người. Điều này như một lời cảnh báo nhắc nhở chúng con về hậu quả của việc không tuân theo ý muốn của Đức Chúa Trời, nhằm thúc đẩy sự ăn năn và thay đổi của loài người. Qua đây cũng nhấn mạnh đến quyền năng vô hạn của Đức Chúa Trời, cũng như sự yếu đuối của con người trước các hiện tượng thiên tai vượt khỏi tầm kiểm soát.
Thưa Cha, con nghĩ rằng sự kiện "có mưa đá và lửa trộn với máu" rơi xuống một khu vực lớn bằng 1/3 bề mặt của đất, đó không phải là một sự kiện xảy ra trên toàn bộ trái đất mà chỉ diễn ra ở một phần giới hạn 1/3 mà thôi, chỉ tác động đến một phần ba thế giới như đã được mô tả trong câu Thánh Kinh. Ở đây diễn tả một sự kiện hủy diệt lớn nhưng không phải là hoàn toàn, tức là không phá hủy tất cả mọi thứ trên thế gian mà chỉ phá hủy một phần, qua đây thể hiện sự trừng phạt của Chúa cũng có mức độ. Điều này cũng phản ánh sự công chính trong sự phán xét của Đức Chúa Trời, khi chỉ một phần bị trừng phạt trong khi phần còn lại vẫn còn cơ hội ăn năn và thay đổi.
Thưa Cha, trong câu 8 có nói đến "một vật đã giống như một hòn núi lớn cháy rực lửa", con nghĩ đó có thể là một thiên thạch, một vật thể vũ trụ lớn cháy rực khi đi qua bầu khí quyển và rơi xuống biển. Sự kiện này gây ra một thảm họa thiên nhiên với những tác động nghiêm trọng, như làm thay đổi hệ sinh thái biển, tạo ra sóng thần hoặc gây ô nhiễm nghiêm trọng. Ngoài ra, sự kiện này cũng có thể ám chỉ một ngọn núi lửa khổng lồ phun trào cực kỳ mạnh mẽ, gây ra sự biến đổi lớn trên trái đất. Tác động của nó đối với một phần ba biển và làm biến đổi nước biển thành máu (theo câu 8) nó tượng trưng cho sự thay đổi lớn, không thể kiểm soát được đối với môi trường sống của các sinh vật biển. Cảnh báo này nhấn mạnh đến sự tàn phá từ thiên nhiên và các hiện tượng thiên tai mà con người không thể lường trước.
Thưa Cha, con nghĩ rằng "một phần ba biển đã trở thành máu" trong Khải Huyền 8:8 không nhất thiết phải là máu thật mà nó chỉ mang tính biểu tượng. Hình ảnh này có thể được hiểu là một sự ám chỉ về sự chết chóc và thảm họa lớn, đặc biệt là trong bối cảnh của sự phán xét cuối cùng. Việc biển trở thành "máu" có thể tượng trưng cho một thảm họa nghiêm trọng, nơi nước biển bị ô nhiễm, biến đổi màu sắc hoặc nhiễm độc đến mức không thể duy trì sự sống. Điều này dẫn đến cái chết của sinh vật biển, phản ánh sự mất mát nghiêm trọng trong hệ sinh thái và một phần ba sự sống trong đại dương bị tiêu diệt. Con cũng có thấy ở bên Trung Quốc có khu vực bị hiện tượng thủy triều đỏ do tảo xâm lấn sinh sản quá nhanh cũng làm cho cả một vùng nước đó trở thành màu đỏ nhìn như máu. Hình ảnh này không chỉ là một cảnh báo về sự tàn phá môi trường mà còn có thể là biểu tượng của sự tàn bạo và phá hoại mà thế gian sẽ phải chịu trong ngày phán xét. "Máu" ở đây có thể ám chỉ đến sự đổ máu, sự đau khổ, và cái chết, mà tất cả đều là hệ quả của những hành động sai trái của nhân loại và sự phán xét công chính của Đức Chúa Trời.
Thưa Cha, trong câu 9 nói rằng 1/3 những tàu thuyền đã bị hủy diệt con nghĩ có thể là do sóng thần hoặc những cơn sóng khổng lồ gây ra bởi sự kiện thiên thạch hoặc "hòn núi lớn cháy rực lửa" rơi xuống biển (câu 8). Khi thiên thạch hoặc vật thể vũ trụ lớn này rơi xuống, nó có thể tạo ra những cột sóng khổng lồ, giống như sóng thần, với sức mạnh quá lớn làm cho các tàu thuyền không chống chịu nổi. Hình ảnh này trong Khải Huyền mang ý nghĩa sâu xa hơn là một sự trừng phạt của Đức Chúa Trời đối với sự gian ác và bất tuân của nhân loại. Nó biểu thị sự bất lực của con người trước sức mạnh của thiên nhiên và sự can thiệp của Đấng Tối Cao, thể hiện rằng mọi sự vật trên thế gian, bao gồm cả các phương tiện vận chuyển và công nghệ, đều không thể chống lại sự phán xét của Đức Chúa Trời. Điều mà con người ngày nay với sự tiến độ của khoa học công nghệ họ nghĩ rằng mình đã làm chủ được tự nhiên, có thể chịu được trước những sự tàn phá của thiên nhiên.
Thưa Cha, hình ảnh ngôi sao lớn rơi xuống một phần ba các dòng sông và nguồn nước trong Khải Huyền 8:10 con hiểu nó mang hai ý nghĩa: Nghĩa thực tế và nghĩa biểu tượng, cả hai đều gợi lên cảnh báo sâu sắc cho loài người. Theo cách hiểu thực tế thì đây có thể là mô tả một thảm họa thiên nhiên khi một thiên thạch hoặc vật thể vũ trụ nào đó rơi xuống và gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của nhiều người. Sự kiện này, dù không hủy diệt toàn bộ trái đất, nhưng gây hậu quả nặng nề cho một phần lớn nguồn nước, vốn là yếu tố sống còn của nhân loại. Còn theo nghĩa biểu tượng, "ngôi sao lớn" và cái tên "Khổ Thảo" (có nghĩa là "cỏ đắng") chỉ sự lan truyền của những ảnh hưởng tiêu cực trong xã hội, làm ô nhiễm nguồn "nước tinh thần" của con người. Điều này nói lên sự suy đồi về đạo đức, giá trị sống và niềm tin, khi những tư tưởng lệch lạc lan rộng, làm "đắng" cuộc sống và gây hại cho một bộ phận lớn trong xã hội. Hình ảnh suy đồi về đạo đức này được Sứ Đồ Phao-lô mô tả trong II Ti-mô-thê 3:1-5: “Hãy biết điều này: Trong những ngày sau cùng, những thời kỳ khó khăn sẽ đến. Vì loài người sẽ là những kẻ ích kỷ, tham tiền, khoe khoang, xấc xược, phạm thượng, không vâng phục cha mẹ, không biết ơn, không tin kính, không có tình cảm tự nhiên, không hòa thuận, hay vu khống, không tiết độ, hung dữ, chống nghịch những sự lành và những người lành, phản bội, nóng tính, lên mình kiêu ngạo, yêu sự khoái lạc hơn yêu Thiên Chúa, có hình thức của sự tin kính, nhưng chối bỏ quyền lực của sự ấy. Con hãy tránh những kẻ như vậy.” Với cả hai cách hiểu trên đều là lời cảnh báo về hậu quả của sự lãng quên trong việc giữ gìn và bảo vệ cả nguồn sống vật chất lẫn tâm linh, đồng thời nhắc nhở chúng con phải thận trọng để ngăn ngừa những tác động tiêu cực có thể gây hại lâu dài cho mọi người.
Thưa Cha, hình ảnh mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao “bị đánh” trong Khải Huyền 8:12 con hiểu theo cả hai nghĩa thực tế và nghĩa biểu tượng. Thứ nhất theo nghĩa thực tế thì sự "bị đánh" này có thể chỉ đến hiện tượng tự nhiên như nhật thực hoặc nguyệt thực, khi ánh sáng từ các thiên thể bị che khuất hoặc giảm đi, hoặc một sự thay đổi trong tầng khí quyển khiến ánh sáng trên trái đất suy giảm. Đây có thể là một hiện tượng thiên văn bất thường, tạo ra bầu không khí u ám, như một điềm báo về sự phán xét và biến động khốc liệt đang đến. Thứ hai theo nghĩa biểu tượng thì sự "bị đánh" của mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao có thể biểu thị sự suy giảm hy vọng và ánh sáng tâm linh. Khi ánh sáng vốn là biểu tượng của niềm tin, hy vọng, và sự soi dẫn thiêng liêng bị giảm đi, điều này có thể gợi lên một thời kỳ đen tối, khi con người rơi vào sự hỗn loạn và thiếu vắng sự dẫn dắt của Chúa. Đây là lời cảnh báo về tình trạng suy đồi đạo đức và tinh thần trong thời kỳ cuối cùng này, khi nhân loại đối mặt với sự phán xét và phải chịu trách nhiệm cho những lựa chọn của mình. Vì thế, cảnh tượng "tối tăm" này mang tính biểu trưng cho một thời kỳ khủng hoảng tâm linh và thiếu vắng sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời.
Thưa Cha, những lời tiên tri trong phân đoạn Thánh Kinh trên khiến cho con cảm thấy sự trang nghiêm và cấp bách của thời kỳ sau cùng này. Sự miêu tả về những thiên tai, thiên tượng bất thường, và sự thay đổi lớn trong thế giới tự nhiên làm cho con ý thức rõ rệt về tính chất nghiêm trọng của những ngày cuối cùng và sự công chính trong sự phán xét của Đức Chúa Trời. Đối với con việc biết rằng Hội Thánh sẽ không phải trải qua những thời kỳ cuối cùng khủng khiếp này là nguồn an ủi và vui mừng rất lớn, bởi vì con đã được chuẩn bị sẵn sàng để gặp Chúa trước khi sự khốn khó của Kỳ Tận Thế sắp diễn ra và lòng con cũng cảm thấy tràn ngập niềm vui và biết ơn vì ân điển Chúa dành cho chúng con những người thuộc về Ngài. Tuy nhiên, đây cũng là động lực để con càng thêm cố gắng chia sẻ Tin Lành cho nhiều người, bởi lẽ con tin rằng những dấu hiệu của Kỳ Tận Thế đã ngày càng rõ ràng (chiến tranh, bệnh dịch, sự bội Đạo…) và thời gian còn lại để con truyền bá Tin Lành đang bị thu ngắn dần. Đó cũng là điều Chúa phán dặn các con dân của Ngài rằng: “Hãy rao truyền sự chết của Chúa cho tới khi Ngài đến”.
Việc giúp nhiều người Việt biết đến thông điệp về Kỳ Tận Thế là một sứ mệnh ý nghĩa và là một việc lành mà Chúa đã sắm sẵn cho mỗi chúng con. Việc quảng bá trang web như kytanthe.net cũng là một cách hữu ích để con kết nối nhiều người hơn với thông điệp của Thánh Kinh. Hội Thánh địa phương của con in danh thiếp có địa chỉ trang web này và phân phát đến mọi người, đó sẽ là phương tiện hiệu quả để chia sẻ sự thật về những gì sắp đến. Những công cụ đơn giản như danh thiếp sẽ là cánh cửa để mở lòng nhiều người, giúp họ biết đến Đức Chúa Trời và nhận lấy niềm hy vọng giữa những thời kỳ bất ổn sắp tới.
Thưa Cha, qua phân đoạn Khải Huyền 8:6-13 mang đến cho con nhiều bài học sâu sắc về sự phán xét, sự chuẩn bị tâm linh và sự tôn vinh quyền năng của Đức Chúa Trời trong những ngày sau cùng này. Dưới đây là một số bài học con rút ra từ phân đoạn Thánh Kinh trên:
+ Thứ nhất là những sự kiện xảy ra khi các thiên sứ thổi loa không chỉ là hình ảnh của những tai ương thiên nhiên mà còn là sự thể hiện quyền năng phán xét của Đức Chúa Trời. Mỗi tiếng loa được thổi ra đều mang đến một phần của sự phán xét, với những hình phạt nghiêm khắc đối với loài người và thế gian khi chống nghịch Chúa. Điều này nhắc nhở chúng con rằng Đức Chúa Trời là công chính và tất cả hành động xấu xa sẽ không thoát khỏi sự phán xét của Ngài.
+ Thứ hai là việc các thiên sứ thổi loa báo hiệu một sự chuẩn bị cho ngày phán xét là lời nhắc nhở cho chúng con về tầm quan trọng của sự chuẩn bị tâm linh. Chúng con cần sống một đời sống công chính và sẵn sàng đối mặt với những thử thách, đồng thời phải luôn sẵn sàng trong mọi hoàn cảnh, vì ngày phán xét có thể đến bất ngờ, bất kỳ lúc nào nên chúng con phải luôn tỉnh thức và giữ cho tấm lòng mình thánh sạch sống vâng theo Lời Chúa.
+ Thứ ba là dù những sự kiện trong phân đoạn này xảy ra vô cùng tàn khốc và khó khăn nhưng chúng con cũng thấy rằng Đức Chúa Trời không bao giờ phán xét mà không có mục đích cao cả. Sự phán xét không chỉ là sự trừng phạt mà còn là cơ hội để chúng con nhận ra tội lỗi của mình và quay về với Đức Chúa Trời, vì Ngài có yêu thì Ngài mới xử phạt chúng con để chúng con có cơ hội ăn năn quay về với Ngài. Qua đó, chúng con được nhắc nhở về ơn cứu chuộc của Chúa và sự hy vọng vào một tương lai mới mà Ngài hứa ban.
+ Thứ tư là trong các tai ương như mưa đá và lửa, một phần ba cây cối và cỏ xanh bị hủy diệt, và những thảm họa ảnh hưởng đến biển và các tàu thuyền, chúng con nhận thấy sự phù du của các giá trị vật chất. Đặc biệt, việc một phần ba đại dương và các tàu thuyền bị hủy diệt là lời nhắc nhở rằng sự giàu có và tiện nghi trần gian không phải là mục tiêu cuối cùng của đời sống này. Chúng con nên tập trung vào những giá trị vĩnh cửu chính là tìm kiếm sự sống đời đời và không bị cuốn theo những sự mê hoặc vật chất của thế gian đó là những thứ hay hư nát sẽ mau qua.
+ Thứ năm là cảnh báo của thiên sứ về những điều sắp đến (câu 13) thể hiện rằng sẽ có một thời kỳ khổ đau và khó khăn không chỉ dành cho những kẻ làm ác mà còn cho toàn thể nhân loại. Điều này nhắc nhở chúng con rằng thời gian hiện tại là cơ hội để tìm kiếm Chúa, chúng con sống công chính và giúp đỡ người khác nhận ra Đức Chúa Trời. Những sự kiện tồi tệ và những thử thách khó khăn sắp xảy ra trong ngày phán xét là lời kêu gọi chúng con hãy giữ vững đức tin. Chúng con cần sống với hy vọng và kiên trì trong sự trung tín, vì cuối cùng công lý của Đức Chúa Trời sẽ thắng lợi, và những ai giữ vững đức tin vào Chúa sẽ được cứu rỗi.
Chúng con cảm tạ Ngài vì Ngài là Đấng công chính và đầy lòng yêu thương. Xin Ngài giúp chúng con hiểu rõ sự nghiêm khắc trong phán xét của Ngài, và đồng thời nhận ra tình yêu và lòng từ bi của Ngài trong mọi hoàn cảnh. Chúng con cảm ơn Ngài đã ban cho chúng con cơ hội để ăn năn và quay trở lại với Ngài qua Đức Chúa Jesus Christ.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con sống tỉnh thức và chuẩn bị tâm linh, vì chúng con biết rằng ngày phán xét sẽ đến. Xin dạy chúng con sống cuộc sống công chính, giữ vững đức tin và hy vọng vào sự cứu rỗi của Ngài. Xin cho chúng con không bị mê hoặc bởi những giá trị vật chất tạm thời, mà luôn tìm kiếm Ngài là nguồn sống và hy vọng vĩnh cửu. Xin gia tăng lòng kiên nhẫn và sự bền đỗ cho chúng con trong mọi thử thách. Xin dẫn dắt chúng con, để chúng con có thể chia sẻ tình yêu và sự cứu rỗi của Ngài với những người xung quanh, để họ cũng được biết đến ơn cứu chuộc qua Đức Chúa Jesus.
Chúng con cầu nguyện trong danh Chúa Jesus Christ. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Bùi Thành Chinh
08/11/2024
...