Khải Huyền 1:4-8 Lời Chào Thăm và Chúc Phước Các Hội Thánh
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu đời đời của chúng con, con dâng lời cảm tạ ơn Cha vì Cha đã ban cho chúng con ngày Sa-bát phước hạnh để chúng con được nghỉ ngơi và Cha cho chúng con thì giờ để chúng con cùng nhóm hiệp lại cùng nhau để thờ phượng và nghe Lời của Chúa qua môi miệng của người chăn, thì giờ này Cha lại ban cho con thì giờ để con suy ngẫm Lời của Ngài trong sách Khải Huyền 1:4-8.
4 Giăng gửi cho bảy Hội Thánh tại A-si. Nguyện ân điển và bình an đến với các anh chị em từ Đấng Hiện Có Đã Có và Còn Đến; từ bảy Thần Linh, đang ở trước ngai của Ngài; 5 và từ Đức Chúa Jesus Christ: Đấng Chứng Nhân Thành Tín; sinh đầu từ trong những kẻ chết; Đấng Chủ Tể của các vua trên đất; Đấng yêu chúng ta và đã rửa sạch chúng ta khỏi những tội lỗi của chúng ta trong máu của Ngài; 6 Ngài đã lập chúng ta làm những vua và những thầy tế lễ cho Đức Chúa Trời, Cha của Ngài. Nguyện sự vinh quang và quyền thế thuộc về Ngài cho tới đời đời. A-men! 7 Kìa! Ngài đến với những đám mây và mọi mắt sẽ nhìn thấy Ngài, kể cả những kẻ đã đâm Ngài. Hết thảy các chi tộc trên đất sẽ đấm ngực vì cớ Ngài. Thật như vậy! A-men! 8 Chúa là Đấng Hiện Có Đã Có và Còn Đến, là Đấng Toàn Năng, phán: "Ta là Đấng An-pha và Đấng Ô-mê-ga! Đấng Bắt Đầu và Đấng Kết Thúc!"
Thưa Cha, phân đoạn trong sách Khải Huyền 1:4-8 là lời chào của Sứ Đồ Giăng gửi đến bảy Hội Thánh tại A-si (khu vực ngày nay là miền tây của Thổ Nhĩ Kỳ), nguyện xin sự ban phước ân điển và bình an từ Đức Chúa Trời, Đấng Hiện Có, Đã Có và Còn Đến, cùng với bảy Thần Linh trước ngai của Ngài. Đức Chúa Jesus Christ được giới thiệu là Đấng Chứng Nhân Thành Tín, Đấng phục sinh đầu tiên từ trong kẻ chết và Chủ Tể của các vua trên đất. Ngài yêu thương và đã rửa sạch tội lỗi chúng con bằng máu của Ngài, lập chúng con làm vua và thầy tế lễ cho Đức Chúa Trời. Sứ Đồ Giăng cũng tiên báo về sự tái lâm của Đức Chúa Jesus, khi mọi người sẽ nhìn thấy Ngài trở lại trên những đám mây, và cuối cùng Chúa khẳng định Ngài là Đấng An-pha và Ô-mê-ga là khởi đầu và kết thúc của mọi sự.
Thưa Cha, “bảy Hội Thánh tại A-si” con hiểu là sự tiêu biểu cho toàn thể Hội Thánh, không chỉ giới hạn ở bảy hội thánh cụ thể ở đây, mà số 7 trong Thánh Kinh nó mang ý nghĩa biểu tượng rất quan trọng, thường đại diện cho sự trọn vẹn, hoàn hảo và toàn vẹn trong kế hoạch của Đức Chúa Trời. Ở đây nó mang tính biểu tượng cho sự hoàn hảo và đầy đủ của Hội Thánh của Đức Chúa Trời trên toàn thế gian.
Thưa Cha, danh từ "Đấng Hiện Có Đã Có và Còn Đến" con hiểu đó là chỉ về sự vĩnh hằng và toàn năng của Đức Chúa Trời. Cụm từ này chỉ về Đức Chúa Cha, nhấn mạnh rằng Ngài luôn tồn tại, không bị giới hạn bởi thời gian. Cụm từ không chỉ nói về sự hiện diện của Đức Chúa Trời ở mọi thời điểm mà còn thể hiện sự vĩnh hằng và không thay đổi của Ngài. Nó đặc biệt nhấn mạnh quyền năng vượt thời gian của Đức Chúa Trời, Ngài là khởi đầu và kết thúc của mọi sự, như cụm từ trong Khải Huyền 1:8: "Ta là Đấng An-pha và Đấng Ô-mê-ga!"
Thưa Cha, "bảy Thần Linh" ở trong câu 4 con hiểu là biểu tượng cho sự toàn vẹn của Đức Thánh Linh, đại diện cho bảy phương diện hay sự đầy đủ của Ngài. Nó không phải là bảy thực thể riêng lẽ, mà biểu thị cho Đức Thánh Linh trong sự toàn vẹn của Ngài. "Bảy phương diện" của Đức Thánh Linh được mô tả rõ ràng nhất trong Ê-sai 11:2 “Và ngự trên Ngài là Thần của Đấng Tự Hữu Hằng Hữu, Thần Khôn Sáng và Hiểu Biết, Thần Mưu Định và Mạnh Sức, Thần Tri Thức và Kính Sợ Đấng Tự Hữu Hằng Hữu” nơi Tiên Tri Ê-sai nói về các đặc tính của Đức Thánh Linh sẽ ngự trên Đấng Mê-si-a. Bảy phương diện đó là: 1. Thần của Đấng Tự Hữu Hằng Hữu; 2. Thần của sự khôn sáng; 3. Thần của sự hiểu biết; 4. Thần của mưu định; 5. Thần của năng lực; 6. Thần của sự tri thức; 7. Thần của sự kính sợ Đấng Tự Hữu Hằng Hữu.
Thưa Cha, trong câu 5 Đức Chúa Jesus Christ được gọi là "Đấng Chứng Nhân Thành Tín" vì Ngài làm chứng về sự thật của Đức Chúa Trời một cách hoàn toàn chân thật và trung tín. Ngài đã làm chứng về sự thật của Đức Chúa Trời qua lời giảng, đời sống, phép lạ, sự chết chuộc tội, và sự phục sinh của Ngài. Ngài là hiện thân của chân lý và sự thật, bày tỏ rõ ràng ý chỉ và kế hoạch cứu chuộc của Đức Chúa Trời cho nhân loại.
Thưa Cha, cụm từ "sinh đầu từ trong những kẻ chết" có nghĩa là Đức Chúa Jesus Christ là người đầu tiên sống lại từ kẻ chết, mang ý nghĩa Ngài đã chiến thắng sự chết và dẫn dắt sự phục sinh của những ai tin vào Ngài để được sống lại và hưởng sự sống đời đời.
Còn những người đã được Đức Chúa Jesus Christ lập "làm những vua và những thầy tế lễ cho Đức Chúa Trời" trong câu 6 con hiểu đó là tất cả những người tin nhận Chúa, đã được cứu chuộc bởi máu Ngài, và đã tin nhận Chúa thì chúng con phải có trách nhiệm sống một đời sống thánh khiết và phục vụ Đức Chúa Trời với vai trò làm vua và thầy tế lễ của Chúa trong cả hiện tại và tương lai.
Thưa Cha, trong chức vụ vua và thầy tế lễ chúng con có các trách nhiệm và vai trò quan trọng, cả về mặt thuộc linh và thực tế. Dưới đây là những điều mà chúng con thực hiện trong chức vụ của mình cụ thể là:
+ Trong chức vụ nhà vua: Chúng con có vai trò cai trị và quản lý, không chỉ trong tương lai vinh hiển của Nước Đức Chúa Trời, mà còn trong cuộc sống hiện tại, chúng con thể hiện sự cai trị qua cách sống và phục vụ Đức Chúa Trời: Chúng con cai trị trên tội lỗi, trên những sự cám dỗ và xác thịt thông qua quyền năng của Đức Thánh Linh. Điều này có nghĩa là chúng con sống một đời sống thánh khiết, làm chủ bản thân và bước đi trong sự công chính (Rô-ma 6:12-14). Và chúng con được cai trị cùng Đấng Christ trong Vương Quốc Ngàn Năm (Khải Huyền 20:4-6). Chúng con sẽ được ban cho quyền hành để quản lý và phục vụ trong vương quốc của Ngài, biểu lộ quyền cai trị thánh khiết của Đức Chúa Trời.
+ Trong chức vụ thầy tế lễ: Chúng con có một mối quan hệ đặc biệt với Đức Chúa Trời. Chức vụ thầy tế lễ có hai khía cạnh chính: Thứ nhất là dâng sự thờ phượng và cầu nguyện lên Đức Chúa Trời, thứ hai là cầu thay cho người khác.
Thưa Cha, trong câu 7 có nói đến sự tái lâm của Đấng Christ, khi Ngài sẽ trở lại trong vinh hiển trên mây trời và mọi người, kể cả những kẻ đã chống đối Ngài, sẽ nhìn thấy Ngài. Còn "những kẻ đã đâm Ngài" trong ngữ cảnh này chỉ về những người trực tiếp đóng đinh Đức Chúa Jesus, nhưng cũng mở rộng ra để ám chỉ tất cả những ai chống đối và chối bỏ Ngài, sống nghịch lại ý muốn của Chúa, vi phạm các điều răn luật pháp của Ngài. Hành động "đấm ngực" ở đây tiêu biểu cho sự ăn năn, hối tiếc và đau khổ. "Hết thảy các chi tộc trên đất" sẽ đấm ngực vì cớ Ngài khi họ nhận ra sự thật về Đấng Christ trong ngày tái lâm thì đã muộn, thể hiện sự hối hận vì đã từ chối hoặc chống đối Ngài.
Thưa Cha, cụm từ "Đấng Hiện Có Đã Có và Còn Đến, là Đấng Toàn Năng" trong câu 8 là chỉ về Đức Chúa Trời, Đấng Toàn Năng, Đấng vĩnh cửu và toàn quyền trên mọi sự, khẳng định quyền năng và sự vĩnh hằng của Ngài từ khởi đầu đến kết thúc.
Thưa Cha, lá thư của Sứ Đồ Giăng viết ở đây không chỉ dành cho các Hội Thánh cổ xưa mà còn cho mỗi chúng con ngày nay. Nó nhắc nhở chúng con rằng thông điệp của Đức Chúa Trời luôn có giá trị và áp dụng cho tất cả chúng con trong cuộc hành trình đức tin.
Mỗi Hội Thánh địa phương của chúng con, cũng giống như bảy Hội Thánh tại A-si đều có vai trò trong chương trình của Đức Chúa Trời. Hội Thánh là một phần của kế hoạch cứu chuộc toàn thể nhân loại mà Đức Chúa Trời đã vạch ra.
Thưa Cha, con luôn nhận được ân điển và sự bình an khi ở trong Chúa. Ân điển và bình an đó là những món quà vô giá từ Đức Chúa Trời được ban phát cho con qua đức tin nơi Chúa Jesus Christ. Điều này cũng nhắc nhở mỗi chúng con phải luôn xét mình kiểm tra đời sống thuộc linh của mình, xem liệu chúng con có đang sống trong ân điển và bình an mà Ba Ngôi Thiên Chúa ban tặng hay không? Con sống trong ân điển và sự bình an ở trong Chúa là khi con sống một đời sống của sự tha thứ, biết ơn, và hòa giải, luôn hướng lòng mình về Đức Chúa Trời, nhận ra sự vĩ đại của ân điển Ngài và tin cậy vào sự bình an mà chỉ có Ngài mới ban cho. Đó là cách sống với niềm hy vọng, không sợ hãi, và luôn hướng tới sự phục vụ và vinh quang của Đức Chúa Trời.
Thưa Cha, khi con tin nhận Chúa thì con biết rằng con đã được Ngài lập lên làm vua và thầy tế lễ cho Đức Chúa Trời, điều này mang đến cho con một trọng trách thiêng liêng. Con không chỉ nhận một danh xưng cao quý, mà còn phải sống và hành động theo vai trò mà Đức Chúa Trời đã ban cho con, con có trách nhiệm trong việc phục vụ, cầu nguyện, và lan truyền Tin Lành của Chúa đến cho mọi người như Lời Chúa đã phán dạy trong sách I Cô-rinh-tô 11:26 “Hãy rao truyền sự chết cho tới lúc Ngài đến.”
Thưa Cha, con đã sẵn sàng cho sự đến của Đấng Christ, con luôn sống một đời sống vâng theo lời dạy của Chúa để chuẩn bị cho sự gặp Ngài, với tinh thần tỉnh thức và trung tín. Đây không chỉ là sự chờ đợi thụ động mà là một hành trình sống theo các giáo lý của Chúa, có trách nhiệm với Đức Chúa Trời, với bản thân và với người khác. Những việc con làm để sẵn sàng cho sự đến của Đấng Christ đó là:
+ Luôn tỉnh thức và cầu nguyện: Đức Chúa Jesus khuyên dạy chúng con phải luôn tỉnh thức, không bị cuốn vào những cám dỗ và sự lôi cuốn của thế gian. Điều này có nghĩa là chúng con phải giữ vững đời sống thuộc linh, luôn ý thức rằng Chúa có thể trở lại bất cứ lúc nào (Ma-thi-ơ 24:42-44).Và sự cầu nguyện giữ cho chúng con trong mối quan hệ gần gũi với Đức Chúa Trời. Cầu nguyện giúp con giữ vững đức tin, tìm kiếm ý muốn của Chúa trong mọi tình huống và con được Đức Thánh Linh dẫn dắt trong sự chuẩn bị cho sự tái lâm của Ngài (I Tê-sa-lô-ni-ca 5:17).
+ Sống đời sống thánh khiết: Khi con tin nhận Chúa thì con phải sống một cuộc sống thánh khiết trong con không còn có ý muốn tìm kiếm tội lỗi hay sống trong tội nữa (tội lỗi là sự vi phạm các điều răn luật pháp của Chúa), một đời sống thánh khiết cũng là dấu hiệu của sự chuẩn bị thuộc linh của con cho sự trở lại của Chúa.
+ Làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời: Đức Chúa Jesus kể nhiều ngụ ngôn về sự trung tín trong công việc để chuẩn bị cho sự trở lại của Ngài, như ngụ ngôn về những nén bạc (Ma-thi-ơ 25:14-30). Những nén bạc tượng trưng cho ân tứ, thời gian, và cơ hội mà Chúa ban cho chúng con. Chúng con cần sử dụng những gì Chúa ban để làm việc vì vương quốc của Ngài, mang lại ích lợi cho mọi người, và thực hiện các sứ mạng Chúa giao phó và luôn trung tín với Chúa trong mọi hoàn cảnh.
+ Rao truyền Tin Lành của Chúa cho mọi người: Rao truyền Tin Lành là trách nhiệm của mỗi Cơ-đốc nhân chúng con để chia sẻ hy vọng sự đến của Đấng Christ với người khác. Rao truyền Tin Lành là một phần của việc chuẩn bị, bởi vì Chúa mong muốn không ai phải hư mất mà tất cả đều được cứu (Ma-thi-ơ 28:19-20).
Thưa Cha, Khải Huyền 1:4-8 không chỉ là một lời chào mà còn chứa đựng những bài học sâu sắc về sự hiện diện của Chúa, sự cứu chuộc qua Đấng Christ, vai trò của các Cơ-đốc nhân, sự tái lâm của Ngài, và quyền năng của Đức Chúa Trời. Qua phân đoạn Thánh Kinh này cũng cho con rút ra được nhiều bài học bổ ích cho con, cụ thể như:
+ Trong câu 4 “Nguyện ân điển và bình an đến với các anh chị em từ Đấng Hiện Có Đã Có và Còn Đến”. Đoạn này nhấn mạnh sự hiện diện liên tục của Đức Chúa Trời trong cuộc sống của con cái Ngài. Đấng Christ không chỉ là một nhân vật lịch sử mà còn là Đấng hiện diện trong đời sống của chúng con, Ngài là nguồn ân điển và bình an. Điều này nhắc nhở chúng con rằng chúng con có thể tìm thấy sự an ủi và sức mạnh từ sự hiện diện của Ngài trong mọi hoàn cảnh khi chúng con phải đối diện với những nan đề trong cuộc sống.
+ Trong câu 5 “Đấng yêu chúng ta và đã rửa sạch chúng ta khỏi những tội lỗi của chúng ta trong máu của Ngài”. Đây là một lời nhắc nhở về sự hy sinh của Đức Chúa Jesus, Ngài đã chịu chết để cứu chuộc nhân loại khỏi tội lỗi. Bài học rút ra từ câu này là lòng biết ơn và sự sống thánh khiết, bởi vì chúng con đã được rửa sạch và tái sinh qua huyết của Ngài.
+ Trong câu 6 “Ngài đã lập chúng ta làm những vua và những thầy tế lễ cho Đức Chúa Trời, Cha của Ngài”. Đoạn này cho thấy rằng mỗi Cơ-đốc nhân không chỉ là người nhận ơn mà còn là những người có trách nhiệm, có địa vị trong vương quốc của Chúa. Điều này nhắc nhở mỗi chúng con về vai trò và trách nhiệm của mình trong việc phục vụ Chúa và làm chứng cho Ngài. Chúng con không chỉ sống cho bản thân mình mà còn để làm vinh hiển Đức Chúa Trời.
+ Trong câu 7 “Kìa! Ngài đến với những đám mây". Sự tái lâm của Đấng Christ là một phần quan trọng trong niềm tin của mỗi Cơ-đốc nhân. Điều này nhắc nhở chúng con rằng Chúa sẽ trở lại và mọi người sẽ phải đối diện với sự phán xét của Ngài. Bài học ở đây là chúng con chuẩn bị cho ngày Chúa trở lại, mỗi chúng con cần sống đời sống thánh khiết và trung tín luôn sẵn sàng để gặp Ngài.
+ Trong câu 8 “Chúa là Đấng Hiện Có Đã Có và Còn Đến, là Đấng Toàn Năng”. Đức Chúa Trời là Đấng Vĩnh Cửu, là nguồn quyền năng và sự sống. Đoạn này nhắc nhở chúng con rằng chúng con có thể tin cậy vào quyền năng của Chúa trong mọi hoàn cảnh, vì Ngài là Đấng cầm quyền trên tất cả mọi sự.
Chúng con cảm tạ Chúa vì ân điển và sự bình an mà Ngài đã ban cho chúng con qua Đức Chúa Jesus Christ. Chúng con biết rằng Ngài là Đấng Hiện Có Đã Có và Còn Đến, Đấng đã yêu thương chúng con và đã rửa sạch mọi tội lỗi của chúng con bằng máu của Ngài. Xin giúp chúng con luôn nhớ rằng chúng con được lập làm vua và thầy tế lễ cho Ngài, để chúng con có thể sống một đời sống vinh hiển cho Ngài.
Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn tỉnh thức và sẵn sàng cho sự tái lâm của Chúa. Giúp chúng con sống trong sự thánh khiết và trung tín, để chúng con không chỉ là những người nhận lãnh ơn phước, mà còn là những người làm chứng cho tình yêu và quyền năng của Ngài trong thế gian này.
Xin Ngài ban cho chúng con niềm hy vọng vững vàng vào sự trở lại của Ngài, để mỗi ngày sống của chúng con đều là một bước tiến gần hơn tới vương quốc vĩnh cửu của Ngài. Chúng con cầu xin rằng qua đời sống và lời nói của chúng con, nhiều người sẽ biết đến sự cứu rỗi của Ngài.
Chúng con tạ ơn Ngài vì mọi điều Ngài đã làm và sẽ làm trong cuộc đời chúng con. Nguyện sự vinh quang và quyền phép duy thuộc về Ngài từ nay cho đến đời đời. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ. Bùi Thành Chinh 05/10/2024
Khải Huyền 1:4-8 Lời Chào Thăm và Chúc Phước Các Hội Thánh
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu đời đời của chúng con, con dâng lời cảm tạ ơn Cha vì Cha đã ban cho chúng con ngày Sa-bát phước hạnh để chúng con được nghỉ ngơi và Cha cho chúng con thì giờ để chúng con cùng nhóm hiệp lại cùng nhau để thờ phượng và nghe Lời của Chúa qua môi miệng của người chăn, thì giờ này Cha lại ban cho con thì giờ để con suy ngẫm Lời của Ngài trong sách Khải Huyền 1:4-8.
4 Giăng gửi cho bảy Hội Thánh tại A-si. Nguyện ân điển và bình an đến với các anh chị em từ Đấng Hiện Có Đã Có và Còn Đến; từ bảy Thần Linh, đang ở trước ngai của Ngài;
5 và từ Đức Chúa Jesus Christ: Đấng Chứng Nhân Thành Tín; sinh đầu từ trong những kẻ chết; Đấng Chủ Tể của các vua trên đất; Đấng yêu chúng ta và đã rửa sạch chúng ta khỏi những tội lỗi của chúng ta trong máu của Ngài;
6 Ngài đã lập chúng ta làm những vua và những thầy tế lễ cho Đức Chúa Trời, Cha của Ngài. Nguyện sự vinh quang và quyền thế thuộc về Ngài cho tới đời đời. A-men!
7 Kìa! Ngài đến với những đám mây và mọi mắt sẽ nhìn thấy Ngài, kể cả những kẻ đã đâm Ngài. Hết thảy các chi tộc trên đất sẽ đấm ngực vì cớ Ngài. Thật như vậy! A-men!
8 Chúa là Đấng Hiện Có Đã Có và Còn Đến, là Đấng Toàn Năng, phán: "Ta là Đấng An-pha và Đấng Ô-mê-ga! Đấng Bắt Đầu và Đấng Kết Thúc!"
Thưa Cha, phân đoạn trong sách Khải Huyền 1:4-8 là lời chào của Sứ Đồ Giăng gửi đến bảy Hội Thánh tại A-si (khu vực ngày nay là miền tây của Thổ Nhĩ Kỳ), nguyện xin sự ban phước ân điển và bình an từ Đức Chúa Trời, Đấng Hiện Có, Đã Có và Còn Đến, cùng với bảy Thần Linh trước ngai của Ngài. Đức Chúa Jesus Christ được giới thiệu là Đấng Chứng Nhân Thành Tín, Đấng phục sinh đầu tiên từ trong kẻ chết và Chủ Tể của các vua trên đất. Ngài yêu thương và đã rửa sạch tội lỗi chúng con bằng máu của Ngài, lập chúng con làm vua và thầy tế lễ cho Đức Chúa Trời. Sứ Đồ Giăng cũng tiên báo về sự tái lâm của Đức Chúa Jesus, khi mọi người sẽ nhìn thấy Ngài trở lại trên những đám mây, và cuối cùng Chúa khẳng định Ngài là Đấng An-pha và Ô-mê-ga là khởi đầu và kết thúc của mọi sự.
Thưa Cha, “bảy Hội Thánh tại A-si” con hiểu là sự tiêu biểu cho toàn thể Hội Thánh, không chỉ giới hạn ở bảy hội thánh cụ thể ở đây, mà số 7 trong Thánh Kinh nó mang ý nghĩa biểu tượng rất quan trọng, thường đại diện cho sự trọn vẹn, hoàn hảo và toàn vẹn trong kế hoạch của Đức Chúa Trời. Ở đây nó mang tính biểu tượng cho sự hoàn hảo và đầy đủ của Hội Thánh của Đức Chúa Trời trên toàn thế gian.
Thưa Cha, danh từ "Đấng Hiện Có Đã Có và Còn Đến" con hiểu đó là chỉ về sự vĩnh hằng và toàn năng của Đức Chúa Trời. Cụm từ này chỉ về Đức Chúa Cha, nhấn mạnh rằng Ngài luôn tồn tại, không bị giới hạn bởi thời gian. Cụm từ không chỉ nói về sự hiện diện của Đức Chúa Trời ở mọi thời điểm mà còn thể hiện sự vĩnh hằng và không thay đổi của Ngài. Nó đặc biệt nhấn mạnh quyền năng vượt thời gian của Đức Chúa Trời, Ngài là khởi đầu và kết thúc của mọi sự, như cụm từ trong Khải Huyền 1:8: "Ta là Đấng An-pha và Đấng Ô-mê-ga!"
Thưa Cha, "bảy Thần Linh" ở trong câu 4 con hiểu là biểu tượng cho sự toàn vẹn của Đức Thánh Linh, đại diện cho bảy phương diện hay sự đầy đủ của Ngài. Nó không phải là bảy thực thể riêng lẽ, mà biểu thị cho Đức Thánh Linh trong sự toàn vẹn của Ngài. "Bảy phương diện" của Đức Thánh Linh được mô tả rõ ràng nhất trong Ê-sai 11:2 “Và ngự trên Ngài là Thần của Đấng Tự Hữu Hằng Hữu, Thần Khôn Sáng và Hiểu Biết, Thần Mưu Định và Mạnh Sức, Thần Tri Thức và Kính Sợ Đấng Tự Hữu Hằng Hữu” nơi Tiên Tri Ê-sai nói về các đặc tính của Đức Thánh Linh sẽ ngự trên Đấng Mê-si-a. Bảy phương diện đó là: 1. Thần của Đấng Tự Hữu Hằng Hữu; 2. Thần của sự khôn sáng; 3. Thần của sự hiểu biết; 4. Thần của mưu định; 5. Thần của năng lực; 6. Thần của sự tri thức; 7. Thần của sự kính sợ Đấng Tự Hữu Hằng Hữu.
Thưa Cha, trong câu 5 Đức Chúa Jesus Christ được gọi là "Đấng Chứng Nhân Thành Tín" vì Ngài làm chứng về sự thật của Đức Chúa Trời một cách hoàn toàn chân thật và trung tín. Ngài đã làm chứng về sự thật của Đức Chúa Trời qua lời giảng, đời sống, phép lạ, sự chết chuộc tội, và sự phục sinh của Ngài. Ngài là hiện thân của chân lý và sự thật, bày tỏ rõ ràng ý chỉ và kế hoạch cứu chuộc của Đức Chúa Trời cho nhân loại.
Thưa Cha, cụm từ "sinh đầu từ trong những kẻ chết" có nghĩa là Đức Chúa Jesus Christ là người đầu tiên sống lại từ kẻ chết, mang ý nghĩa Ngài đã chiến thắng sự chết và dẫn dắt sự phục sinh của những ai tin vào Ngài để được sống lại và hưởng sự sống đời đời.
Còn những người đã được Đức Chúa Jesus Christ lập "làm những vua và những thầy tế lễ cho Đức Chúa Trời" trong câu 6 con hiểu đó là tất cả những người tin nhận Chúa, đã được cứu chuộc bởi máu Ngài, và đã tin nhận Chúa thì chúng con phải có trách nhiệm sống một đời sống thánh khiết và phục vụ Đức Chúa Trời với vai trò làm vua và thầy tế lễ của Chúa trong cả hiện tại và tương lai.
Thưa Cha, trong chức vụ vua và thầy tế lễ chúng con có các trách nhiệm và vai trò quan trọng, cả về mặt thuộc linh và thực tế. Dưới đây là những điều mà chúng con thực hiện trong chức vụ của mình cụ thể là:
+ Trong chức vụ nhà vua: Chúng con có vai trò cai trị và quản lý, không chỉ trong tương lai vinh hiển của Nước Đức Chúa Trời, mà còn trong cuộc sống hiện tại, chúng con thể hiện sự cai trị qua cách sống và phục vụ Đức Chúa Trời: Chúng con cai trị trên tội lỗi, trên những sự cám dỗ và xác thịt thông qua quyền năng của Đức Thánh Linh. Điều này có nghĩa là chúng con sống một đời sống thánh khiết, làm chủ bản thân và bước đi trong sự công chính (Rô-ma 6:12-14). Và chúng con được cai trị cùng Đấng Christ trong Vương Quốc Ngàn Năm (Khải Huyền 20:4-6). Chúng con sẽ được ban cho quyền hành để quản lý và phục vụ trong vương quốc của Ngài, biểu lộ quyền cai trị thánh khiết của Đức Chúa Trời.
+ Trong chức vụ thầy tế lễ: Chúng con có một mối quan hệ đặc biệt với Đức Chúa Trời. Chức vụ thầy tế lễ có hai khía cạnh chính: Thứ nhất là dâng sự thờ phượng và cầu nguyện lên Đức Chúa Trời, thứ hai là cầu thay cho người khác.
Thưa Cha, trong câu 7 có nói đến sự tái lâm của Đấng Christ, khi Ngài sẽ trở lại trong vinh hiển trên mây trời và mọi người, kể cả những kẻ đã chống đối Ngài, sẽ nhìn thấy Ngài. Còn "những kẻ đã đâm Ngài" trong ngữ cảnh này chỉ về những người trực tiếp đóng đinh Đức Chúa Jesus, nhưng cũng mở rộng ra để ám chỉ tất cả những ai chống đối và chối bỏ Ngài, sống nghịch lại ý muốn của Chúa, vi phạm các điều răn luật pháp của Ngài. Hành động "đấm ngực" ở đây tiêu biểu cho sự ăn năn, hối tiếc và đau khổ. "Hết thảy các chi tộc trên đất" sẽ đấm ngực vì cớ Ngài khi họ nhận ra sự thật về Đấng Christ trong ngày tái lâm thì đã muộn, thể hiện sự hối hận vì đã từ chối hoặc chống đối Ngài.
Thưa Cha, cụm từ "Đấng Hiện Có Đã Có và Còn Đến, là Đấng Toàn Năng" trong câu 8 là chỉ về Đức Chúa Trời, Đấng Toàn Năng, Đấng vĩnh cửu và toàn quyền trên mọi sự, khẳng định quyền năng và sự vĩnh hằng của Ngài từ khởi đầu đến kết thúc.
Thưa Cha, lá thư của Sứ Đồ Giăng viết ở đây không chỉ dành cho các Hội Thánh cổ xưa mà còn cho mỗi chúng con ngày nay. Nó nhắc nhở chúng con rằng thông điệp của Đức Chúa Trời luôn có giá trị và áp dụng cho tất cả chúng con trong cuộc hành trình đức tin.
Mỗi Hội Thánh địa phương của chúng con, cũng giống như bảy Hội Thánh tại A-si đều có vai trò trong chương trình của Đức Chúa Trời. Hội Thánh là một phần của kế hoạch cứu chuộc toàn thể nhân loại mà Đức Chúa Trời đã vạch ra.
Thưa Cha, con luôn nhận được ân điển và sự bình an khi ở trong Chúa. Ân điển và bình an đó là những món quà vô giá từ Đức Chúa Trời được ban phát cho con qua đức tin nơi Chúa Jesus Christ. Điều này cũng nhắc nhở mỗi chúng con phải luôn xét mình kiểm tra đời sống thuộc linh của mình, xem liệu chúng con có đang sống trong ân điển và bình an mà Ba Ngôi Thiên Chúa ban tặng hay không? Con sống trong ân điển và sự bình an ở trong Chúa là khi con sống một đời sống của sự tha thứ, biết ơn, và hòa giải, luôn hướng lòng mình về Đức Chúa Trời, nhận ra sự vĩ đại của ân điển Ngài và tin cậy vào sự bình an mà chỉ có Ngài mới ban cho. Đó là cách sống với niềm hy vọng, không sợ hãi, và luôn hướng tới sự phục vụ và vinh quang của Đức Chúa Trời.
Thưa Cha, khi con tin nhận Chúa thì con biết rằng con đã được Ngài lập lên làm vua và thầy tế lễ cho Đức Chúa Trời, điều này mang đến cho con một trọng trách thiêng liêng. Con không chỉ nhận một danh xưng cao quý, mà còn phải sống và hành động theo vai trò mà Đức Chúa Trời đã ban cho con, con có trách nhiệm trong việc phục vụ, cầu nguyện, và lan truyền Tin Lành của Chúa đến cho mọi người như Lời Chúa đã phán dạy trong sách I Cô-rinh-tô 11:26 “Hãy rao truyền sự chết cho tới lúc Ngài đến.”
Thưa Cha, con đã sẵn sàng cho sự đến của Đấng Christ, con luôn sống một đời sống vâng theo lời dạy của Chúa để chuẩn bị cho sự gặp Ngài, với tinh thần tỉnh thức và trung tín. Đây không chỉ là sự chờ đợi thụ động mà là một hành trình sống theo các giáo lý của Chúa, có trách nhiệm với Đức Chúa Trời, với bản thân và với người khác. Những việc con làm để sẵn sàng cho sự đến của Đấng Christ đó là:
+ Luôn tỉnh thức và cầu nguyện: Đức Chúa Jesus khuyên dạy chúng con phải luôn tỉnh thức, không bị cuốn vào những cám dỗ và sự lôi cuốn của thế gian. Điều này có nghĩa là chúng con phải giữ vững đời sống thuộc linh, luôn ý thức rằng Chúa có thể trở lại bất cứ lúc nào (Ma-thi-ơ 24:42-44).Và sự cầu nguyện giữ cho chúng con trong mối quan hệ gần gũi với Đức Chúa Trời. Cầu nguyện giúp con giữ vững đức tin, tìm kiếm ý muốn của Chúa trong mọi tình huống và con được Đức Thánh Linh dẫn dắt trong sự chuẩn bị cho sự tái lâm của Ngài (I Tê-sa-lô-ni-ca 5:17).
+ Sống đời sống thánh khiết: Khi con tin nhận Chúa thì con phải sống một cuộc sống thánh khiết trong con không còn có ý muốn tìm kiếm tội lỗi hay sống trong tội nữa (tội lỗi là sự vi phạm các điều răn luật pháp của Chúa), một đời sống thánh khiết cũng là dấu hiệu của sự chuẩn bị thuộc linh của con cho sự trở lại của Chúa.
+ Làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời: Đức Chúa Jesus kể nhiều ngụ ngôn về sự trung tín trong công việc để chuẩn bị cho sự trở lại của Ngài, như ngụ ngôn về những nén bạc (Ma-thi-ơ 25:14-30). Những nén bạc tượng trưng cho ân tứ, thời gian, và cơ hội mà Chúa ban cho chúng con. Chúng con cần sử dụng những gì Chúa ban để làm việc vì vương quốc của Ngài, mang lại ích lợi cho mọi người, và thực hiện các sứ mạng Chúa giao phó và luôn trung tín với Chúa trong mọi hoàn cảnh.
+ Rao truyền Tin Lành của Chúa cho mọi người: Rao truyền Tin Lành là trách nhiệm của mỗi Cơ-đốc nhân chúng con để chia sẻ hy vọng sự đến của Đấng Christ với người khác. Rao truyền Tin Lành là một phần của việc chuẩn bị, bởi vì Chúa mong muốn không ai phải hư mất mà tất cả đều được cứu (Ma-thi-ơ 28:19-20).
Thưa Cha, Khải Huyền 1:4-8 không chỉ là một lời chào mà còn chứa đựng những bài học sâu sắc về sự hiện diện của Chúa, sự cứu chuộc qua Đấng Christ, vai trò của các Cơ-đốc nhân, sự tái lâm của Ngài, và quyền năng của Đức Chúa Trời. Qua phân đoạn Thánh Kinh này cũng cho con rút ra được nhiều bài học bổ ích cho con, cụ thể như:
+ Trong câu 4 “Nguyện ân điển và bình an đến với các anh chị em từ Đấng Hiện Có Đã Có và Còn Đến”. Đoạn này nhấn mạnh sự hiện diện liên tục của Đức Chúa Trời trong cuộc sống của con cái Ngài. Đấng Christ không chỉ là một nhân vật lịch sử mà còn là Đấng hiện diện trong đời sống của chúng con, Ngài là nguồn ân điển và bình an. Điều này nhắc nhở chúng con rằng chúng con có thể tìm thấy sự an ủi và sức mạnh từ sự hiện diện của Ngài trong mọi hoàn cảnh khi chúng con phải đối diện với những nan đề trong cuộc sống.
+ Trong câu 5 “Đấng yêu chúng ta và đã rửa sạch chúng ta khỏi những tội lỗi của chúng ta trong máu của Ngài”. Đây là một lời nhắc nhở về sự hy sinh của Đức Chúa Jesus, Ngài đã chịu chết để cứu chuộc nhân loại khỏi tội lỗi. Bài học rút ra từ câu này là lòng biết ơn và sự sống thánh khiết, bởi vì chúng con đã được rửa sạch và tái sinh qua huyết của Ngài.
+ Trong câu 6 “Ngài đã lập chúng ta làm những vua và những thầy tế lễ cho Đức Chúa Trời, Cha của Ngài”. Đoạn này cho thấy rằng mỗi Cơ-đốc nhân không chỉ là người nhận ơn mà còn là những người có trách nhiệm, có địa vị trong vương quốc của Chúa. Điều này nhắc nhở mỗi chúng con về vai trò và trách nhiệm của mình trong việc phục vụ Chúa và làm chứng cho Ngài. Chúng con không chỉ sống cho bản thân mình mà còn để làm vinh hiển Đức Chúa Trời.
+ Trong câu 7 “Kìa! Ngài đến với những đám mây". Sự tái lâm của Đấng Christ là một phần quan trọng trong niềm tin của mỗi Cơ-đốc nhân. Điều này nhắc nhở chúng con rằng Chúa sẽ trở lại và mọi người sẽ phải đối diện với sự phán xét của Ngài. Bài học ở đây là chúng con chuẩn bị cho ngày Chúa trở lại, mỗi chúng con cần sống đời sống thánh khiết và trung tín luôn sẵn sàng để gặp Ngài.
+ Trong câu 8 “Chúa là Đấng Hiện Có Đã Có và Còn Đến, là Đấng Toàn Năng”. Đức Chúa Trời là Đấng Vĩnh Cửu, là nguồn quyền năng và sự sống. Đoạn này nhắc nhở chúng con rằng chúng con có thể tin cậy vào quyền năng của Chúa trong mọi hoàn cảnh, vì Ngài là Đấng cầm quyền trên tất cả mọi sự.
Chúng con cảm tạ Chúa vì ân điển và sự bình an mà Ngài đã ban cho chúng con qua Đức Chúa Jesus Christ. Chúng con biết rằng Ngài là Đấng Hiện Có Đã Có và Còn Đến, Đấng đã yêu thương chúng con và đã rửa sạch mọi tội lỗi của chúng con bằng máu của Ngài. Xin giúp chúng con luôn nhớ rằng chúng con được lập làm vua và thầy tế lễ cho Ngài, để chúng con có thể sống một đời sống vinh hiển cho Ngài.
Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn tỉnh thức và sẵn sàng cho sự tái lâm của Chúa. Giúp chúng con sống trong sự thánh khiết và trung tín, để chúng con không chỉ là những người nhận lãnh ơn phước, mà còn là những người làm chứng cho tình yêu và quyền năng của Ngài trong thế gian này.
Xin Ngài ban cho chúng con niềm hy vọng vững vàng vào sự trở lại của Ngài, để mỗi ngày sống của chúng con đều là một bước tiến gần hơn tới vương quốc vĩnh cửu của Ngài. Chúng con cầu xin rằng qua đời sống và lời nói của chúng con, nhiều người sẽ biết đến sự cứu rỗi của Ngài.
Chúng con tạ ơn Ngài vì mọi điều Ngài đã làm và sẽ làm trong cuộc đời chúng con. Nguyện sự vinh quang và quyền phép duy thuộc về Ngài từ nay cho đến đời đời. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Bùi Thành Chinh
05/10/2024
...