Kính lạy Cha Nhân Từ giàu lòng thương xót của chúng con, con dâng lời cảm tạ ơn Cha về những ân huệ của Cha đã ban cho chúng con trong những ngày qua chúng con được bình an ở trong Chúa, thì giờ này Cha lại ban cho con thì giờ để con được đọc, suy ngẫm Lời của Ngài trong sách Khải Huyền 1:1-3.
1 Sự mạc khải của Đức Đức Chúa Jesus Christ mà Đức Chúa Trời đã ban cho Ngài để tỏ ra cho các tôi tớ của Ngài những điều phải xảy đến cách nhanh chóng. Ngài đã xác định bằng cách sai thiên sứ của Ngài đến với tôi tớ của Ngài là Giăng. 2 Người đã mang chứng tích về Lời của Đức Chúa Trời, về chứng cớ của Đức Đức Chúa Jesus Christ, và về mọi điều người đã thấy. 3 Phước cho người đọc cùng những người nghe các lời tiên tri này và giữ những điều đã được viết trong ấy, vì thì giờ đã gần!
Thưa Cha, phân đoạn Thánh Kinh trên là sự mạc khải mà Đức Chúa Trời ban cho Đức Chúa Jesus Christ, để Ngài tỏ ra cho các tôi tớ của Ngài về những sự việc sắp xảy ra một cách nhanh chóng. Thông qua một thiên sứ Chúa đã truyền sự mạc khải này cho Sứ Đồ Giăng, người đã làm chứng về Lời của Đức Chúa Trời, về Đức Chúa Jesus Christ và tất cả những gì ông thấy. Phước lành được hứa ban cho những ai đọc, nghe và giữ các lời tiên tri này, vì thời gian ứng nghiệm của chúng đã gần kề.
Thưa Cha, con hiểu sự “mạc khải” đó là sự tiết lộ hoặc bày tỏ điều gì đó mà trước đây bị che giấu hoặc chưa được biết đến. Trong Thánh Kinh thì “mạc khải” thường đề cập đến việc Đức Chúa Trời hoặc Đức Chúa Jesus tiết lộ sự thật thiêng liêng, kế hoạch tương lai hoặc ý chỉ của Ngài cho loài người. Đây có thể là những khải tượng, giấc mơ hoặc lời tiên tri được ban qua các sứ giả của Chúa, nhằm giúp nhân loại hiểu rõ hơn về ý định của Đức Chúa Trời.
Còn cụm từ "các tôi tớ của Ngài" trong câu 1 là chỉ những người tin nhận và đi theo Đức Chúa Jesus Christ, nghĩa là các Cơ-đốc nhân của Đức Chúa Trời, những người cam kết phục vụ và sống tuân theo lời dạy của Chúa. Điều này ám chỉ cộng đồng con dân Chúa trong mọi thời đại.
Thưa Cha, cụm từ "những điều phải xảy đến cách nhanh chóng" trong câu 1 là chỉ các sự kiện xảy ra trong tương lai, đặc biệt là những biến cố liên quan đến sự trở lại của Đức Chúa Jesus, sự phán xét và kết thúc thời kỳ hiện tại của thế gian. "Nhanh chóng" có thể hiểu là sắp xảy ra hoặc sẽ xảy ra một cách đột ngột khi thời điểm đến.
Thưa Cha, trong câu 2 có nói đến cụm từ "mang chứng tích về Lời của Đức Chúa Trời, về chứng cớ của Đức Chúa Jesus Christ, và về mọi điều người đã thấy", có nghĩa là Sứ Đồ Giăng đã làm chứng, đã ghi lại và xác nhận những điều mình đã thấy và nghe từ sự mạc khải của Chúa. Ông làm chứng về Lời của Đức Chúa Trời, tức là những lời dạy và lẽ thật của Chúa; về chứng cớ của Đức Chúa Jesus Christ, nghĩa là các sự kiện về cuộc đời, sự chết và sự phục sinh của Ngài; và về mọi điều trong mạc khải mà ông đã trực tiếp chứng kiến.
Thưa Cha, trong câu 3 có nói rằng: “Phước cho người đọc cùng những người nghe các lời tiên tri này và giữ những điều đã được viết trong ấy, vì thì giờ đã gần!” Câu này con nghĩ rằng vẫn còn áp dụng cho các con dân Chúa hiện nay. Lời hứa phước lành cho những người đọc, nghe và giữ lời tiên tri này vẫn còn giá trị. Đó là lời khích lệ để chúng con luôn trung tín, lắng nghe và làm theo lời Chúa khi thời kỳ cuối đang gần, ngày Đức Chúa Jesus quay lại để phán xét thế gian.
Câu trên không chỉ áp dụng cho các con dân của Chúa mà còn áp dụng cho tất cả mọi người, kể cả người không tin Chúa, vì nếu một người không tin Chúa mà bắt đầu quan tâm đến những lời tiên tri, lắng nghe, và mở lòng ra tiếp nhận thông điệp của Thánh Kinh, họ có thể trải nghiệm sự biến đổi tâm linh. Điều này có thể dẫn đến việc họ tìm kiếm Chúa, tin nhận Đức Chúa Jesus, và nhờ đó nhận được phước lành và sự cứu rỗi. Tuy nhiên, nếu họ tiếp tục từ chối và không chấp nhận lời Chúa, họ sẽ không thể nhận được phước lành này.
Thưa Cha, con đã được nhận rất nhiều mạc khải từ Thiên Chúa qua Thánh Kinh. Vì cuốn Thánh Kinh là một kho tàng những mạc khải của Thiên Chúa, thông qua đó Ngài đã tiết lộ ý muốn của Ngài, về kế hoạch cứu rỗi, và những lẽ thật thiêng liêng cho loài người chúng con. Mỗi phần trong Thánh Kinh từ Cựu Ước cho đến Tân Ước, là những mạc khải giúp chúng con hiểu rõ hơn về Đức Chúa Trời, về công việc cứu chuộc của Đức Chúa Jesus, và về những điều sẽ xảy ra trong tương lai.
Thưa Cha, con chưa được trực tiếp nhận được sự mạc khải từ Thiên Chúa qua giấc mơ hoặc khải tượng. Nhưng con thấy có nhiều con dân của Chúa đã được Chúa ban cho sự mạc khải của Chúa qua giấc mơ hoặc khải tượng giống như Ngài đã từng làm trong Thánh Kinh. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi sự phân định rõ ràng để chắc chắn rằng giấc mơ hoặc khải tượng đó đến từ Đức Chúa Trời và không phải từ những nguồn khác hay đến từ ma quỷ. Sự mạc khải qua Thánh Kinh vẫn là nền tảng chính cho sự hiểu biết về ý muốn của Ngài. Nên sự phân định giấc mơ hoặc khải tượng có đến từ Đức Chúa Trời đòi hỏi sự cẩn trọng, cầu nguyện, và sự so sánh với Lời Chúa. Đức Chúa Trời không bao giờ mạc khải điều gì đi ngược lại Thánh Kinh và luôn hướng dẫn con cái Ngài đến sự bình an và sự sống thánh khiết. Chúng con có thể phân định sự mạc khải đến từ Chúa qua những điều sau:
+ Đối chiếu với Lời của Đức Chúa Trời: Thánh Kinh là tiêu chuẩn tối cao để phân định sự mạc khải. Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ mạc khải điều gì mâu thuẫn với những Lẽ Thật đã được ghi chép trong Thánh Kinh. Nếu giấc mơ hoặc khải tượng không phù hợp với các giáo lý hoặc nguyên tắc của Thánh Kinh, nó có thể không đến từ Đức Chúa Trời.
+ Xem xét bản chất của giấc mơ hoặc khải tượng: Sự mạc khải từ Đức Chúa Trời thường mang lại sự bình an, sự sáng tỏ và khích lệ đối với đời sống đức tin, dù đôi khi có thể đi kèm với cảnh báo hoặc kêu gọi ăn năn. Ngược lại, nếu giấc mơ hoặc khải tượng gây sự hoảng loạn, sợ hãi vô cớ, hoặc hoang mang, thì điều đó có thể không đến từ Chúa. Đức Chúa Trời không phải là nguồn của sự hoảng loạn, Ngài thường mạc khải những điều dẫn dắt người tin Chúa đến sự cứu rỗi và sự phát triển tâm linh.
+ Cầu nguyện và nhờ Chúa soi sáng: Cầu nguyện là cách quan trọng để xin Đức Chúa Trời ban cho sự khôn ngoan và sự phân định thuộc linh (Gia-cơ 1:5). Qua cầu nguyện chúng con có thể xin Chúa xác nhận rằng giấc mơ hoặc khải tượng đó có đến từ Ngài hay không?
+ Tham khảo ý kiến từ các bậc lãnh đạo trong Hội Thánh: Nhờ đến sự phân định của các lãnh đạo trong Hội Thánh có kinh nghiệm như người chăn, trưởng lão hoặc những người có ơn về phân biệt thuộc linh. Họ có thể giúp chúng con xác định xem mạc khải này có phù hợp với sự dạy dỗ của Thánh Kinh và sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh hay không?
Thưa Cha, con nhận biết rằng, đọc, nghe và giữ theo những lời trong sách Khải Huyền là một cơ hội nhận được phước từ Đức Chúa Trời. Vì ngay trong Khải Huyền 1:3 khẳng định rằng: “Phước cho người đọc, người nghe và giữ những điều được viết trong ấy”. Điều này nhắc nhở rằng việc đọc và tuân theo Lời Chúa, đặc biệt là những lời tiên tri trong sách Khải Huyền, mang lại phước lành. Đó là cơ hội để mỗi người chúng con chuẩn bị tâm linh cho những điều sắp xảy ra, sống trung tín và hướng đến mục đích, ý muốn của Đức Chúa Trời.
Thưa Cha, qua phân đoạn Thánh Kinh trong sách Khải Huyền 1:1-3 giúp cho con rút ra các bài học như sau:
+ Phân đoạn này nhắc nhở rằng mọi sự mạc khải về tương lai và kế hoạch của Đức Chúa Trời đều đến qua Đức Chúa Jesus Christ. Đức Chúa Trời không giấu những điều sắp xảy ra mà Ngài mong muốn con người biết để chuẩn bị và sống đúng đắn. Đức Chúa Jesus là trung tâm của sự mạc khải, là Đấng mang thông điệp từ Đức Chúa Trời đến với con người.
+ Sự mạc khải không chỉ đơn thuần là thông tin về tương lai, mà là lời cảnh báo và khích lệ cho những người phục vụ Đức Chúa Trời. Nó nhắc nhở rằng những điều phải xảy đến nhanh chóng, giúp con cái Chúa chuẩn bị tinh thần và giữ vững đức tin giữa những thử thách và khó khăn. Đây là một lời kêu gọi sống trong sự tỉnh thức và chờ đợi ngày Chúa đến.
+ Trong câu 2 nói về việc Sứ Đồ Giăng làm chứng về Lời của Đức Chúa Trời và về chứng cớ của Đức Chúa Jesus. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc làm chứng về Chúa trong đời sống đức tin. Sự mạc khải không chỉ được ban xuống cho cá nhân giữ riêng, mà để chia sẻ, làm chứng về sự thật của Đức Chúa Trời và về Đức Chúa Jesus cho người khác.
+ Trong câu 3 khẳng định rõ ràng rằng phước lành dành cho những ai đọc, nghe và giữ theo những điều được mạc khải trong Thánh Kinh. Điều này nhắc nhở chúng con về tầm quan trọng của việc không chỉ lắng nghe mà còn sống đúng với những lời dạy dỗ và tiên tri của Chúa. Phước hạnh đến không chỉ từ việc hiểu biết, mà còn từ việc tuân giữ và áp dụng.
+ Phân đoạn này kết thúc bằng việc nhắc nhở rằng “thì giờ đã gần”, điều đó nhấn mạnh tính cấp bách trong việc chuẩn bị tâm linh và đáp ứng với mạc khải của Đức Chúa Trời. Dù không ai biết chính xác thời gian, nhưng chúng con được kêu gọi sống trong sự mong đợi và tỉnh thức, vì ngày của Chúa sẽ đến bất ngờ.
+ Phân đoạn này cũng nhấn mạnh đến sự trung thành với Lời Chúa. Sứ Đồ Giăng đã làm chứng trung thực về những điều ông đã thấy và nhận được từ Đức Chúa Trời. Đây là bài học cho mỗi chúng con về việc sống và làm chứng trung thành với chân lý, không thay đổi hoặc làm sai lệch thông điệp của Chúa.
Kính lạy Cha Yêu Thương, chúng con cảm tạ Ngài vì Lời Ngài đã được bày tỏ qua sự mạc khải của Đức Chúa Jesus Christ. Cảm ơn Chúa đã dùng Sứ Đồ Giăng để truyền lại những chân lý sâu sắc về những sự kiện sắp đến, giúp chúng con biết chuẩn bị và sống theo ý muốn của Ngài. Xin Chúa ban cho chúng con tấm lòng mềm mại, biết lắng nghe và giữ gìn những lời tiên tri mà Ngài đã phán dạy. Xin giúp chúng con luôn sống trong sự tỉnh thức, kiên định trong đức tin, và bước đi trong sự vâng phục để làm đẹp lòng Chúa. Nguyện xin Ngài ban phước cho mọi người đang đọc, nghe và suy ngẫm Lời Chúa. Xin cho chúng con luôn nhớ rằng thì giờ của Ngài đã gần, và xin Chúa giúp chúng con sẵn sàng đón nhận sự trở lại của Đức Chúa Jesus với lòng hy vọng và sự tin tưởng ngày Đức Chúa Jesus quay trở lại thế gian.Chúng con dâng lời cầu nguyện trong danh Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Trong ân điển của Đức Đức Chúa Jesus Christ! Bùi Thành Chinh 04/10/2024 ...
Khải Huyền 1:1-3 Lời Giới Thiệu
Kính lạy Cha Nhân Từ giàu lòng thương xót của chúng con, con dâng lời cảm tạ ơn Cha về những ân huệ của Cha đã ban cho chúng con trong những ngày qua chúng con được bình an ở trong Chúa, thì giờ này Cha lại ban cho con thì giờ để con được đọc, suy ngẫm Lời của Ngài trong sách Khải Huyền 1:1-3.
1 Sự mạc khải của Đức Đức Chúa Jesus Christ mà Đức Chúa Trời đã ban cho Ngài để tỏ ra cho các tôi tớ của Ngài những điều phải xảy đến cách nhanh chóng. Ngài đã xác định bằng cách sai thiên sứ của Ngài đến với tôi tớ của Ngài là Giăng.
2 Người đã mang chứng tích về Lời của Đức Chúa Trời, về chứng cớ của Đức Đức Chúa Jesus Christ, và về mọi điều người đã thấy.
3 Phước cho người đọc cùng những người nghe các lời tiên tri này và giữ những điều đã được viết trong ấy, vì thì giờ đã gần!
Thưa Cha, phân đoạn Thánh Kinh trên là sự mạc khải mà Đức Chúa Trời ban cho Đức Chúa Jesus Christ, để Ngài tỏ ra cho các tôi tớ của Ngài về những sự việc sắp xảy ra một cách nhanh chóng. Thông qua một thiên sứ Chúa đã truyền sự mạc khải này cho Sứ Đồ Giăng, người đã làm chứng về Lời của Đức Chúa Trời, về Đức Chúa Jesus Christ và tất cả những gì ông thấy. Phước lành được hứa ban cho những ai đọc, nghe và giữ các lời tiên tri này, vì thời gian ứng nghiệm của chúng đã gần kề.
Thưa Cha, con hiểu sự “mạc khải” đó là sự tiết lộ hoặc bày tỏ điều gì đó mà trước đây bị che giấu hoặc chưa được biết đến. Trong Thánh Kinh thì “mạc khải” thường đề cập đến việc Đức Chúa Trời hoặc Đức Chúa Jesus tiết lộ sự thật thiêng liêng, kế hoạch tương lai hoặc ý chỉ của Ngài cho loài người. Đây có thể là những khải tượng, giấc mơ hoặc lời tiên tri được ban qua các sứ giả của Chúa, nhằm giúp nhân loại hiểu rõ hơn về ý định của Đức Chúa Trời.
Còn cụm từ "các tôi tớ của Ngài" trong câu 1 là chỉ những người tin nhận và đi theo Đức Chúa Jesus Christ, nghĩa là các Cơ-đốc nhân của Đức Chúa Trời, những người cam kết phục vụ và sống tuân theo lời dạy của Chúa. Điều này ám chỉ cộng đồng con dân Chúa trong mọi thời đại.
Thưa Cha, cụm từ "những điều phải xảy đến cách nhanh chóng" trong câu 1 là chỉ các sự kiện xảy ra trong tương lai, đặc biệt là những biến cố liên quan đến sự trở lại của Đức Chúa Jesus, sự phán xét và kết thúc thời kỳ hiện tại của thế gian. "Nhanh chóng" có thể hiểu là sắp xảy ra hoặc sẽ xảy ra một cách đột ngột khi thời điểm đến.
Thưa Cha, trong câu 2 có nói đến cụm từ "mang chứng tích về Lời của Đức Chúa Trời, về chứng cớ của Đức Chúa Jesus Christ, và về mọi điều người đã thấy", có nghĩa là Sứ Đồ Giăng đã làm chứng, đã ghi lại và xác nhận những điều mình đã thấy và nghe từ sự mạc khải của Chúa. Ông làm chứng về Lời của Đức Chúa Trời, tức là những lời dạy và lẽ thật của Chúa; về chứng cớ của Đức Chúa Jesus Christ, nghĩa là các sự kiện về cuộc đời, sự chết và sự phục sinh của Ngài; và về mọi điều trong mạc khải mà ông đã trực tiếp chứng kiến.
Thưa Cha, trong câu 3 có nói rằng: “Phước cho người đọc cùng những người nghe các lời tiên tri này và giữ những điều đã được viết trong ấy, vì thì giờ đã gần!” Câu này con nghĩ rằng vẫn còn áp dụng cho các con dân Chúa hiện nay. Lời hứa phước lành cho những người đọc, nghe và giữ lời tiên tri này vẫn còn giá trị. Đó là lời khích lệ để chúng con luôn trung tín, lắng nghe và làm theo lời Chúa khi thời kỳ cuối đang gần, ngày Đức Chúa Jesus quay lại để phán xét thế gian.
Câu trên không chỉ áp dụng cho các con dân của Chúa mà còn áp dụng cho tất cả mọi người, kể cả người không tin Chúa, vì nếu một người không tin Chúa mà bắt đầu quan tâm đến những lời tiên tri, lắng nghe, và mở lòng ra tiếp nhận thông điệp của Thánh Kinh, họ có thể trải nghiệm sự biến đổi tâm linh. Điều này có thể dẫn đến việc họ tìm kiếm Chúa, tin nhận Đức Chúa Jesus, và nhờ đó nhận được phước lành và sự cứu rỗi. Tuy nhiên, nếu họ tiếp tục từ chối và không chấp nhận lời Chúa, họ sẽ không thể nhận được phước lành này.
Thưa Cha, con đã được nhận rất nhiều mạc khải từ Thiên Chúa qua Thánh Kinh. Vì cuốn Thánh Kinh là một kho tàng những mạc khải của Thiên Chúa, thông qua đó Ngài đã tiết lộ ý muốn của Ngài, về kế hoạch cứu rỗi, và những lẽ thật thiêng liêng cho loài người chúng con. Mỗi phần trong Thánh Kinh từ Cựu Ước cho đến Tân Ước, là những mạc khải giúp chúng con hiểu rõ hơn về Đức Chúa Trời, về công việc cứu chuộc của Đức Chúa Jesus, và về những điều sẽ xảy ra trong tương lai.
Thưa Cha, con chưa được trực tiếp nhận được sự mạc khải từ Thiên Chúa qua giấc mơ hoặc khải tượng. Nhưng con thấy có nhiều con dân của Chúa đã được Chúa ban cho sự mạc khải của Chúa qua giấc mơ hoặc khải tượng giống như Ngài đã từng làm trong Thánh Kinh. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi sự phân định rõ ràng để chắc chắn rằng giấc mơ hoặc khải tượng đó đến từ Đức Chúa Trời và không phải từ những nguồn khác hay đến từ ma quỷ. Sự mạc khải qua Thánh Kinh vẫn là nền tảng chính cho sự hiểu biết về ý muốn của Ngài. Nên sự phân định giấc mơ hoặc khải tượng có đến từ Đức Chúa Trời đòi hỏi sự cẩn trọng, cầu nguyện, và sự so sánh với Lời Chúa. Đức Chúa Trời không bao giờ mạc khải điều gì đi ngược lại Thánh Kinh và luôn hướng dẫn con cái Ngài đến sự bình an và sự sống thánh khiết. Chúng con có thể phân định sự mạc khải đến từ Chúa qua những điều sau:
+ Đối chiếu với Lời của Đức Chúa Trời: Thánh Kinh là tiêu chuẩn tối cao để phân định sự mạc khải. Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ mạc khải điều gì mâu thuẫn với những Lẽ Thật đã được ghi chép trong Thánh Kinh. Nếu giấc mơ hoặc khải tượng không phù hợp với các giáo lý hoặc nguyên tắc của Thánh Kinh, nó có thể không đến từ Đức Chúa Trời.
+ Xem xét bản chất của giấc mơ hoặc khải tượng: Sự mạc khải từ Đức Chúa Trời thường mang lại sự bình an, sự sáng tỏ và khích lệ đối với đời sống đức tin, dù đôi khi có thể đi kèm với cảnh báo hoặc kêu gọi ăn năn. Ngược lại, nếu giấc mơ hoặc khải tượng gây sự hoảng loạn, sợ hãi vô cớ, hoặc hoang mang, thì điều đó có thể không đến từ Chúa. Đức Chúa Trời không phải là nguồn của sự hoảng loạn, Ngài thường mạc khải những điều dẫn dắt người tin Chúa đến sự cứu rỗi và sự phát triển tâm linh.
+ Cầu nguyện và nhờ Chúa soi sáng: Cầu nguyện là cách quan trọng để xin Đức Chúa Trời ban cho sự khôn ngoan và sự phân định thuộc linh (Gia-cơ 1:5). Qua cầu nguyện chúng con có thể xin Chúa xác nhận rằng giấc mơ hoặc khải tượng đó có đến từ Ngài hay không?
+ Tham khảo ý kiến từ các bậc lãnh đạo trong Hội Thánh: Nhờ đến sự phân định của các lãnh đạo trong Hội Thánh có kinh nghiệm như người chăn, trưởng lão hoặc những người có ơn về phân biệt thuộc linh. Họ có thể giúp chúng con xác định xem mạc khải này có phù hợp với sự dạy dỗ của Thánh Kinh và sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh hay không?
Thưa Cha, con nhận biết rằng, đọc, nghe và giữ theo những lời trong sách Khải Huyền là một cơ hội nhận được phước từ Đức Chúa Trời. Vì ngay trong Khải Huyền 1:3 khẳng định rằng: “Phước cho người đọc, người nghe và giữ những điều được viết trong ấy”. Điều này nhắc nhở rằng việc đọc và tuân theo Lời Chúa, đặc biệt là những lời tiên tri trong sách Khải Huyền, mang lại phước lành. Đó là cơ hội để mỗi người chúng con chuẩn bị tâm linh cho những điều sắp xảy ra, sống trung tín và hướng đến mục đích, ý muốn của Đức Chúa Trời.
Thưa Cha, qua phân đoạn Thánh Kinh trong sách Khải Huyền 1:1-3 giúp cho con rút ra các bài học như sau:
+ Phân đoạn này nhắc nhở rằng mọi sự mạc khải về tương lai và kế hoạch của Đức Chúa Trời đều đến qua Đức Chúa Jesus Christ. Đức Chúa Trời không giấu những điều sắp xảy ra mà Ngài mong muốn con người biết để chuẩn bị và sống đúng đắn. Đức Chúa Jesus là trung tâm của sự mạc khải, là Đấng mang thông điệp từ Đức Chúa Trời đến với con người.
+ Sự mạc khải không chỉ đơn thuần là thông tin về tương lai, mà là lời cảnh báo và khích lệ cho những người phục vụ Đức Chúa Trời. Nó nhắc nhở rằng những điều phải xảy đến nhanh chóng, giúp con cái Chúa chuẩn bị tinh thần và giữ vững đức tin giữa những thử thách và khó khăn. Đây là một lời kêu gọi sống trong sự tỉnh thức và chờ đợi ngày Chúa đến.
+ Trong câu 2 nói về việc Sứ Đồ Giăng làm chứng về Lời của Đức Chúa Trời và về chứng cớ của Đức Chúa Jesus. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc làm chứng về Chúa trong đời sống đức tin. Sự mạc khải không chỉ được ban xuống cho cá nhân giữ riêng, mà để chia sẻ, làm chứng về sự thật của Đức Chúa Trời và về Đức Chúa Jesus cho người khác.
+ Trong câu 3 khẳng định rõ ràng rằng phước lành dành cho những ai đọc, nghe và giữ theo những điều được mạc khải trong Thánh Kinh. Điều này nhắc nhở chúng con về tầm quan trọng của việc không chỉ lắng nghe mà còn sống đúng với những lời dạy dỗ và tiên tri của Chúa. Phước hạnh đến không chỉ từ việc hiểu biết, mà còn từ việc tuân giữ và áp dụng.
+ Phân đoạn này kết thúc bằng việc nhắc nhở rằng “thì giờ đã gần”, điều đó nhấn mạnh tính cấp bách trong việc chuẩn bị tâm linh và đáp ứng với mạc khải của Đức Chúa Trời. Dù không ai biết chính xác thời gian, nhưng chúng con được kêu gọi sống trong sự mong đợi và tỉnh thức, vì ngày của Chúa sẽ đến bất ngờ.
+ Phân đoạn này cũng nhấn mạnh đến sự trung thành với Lời Chúa. Sứ Đồ Giăng đã làm chứng trung thực về những điều ông đã thấy và nhận được từ Đức Chúa Trời. Đây là bài học cho mỗi chúng con về việc sống và làm chứng trung thành với chân lý, không thay đổi hoặc làm sai lệch thông điệp của Chúa.
Kính lạy Cha Yêu Thương, chúng con cảm tạ Ngài vì Lời Ngài đã được bày tỏ qua sự mạc khải của Đức Chúa Jesus Christ. Cảm ơn Chúa đã dùng Sứ Đồ Giăng để truyền lại những chân lý sâu sắc về những sự kiện sắp đến, giúp chúng con biết chuẩn bị và sống theo ý muốn của Ngài.
Xin Chúa ban cho chúng con tấm lòng mềm mại, biết lắng nghe và giữ gìn những lời tiên tri mà Ngài đã phán dạy. Xin giúp chúng con luôn sống trong sự tỉnh thức, kiên định trong đức tin, và bước đi trong sự vâng phục để làm đẹp lòng Chúa.
Nguyện xin Ngài ban phước cho mọi người đang đọc, nghe và suy ngẫm Lời Chúa. Xin cho chúng con luôn nhớ rằng thì giờ của Ngài đã gần, và xin Chúa giúp chúng con sẵn sàng đón nhận sự trở lại của Đức Chúa Jesus với lòng hy vọng và sự tin tưởng ngày Đức Chúa Jesus quay trở lại thế gian.Chúng con dâng lời cầu nguyện trong danh Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Trong ân điển của Đức Đức Chúa Jesus Christ!
Bùi Thành Chinh
04/10/2024
...