Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu đời đời của chúng con, con dâng lời cảm tạ ơn Cha vì con luôn được sống trong sự quan phòng che chở của Ba Ngôi Thiên Chúa, giờ này con cầu xin Đức Thánh Linh ban cho con sự khôn sáng để con có thể đọc, hiểu được ý muốn của Ngài trên đời sống của con qua việc đọc và suy ngẫm Lời Chúa trong sách Công vụ các sứ đồ 2:14-21.
14 Nhưng Phi-e-rơ đứng lên cùng mười một sứ đồ, cất tiếng mình và công bố với họ: "Hỡi những người Do-thái, và mọi người cư ngụ tại Giê-ru-sa-lem! Hãy biết rõ điều này, và lắng tai nghe lời ta! 15 Vì những người này chẳng say rượu như các ngươi tưởng. Vì mới là giờ thứ ba ban ngày. [Dân I-sơ-ra-ên chia ban ngày từ khi mặt trời mọc cho tới khi mặt trời lặn thành 12 giờ. Giờ thứ nhất bắt đầu vào khoảng 6 giờ sáng. Giờ thứ ba bắt đầu vào khoảng 8 giờ sáng.] 16 Nhưng sự này là đã được nói bởi Tiên Tri Giô-ên: 17 "Đức Chúa Trời phán, sẽ xảy ra trong những ngày sau cùng, Ta sẽ ban phát Đấng Thần Linh của Ta trên mọi xác thịt. Những con trai của các ngươi và những con gái của các ngươi sẽ nói tiên tri. Những người trẻ của các ngươi sẽ thấy những khải tượng. Những người già của các ngươi sẽ mơ những giấc mơ. 18 Thật vậy! Trên những đầy tớ trai của Ta và trên những đầy tớ gái của Ta, trong những ngày đó, Ta sẽ ban phát Đấng Thần Linh của Ta. Chúng nó sẽ nói tiên tri. 19 Ta sẽ ban cho những phép lạ trong trời cao và những dấu lạ trên đất thấp: máu và lửa, và đám hơi khói. 20 Mặt trời sẽ bị trở nên sự tối tăm và mặt trăng nên máu, trước khi ngày lớn và đáng nhớ của Chúa đến. 21 Và sẽ xảy ra: Hết thảy những người nào kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu." [Giô-ên 2:28-32]
Thưa Cha, phân đoạn Thánh Kinh trên kể về trong ngày Lễ Ngũ Tuần, sứ đồ Phi-e-rơ đứng lên cùng mười một sứ đồ, công bố trước dân chúng ở tại Giê-ru-sa-lem rằng các môn đồ không hề say rượu như họ tưởng, vì lúc đó mới là giờ thứ ba trong ngày (khoảng 8 giờ sáng). Ông giải thích rằng sự kiện này chính là sự ứng nghiệm lời tiên tri của Giô-ên, khi Đức Chúa Trời phán rằng trong những ngày sau cùng, Ngài sẽ đổ thánh linh trên mọi người, khiến con trai, con gái nói tiên tri, người trẻ thấy khải tượng, người già mơ những giấc mơ. Thánh linh cũng sẽ được ban trên đầy tớ trai và đầy tớ gái, và họ cũng sẽ nói tiên tri. Sứ đồ Phi-e-rơ tiếp tục trích lời tiên tri về những dấu lạ sẽ xuất hiện trên trời và đất, như mặt trời trở nên tối tăm, mặt trăng hóa thành máu, trước khi ngày Chúa đến. Cuối cùng, ông nhấn mạnh rằng bất cứ ai kêu cầu danh Chúa đều sẽ được cứu.
Thưa Cha, ở đây con thấy được sứ đồ Phi-e-rơ đã thể hiện sự can đảm và khôn sáng của ông khi ông đã đứng lên giữa đám đông để giải thích về hiện tượng đổ đầy Đức Thánh Linh trong ngày Lễ Ngũ Tuần. Trước đó, con thấy ông từng sợ hãi và chối Chúa ba lần, nhưng giờ đây con lại thấy một ông Phi-e-rơ hoàn toàn khác, ông mạnh dạn công khai giảng dạy về Đức Chúa Jesus mà không hề nao núng trước sự chế giễu của dân chúng. Khi có người cho rằng các môn đồ đang say rượu, ông lập tức bác bỏ bằng một lập luận hợp lý rằng lúc đó mới là giờ thứ ba trong ngày (khoảng 8 giờ sáng), không phải thời điểm để uống rượu. Ông đã không chỉ đơn thuần giải thích mà còn khéo léo trích dẫn lời tiên tri của Giô-ên để minh chứng rằng hiện tượng này đã được Đức Chúa Trời báo trước. Nhờ đó, ông giúp dân chúng nhận ra rằng những gì đang xảy ra không phải là điều bất thường, mà là sự ứng nghiệm lời hứa của Đức Chúa Trời về việc ban thánh linh trên mọi người. Sứ đồ Phi-e-rơ cũng cảnh báo về những dấu lạ trên trời và đất báo hiệu cho ngày phán xét của Chúa sắp đến, đồng thời kêu gọi mọi người kêu cầu danh Chúa để được cứu. Qua bài giảng này, con thấy ông đã thể hiện sự dạn dĩ và khôn ngoan trong việc dùng Thánh Kinh làm nền tảng, đưa ra lập luận chặt chẽ và hướng dân chúng đến Lẽ Thật, điều này cho thấy sự biến đổi mạnh mẽ của ông sau khi nhận lấy Đức Thánh Linh.
Thưa Cha, qua sự kiện sứ đồ Phi-e-rơ mạnh dạn đứng lên giảng dạy trong ngày Lễ Ngũ Tuần đã cho con thấy một sự thay đổi rõ rệt trong tính cách của ông so với trước đây. Trước khi Đức Chúa Jesus chịu thương khó, ông là một người bốc đồng, nhiệt huyết nhưng thiếu kiên định. Dù từng khẳng định sẽ trung thành với Chúa dù có phải chết, nhưng khi đối diện với nguy hiểm, ông lại sợ hãi và chối Chúa ba lần chỉ vì bị một cô gái nhận ra ông. Điều này cho thấy sự yếu đuối và thiếu dũng cảm của ông khi chưa có Đức Thánh Linh ngự vào để hướng dẫn. Tuy nhiên, sau khi chứng kiến sự phục sinh của Đức Chúa Jesus và được Chúa ban cho đầy dẫy thánh linh vào ngày Lễ Ngũ Tuần, thì ông đã hoàn toàn thay đổi. Ông trở nên dạn dĩ, can đảm và khôn ngoan trong lời giảng dạy. Không còn sự sợ hãi hay lẩn tránh nữa mà ông đã chủ động đứng lên giữa đám đông, thẳng thắn bác bỏ những lời chế giễu và mạnh mẽ rao giảng Tin Lành về Đức Chúa Jesus. Đồng thời, ông cũng sử dụng Thánh Kinh một cách khéo léo, trích dẫn lời tiên tri của Giô-ên để giải thích cho dân chúng hiểu rằng sự kiện này đã được Đức Chúa Trời báo từ trước. Từ một người yếu đuối, hay sợ hãi, sứ đồ Phi-e-rơ đã trở thành một lãnh đạo đầy quyền năng, sẵn sàng đối diện với sự chống đối để rao giảng Tin Lành. Sự thay đổi này chính là bằng chứng rõ ràng cho con thấy về quyền năng của Đức Thánh Linh trong việc biến đổi một con người, giúp sứ đồ Phi-e-rơ từ một môn đồ nhút nhát trở thành một sứ đồ dạn dĩ, can đảm và đầy ơn Chúa.
Thưa Cha, con nghĩ rằng sứ đồ Phi-e-rơ trích dẫn lời tiên tri của Giô-ên là vì để giải thích rằng hiện tượng các môn đồ nói tiếng lạ và được đầy dẫy thánh linh trong ngày Lễ Ngũ Tuần chứ không phải là một sự kiện ngẫu nhiên, mà chính là sự ứng nghiệm lời Đức Chúa Trời đã phán từ trước. Lời tiên tri của Giô-ên trong sách Giô-ên 2:28-32 nói rằng trong những ngày sau cùng, Đức Chúa Trời sẽ đổ thánh linh trên mọi xác thịt, không còn giới hạn ở một nhóm người đặc biệt như trong Cựu Ước, mà mở rộng cho tất cả mọi người, từ người trẻ đến người già, từ đàn ông đến phụ nữ, thậm chí cả những đầy tớ thấp hèn cũng có thể nhận lãnh thánh linh và nói tiên tri. Điều này cho con thấy một giai đoạn mới trong lịch sử cứu rỗi, là thời kỳ ân điển, khi Đức Chúa Trời trực tiếp làm việc qua thánh linh trong lòng mỗi người tin nhận Ngài. Đồng thời, ở đây sứ đồ Phi-e-rơ sử dụng lời tiên tri này để bác bỏ sự chế giễu của dân chúng, và chứng minh rằng những gì đang diễn ra không phải do con người hay do men rượu, mà là công việc siêu nhiên của Đức Chúa Trời. Hơn nữa, những lời tiên tri của Giô-ên cũng đề cập cho mọi người thấy các dấu hiệu lớn lao trên trời và đất, báo hiệu ngày của Chúa đang đến gần. Điều này con nghĩ không chỉ giúp dân chúng hiểu ý nghĩa của Lễ Ngũ Tuần, mà còn là một lời cảnh báo, kêu gọi mọi người ăn năn và tin nhận Chúa, vì chỉ những ai kêu cầu danh Ngài mới được cứu. Như vậy, việc trích dẫn lời tiên tri của Giô-ên không chỉ là một cách giải thích hiện tượng kỳ diệu trong ngày Lễ Ngũ Tuần, mà còn khẳng định rằng thời kỳ của Đức Thánh Linh đã bắt đầu, mở ra cánh cửa để tất cả mọi người tiếp nhận ơn cứu rỗi từ Đức Chúa Trời.
Thưa Cha, cụm từ "những ngày sau cùng" trong lời tiên tri của Giô-ên con nghĩ rằng nó không chỉ đề cập đến một thời điểm cụ thể mà nó mang ý nghĩa rộng hơn trong chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Khi sứ đồ Phi-e-rơ trích dẫn lời tiên tri này trong ngày Lễ Ngũ Tuần, thì ông muốn nhấn mạnh rằng "những ngày sau cùng" đã bắt đầu từ thời điểm đó, khi Đức Thánh Linh được ban xuống và thời kỳ Hội Thánh chính thức khởi đầu. Từ đây, sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời không còn giới hạn chỉ trong dân I-sơ-ra-ên mà được mở rộng cho mọi dân tộc. Thời kỳ này kéo dài từ Lễ Ngũ Tuần cho đến khi Đức Chúa Jesus tái lâm, trong đó Đức Thánh Linh tiếp tục hành động để kêu gọi con người ăn năn và tin nhận Chúa. Bên cạnh đó, "những ngày sau cùng" cũng đề cập đến giai đoạn cuối của lịch sử nhân loại, khi những dấu hiệu lớn lao trên trời và đất xảy ra, như mặt trời trở nên tối tăm và mặt trăng hóa thành máu, báo hiệu ngày phán xét của Chúa đang đến gần. Như vậy, sứ đồ Phi-e-rơ không chỉ muốn giải thích rằng hiện tượng đổ đầy thánh linh trong ngày Lễ Ngũ Tuần là sự ứng nghiệm lời tiên tri, mà còn cảnh báo cho nhân loại rằng đang sống trong thời kỳ ân điển, thời gian mà Đức Chúa Trời vẫn đang kêu gọi con người đến với ơn cứu rỗi của Ngài. Đồng thời, điều này cũng nhắc nhở con rằng thời gian của thế gian để ăn năn cũng sắp hến, và mỗi người cần kêu cầu danh Chúa để được cứu trước khi ngày phán xét của Chúa đến.
Thưa Cha, con tin rằng, loài người chúng con đang sống trong "những ngày sau cùng" vì “những ngày sau cùng” đã bắt đầu từ ngày Lễ Ngũ Tuần khi Đức Thánh Linh được ban xuống và kéo dài suốt thời kỳ Hội Thánh. Tuy nhiên, ở giai đoạn cuối cùng của “những ngày sau cùng” này sẽ xảy ra khi những biến cố lớn lao, như chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, đói kém, sự băng hoại đạo đức và sự bách hại những cơ đốc nhân gia tăng, như đã được tiên báo trong sách Ma-thi-ơ 24:6-14 và sách II Ti-mô-thê 3:1-5. Khi nhìn vào thế giới ngày nay, thì con có thể thấy những dấu hiệu này đang xuất hiện với mức độ ngày càng rõ ràng hơn như chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, đói kém, sự băng hoại đạo đức, sự bách hại Cơ Đốc nhân, và nhiều dấu hiệu khác. Với công nghệ phát triển nhanh chóng, sự toàn cầu hóa, bất ổn chính trị và sự suy đồi đạo đức cũng là những tín hiệu cho con thấy nhân loại đang tiến gần hơn đến thời điểm Đức Chúa Jesus tái lâm. Dù vậy, Thánh Kinh cũng dạy rằng không ai biết chính xác thời gian Chúa trở lại, ngoài Đức Chúa Trời (Ma-thi-ơ 24:36). Do đó, thay vì con cố gắng xác định thời điểm chính xác Đức Chúa Jesus tái lâm, thì điều quan trọng hơn là con cần sống trong sự tỉnh thức, trung tín với Chúa và sẵn sàng chờ đợi ngày Ngài đến. Con nghĩ rằng cho dù thế giới thực sự đang ở trong những ngày sau cùng, thì điều quan trọng nhất không phải là lo sợ, mà con cần đặt niềm tin nơi Chúa, sống theo lời Ngài và rao truyền Tin Lành của Chúa cho mọi người, bởi vì thời gian ân điển của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại sẽ không kéo dài mãi mãi.
Thưa Cha, cụm từ “những phép lạ trong trời cao và những dấu lạ trên đất thấp” trong lời tiên tri của Giô-ên và trong bài giảng của sứ đồ Phi-e-rơ con hiểu nó bao gồm nhiều hiện tượng siêu nhiên và những biến cố quan trọng, báo hiệu cho mọi người sự can thiệp của Đức Chúa Trời trong lịch sử nhân loại. Trước hết, “những phép lạ trong trời cao” con nghĩ liên quan đến các biến đổi vũ trụ như nhật thực, nguyệt thực, sự thay đổi bất thường của các vì sao, hoặc những hiện tượng thiên văn hiếm gặp. Đức Chúa Jesus từng tiên báo rằng “mặt trời sẽ tối tăm, mặt trăng sẽ không sáng, các ngôi sao từ trên trời sẽ sa xuống” (Ma-thi-ơ 24:29), là ám chỉ những sự kiện như nhật thực toàn phần, nguyệt thực máu, hoặc thiên thạch rơi xuống trái đất. Trong khi đó, “những dấu lạ trên đất thấp” con nghĩ nó có thể bao gồm các thảm họa thiên nhiên như động đất, núi lửa phun trào, sóng thần, dịch bệnh, chiến tranh và những biến cố chính trị lớn làm thay đổi lịch sử nhân loại. Trong sách Lu-ca 21:11 cũng nhắc đến những dấu hiệu này khi Đức Chúa Jesus nói: “Cũng sẽ {có} những sự động đất lớn trong nhiều chỗ; những cơn đói kém; những cơn dịch bệnh. Sẽ có những điềm kinh khiếp và những dấu lạ lớn từ trời”. Ngoài ra, dấu lạ cũng có thể bao gồm những sự kiện siêu nhiên do Đức Chúa Trời thực hiện, nhằm cảnh tỉnh con người và báo trước một sự thay đổi quan trọng trong chương trình cứu rỗi của Ngài. Như vậy, “những phép lạ trong trời cao và những dấu lạ trên đất thấp” con nghĩ không chỉ đơn thuần là các hiện tượng tự nhiên, mà còn là những dấu hiệu thuộc linh, nhắc nhở cho nhân loại về sự hiện diện và quyền năng của Đức Chúa Trời, đồng thời cảnh báo về sự tái lâm của Đức Chúa Jesus và sự hoàn tất chương trình cứu rỗi của Ngài.
Thưa Cha, hiện tượng "mặt trời sẽ bị trở nên sự tối tăm và mặt trăng nên máu" được nhắc đến trong lời tiên tri của Giô-ên (Giô-ên 2:31) và được sứ đồ Phi-e-rơ trích dẫn trong Công Vụ Các Sứ Đồ 2:20, con hiểu nó mang ý nghĩa sâu xa cả về mặt thiên nhiên lẫn thần học. Về mặt thiên nhiên, "mặt trời trở nên tối tăm" có thể liên quan đến hiện tượng nhật thực, khi mặt trăng che khuất ánh sáng mặt trời, hoặc các biến cố khác như núi lửa phun trào, bão bụi lớn hay các thay đổi khí hậu cực đoan làm che khuất ánh sáng. Tương tự như vậy, "mặt trăng nên máu" là có thể đề cập đến hiện tượng nguyệt thực toàn phần, khi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ qua bầu khí quyển Trái Đất, khiến mặt trăng có màu đỏ giống như máu. Những hiện tượng này từng xảy ra trong lịch sử và thường được coi là dấu hiệu báo trước những biến cố quan trọng. Tuy nhiên, về mặt thần học, hình ảnh này còn mang ý nghĩa biểu tượng về sự phán xét và quyền năng của Đức Chúa Trời. Trong Thánh Kinh, thì bóng tối thường tượng trưng cho sự đau khổ, sự phán xét hoặc sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong sự oai nghiêm của Ngài. Khi Đức Chúa Jesus bị đóng đinh trên thập tự giá, mặt trời cũng trở nên tối tăm từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín (Ma-thi-ơ 27:45), báo hiệu một sự kiện thiên thượng đầy ý nghĩa. Tương tự, trong sách Khải Huyền 6:12, khi ấn thứ sáu được mở ra, cũng nhắc đến hiện tượng này như một dấu hiệu về sự phán xét cuối cùng của Đức Chúa Trời. Như vậy, hiện tượng "mặt trời trở nên tối tăm và mặt trăng nên máu" con thấy nó vừa mang ý nghĩa tự nhiên (các hiện tượng vũ trụ và địa chất) vừa mang ý nghĩa thuộc linh (dấu hiệu về sự phán xét và sự tái lâm của Đức Chúa Jesus). Ở đây đều mang thông điệp chính vẫn là lời cảnh báo về ngày của Chúa, kêu gọi con người ăn năn, tin nhận Chúa và sẵn sàng cho sự kiện trọng đại trong chương trình của Ngài
Thưa Cha, “ngày lớn và đáng nhớ của Chúa” được nhắc đến trong lời tiên tri của Giô-ên (Giô-ên 2:31) và được sứ đồ Phi-e-rơ trích dẫn trong Công Vụ Các Sứ Đồ 2:20, con nghĩ rằng ngày này có thể hiểu theo hai ý nghĩa chính. Trước hết, đây là ngày Đức Chúa Jesus tái lâm, khi Ngài trở lại trong vinh quang để thiết lập vương quốc đời đời và thực hiện sự phán xét cuối cùng trên thế gian. Trong sách Ma-thi-ơ 24:30-31 mô tả rằng vào ngày đó, “Con Người sẽ đến trong đám mây với quyền năng và vinh quang lớn”, và những ai thuộc về Ngài sẽ được đem vào sự sống đời đời, trong khi những người không tin sẽ đối diện với sự phán xét công chính của Đức Chúa Trời. Theo ý nghĩa thứ hai, "ngày lớn và đáng nhớ của Chúa" con nghĩ rằng cũng có thể liên quan đến thời điểm cơn đại nạn, giai đoạn thử thách lớn lao trước khi Đức Chúa Jesus trở lại, khi chiến tranh, thiên tai, sự suy đồi đạo đức và bách hại các cơ đốc nhân gia tăng trên thế giới. Sách Khải Huyền mô tả những dấu hiệu cảnh báo sẽ xuất hiện, như "mặt trời trở nên tối tăm và mặt trăng hóa thành máu" (Công Vụ 2:20), báo hiệu sự phán xét của Đức Chúa Trời đang đến gần. Vì vậy, “ngày lớn và đáng nhớ của Chúa” con nghĩ đó chính là ngày vinh hiển cho những ai tin nhận Ngài, nhưng cũng là ngày kinh khiếp đối với những ai từ chối Chúa.
Thưa Cha, giống như sứ đồ Phi-e-rơ, con cũng được kêu gọi can đảm chia sẻ đức tin của con một cách rõ ràng và khôn ngoan trong môi trường sống và làm việc của con. Trong cuộc sống hàng ngày, con có thể làm chứng về Chúa không chỉ bằng lời nói mà còn qua lối sống trung thực, yêu thương và công chính. Khi con thể hiện lòng nhân ái, sự tha thứ và lòng chân thành trong cách đối nhân xử thế, thì những người xung quanh sẽ thấy được giá trị của đức tin vào Chúa của con qua chính hành động của con. Còn trong môi trường làm việc, con có thể chia sẻ đức tin bằng cách làm việc với tinh thần trách nhiệm, siêng năng và chính trực, để đồng nghiệp nhận ra rằng niềm tin của con mang lại động lực sống tích cực và đáng tin cậy. Khi có cơ hội, con có thể khéo léo nhắc đến Chúa trong các cuộc trò chuyện hoặc sẵn sàng chia sẻ đức tin khi có người quan tâm, nhưng con nhắc mình cần làm điều đó một cách nhẹ nhàng và tôn trọng, để người nghe không cảm thấy áp lực. Ngoài ra, với thời đại khoa học công nghệ ngày nay, con có thể tận dụng các phương tiện truyền thông để lan tỏa đức tin bằng cách chia sẻ những câu Thánh Kinh, Lời Chúa hoặc những câu chuyện truyền cảm hứng trên mạng xã hội, giúp gieo trồng hạt giống đức tin vào lòng những người chưa tin nhận Chúa. Nhưng điều quan trọng nhất, con nghĩ rằng đó là con cần cầu nguyện để Chúa hướng dẫn mỗi khi chia sẻ Lời Chúa để con nhận được sự khôn sáng và can đảm từ nơi Chúa ban cho, bởi vì bổn phận của con là làm chứng, còn việc thay đổi lòng người thuộc về Ngài. Khi con áp dụng những điều này trong cuộc sống, con không chỉ sống đúng với niềm tin của mình mà còn góp phần đem ánh sáng của Chúa đến với những người xung quanh, giống như cách sứ đồ Phi-e-rơ đã mạnh dạn rao giảng trong ngày Lễ Ngũ Tuần.
Thưa Cha, con nghĩ rằng để sống đầy dẫy thánh linh trong đời sống hằng ngày, con cần thực hiện một số nguyên tắc quan trọng như sau: Trước hết, con phải dành thời gian cầu nguyện và tương giao với Chúa mỗi ngày, điều này không chỉ để trình bày những nhu cầu cá nhân của con mà còn để lắng nghe sự hướng dẫn của Ngài, giúp con bước đi trong đường lối đúng đắn của Chúa. Bên cạnh đó, việc con đọc và suy ngẫm Lời Chúa hằng ngày cũng rất quan trọng, vì Thánh Kinh là nguồn sự sống thiêng liêng giúp con hiểu biết và áp dụng chân lý của Đức Chúa Trời vào cuộc sống. Khi Lời Chúa thấm nhuần trong lòng, Đức Thánh Linh sẽ dùng Lời ấy để dạy dỗ, khích lệ và sửa đổi con, giúp con tránh xa tội lỗi và sống đẹp lòng Ngài. Đồng thời, con cần vâng phục sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh trong mọi quyết định, sẵn sàng từ bỏ ý riêng để làm theo ý muốn của Chúa, ngay cả khi điều đó có thể thách thức niềm tin của con. Ngoài ra, việc giữ mối quan hệ hiệp một với các anh chị em trong Hội Thánh của Chúa cũng giúp con được khích lệ, gây dựng và trưởng thành trong đời sống thuộc linh. Khi sống trong sự thông công với những anh chị em tin kính Chúa, con sẽ dễ dàng giữ vững đức tin và ngày càng gần gũi với Ngài hơn. Cuối cùng, con cần thể hiện đời sống đầy dẫy thánh linh của con qua cách cư xử và hành động của mình, để bông trái của Đức Thánh Linh (Ga-la-ti 5:22-23) được bày tỏ qua “tình yêu, sự vui mừng, sự bình an, sự nhẫn nại, sự từ ái, sự ngay lành, đức tin, sự nhu mì, và sự tiết độ”. Khi con để Đức Thánh Linh hướng dẫn và biến đổi đời sống mình, con sẽ không chỉ được gần gũi với Chúa hơn, mà còn trở thành một nhân chứng sống động về quyền năng của Ngài giữa thế gian.
Thưa Cha, lời hứa "hết thảy những người nào kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu" (Công Vụ 2:21, trích từ Giô-ên 2:32) con hiểu rằng đây là một trong những lẽ thật quan trọng và đầy hy vọng trong Thánh Kinh, đã khẳng định rằng sự cứu rỗi đến từ Đức Chúa Trời và dành cho tất cả mọi người. Điều này có nghĩa là bất cứ ai, không phân biệt dân tộc, địa vị hay quá khứ tội lỗi, đều có thể nhận được sự tha thứ và sự sống đời đời khi họ chân thành tin nhận và kêu cầu danh Đức Chúa Jesus. Đây không phải là một phần thưởng cho những người tốt từ những việc làm của họ, mà là ân điển của Đức Chúa Trời ban cho những ai đặt trọn niềm tin nơi Ngài. Câu Thánh Kinh này cũng cho con thấy tình yêu và lòng nhân từ vô điều kiện của Chúa, vì dù một người từng xấu xa và sống xa cách Ngài bao lâu, thì họ vẫn có thể được cứu khi ăn năn quay lại tìm kiếm Chúa. Như Lời Chúa đã phán trong Ê-sai 1:18: “Dù những tội của các ngươi như chỉ đỏ sậm, sẽ trở nên trắng như tuyết; dù chúng đỏ màu đỏ sậm, sẽ trở nên {trắng} như len.” Đồng thời, lời hứa này con thấy cũng mang tính cấp thiết, nhắc nhở chúng con cần kêu cầu danh Chúa (tin nhận Chúa) trước khi ngày phán xét đến, vì thời gian ân điển sẽ không kéo dài mãi mãi.
Thưa Cha, qua việc đọc và suy ngẫm Lời Chúa trong sách Công Vụ Các Sứ Đồ 2:14-21, con đã rút ra nhiều bài học quý báu. Trước hết, con học được bài học về sự can đảm và khôn ngoan trong việc rao giảng Tin Lành. Sứ đồ Phi-e-rơ, người từng sợ hãi và chối Chúa, nay đã dạn dĩ đứng lên giữa đám đông để công bố chân lý, bất chấp sự chế giễu và hiểu lầm từ những người xung quanh. Điều này nhắc nhở con rằng, với sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh, con cũng cần mạnh dạn chia sẻ đức tin, làm chứng về Chúa trong cuộc sống hằng ngày, dù phải đối diện với thử thách hay sự phản đối.
Thứ hai, con hiểu rằng Lời Chúa luôn ứng nghiệm đúng thời điểm và chương trình của Ngài. Khi sứ đồ Phi-e-rơ trích dẫn lời tiên tri của Giô-ên, ông đã cho thấy rằng sự kiện Lễ Ngũ Tuần không phải là một hiện tượng bất thường, mà là sự ứng nghiệm của lời tiên tri đã được Đức Chúa Trời báo trước từ lâu. Điều này dạy con rằng Chúa luôn thành tín với lời hứa của Ngài, và con có thể tin cậy vào chương trình của Ngài trong đời sống con.
Thứ ba, đoạn Thánh Kinh này cũng nhắc con rằng ai kêu cầu danh Chúa đều sẽ được cứu. Đây là một lời hứa đầy hy vọng, khẳng định rằng sự cứu rỗi của Chúa không dựa trên công đức của con người, mà là do ân điển của Đức Chúa Trời. Điều đó khích lệ con luôn sống trong sự biết ơn Chúa và khích lệ những người xung quanh đến với Chúa, để họ cũng nhận được ơn cứu rỗi và sự sống đời đời từ nơi Chúa.
Cuối cùng, con ý thức được rằng Chúa đang hành động trong thời kỳ sau cùng, và những dấu hiệu trên trời và đất nhắc nhở con phải tỉnh thức, chuẩn bị tấm lòng, và sống trong sự sẵn sàng để đón nhận sự tái lâm của Ngài. Con không biết chính xác ngày nào Chúa sẽ trở lại, nhưng con tin rằng bổn phận của con là trung tín bước đi theo Ngài, rao truyền Tin Lành của Chúa và bày tỏ tình yêu thương với những người xung quanh con.
Lạy Cha yêu dấu, xin giúp con học theo tấm gương của sứ đồ Phi-e-rơ, để con can đảm, khôn ngoan và trung tín trong việc rao giảng Lời Ngài cho mọi người. Xin cho con luôn tin cậy vào chương trình của Ngài, sống trong ân điển và bày tỏ tình yêu của Chúa cho thế gian. Con dâng lời tạ ơn Cha và cầu xin trong danh Đức Chúa Jesus Christ. Amen.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ. Bùi Thành Chinh 01/02/2025
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu đời đời của chúng con, con dâng lời cảm tạ ơn Cha vì con luôn được sống trong sự quan phòng che chở của Ba Ngôi Thiên Chúa, giờ này con cầu xin Đức Thánh Linh ban cho con sự khôn sáng để con có thể đọc, hiểu được ý muốn của Ngài trên đời sống của con qua việc đọc và suy ngẫm Lời Chúa trong sách Công vụ các sứ đồ 2:14-21.
14 Nhưng Phi-e-rơ đứng lên cùng mười một sứ đồ, cất tiếng mình và công bố với họ: "Hỡi những người Do-thái, và mọi người cư ngụ tại Giê-ru-sa-lem! Hãy biết rõ điều này, và lắng tai nghe lời ta!
15 Vì những người này chẳng say rượu như các ngươi tưởng. Vì mới là giờ thứ ba ban ngày. [Dân I-sơ-ra-ên chia ban ngày từ khi mặt trời mọc cho tới khi mặt trời lặn thành 12 giờ. Giờ thứ nhất bắt đầu vào khoảng 6 giờ sáng. Giờ thứ ba bắt đầu vào khoảng 8 giờ sáng.]
16 Nhưng sự này là đã được nói bởi Tiên Tri Giô-ên:
17 "Đức Chúa Trời phán, sẽ xảy ra trong những ngày sau cùng, Ta sẽ ban phát Đấng Thần Linh của Ta trên mọi xác thịt. Những con trai của các ngươi và những con gái của các ngươi sẽ nói tiên tri. Những người trẻ của các ngươi sẽ thấy những khải tượng. Những người già của các ngươi sẽ mơ những giấc mơ.
18 Thật vậy! Trên những đầy tớ trai của Ta và trên những đầy tớ gái của Ta, trong những ngày đó, Ta sẽ ban phát Đấng Thần Linh của Ta. Chúng nó sẽ nói tiên tri.
19 Ta sẽ ban cho những phép lạ trong trời cao và những dấu lạ trên đất thấp: máu và lửa, và đám hơi khói.
20 Mặt trời sẽ bị trở nên sự tối tăm và mặt trăng nên máu, trước khi ngày lớn và đáng nhớ của Chúa đến.
21 Và sẽ xảy ra: Hết thảy những người nào kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu." [Giô-ên 2:28-32]
Thưa Cha, phân đoạn Thánh Kinh trên kể về trong ngày Lễ Ngũ Tuần, sứ đồ Phi-e-rơ đứng lên cùng mười một sứ đồ, công bố trước dân chúng ở tại Giê-ru-sa-lem rằng các môn đồ không hề say rượu như họ tưởng, vì lúc đó mới là giờ thứ ba trong ngày (khoảng 8 giờ sáng). Ông giải thích rằng sự kiện này chính là sự ứng nghiệm lời tiên tri của Giô-ên, khi Đức Chúa Trời phán rằng trong những ngày sau cùng, Ngài sẽ đổ thánh linh trên mọi người, khiến con trai, con gái nói tiên tri, người trẻ thấy khải tượng, người già mơ những giấc mơ. Thánh linh cũng sẽ được ban trên đầy tớ trai và đầy tớ gái, và họ cũng sẽ nói tiên tri. Sứ đồ Phi-e-rơ tiếp tục trích lời tiên tri về những dấu lạ sẽ xuất hiện trên trời và đất, như mặt trời trở nên tối tăm, mặt trăng hóa thành máu, trước khi ngày Chúa đến. Cuối cùng, ông nhấn mạnh rằng bất cứ ai kêu cầu danh Chúa đều sẽ được cứu.
Thưa Cha, ở đây con thấy được sứ đồ Phi-e-rơ đã thể hiện sự can đảm và khôn sáng của ông khi ông đã đứng lên giữa đám đông để giải thích về hiện tượng đổ đầy Đức Thánh Linh trong ngày Lễ Ngũ Tuần. Trước đó, con thấy ông từng sợ hãi và chối Chúa ba lần, nhưng giờ đây con lại thấy một ông Phi-e-rơ hoàn toàn khác, ông mạnh dạn công khai giảng dạy về Đức Chúa Jesus mà không hề nao núng trước sự chế giễu của dân chúng. Khi có người cho rằng các môn đồ đang say rượu, ông lập tức bác bỏ bằng một lập luận hợp lý rằng lúc đó mới là giờ thứ ba trong ngày (khoảng 8 giờ sáng), không phải thời điểm để uống rượu. Ông đã không chỉ đơn thuần giải thích mà còn khéo léo trích dẫn lời tiên tri của Giô-ên để minh chứng rằng hiện tượng này đã được Đức Chúa Trời báo trước. Nhờ đó, ông giúp dân chúng nhận ra rằng những gì đang xảy ra không phải là điều bất thường, mà là sự ứng nghiệm lời hứa của Đức Chúa Trời về việc ban thánh linh trên mọi người. Sứ đồ Phi-e-rơ cũng cảnh báo về những dấu lạ trên trời và đất báo hiệu cho ngày phán xét của Chúa sắp đến, đồng thời kêu gọi mọi người kêu cầu danh Chúa để được cứu. Qua bài giảng này, con thấy ông đã thể hiện sự dạn dĩ và khôn ngoan trong việc dùng Thánh Kinh làm nền tảng, đưa ra lập luận chặt chẽ và hướng dân chúng đến Lẽ Thật, điều này cho thấy sự biến đổi mạnh mẽ của ông sau khi nhận lấy Đức Thánh Linh.
Thưa Cha, qua sự kiện sứ đồ Phi-e-rơ mạnh dạn đứng lên giảng dạy trong ngày Lễ Ngũ Tuần đã cho con thấy một sự thay đổi rõ rệt trong tính cách của ông so với trước đây. Trước khi Đức Chúa Jesus chịu thương khó, ông là một người bốc đồng, nhiệt huyết nhưng thiếu kiên định. Dù từng khẳng định sẽ trung thành với Chúa dù có phải chết, nhưng khi đối diện với nguy hiểm, ông lại sợ hãi và chối Chúa ba lần chỉ vì bị một cô gái nhận ra ông. Điều này cho thấy sự yếu đuối và thiếu dũng cảm của ông khi chưa có Đức Thánh Linh ngự vào để hướng dẫn. Tuy nhiên, sau khi chứng kiến sự phục sinh của Đức Chúa Jesus và được Chúa ban cho đầy dẫy thánh linh vào ngày Lễ Ngũ Tuần, thì ông đã hoàn toàn thay đổi. Ông trở nên dạn dĩ, can đảm và khôn ngoan trong lời giảng dạy. Không còn sự sợ hãi hay lẩn tránh nữa mà ông đã chủ động đứng lên giữa đám đông, thẳng thắn bác bỏ những lời chế giễu và mạnh mẽ rao giảng Tin Lành về Đức Chúa Jesus. Đồng thời, ông cũng sử dụng Thánh Kinh một cách khéo léo, trích dẫn lời tiên tri của Giô-ên để giải thích cho dân chúng hiểu rằng sự kiện này đã được Đức Chúa Trời báo từ trước. Từ một người yếu đuối, hay sợ hãi, sứ đồ Phi-e-rơ đã trở thành một lãnh đạo đầy quyền năng, sẵn sàng đối diện với sự chống đối để rao giảng Tin Lành. Sự thay đổi này chính là bằng chứng rõ ràng cho con thấy về quyền năng của Đức Thánh Linh trong việc biến đổi một con người, giúp sứ đồ Phi-e-rơ từ một môn đồ nhút nhát trở thành một sứ đồ dạn dĩ, can đảm và đầy ơn Chúa.
Thưa Cha, con nghĩ rằng sứ đồ Phi-e-rơ trích dẫn lời tiên tri của Giô-ên là vì để giải thích rằng hiện tượng các môn đồ nói tiếng lạ và được đầy dẫy thánh linh trong ngày Lễ Ngũ Tuần chứ không phải là một sự kiện ngẫu nhiên, mà chính là sự ứng nghiệm lời Đức Chúa Trời đã phán từ trước. Lời tiên tri của Giô-ên trong sách Giô-ên 2:28-32 nói rằng trong những ngày sau cùng, Đức Chúa Trời sẽ đổ thánh linh trên mọi xác thịt, không còn giới hạn ở một nhóm người đặc biệt như trong Cựu Ước, mà mở rộng cho tất cả mọi người, từ người trẻ đến người già, từ đàn ông đến phụ nữ, thậm chí cả những đầy tớ thấp hèn cũng có thể nhận lãnh thánh linh và nói tiên tri. Điều này cho con thấy một giai đoạn mới trong lịch sử cứu rỗi, là thời kỳ ân điển, khi Đức Chúa Trời trực tiếp làm việc qua thánh linh trong lòng mỗi người tin nhận Ngài. Đồng thời, ở đây sứ đồ Phi-e-rơ sử dụng lời tiên tri này để bác bỏ sự chế giễu của dân chúng, và chứng minh rằng những gì đang diễn ra không phải do con người hay do men rượu, mà là công việc siêu nhiên của Đức Chúa Trời. Hơn nữa, những lời tiên tri của Giô-ên cũng đề cập cho mọi người thấy các dấu hiệu lớn lao trên trời và đất, báo hiệu ngày của Chúa đang đến gần. Điều này con nghĩ không chỉ giúp dân chúng hiểu ý nghĩa của Lễ Ngũ Tuần, mà còn là một lời cảnh báo, kêu gọi mọi người ăn năn và tin nhận Chúa, vì chỉ những ai kêu cầu danh Ngài mới được cứu. Như vậy, việc trích dẫn lời tiên tri của Giô-ên không chỉ là một cách giải thích hiện tượng kỳ diệu trong ngày Lễ Ngũ Tuần, mà còn khẳng định rằng thời kỳ của Đức Thánh Linh đã bắt đầu, mở ra cánh cửa để tất cả mọi người tiếp nhận ơn cứu rỗi từ Đức Chúa Trời.
Thưa Cha, cụm từ "những ngày sau cùng" trong lời tiên tri của Giô-ên con nghĩ rằng nó không chỉ đề cập đến một thời điểm cụ thể mà nó mang ý nghĩa rộng hơn trong chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Khi sứ đồ Phi-e-rơ trích dẫn lời tiên tri này trong ngày Lễ Ngũ Tuần, thì ông muốn nhấn mạnh rằng "những ngày sau cùng" đã bắt đầu từ thời điểm đó, khi Đức Thánh Linh được ban xuống và thời kỳ Hội Thánh chính thức khởi đầu. Từ đây, sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời không còn giới hạn chỉ trong dân I-sơ-ra-ên mà được mở rộng cho mọi dân tộc. Thời kỳ này kéo dài từ Lễ Ngũ Tuần cho đến khi Đức Chúa Jesus tái lâm, trong đó Đức Thánh Linh tiếp tục hành động để kêu gọi con người ăn năn và tin nhận Chúa. Bên cạnh đó, "những ngày sau cùng" cũng đề cập đến giai đoạn cuối của lịch sử nhân loại, khi những dấu hiệu lớn lao trên trời và đất xảy ra, như mặt trời trở nên tối tăm và mặt trăng hóa thành máu, báo hiệu ngày phán xét của Chúa đang đến gần. Như vậy, sứ đồ Phi-e-rơ không chỉ muốn giải thích rằng hiện tượng đổ đầy thánh linh trong ngày Lễ Ngũ Tuần là sự ứng nghiệm lời tiên tri, mà còn cảnh báo cho nhân loại rằng đang sống trong thời kỳ ân điển, thời gian mà Đức Chúa Trời vẫn đang kêu gọi con người đến với ơn cứu rỗi của Ngài. Đồng thời, điều này cũng nhắc nhở con rằng thời gian của thế gian để ăn năn cũng sắp hến, và mỗi người cần kêu cầu danh Chúa để được cứu trước khi ngày phán xét của Chúa đến.
Thưa Cha, con tin rằng, loài người chúng con đang sống trong "những ngày sau cùng" vì “những ngày sau cùng” đã bắt đầu từ ngày Lễ Ngũ Tuần khi Đức Thánh Linh được ban xuống và kéo dài suốt thời kỳ Hội Thánh. Tuy nhiên, ở giai đoạn cuối cùng của “những ngày sau cùng” này sẽ xảy ra khi những biến cố lớn lao, như chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, đói kém, sự băng hoại đạo đức và sự bách hại những cơ đốc nhân gia tăng, như đã được tiên báo trong sách Ma-thi-ơ 24:6-14 và sách II Ti-mô-thê 3:1-5. Khi nhìn vào thế giới ngày nay, thì con có thể thấy những dấu hiệu này đang xuất hiện với mức độ ngày càng rõ ràng hơn như chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, đói kém, sự băng hoại đạo đức, sự bách hại Cơ Đốc nhân, và nhiều dấu hiệu khác. Với công nghệ phát triển nhanh chóng, sự toàn cầu hóa, bất ổn chính trị và sự suy đồi đạo đức cũng là những tín hiệu cho con thấy nhân loại đang tiến gần hơn đến thời điểm Đức Chúa Jesus tái lâm. Dù vậy, Thánh Kinh cũng dạy rằng không ai biết chính xác thời gian Chúa trở lại, ngoài Đức Chúa Trời (Ma-thi-ơ 24:36). Do đó, thay vì con cố gắng xác định thời điểm chính xác Đức Chúa Jesus tái lâm, thì điều quan trọng hơn là con cần sống trong sự tỉnh thức, trung tín với Chúa và sẵn sàng chờ đợi ngày Ngài đến. Con nghĩ rằng cho dù thế giới thực sự đang ở trong những ngày sau cùng, thì điều quan trọng nhất không phải là lo sợ, mà con cần đặt niềm tin nơi Chúa, sống theo lời Ngài và rao truyền Tin Lành của Chúa cho mọi người, bởi vì thời gian ân điển của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại sẽ không kéo dài mãi mãi.
Thưa Cha, cụm từ “những phép lạ trong trời cao và những dấu lạ trên đất thấp” trong lời tiên tri của Giô-ên và trong bài giảng của sứ đồ Phi-e-rơ con hiểu nó bao gồm nhiều hiện tượng siêu nhiên và những biến cố quan trọng, báo hiệu cho mọi người sự can thiệp của Đức Chúa Trời trong lịch sử nhân loại. Trước hết, “những phép lạ trong trời cao” con nghĩ liên quan đến các biến đổi vũ trụ như nhật thực, nguyệt thực, sự thay đổi bất thường của các vì sao, hoặc những hiện tượng thiên văn hiếm gặp. Đức Chúa Jesus từng tiên báo rằng “mặt trời sẽ tối tăm, mặt trăng sẽ không sáng, các ngôi sao từ trên trời sẽ sa xuống” (Ma-thi-ơ 24:29), là ám chỉ những sự kiện như nhật thực toàn phần, nguyệt thực máu, hoặc thiên thạch rơi xuống trái đất. Trong khi đó, “những dấu lạ trên đất thấp” con nghĩ nó có thể bao gồm các thảm họa thiên nhiên như động đất, núi lửa phun trào, sóng thần, dịch bệnh, chiến tranh và những biến cố chính trị lớn làm thay đổi lịch sử nhân loại. Trong sách Lu-ca 21:11 cũng nhắc đến những dấu hiệu này khi Đức Chúa Jesus nói: “Cũng sẽ {có} những sự động đất lớn trong nhiều chỗ; những cơn đói kém; những cơn dịch bệnh. Sẽ có những điềm kinh khiếp và những dấu lạ lớn từ trời”. Ngoài ra, dấu lạ cũng có thể bao gồm những sự kiện siêu nhiên do Đức Chúa Trời thực hiện, nhằm cảnh tỉnh con người và báo trước một sự thay đổi quan trọng trong chương trình cứu rỗi của Ngài. Như vậy, “những phép lạ trong trời cao và những dấu lạ trên đất thấp” con nghĩ không chỉ đơn thuần là các hiện tượng tự nhiên, mà còn là những dấu hiệu thuộc linh, nhắc nhở cho nhân loại về sự hiện diện và quyền năng của Đức Chúa Trời, đồng thời cảnh báo về sự tái lâm của Đức Chúa Jesus và sự hoàn tất chương trình cứu rỗi của Ngài.
Thưa Cha, hiện tượng "mặt trời sẽ bị trở nên sự tối tăm và mặt trăng nên máu" được nhắc đến trong lời tiên tri của Giô-ên (Giô-ên 2:31) và được sứ đồ Phi-e-rơ trích dẫn trong Công Vụ Các Sứ Đồ 2:20, con hiểu nó mang ý nghĩa sâu xa cả về mặt thiên nhiên lẫn thần học. Về mặt thiên nhiên, "mặt trời trở nên tối tăm" có thể liên quan đến hiện tượng nhật thực, khi mặt trăng che khuất ánh sáng mặt trời, hoặc các biến cố khác như núi lửa phun trào, bão bụi lớn hay các thay đổi khí hậu cực đoan làm che khuất ánh sáng. Tương tự như vậy, "mặt trăng nên máu" là có thể đề cập đến hiện tượng nguyệt thực toàn phần, khi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ qua bầu khí quyển Trái Đất, khiến mặt trăng có màu đỏ giống như máu. Những hiện tượng này từng xảy ra trong lịch sử và thường được coi là dấu hiệu báo trước những biến cố quan trọng. Tuy nhiên, về mặt thần học, hình ảnh này còn mang ý nghĩa biểu tượng về sự phán xét và quyền năng của Đức Chúa Trời. Trong Thánh Kinh, thì bóng tối thường tượng trưng cho sự đau khổ, sự phán xét hoặc sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong sự oai nghiêm của Ngài. Khi Đức Chúa Jesus bị đóng đinh trên thập tự giá, mặt trời cũng trở nên tối tăm từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín (Ma-thi-ơ 27:45), báo hiệu một sự kiện thiên thượng đầy ý nghĩa. Tương tự, trong sách Khải Huyền 6:12, khi ấn thứ sáu được mở ra, cũng nhắc đến hiện tượng này như một dấu hiệu về sự phán xét cuối cùng của Đức Chúa Trời. Như vậy, hiện tượng "mặt trời trở nên tối tăm và mặt trăng nên máu" con thấy nó vừa mang ý nghĩa tự nhiên (các hiện tượng vũ trụ và địa chất) vừa mang ý nghĩa thuộc linh (dấu hiệu về sự phán xét và sự tái lâm của Đức Chúa Jesus). Ở đây đều mang thông điệp chính vẫn là lời cảnh báo về ngày của Chúa, kêu gọi con người ăn năn, tin nhận Chúa và sẵn sàng cho sự kiện trọng đại trong chương trình của Ngài
Thưa Cha, “ngày lớn và đáng nhớ của Chúa” được nhắc đến trong lời tiên tri của Giô-ên (Giô-ên 2:31) và được sứ đồ Phi-e-rơ trích dẫn trong Công Vụ Các Sứ Đồ 2:20, con nghĩ rằng ngày này có thể hiểu theo hai ý nghĩa chính. Trước hết, đây là ngày Đức Chúa Jesus tái lâm, khi Ngài trở lại trong vinh quang để thiết lập vương quốc đời đời và thực hiện sự phán xét cuối cùng trên thế gian. Trong sách Ma-thi-ơ 24:30-31 mô tả rằng vào ngày đó, “Con Người sẽ đến trong đám mây với quyền năng và vinh quang lớn”, và những ai thuộc về Ngài sẽ được đem vào sự sống đời đời, trong khi những người không tin sẽ đối diện với sự phán xét công chính của Đức Chúa Trời. Theo ý nghĩa thứ hai, "ngày lớn và đáng nhớ của Chúa" con nghĩ rằng cũng có thể liên quan đến thời điểm cơn đại nạn, giai đoạn thử thách lớn lao trước khi Đức Chúa Jesus trở lại, khi chiến tranh, thiên tai, sự suy đồi đạo đức và bách hại các cơ đốc nhân gia tăng trên thế giới. Sách Khải Huyền mô tả những dấu hiệu cảnh báo sẽ xuất hiện, như "mặt trời trở nên tối tăm và mặt trăng hóa thành máu" (Công Vụ 2:20), báo hiệu sự phán xét của Đức Chúa Trời đang đến gần. Vì vậy, “ngày lớn và đáng nhớ của Chúa” con nghĩ đó chính là ngày vinh hiển cho những ai tin nhận Ngài, nhưng cũng là ngày kinh khiếp đối với những ai từ chối Chúa.
Thưa Cha, giống như sứ đồ Phi-e-rơ, con cũng được kêu gọi can đảm chia sẻ đức tin của con một cách rõ ràng và khôn ngoan trong môi trường sống và làm việc của con. Trong cuộc sống hàng ngày, con có thể làm chứng về Chúa không chỉ bằng lời nói mà còn qua lối sống trung thực, yêu thương và công chính. Khi con thể hiện lòng nhân ái, sự tha thứ và lòng chân thành trong cách đối nhân xử thế, thì những người xung quanh sẽ thấy được giá trị của đức tin vào Chúa của con qua chính hành động của con. Còn trong môi trường làm việc, con có thể chia sẻ đức tin bằng cách làm việc với tinh thần trách nhiệm, siêng năng và chính trực, để đồng nghiệp nhận ra rằng niềm tin của con mang lại động lực sống tích cực và đáng tin cậy. Khi có cơ hội, con có thể khéo léo nhắc đến Chúa trong các cuộc trò chuyện hoặc sẵn sàng chia sẻ đức tin khi có người quan tâm, nhưng con nhắc mình cần làm điều đó một cách nhẹ nhàng và tôn trọng, để người nghe không cảm thấy áp lực. Ngoài ra, với thời đại khoa học công nghệ ngày nay, con có thể tận dụng các phương tiện truyền thông để lan tỏa đức tin bằng cách chia sẻ những câu Thánh Kinh, Lời Chúa hoặc những câu chuyện truyền cảm hứng trên mạng xã hội, giúp gieo trồng hạt giống đức tin vào lòng những người chưa tin nhận Chúa. Nhưng điều quan trọng nhất, con nghĩ rằng đó là con cần cầu nguyện để Chúa hướng dẫn mỗi khi chia sẻ Lời Chúa để con nhận được sự khôn sáng và can đảm từ nơi Chúa ban cho, bởi vì bổn phận của con là làm chứng, còn việc thay đổi lòng người thuộc về Ngài. Khi con áp dụng những điều này trong cuộc sống, con không chỉ sống đúng với niềm tin của mình mà còn góp phần đem ánh sáng của Chúa đến với những người xung quanh, giống như cách sứ đồ Phi-e-rơ đã mạnh dạn rao giảng trong ngày Lễ Ngũ Tuần.
Thưa Cha, con nghĩ rằng để sống đầy dẫy thánh linh trong đời sống hằng ngày, con cần thực hiện một số nguyên tắc quan trọng như sau: Trước hết, con phải dành thời gian cầu nguyện và tương giao với Chúa mỗi ngày, điều này không chỉ để trình bày những nhu cầu cá nhân của con mà còn để lắng nghe sự hướng dẫn của Ngài, giúp con bước đi trong đường lối đúng đắn của Chúa. Bên cạnh đó, việc con đọc và suy ngẫm Lời Chúa hằng ngày cũng rất quan trọng, vì Thánh Kinh là nguồn sự sống thiêng liêng giúp con hiểu biết và áp dụng chân lý của Đức Chúa Trời vào cuộc sống. Khi Lời Chúa thấm nhuần trong lòng, Đức Thánh Linh sẽ dùng Lời ấy để dạy dỗ, khích lệ và sửa đổi con, giúp con tránh xa tội lỗi và sống đẹp lòng Ngài. Đồng thời, con cần vâng phục sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh trong mọi quyết định, sẵn sàng từ bỏ ý riêng để làm theo ý muốn của Chúa, ngay cả khi điều đó có thể thách thức niềm tin của con. Ngoài ra, việc giữ mối quan hệ hiệp một với các anh chị em trong Hội Thánh của Chúa cũng giúp con được khích lệ, gây dựng và trưởng thành trong đời sống thuộc linh. Khi sống trong sự thông công với những anh chị em tin kính Chúa, con sẽ dễ dàng giữ vững đức tin và ngày càng gần gũi với Ngài hơn. Cuối cùng, con cần thể hiện đời sống đầy dẫy thánh linh của con qua cách cư xử và hành động của mình, để bông trái của Đức Thánh Linh (Ga-la-ti 5:22-23) được bày tỏ qua “tình yêu, sự vui mừng, sự bình an, sự nhẫn nại, sự từ ái, sự ngay lành, đức tin, sự nhu mì, và sự tiết độ”. Khi con để Đức Thánh Linh hướng dẫn và biến đổi đời sống mình, con sẽ không chỉ được gần gũi với Chúa hơn, mà còn trở thành một nhân chứng sống động về quyền năng của Ngài giữa thế gian.
Thưa Cha, lời hứa "hết thảy những người nào kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu" (Công Vụ 2:21, trích từ Giô-ên 2:32) con hiểu rằng đây là một trong những lẽ thật quan trọng và đầy hy vọng trong Thánh Kinh, đã khẳng định rằng sự cứu rỗi đến từ Đức Chúa Trời và dành cho tất cả mọi người. Điều này có nghĩa là bất cứ ai, không phân biệt dân tộc, địa vị hay quá khứ tội lỗi, đều có thể nhận được sự tha thứ và sự sống đời đời khi họ chân thành tin nhận và kêu cầu danh Đức Chúa Jesus. Đây không phải là một phần thưởng cho những người tốt từ những việc làm của họ, mà là ân điển của Đức Chúa Trời ban cho những ai đặt trọn niềm tin nơi Ngài. Câu Thánh Kinh này cũng cho con thấy tình yêu và lòng nhân từ vô điều kiện của Chúa, vì dù một người từng xấu xa và sống xa cách Ngài bao lâu, thì họ vẫn có thể được cứu khi ăn năn quay lại tìm kiếm Chúa. Như Lời Chúa đã phán trong Ê-sai 1:18: “Dù những tội của các ngươi như chỉ đỏ sậm, sẽ trở nên trắng như tuyết; dù chúng đỏ màu đỏ sậm, sẽ trở nên {trắng} như len.” Đồng thời, lời hứa này con thấy cũng mang tính cấp thiết, nhắc nhở chúng con cần kêu cầu danh Chúa (tin nhận Chúa) trước khi ngày phán xét đến, vì thời gian ân điển sẽ không kéo dài mãi mãi.
Thưa Cha, qua việc đọc và suy ngẫm Lời Chúa trong sách Công Vụ Các Sứ Đồ 2:14-21, con đã rút ra nhiều bài học quý báu. Trước hết, con học được bài học về sự can đảm và khôn ngoan trong việc rao giảng Tin Lành. Sứ đồ Phi-e-rơ, người từng sợ hãi và chối Chúa, nay đã dạn dĩ đứng lên giữa đám đông để công bố chân lý, bất chấp sự chế giễu và hiểu lầm từ những người xung quanh. Điều này nhắc nhở con rằng, với sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh, con cũng cần mạnh dạn chia sẻ đức tin, làm chứng về Chúa trong cuộc sống hằng ngày, dù phải đối diện với thử thách hay sự phản đối.
Thứ hai, con hiểu rằng Lời Chúa luôn ứng nghiệm đúng thời điểm và chương trình của Ngài. Khi sứ đồ Phi-e-rơ trích dẫn lời tiên tri của Giô-ên, ông đã cho thấy rằng sự kiện Lễ Ngũ Tuần không phải là một hiện tượng bất thường, mà là sự ứng nghiệm của lời tiên tri đã được Đức Chúa Trời báo trước từ lâu. Điều này dạy con rằng Chúa luôn thành tín với lời hứa của Ngài, và con có thể tin cậy vào chương trình của Ngài trong đời sống con.
Thứ ba, đoạn Thánh Kinh này cũng nhắc con rằng ai kêu cầu danh Chúa đều sẽ được cứu. Đây là một lời hứa đầy hy vọng, khẳng định rằng sự cứu rỗi của Chúa không dựa trên công đức của con người, mà là do ân điển của Đức Chúa Trời. Điều đó khích lệ con luôn sống trong sự biết ơn Chúa và khích lệ những người xung quanh đến với Chúa, để họ cũng nhận được ơn cứu rỗi và sự sống đời đời từ nơi Chúa.
Cuối cùng, con ý thức được rằng Chúa đang hành động trong thời kỳ sau cùng, và những dấu hiệu trên trời và đất nhắc nhở con phải tỉnh thức, chuẩn bị tấm lòng, và sống trong sự sẵn sàng để đón nhận sự tái lâm của Ngài. Con không biết chính xác ngày nào Chúa sẽ trở lại, nhưng con tin rằng bổn phận của con là trung tín bước đi theo Ngài, rao truyền Tin Lành của Chúa và bày tỏ tình yêu thương với những người xung quanh con.
Lạy Cha yêu dấu, xin giúp con học theo tấm gương của sứ đồ Phi-e-rơ, để con can đảm, khôn ngoan và trung tín trong việc rao giảng Lời Ngài cho mọi người. Xin cho con luôn tin cậy vào chương trình của Ngài, sống trong ân điển và bày tỏ tình yêu của Chúa cho thế gian. Con dâng lời tạ ơn Cha và cầu xin trong danh Đức Chúa Jesus Christ. Amen.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Bùi Thành Chinh
01/02/2025