Công Vụ Các Sứ Đồ 4:32-37 Sự Thông Công của Hội Thánh lúc Ban Đầu
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu đời đời của chúng con, con dâng lời cảm tạ ơn Cha vì con luôn được sống trong sự quan phòng che chở của Ba Ngôi Thiên Chúa, cảm tạ Cha đã giúp con trên đường đi công tác được bình an đến nơi được an toàn, giờ này con cầu xin Đức Thánh Linh ban cho con sự khôn sáng để con có thể đọc, hiểu được ý muốn của Ngài trên đời sống của con qua phân đoạn Thánh Kinh sách Công Vụ Các Sứ Đồ 4:32-37:
32 Đám đông của những người đã tin đã cùng một lòng và cùng một linh hồn. Chẳng ai kể của mình là của riêng nhưng đối với họ mọi vật là của chung. 33 Với quyền phép lớn các sứ đồ đã đưa ra lời chứng về sự sống lại của Đức Chúa Jesus. Ân điển lớn cũng đã ở trên hết thảy họ. 34 Chẳng có ai trong họ đã bị thiếu thốn, vì mỗi người là sở hữu chủ nhiều đất hay nhiều nhà đã bán chúng, đem số tiền bán được đến, 35 đặt nơi chân của các sứ đồ. Rồi tiền ấy đã được phân phát cho mỗi người, tùy theo người nào có nhu cầu. 36 Giô-sê, đã được đặt tên bởi các sứ đồ là Ba-na-ba, được dịch là: con trai của sự khích lệ; người Lê-vi; dân Chíp-rơ; 37 có đất, đã bán đi, đem tiền, đặt nơi chân của các sứ đồ.
Thưa Cha, phân đoạn Thánh Kinh trên mô tả sự hiệp nhất và lòng yêu thương của Hội Thánh đầu tiên. Những người tin Chúa sống chung một lòng, một linh hồn, không ai xem tài sản của mình là riêng, nhưng sẵn sàng chia sẻ để không ai bị thiếu thốn. Các sứ đồ giảng dạy với quyền phép lớn về sự sống lại của Đức Chúa Jesus, và ân điển Chúa bao phủ họ. Những ai có đất đai, nhà cửa đã bán đi, đem tiền đặt nơi chân các sứ đồ để phân phát theo nhu cầu của mọi người. Trong số đó, có Ba-na-ba, một người Lê-vi từ Chíp-rơ, đã bán đất của mình và dâng hiến toàn bộ số tiền ấy, thể hiện tấm lòng dâng trọn cho Chúa và cho các anh em cùng Cha.
Thưa Cha, sự hiệp nhất của Hội Thánh đầu tiên, khi "cùng một lòng và cùng một linh hồn", con nghĩ đó không chỉ là sự đồng thuận về giáo lý mà còn là một sự gắn kết sâu sắc trong tâm linh, tình yêu thương và hành động. Ở đây họ không sống vì bản thân nhưng đặt lợi ích của anh chị em lên trên, sẵn sàng chia sẻ mọi thứ để không ai bị thiếu thốn. Điều này là tấm gương mạnh mẽ cho Hội Thánh ngày nay, khi chúng con cũng được kêu gọi sống hiệp nhất trong đức tin và hành động. Để đạt được điều đó, thì con nghĩ rằng mỗi tín hữu cần đặt Chúa lên trên hết mọi sự, để những bất đồng cá nhân không làm lu mờ mục tiêu chung là mở rộng vương quốc Ngài. Sự yêu thương không chỉ dừng lại ở lời nói mà phải được thể hiện qua hành động cụ thể như: giúp đỡ, nâng đỡ và chia sẻ gánh nặng với nhau. Đồng thời, một đời sống dâng hiến, không bám víu vào vật chất, cũng là chìa khóa giúp Hội Thánh phản chiếu tình yêu của Đấng Christ. Khi sống hiệp nhất, thì Hội Thánh không chỉ mạnh mẽ từ bên trong mà còn trở thành một lời chứng đầy quyền năng cho thế gian, để nhiều người nhìn vào và nhận biết tình yêu của Chúa.
Thưa Cha, con nghĩ rằng sống "cùng một lòng" với anh chị em cùng đức tin là một điều mà Chúa kêu gọi mỗi Cơ-đốc nhân chúng con cần thực hiện, theo tấm gương của Hội Thánh đầu tiên. Để làm được điều đó, thì trước hết chúng con cần đặt Đức Chúa Jesus làm trung tâm trong đời sống, bởi khi tất cả chúng con cùng hướng về Ngài, những khác biệt cá nhân sẽ không còn là rào cản mà trở thành cơ hội để lớn lên trong tình yêu thương. Đồng thời, sự hiệp nhất chỉ có thể tồn tại khi mỗi người biết sống khiêm nhường và tha thứ cho nhau, không để sự kiêu ngạo hay oán giận chia rẽ mối quan hệ với anh em. Chúng con cũng cần học cách lắng nghe, nhường nhịn và sẵn sàng bỏ qua lỗi lầm của nhau, như chính Chúa đã tha thứ cho chúng con. Hơn thế nữa, con nghĩ rằng sống cùng một lòng còn có nghĩa là biết chia sẻ và nâng đỡ nhau, không chỉ trong thuộc linh mà còn trong đời sống hằng ngày. Giống như Hội Thánh đầu tiên đã không xem của cải là của riêng, ngày nay chúng con cũng cần có tinh thần quan tâm, giúp đỡ, khích lệ và cầu nguyện cho nhau. Khi mỗi người sẵn lòng vâng phục và phục vụ nhau trong tình yêu thương, thì Hội Thánh sẽ trở nên mạnh mẽ và phản chiếu tình yêu của Chúa. Để sự hiệp nhất được bền vững, thì chúng con cần cùng nhau học Lời Chúa, cầu nguyện và thờ phượng, để Đức Thánh Linh liên kết lòng chúng con trong sự hiệp một trọn vẹn.
Thưa Cha, câu Thánh Kinh: "Chẳng ai kể của mình là của riêng, nhưng đối với họ mọi vật là của chung." con thấy đã phản ánh tinh thần hiệp nhất, yêu thương và chia sẻ trong Hội Thánh đầu tiên này. Đây không chỉ là sự đoàn kết bên ngoài mà còn là một sự gắn kết sâu sắc trong tâm linh, nơi mỗi tín hữu xem lợi ích của anh chị em quan trọng hơn chính mình. Họ không bị ràng buộc bởi chủ nghĩa cá nhân hay sự ích kỷ, nhưng sẵn sàng chia sẻ tất cả những gì mình có để đảm bảo rằng không ai trong Hội Thánh bị thiếu thốn. Con nghĩ rằng điều này xuất phát từ tình yêu thương chân thành mà Đức Chúa Jesus đã dạy, khi Ngài truyền rằng chúng con phải yêu thương nhau như chính Ngài đã yêu chúng con (Giăng 13:34-35). Đồng thời, tinh thần này cũng thể hiện lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời, vì họ đã không bám víu vào của cải vật chất mà dâng hiến với lòng rộng rãi, tin rằng Chúa sẽ chu cấp cho mọi nhu cầu. Họ sống theo nguyên tắc mà Chúa đã dạy bảo chúng con trong sách Công vụ các sứ đồ 20:35 rằng: "Ban cho có phước hơn nhận lãnh", và chính sự dâng hiến này đã tạo nên một Hội Thánh mạnh mẽ, nơi mỗi người đều cảm nhận được sự quan tâm và yêu thương từ Hội Thánh. Ngày nay, con nghĩ rằng tinh thần này vẫn là một chuẩn mực cho Hội Thánh. Chúng con không nhất thiết phải bán tất cả tài sản như các tín hữu ở Hội Thánh đầu tiên, nhưng chúng con được kêu gọi để sống một đời sống dâng hiến, chia sẻ và quan tâm đến nhu cầu của anh chị em vì chúng con chỉ là những người quản gia của Chúa mà thôi, vàng là của Chúa, bạc là của Chúa. Điều này được thể hiện qua việc giúp đỡ tài chính, hỗ trợ tinh thần, cầu nguyện và khích lệ lẫn nhau. Khi Hội Thánh sống với tinh thần yêu thương và chia sẻ, thế gian sẽ thấy được ánh sáng của Chúa qua chúng con, thấy những việc của chúng con làm mà ngợi tôn Cha của chúng con ở trên trời.
Thưa Cha, chúng con có thể áp dụng tinh thần hiệp nhất, yêu thương và chia sẻ trong cuộc sống hằng ngày bằng những hành động cụ thể, xuất phát từ tấm lòng chân thành và sự vâng phục Chúa. Trước hết, chúng con cần sống vị tha và rộng rãi, sẵn sàng chia sẻ những gì mình có với người khác. Điều này không chỉ giới hạn ở của cải vật chất, mà còn bao gồm thời gian, công sức và sự quan tâm dành cho anh chị em cùng đức tin cũng như những người xung quanh con. Khi nhìn thấy ai đó đang gặp khó khăn, thay vì thờ ơ, thì con có thể giúp đỡ bằng hành động cụ thể như hỗ trợ tài chính, chia sẻ bữa ăn, hoặc đơn giản là lắng nghe và an ủi họ trong lúc hoạn nạn. Thứ hai, con cần biết sống khiêm nhường và nhường nhịn, không đặt lợi ích cá nhân lên trên hết mà luôn tìm kiếm điều tốt đẹp cho tập thể. Khi có bất đồng trong công việc, gia đình hay Hội Thánh, thay vì tranh cãi để bảo vệ ý kiến riêng của mình thì con nên học cách lắng nghe, thông cảm và xây dựng mối quan hệ trên nền tảng yêu thương. Thứ ba, con có thể bày tỏ tình yêu thương qua lời nói và hành động. Một lời động viên, một câu nói khích lệ hay một hành động tử tế dù nhỏ bé cũng có thể tạo ra sự thay đổi lớn trong cuộc đời người khác. Con hãy dùng lời nói để nâng đỡ, khích lệ thay vì chỉ trích, chê bai hay gây tổn thương. Ngoài ra, con cũng có thể thực hành tinh thần này bằng cách cầu nguyện và nâng đỡ nhau trong đức tin. Mỗi ngày, con dành thời gian cầu thay cho những người đang gặp khó khăn và khích lệ người khác đến gần Chúa hơn. Khi Hội Thánh cùng nhau hiệp một trong cầu nguyện và hành động, thì con sẽ trở thành một tấm gương sống động phản chiếu tình yêu của Ngài. Cuối cùng, điều quan trọng nhất là sống với tấm lòng tin cậy nơi Chúa, biết rằng Ngài là Đấng chu cấp và dẫn dắt con. Khi con rộng rãi dâng hiến giúp đỡ thì Chúa cũng sẽ chu cấp cho con được dư dật theo cách của Ngài.
Thưa Cha, con có thể sống và chia sẻ đức tin của mình với quyền năng tương tự như các sứ đồ bằng cách sống trong sự đầy dẫy của thánh linh, mạnh dạn làm chứng về Đức Chúa Jesus và thể hiện đức tin qua đời sống hằng ngày của con. Trước hết, để có quyền năng trong sự làm chứng, con cần có mối quan hệ sâu sắc với Chúa. Ở đây các sứ đồ không thể giảng dạy với quyền phép lớn nếu không có sự hướng dẫn và ban quyền năng từ Đức Thánh Linh. Vì vậy, mỗi ngày, con cần dành thời gian đọc Lời Chúa, cầu nguyện và tìm kiếm sự đầy dẫy của thánh linh để con có thể mạnh dạn chia sẻ niềm tin của mình. Thứ hai, con cần sống một đời sống phản chiếu đức tin, để người khác nhìn thấy Chúa qua hành động của con. Sự làm chứng không chỉ là lời nói, mà còn qua các hành động con yêu thương, tha thứ và bày tỏ lòng nhân từ với những người xung quanh. Khi đời sống của con phản ánh bản chất của Chúa, thì cũng chính cuộc sống của con sẽ là một bằng chứng sống động về quyền năng của Ngài. Thứ ba, con phải dũng cảm và trung tín trong việc rao truyền Tin Lành, không để sự sợ hãi hay áp lực từ xã hội ngăn cản. Các sứ đồ không hề e sợ trước sự chống đối, mà luôn rao giảng về Tin Lành của Đức Chúa Jesus với lòng can đảm. Ngày nay, dù con không phải là một người đứng trên bục giảng, nhưng con có thể chia sẻ Tin Lành của Chúa qua những cuộc trò chuyện hằng ngày, qua mạng xã hội, hoặc đơn giản là bày tỏ niềm tin của mình một cách tự nhiên. Cuối cùng, thì để có thể chia sẻ đức tin với quyền năng của Chúa, con cần tin cậy vào quyền phép của Đức Chúa Trời, biết rằng chính Ngài đang hành động qua con. Khi con bước đi trong đức tin, Chúa sẽ sử dụng con như một công cụ trong tay Ngài để đem Tin Lành đến cho nhiều người khác.
Thưa Cha, con thấy Hội Thánh ban đầu đã đáp ứng nhu cầu của nhau bằng cách bán tài sản và chia sẻ với những người thiếu thốn, điều này đã dạy con về trách nhiệm yêu thương và quan tâm đến mọi người. Sự hiệp nhất và lòng rộng rãi của họ không xuất phát từ sự ép buộc, mà từ một tấm lòng tràn đầy tình yêu thương của Đấng Christ, sẵn sàng hy sinh vì anh chị em cùng Cha của mình. Điều này nhắc nhở con rằng đức tin thật không chỉ nằm trong lời nói, mà phải được thể hiện qua hành động và Lời Chúa trong sách Gia cơ 2:17 cũng nói rằng: “Về đức tin, cũng vậy; nếu đức tin không có các việc làm, thì tự mình nó chết”. Ở đây Chúa không kêu gọi con chỉ quan tâm đến đời sống riêng của mình, mà còn phải biết chia sẻ với những người đang gặp khó khăn hơn con. Sự giàu có mà con có, dù là tài chính, thời gian hay tài năng của con, đều là những điều Chúa ban cho để con có thể dùng chúng làm vinh hiển Ngài và giúp đỡ người khác. Khi con nhìn thấy ai đó đang thiếu thốn, con không thể làm ngơ, nhưng cần có lòng trắc ẩn và sẵn lòng dâng hiến theo khả năng của mình. Tuy nhiên, con nghĩ rằng sự dâng hiến không chỉ là về vật chất, mà còn là sự quan tâm chân thành, khích lệ và cầu nguyện cho nhau. Có những lúc, một lời động viên, một hành động giúp đỡ nhỏ bé cũng có thể làm thay đổi cuộc đời một người. Lời Chúa đã dạy trong sách Công Vụ Các Sứ Đồ 20:35 rằng: “Ban cho có phước hơn nhận lãnh”,và khi con sống rộng rãi, con không chỉ giúp ích cho người khác mà chính con cũng được biến đổi trong tình yêu thương của Ngài.
Thưa Cha, Ba-na-ba được gọi là “con trai của sự khích lệ” con nghĩ là vì ông luôn động viên, nâng đỡ và hỗ trợ anh chị em cùng đức tin của mình. Con nghĩ rằng để trở thành một người khích lệ như Ba-na-ba, thì con cần có tấm lòng yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ và động viên người khác trong Hội Thánh cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Trước hết, con có thể khích lệ bằng lời nói. Một lời động viên chân thành, một lời khen ngợi đúng lúc hay một lời nhắc nhở nhẹ nhàng có thể làm thay đổi tinh thần và thái độ của một người. Lời Chúa dạy trong sách Châm Ngôn 16:24 rằng: “Lời lành giống như tàng ong, ngon ngọt cho tâm hồn, và khỏe mạnh cho xương cốt”,vì vậy con muốn dùng lời nói của mình để nâng đỡ chứ không làm tổn thương người khác. Thứ hai, con có thể khích lệ qua hành động yêu thương. Một người có thể cần sự giúp đỡ thực tế hơn là chỉ những lời nói. Giống như Ba-na-ba đã bán đất để giúp đỡ anh chị em cùng Cha thiếu thốn của mình, con cũng có thể khích lệ bằng cách chia sẻ thời gian, tài chính, hoặc công sức để hỗ trợ những ai đang gặp khó khăn. Khi con thấy ai đó trong Hội Thánh hoặc trong cộng đồng đang đau buồn, thì con có thể an ủi, cầu nguyện cùng họ, hoặc đơn giản là lắng nghe và đồng hành cùng họ trong thử thách. Thứ ba, con có thể khích lệ người khác trong đức tin. Ba-na-ba đã nâng đỡ sứ đồ Phao-lô khi ông mới tin nhận Chúa và cũng đồng hành với nhiều tín hữu trên hành trình thuộc linh. Ngày nay, con cũng có thể giúp đỡ những người mới đến với Chúa, khích lệ họ kiên trì trong đức tin, và cùng họ học hỏi Lời Ngài. Như con có thể mời ai đó tham gia nhóm học Thánh Kinh, cầu nguyện cùng họ, hoặc chia sẻ những lời hứa của Chúa để giúp họ vững lòng tin vào Chúa hơn. Cuối cùng, con muốn sống như một tấm gương của sự khích lệ bằng chính đời sống của mình. Khi con sống một cách chân thành, yêu thương và luôn có tinh thần tích cực, con có thể truyền cảm hứng cho người khác để họ cũng trở thành những người khích lệ. Đức Chúa Jesus đã dạy trong sách Lu-ca 6:31 rằng: “Theo như các ngươi muốn người ta làm cho các ngươi thế nào, các ngươi cũng hãy làm cho họ thế ấy”, vì vậy con muốn sống sao cho những người xung quanh cảm nhận được tình yêu thương của Ngài qua con.
Thưa Cha, qua việc đọc và suy ngẫm Lời Chúa trong phân đoạn Thánh Kinh sách Công Vụ Các Sứ Đồ 4:32-37, con rút ra nhiều bài học bổ ích giúp con sống một đời sống đẹp lòng Ngài hơn. Trước hết, con học được rằng đức tin thật phải đi đôi với hành động, giống như Hội Thánh đầu tiên đã sống trong sự hiệp nhất, yêu thương và sẵn lòng chia sẻ với nhau. Điều này nhắc nhở con rằng đức tin không chỉ thể hiện qua lời nói, mà phải được bày tỏ qua cách con quan tâm, giúp đỡ và khích lệ người khác. Thứ hai, con nhận ra rằng quyền năng của Đức Chúa Trời hành động mạnh mẽ trong những ai tin cậy và vâng phục Ngài. Các sứ đồ đã làm chứng về sự sống lại của Đức Chúa Jesus với quyền phép lớn, và điều đó chỉ có thể xảy ra khi họ sống trong sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh. Điều này dạy con rằng nếu con muốn sống một đời sống mạnh mẽ trong đức tin, con cần tìm kiếm Chúa mỗi ngày, để Ngài trang bị và hướng dẫn con bước đi theo ý muốn Ngài. Bên cạnh đó, con cũng học được tầm quan trọng của sự khích lệ. Ba-na-ba, người được gọi là "con trai của sự khích lệ", là tấm gương về một người luôn nâng đỡ, động viên và giúp đỡ anh chị em mình cùng đức tin. Qua đó, con hiểu rằng con không nên sống ích kỷ hay chỉ nghĩ cho riêng mình, nhưng cần có tấm lòng sẵn sàng khích lệ, hỗ trợ và đem lại sự hy vọng cho những người xung quanh con. Cuối cùng, Lời Chúa dạy con rằng sống vì Chúa là một hành trình liên tục, nơi con cần luôn học hỏi, thay đổi và trưởng thành mỗi ngày. Chúa không chỉ muốn con tin Ngài, mà Ngài muốn con sống một đời sống phản chiếu tình yêu và sự công bình của Ngài cho thế gian.
Lạy Chúa, con cảm tạ Ngài vì Lời Ngài luôn nhắc nhở và dạy dỗ con. Xin giúp con áp dụng những bài học này vào đời sống hằng ngày, để con sống một cách xứng đáng với danh xưng là con cái của Đức Chúa Trời. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ. Bùi Thành Chinh 20/03/2025
Công Vụ Các Sứ Đồ 4:32-37 Sự Thông Công của Hội Thánh lúc Ban Đầu
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu đời đời của chúng con, con dâng lời cảm tạ ơn Cha vì con luôn được sống trong sự quan phòng che chở của Ba Ngôi Thiên Chúa, cảm tạ Cha đã giúp con trên đường đi công tác được bình an đến nơi được an toàn, giờ này con cầu xin Đức Thánh Linh ban cho con sự khôn sáng để con có thể đọc, hiểu được ý muốn của Ngài trên đời sống của con qua phân đoạn Thánh Kinh sách Công Vụ Các Sứ Đồ 4:32-37:
32 Đám đông của những người đã tin đã cùng một lòng và cùng một linh hồn. Chẳng ai kể của mình là của riêng nhưng đối với họ mọi vật là của chung.
33 Với quyền phép lớn các sứ đồ đã đưa ra lời chứng về sự sống lại của Đức Chúa Jesus. Ân điển lớn cũng đã ở trên hết thảy họ.
34 Chẳng có ai trong họ đã bị thiếu thốn, vì mỗi người là sở hữu chủ nhiều đất hay nhiều nhà đã bán chúng, đem số tiền bán được đến,
35 đặt nơi chân của các sứ đồ. Rồi tiền ấy đã được phân phát cho mỗi người, tùy theo người nào có nhu cầu.
36 Giô-sê, đã được đặt tên bởi các sứ đồ là Ba-na-ba, được dịch là: con trai của sự khích lệ; người Lê-vi; dân Chíp-rơ;
37 có đất, đã bán đi, đem tiền, đặt nơi chân của các sứ đồ.
Thưa Cha, phân đoạn Thánh Kinh trên mô tả sự hiệp nhất và lòng yêu thương của Hội Thánh đầu tiên. Những người tin Chúa sống chung một lòng, một linh hồn, không ai xem tài sản của mình là riêng, nhưng sẵn sàng chia sẻ để không ai bị thiếu thốn. Các sứ đồ giảng dạy với quyền phép lớn về sự sống lại của Đức Chúa Jesus, và ân điển Chúa bao phủ họ. Những ai có đất đai, nhà cửa đã bán đi, đem tiền đặt nơi chân các sứ đồ để phân phát theo nhu cầu của mọi người. Trong số đó, có Ba-na-ba, một người Lê-vi từ Chíp-rơ, đã bán đất của mình và dâng hiến toàn bộ số tiền ấy, thể hiện tấm lòng dâng trọn cho Chúa và cho các anh em cùng Cha.
Thưa Cha, sự hiệp nhất của Hội Thánh đầu tiên, khi "cùng một lòng và cùng một linh hồn", con nghĩ đó không chỉ là sự đồng thuận về giáo lý mà còn là một sự gắn kết sâu sắc trong tâm linh, tình yêu thương và hành động. Ở đây họ không sống vì bản thân nhưng đặt lợi ích của anh chị em lên trên, sẵn sàng chia sẻ mọi thứ để không ai bị thiếu thốn. Điều này là tấm gương mạnh mẽ cho Hội Thánh ngày nay, khi chúng con cũng được kêu gọi sống hiệp nhất trong đức tin và hành động. Để đạt được điều đó, thì con nghĩ rằng mỗi tín hữu cần đặt Chúa lên trên hết mọi sự, để những bất đồng cá nhân không làm lu mờ mục tiêu chung là mở rộng vương quốc Ngài. Sự yêu thương không chỉ dừng lại ở lời nói mà phải được thể hiện qua hành động cụ thể như: giúp đỡ, nâng đỡ và chia sẻ gánh nặng với nhau. Đồng thời, một đời sống dâng hiến, không bám víu vào vật chất, cũng là chìa khóa giúp Hội Thánh phản chiếu tình yêu của Đấng Christ. Khi sống hiệp nhất, thì Hội Thánh không chỉ mạnh mẽ từ bên trong mà còn trở thành một lời chứng đầy quyền năng cho thế gian, để nhiều người nhìn vào và nhận biết tình yêu của Chúa.
Thưa Cha, con nghĩ rằng sống "cùng một lòng" với anh chị em cùng đức tin là một điều mà Chúa kêu gọi mỗi Cơ-đốc nhân chúng con cần thực hiện, theo tấm gương của Hội Thánh đầu tiên. Để làm được điều đó, thì trước hết chúng con cần đặt Đức Chúa Jesus làm trung tâm trong đời sống, bởi khi tất cả chúng con cùng hướng về Ngài, những khác biệt cá nhân sẽ không còn là rào cản mà trở thành cơ hội để lớn lên trong tình yêu thương. Đồng thời, sự hiệp nhất chỉ có thể tồn tại khi mỗi người biết sống khiêm nhường và tha thứ cho nhau, không để sự kiêu ngạo hay oán giận chia rẽ mối quan hệ với anh em. Chúng con cũng cần học cách lắng nghe, nhường nhịn và sẵn sàng bỏ qua lỗi lầm của nhau, như chính Chúa đã tha thứ cho chúng con. Hơn thế nữa, con nghĩ rằng sống cùng một lòng còn có nghĩa là biết chia sẻ và nâng đỡ nhau, không chỉ trong thuộc linh mà còn trong đời sống hằng ngày. Giống như Hội Thánh đầu tiên đã không xem của cải là của riêng, ngày nay chúng con cũng cần có tinh thần quan tâm, giúp đỡ, khích lệ và cầu nguyện cho nhau. Khi mỗi người sẵn lòng vâng phục và phục vụ nhau trong tình yêu thương, thì Hội Thánh sẽ trở nên mạnh mẽ và phản chiếu tình yêu của Chúa. Để sự hiệp nhất được bền vững, thì chúng con cần cùng nhau học Lời Chúa, cầu nguyện và thờ phượng, để Đức Thánh Linh liên kết lòng chúng con trong sự hiệp một trọn vẹn.
Thưa Cha, câu Thánh Kinh: "Chẳng ai kể của mình là của riêng, nhưng đối với họ mọi vật là của chung." con thấy đã phản ánh tinh thần hiệp nhất, yêu thương và chia sẻ trong Hội Thánh đầu tiên này. Đây không chỉ là sự đoàn kết bên ngoài mà còn là một sự gắn kết sâu sắc trong tâm linh, nơi mỗi tín hữu xem lợi ích của anh chị em quan trọng hơn chính mình. Họ không bị ràng buộc bởi chủ nghĩa cá nhân hay sự ích kỷ, nhưng sẵn sàng chia sẻ tất cả những gì mình có để đảm bảo rằng không ai trong Hội Thánh bị thiếu thốn. Con nghĩ rằng điều này xuất phát từ tình yêu thương chân thành mà Đức Chúa Jesus đã dạy, khi Ngài truyền rằng chúng con phải yêu thương nhau như chính Ngài đã yêu chúng con (Giăng 13:34-35). Đồng thời, tinh thần này cũng thể hiện lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời, vì họ đã không bám víu vào của cải vật chất mà dâng hiến với lòng rộng rãi, tin rằng Chúa sẽ chu cấp cho mọi nhu cầu. Họ sống theo nguyên tắc mà Chúa đã dạy bảo chúng con trong sách Công vụ các sứ đồ 20:35 rằng: "Ban cho có phước hơn nhận lãnh", và chính sự dâng hiến này đã tạo nên một Hội Thánh mạnh mẽ, nơi mỗi người đều cảm nhận được sự quan tâm và yêu thương từ Hội Thánh. Ngày nay, con nghĩ rằng tinh thần này vẫn là một chuẩn mực cho Hội Thánh. Chúng con không nhất thiết phải bán tất cả tài sản như các tín hữu ở Hội Thánh đầu tiên, nhưng chúng con được kêu gọi để sống một đời sống dâng hiến, chia sẻ và quan tâm đến nhu cầu của anh chị em vì chúng con chỉ là những người quản gia của Chúa mà thôi, vàng là của Chúa, bạc là của Chúa. Điều này được thể hiện qua việc giúp đỡ tài chính, hỗ trợ tinh thần, cầu nguyện và khích lệ lẫn nhau. Khi Hội Thánh sống với tinh thần yêu thương và chia sẻ, thế gian sẽ thấy được ánh sáng của Chúa qua chúng con, thấy những việc của chúng con làm mà ngợi tôn Cha của chúng con ở trên trời.
Thưa Cha, chúng con có thể áp dụng tinh thần hiệp nhất, yêu thương và chia sẻ trong cuộc sống hằng ngày bằng những hành động cụ thể, xuất phát từ tấm lòng chân thành và sự vâng phục Chúa. Trước hết, chúng con cần sống vị tha và rộng rãi, sẵn sàng chia sẻ những gì mình có với người khác. Điều này không chỉ giới hạn ở của cải vật chất, mà còn bao gồm thời gian, công sức và sự quan tâm dành cho anh chị em cùng đức tin cũng như những người xung quanh con. Khi nhìn thấy ai đó đang gặp khó khăn, thay vì thờ ơ, thì con có thể giúp đỡ bằng hành động cụ thể như hỗ trợ tài chính, chia sẻ bữa ăn, hoặc đơn giản là lắng nghe và an ủi họ trong lúc hoạn nạn. Thứ hai, con cần biết sống khiêm nhường và nhường nhịn, không đặt lợi ích cá nhân lên trên hết mà luôn tìm kiếm điều tốt đẹp cho tập thể. Khi có bất đồng trong công việc, gia đình hay Hội Thánh, thay vì tranh cãi để bảo vệ ý kiến riêng của mình thì con nên học cách lắng nghe, thông cảm và xây dựng mối quan hệ trên nền tảng yêu thương. Thứ ba, con có thể bày tỏ tình yêu thương qua lời nói và hành động. Một lời động viên, một câu nói khích lệ hay một hành động tử tế dù nhỏ bé cũng có thể tạo ra sự thay đổi lớn trong cuộc đời người khác. Con hãy dùng lời nói để nâng đỡ, khích lệ thay vì chỉ trích, chê bai hay gây tổn thương. Ngoài ra, con cũng có thể thực hành tinh thần này bằng cách cầu nguyện và nâng đỡ nhau trong đức tin. Mỗi ngày, con dành thời gian cầu thay cho những người đang gặp khó khăn và khích lệ người khác đến gần Chúa hơn. Khi Hội Thánh cùng nhau hiệp một trong cầu nguyện và hành động, thì con sẽ trở thành một tấm gương sống động phản chiếu tình yêu của Ngài. Cuối cùng, điều quan trọng nhất là sống với tấm lòng tin cậy nơi Chúa, biết rằng Ngài là Đấng chu cấp và dẫn dắt con. Khi con rộng rãi dâng hiến giúp đỡ thì Chúa cũng sẽ chu cấp cho con được dư dật theo cách của Ngài.
Thưa Cha, con có thể sống và chia sẻ đức tin của mình với quyền năng tương tự như các sứ đồ bằng cách sống trong sự đầy dẫy của thánh linh, mạnh dạn làm chứng về Đức Chúa Jesus và thể hiện đức tin qua đời sống hằng ngày của con. Trước hết, để có quyền năng trong sự làm chứng, con cần có mối quan hệ sâu sắc với Chúa. Ở đây các sứ đồ không thể giảng dạy với quyền phép lớn nếu không có sự hướng dẫn và ban quyền năng từ Đức Thánh Linh. Vì vậy, mỗi ngày, con cần dành thời gian đọc Lời Chúa, cầu nguyện và tìm kiếm sự đầy dẫy của thánh linh để con có thể mạnh dạn chia sẻ niềm tin của mình. Thứ hai, con cần sống một đời sống phản chiếu đức tin, để người khác nhìn thấy Chúa qua hành động của con. Sự làm chứng không chỉ là lời nói, mà còn qua các hành động con yêu thương, tha thứ và bày tỏ lòng nhân từ với những người xung quanh. Khi đời sống của con phản ánh bản chất của Chúa, thì cũng chính cuộc sống của con sẽ là một bằng chứng sống động về quyền năng của Ngài. Thứ ba, con phải dũng cảm và trung tín trong việc rao truyền Tin Lành, không để sự sợ hãi hay áp lực từ xã hội ngăn cản. Các sứ đồ không hề e sợ trước sự chống đối, mà luôn rao giảng về Tin Lành của Đức Chúa Jesus với lòng can đảm. Ngày nay, dù con không phải là một người đứng trên bục giảng, nhưng con có thể chia sẻ Tin Lành của Chúa qua những cuộc trò chuyện hằng ngày, qua mạng xã hội, hoặc đơn giản là bày tỏ niềm tin của mình một cách tự nhiên. Cuối cùng, thì để có thể chia sẻ đức tin với quyền năng của Chúa, con cần tin cậy vào quyền phép của Đức Chúa Trời, biết rằng chính Ngài đang hành động qua con. Khi con bước đi trong đức tin, Chúa sẽ sử dụng con như một công cụ trong tay Ngài để đem Tin Lành đến cho nhiều người khác.
Thưa Cha, con thấy Hội Thánh ban đầu đã đáp ứng nhu cầu của nhau bằng cách bán tài sản và chia sẻ với những người thiếu thốn, điều này đã dạy con về trách nhiệm yêu thương và quan tâm đến mọi người. Sự hiệp nhất và lòng rộng rãi của họ không xuất phát từ sự ép buộc, mà từ một tấm lòng tràn đầy tình yêu thương của Đấng Christ, sẵn sàng hy sinh vì anh chị em cùng Cha của mình. Điều này nhắc nhở con rằng đức tin thật không chỉ nằm trong lời nói, mà phải được thể hiện qua hành động và Lời Chúa trong sách Gia cơ 2:17 cũng nói rằng: “Về đức tin, cũng vậy; nếu đức tin không có các việc làm, thì tự mình nó chết”. Ở đây Chúa không kêu gọi con chỉ quan tâm đến đời sống riêng của mình, mà còn phải biết chia sẻ với những người đang gặp khó khăn hơn con. Sự giàu có mà con có, dù là tài chính, thời gian hay tài năng của con, đều là những điều Chúa ban cho để con có thể dùng chúng làm vinh hiển Ngài và giúp đỡ người khác. Khi con nhìn thấy ai đó đang thiếu thốn, con không thể làm ngơ, nhưng cần có lòng trắc ẩn và sẵn lòng dâng hiến theo khả năng của mình. Tuy nhiên, con nghĩ rằng sự dâng hiến không chỉ là về vật chất, mà còn là sự quan tâm chân thành, khích lệ và cầu nguyện cho nhau. Có những lúc, một lời động viên, một hành động giúp đỡ nhỏ bé cũng có thể làm thay đổi cuộc đời một người. Lời Chúa đã dạy trong sách Công Vụ Các Sứ Đồ 20:35 rằng: “Ban cho có phước hơn nhận lãnh”, và khi con sống rộng rãi, con không chỉ giúp ích cho người khác mà chính con cũng được biến đổi trong tình yêu thương của Ngài.
Thưa Cha, Ba-na-ba được gọi là “con trai của sự khích lệ” con nghĩ là vì ông luôn động viên, nâng đỡ và hỗ trợ anh chị em cùng đức tin của mình. Con nghĩ rằng để trở thành một người khích lệ như Ba-na-ba, thì con cần có tấm lòng yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ và động viên người khác trong Hội Thánh cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Trước hết, con có thể khích lệ bằng lời nói. Một lời động viên chân thành, một lời khen ngợi đúng lúc hay một lời nhắc nhở nhẹ nhàng có thể làm thay đổi tinh thần và thái độ của một người. Lời Chúa dạy trong sách Châm Ngôn 16:24 rằng: “Lời lành giống như tàng ong, ngon ngọt cho tâm hồn, và khỏe mạnh cho xương cốt”, vì vậy con muốn dùng lời nói của mình để nâng đỡ chứ không làm tổn thương người khác. Thứ hai, con có thể khích lệ qua hành động yêu thương. Một người có thể cần sự giúp đỡ thực tế hơn là chỉ những lời nói. Giống như Ba-na-ba đã bán đất để giúp đỡ anh chị em cùng Cha thiếu thốn của mình, con cũng có thể khích lệ bằng cách chia sẻ thời gian, tài chính, hoặc công sức để hỗ trợ những ai đang gặp khó khăn. Khi con thấy ai đó trong Hội Thánh hoặc trong cộng đồng đang đau buồn, thì con có thể an ủi, cầu nguyện cùng họ, hoặc đơn giản là lắng nghe và đồng hành cùng họ trong thử thách. Thứ ba, con có thể khích lệ người khác trong đức tin. Ba-na-ba đã nâng đỡ sứ đồ Phao-lô khi ông mới tin nhận Chúa và cũng đồng hành với nhiều tín hữu trên hành trình thuộc linh. Ngày nay, con cũng có thể giúp đỡ những người mới đến với Chúa, khích lệ họ kiên trì trong đức tin, và cùng họ học hỏi Lời Ngài. Như con có thể mời ai đó tham gia nhóm học Thánh Kinh, cầu nguyện cùng họ, hoặc chia sẻ những lời hứa của Chúa để giúp họ vững lòng tin vào Chúa hơn. Cuối cùng, con muốn sống như một tấm gương của sự khích lệ bằng chính đời sống của mình. Khi con sống một cách chân thành, yêu thương và luôn có tinh thần tích cực, con có thể truyền cảm hứng cho người khác để họ cũng trở thành những người khích lệ. Đức Chúa Jesus đã dạy trong sách Lu-ca 6:31 rằng: “Theo như các ngươi muốn người ta làm cho các ngươi thế nào, các ngươi cũng hãy làm cho họ thế ấy”, vì vậy con muốn sống sao cho những người xung quanh cảm nhận được tình yêu thương của Ngài qua con.
Thưa Cha, qua việc đọc và suy ngẫm Lời Chúa trong phân đoạn Thánh Kinh sách Công Vụ Các Sứ Đồ 4:32-37, con rút ra nhiều bài học bổ ích giúp con sống một đời sống đẹp lòng Ngài hơn. Trước hết, con học được rằng đức tin thật phải đi đôi với hành động, giống như Hội Thánh đầu tiên đã sống trong sự hiệp nhất, yêu thương và sẵn lòng chia sẻ với nhau. Điều này nhắc nhở con rằng đức tin không chỉ thể hiện qua lời nói, mà phải được bày tỏ qua cách con quan tâm, giúp đỡ và khích lệ người khác. Thứ hai, con nhận ra rằng quyền năng của Đức Chúa Trời hành động mạnh mẽ trong những ai tin cậy và vâng phục Ngài. Các sứ đồ đã làm chứng về sự sống lại của Đức Chúa Jesus với quyền phép lớn, và điều đó chỉ có thể xảy ra khi họ sống trong sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh. Điều này dạy con rằng nếu con muốn sống một đời sống mạnh mẽ trong đức tin, con cần tìm kiếm Chúa mỗi ngày, để Ngài trang bị và hướng dẫn con bước đi theo ý muốn Ngài. Bên cạnh đó, con cũng học được tầm quan trọng của sự khích lệ. Ba-na-ba, người được gọi là "con trai của sự khích lệ", là tấm gương về một người luôn nâng đỡ, động viên và giúp đỡ anh chị em mình cùng đức tin. Qua đó, con hiểu rằng con không nên sống ích kỷ hay chỉ nghĩ cho riêng mình, nhưng cần có tấm lòng sẵn sàng khích lệ, hỗ trợ và đem lại sự hy vọng cho những người xung quanh con. Cuối cùng, Lời Chúa dạy con rằng sống vì Chúa là một hành trình liên tục, nơi con cần luôn học hỏi, thay đổi và trưởng thành mỗi ngày. Chúa không chỉ muốn con tin Ngài, mà Ngài muốn con sống một đời sống phản chiếu tình yêu và sự công bình của Ngài cho thế gian.
Lạy Chúa, con cảm tạ Ngài vì Lời Ngài luôn nhắc nhở và dạy dỗ con. Xin giúp con áp dụng những bài học này vào đời sống hằng ngày, để con sống một cách xứng đáng với danh xưng là con cái của Đức Chúa Trời. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Bùi Thành Chinh
20/03/2025