Khải Huyền 2:12-17 Bẹt-găm: Hội Thánh Thỏa Hiệp với Ngoại Giáo
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu đời đời của chúng con, con dâng lời cảm tạ ơn Cha vì những ân điển lớn lao mà Cha đã ban cho chúng con để chúng con luôn được bình an ở trong Ngài, thì giờ này Cha lại ban cho con thì giờ con suy ngẫm Lời Chúa trong sách Khải Huyền 2:12-17.
12 "Hãy viết cho thiên sứ của Hội Thánh tại Bẹt-găm: Đây là những lời phán của Đấng có thanh gươm bén, hai lưỡi. 13 Ta biết những việc làm của ngươi và nơi ngươi ở, nơi ngai của Sa-tan. Ngươi giữ danh Ta và đã không chối bỏ đức tin của Ta trong những ngày mà An-ti-ba, người làm chứng trung tín của Ta, đã bị giết giữa các ngươi, nơi Sa-tan cư trú. 14 Tuy nhiên, Ta có vài điều nghịch lại ngươi. Vì tại đó, ngươi có những kẻ giữ giáo lý của Ba-la-am, kẻ đã dạy Ba-lác ném cớ vấp phạm trước con cái của I-sơ-ra-ên, [khiến họ] đã ăn thịt cúng các thần tượng và đã phạm tà dâm. 15 Cũng vậy, ngươi lại có những kẻ giữ giáo lý của bọn Ni-cô-la [là] điều Ta ghét. 16 Hãy cải hối, nếu không, Ta sẽ mau chóng đến với ngươi và sẽ chiến cự với chúng nó bằng thanh gươm của miệng Ta. 17 Ai có tai, người ấy hãy nghe điều Đấng Thần Linh phán với các Hội Thánh. Người nào thắng, Ta sẽ cho ăn ma-na giấu kín và Ta sẽ ban cho người hòn sỏi trắng. Trên hòn sỏi, một tên mới được viết mà không ai biết, ngoại trừ người nhận."
Thưa Cha, phân đoạn Thánh Kinh trên lời Đức Chúa Jesus gửi cho Hội Thánh tại Bẹt-găm, Chúa đã khen ngợi họ vì họ đã giữ vững đức tin trong một môi trường thù địch nơi "ngai của Sa-tan". Tuy nhiên, Ngài cũng khiển trách họ vì một số thành viên đã theo các giáo lý sai lạc, như của Ba-la-am và Ni-cô-la, dẫn đến việc thờ cúng thần tượng và phạm tội tà dâm. Chúa kêu gọi họ phải ăn năn, nếu không Ngài sẽ đến phán xét. Với những ai trung tín và chiến thắng, Chúa hứa ban phần thưởng thiêng liêng là ma-na giấu kín và một hòn sỏi trắng với tên mới.
Thưa Cha, hình ảnh "thanh gươm bén, hai lưỡi" trong câu 12 là tượng trưng cho quyền năng phán xét của Đức Chúa Trời và lời chân lý của Ngài. Lời Chúa có sức mạnh để phân chia đúng và sai, tách bạch tội lỗi khỏi sự thánh khiết như Lời Chúa trong Hê-bơ-rơ 4:12 có viết: "Vì Lời của Đức Chúa Trời sống và năng động; sắc hơn bất cứ gươm hai lưỡi nào; đến nỗi xuyên thấu và phân chia cả linh hồn, tâm thần, các khớp xương và tủy; xem xét những tư tưởng và những ý định của lòng.” Nó cũng thể hiện quyền lực phán xét của Chúa đối với các kẻ thù và những tội lỗi.
Thưa Cha, cụm từ "nơi ngai của Sa-tan" con hiểu là nơi thành phố Bẹt-găm đang bị kiểm soát bởi tà thần, thờ cúng các thần tượng, và sự chống đối mạnh mẽ với đạo của Chúa. Việc thờ phượng các vị thần Hy Lạp và La Mã, đặc biệt là Zeus, thần tối cao của người Hy Lạp. Thành phố này có một đền thờ lớn dành cho Zeus, với một bàn thờ khổng lồ trông như ngai, có thể đây là hình ảnh mà Sứ Đồ Giăng đề cập tới trong phân đoạn này, bàn thờ này tượng trưng cho quyền lực của sự thờ cúng tà thần, nơi mà quyền lực của Sa-tan thể hiện qua việc dẫn dụ con người ra khỏi Đức Chúa Trời. Ngoài ra, Bẹt-găm cũng là một trung tâm chính trị và tôn giáo quan trọng của Đế Quốc La Mã, nơi có nhiều đền thờ của hoàng đế. Việc tôn sùng hoàng đế như một vị thần ở đây có thể được coi như là một trong những hình thức thờ cúng sai lạc, trái ngược với lòng trung thành với Đức Chúa Trời, tạo nên một bầu không khí đầy ác quỷ và ảnh hưởng của Sa-tan. Ngoài việc thờ cúng thần ngoại giáo thì Bẹt-găm còn là nơi lan tràn của nhiều hoạt động tà ác khác. Các nghi thức thờ cúng đồi bại và lạc giáo, sự phổ biến của các giáo lý sai lầm, cũng như áp lực, bách hại các con dân của Chúa đã khiến nơi đây trở thành một biểu tượng của "ngai của Sa-tan" – nơi Sa-tan dường như đang thống trị và lừa dối con người. Những điều này làm cho nơi đây được gọi là "nơi ngai của Sa-tan."
Thưa Cha, cụm từ “giữ danh Chúa và không chối bỏ đức tin của Chúa” có nghĩa là trung thành với danh Chúa, không từ bỏ niềm tin vào Ngài dù đối mặt với áp lực, bách hại. Còn "đức tin của Chúa" là ám chỉ niềm tin đã được Đức Chúa Jesus truyền dạy, niềm tin cứu rỗi và chân lý mà Ngài đã để lại cho Hội Thánh.
Thưa Cha, trong câu 13 có nói đến "An-ti-ba" thì trong câu 13 cũng nói ông là “người làm chứng trung tín của Ta, đã bị giết giữa các ngươi, nơi Sa-tan cư trú”, con hiểu rằng ông chính là một người chứng nhân trung tín của Chúa tại Bẹt-găm, ông đã bị giết vì đức tin của mình. Dù Thánh Kinh không cho biết nhiều về ông nhưng An-ti-ba được ghi nhận là một người mẫu mực của sự trung thành trong thời kỳ con dân Chúa bị bách hại.
Thưa Cha, cụm từ "giáo lý của Ba-la-am" là nói đến những hành động và giáo huấn của Ba-la-am, một nhân vật trong Cựu Ước được nhắc đến trong Dân Số Ký 22-24 và 31:16. Ba-la-am là một nhà tiên tri, nhưng thay vì trung thành với Đức Chúa Trời, ông đã bị dụ dỗ bởi lợi lộc vật chất. Ông cố tìm cách khiến dân I-sơ-ra-en phạm tội bằng cách dẫn dụ họ vào sự thờ cúng tà thần và tà dâm. Trong Khải Huyền 2:14, "giáo lý của Ba-la-am" là ám chỉ việc dạy dỗ những thứ trái ngược với giáo lý của Thánh Kinh, nó khuyến khích sự thỏa hiệp với tội lỗi và dẫn đến hành động trái với ý muốn của Đức Chúa Trời. Ba-la-am dạy Ba-lác làm cho dân I-sơ-ra-en phạm tội bằng cách tham gia vào các thực hành thờ cúng tà thần và các hành vi vô đạo đức. Điều này làm xa cách với Đức Chúa Trời. Trong ngữ cảnh của Khải Huyền 2:14 thì điều này cảnh báo Hội Thánh ở Bẹt-găm rằng có một số người trong họ đang bị ảnh hưởng bởi những giáo lý sai trái, khuyến khích việc thỏa hiệp với tội lỗi và tham gia vào các thực hành tà ác, tương tự như những gì Ba-la-am đã làm với dân I-sơ-ra-ên.
Thưa Cha, ngày nay cũng có nhiều các giáo hội họ dạy các giáo lý này, giáo lý này có thể được hiểu là những sự giảng dạy dung túng hoặc cổ vũ cho những hành động trái với lẽ thật của Lời Chúa, chẳng hạn như việc chấp nhận sự thỏa hiệp với tội lỗi. Như việc họ dạy rằng “được cứu một lần được cứu vĩnh viễn” tức là sau khi tin nhận Chúa rồi thì sau này có phạm tội thì vẫn được cứu mà không bị hư mất. Hay giáo lý không giữ ngày Sa-bát là ngày Thứ Bảy mà chuyển sang Chủ Nhật điều đó không đúng với điều răn thứ tư của Chúa đã truyền dạy.
Thưa Cha, hình ảnh "thanh gươm của miệng Ta" là ám chỉ lời phán xét từ miệng Chúa, thể hiện quyền năng tối thượng của Lời Ngài để kết tội hoặc cứu rỗi. Chúa sẽ dùng Lời Ngài để chống lại những kẻ sai lạc và đem đến sự phán xét.
Thưa Cha, "ma-na giấu kín" con hiểu là sự tượng trưng cho sự nuôi dưỡng thiêng liêng và sự ban phát của Chúa dành cho những người trung tín tin nhận Chúa. Nó được "giấu kín" vì nó chỉ dành cho những ai chiến thắng và nhận được sự mạc khải thiêng liêng từ Chúa, điều mà người ngoại không thể hiểu, sự nhận biết này nó đến từ sự ban cho của Thiên Chúa mà thôi.
Thưa Cha, hình ảnh "hòn sỏi trắng" biểu trưng cho sự xưng công bình, sự tha thứ và sự chấp nhận từ Chúa. Trong thời xưa, sỏi trắng được dùng như biểu tượng của sự tha bổng hoặc trao giải thưởng. Trong các phiên tòa thời xưa, sỏi trắng thường được dùng để biểu quyết cho sự vô tội hoặc sự tha bổng của một người. Ngược lại, sỏi đen biểu thị sự buộc tội. Vì vậy, trong bối cảnh Khải Huyền, "hòn sỏi trắng" được tượng trưng cho việc Chúa xưng công bình cho người tin kính Chúa, nghĩa là người đó được tuyên bố vô tội và được tha thứ nhờ sự hy sinh của Đấng Christ. Hòn sỏi trắng cũng được dùng như thẻ vào các buổi lễ hội hoặc sự kiện, biểu tượng cho sự chấp nhận và vinh dự. Trong bối cảnh Thánh Kinh, nó đại diện cho sự chấp nhận của Chúa đối với những người chiến thắng, những ai trung tín và vượt qua thử thách trong đức tin. Ngoài ra, trong các cuộc thi đấu thể thao hoặc các sự kiện công cộng thời xưa, người chiến thắng đôi khi được tặng sỏi trắng như một phần thưởng hoặc một thẻ đặc biệt để vào dự một buổi tiệc chiến thắng. Điều này ám chỉ rằng người tín hữu trung tín sẽ nhận được phần thưởng từ Chúa.
Theo con không nhất thiết là mỗi con dân Chúa sẽ nhận được một hòn sỏi trắng vật lý với tên của họ ghi trên đó. Hình ảnh này trong Khải Huyền 2:17 phần lớn mang tính ẩn dụ nhằm truyền đạt những chân lý thiêng liêng, không phải là lời hứa về một vật thể cụ thể. Những ý nghĩa của nó là:
+ Biểu tượng của sự xưng công bình: Hòn sỏi trắng ám chỉ việc người tin nhận được sự xưng công bình và tha thứ từ Đức Chúa Trời nhờ đức tin vào Đấng Christ.
+ Tên mới: Việc nhận được "tên mới" ám chỉ rằng những người chiến thắng sẽ có một danh tính mới, thể hiện sự biến đổi, sự vinh quang, và sự thân mật mà Chúa ban cho họ. "Tên mới" này là sự ban thưởng cá nhân, bí mật và đặc biệt chỉ được Chúa biết đến.
+ Tính chất thiêng liêng: Như nhiều hình ảnh trong sách Khải Huyền, chúng mang ý nghĩa thiêng liêng, siêu nhiên, nhằm khích lệ người tin nhận Chúa kiên trì và trung thành. Chúng không phải luôn là lời hứa về một vật thể cụ thể mà là những lời hứa về các phước lành thuộc linh.
Vì vậy, không phải là tất cả con dân Chúa sẽ nhận được một hòn sỏi trắng vật lý, mà là họ sẽ nhận được phần thưởng thiêng liêng – sự xưng công bình và mối quan hệ đặc biệt với Chúa.
Thưa Cha, việc nhận thức rằng Lời Chúa sắc như gươm hai lưỡi có ý nghĩa rất sâu sắc. Theo sách Hê-bơ-rơ 4:12, Lời Chúa "sắc hơn gươm hai lưỡi", có khả năng thấu suốt lòng người, phân biệt suy nghĩ và ý định. Trong đời sống cá nhân của con, điều này nhắc nhở con về sức mạnh của Lời Chúa trong việc sửa trị và hướng dẫn. Lời Chúa có thể khích lệ, nâng đỡ, nhưng cũng có thể quở trách và thách thức, làm sáng tỏ tội lỗi và kêu gọi sự thay đổi. Điều này nhắc nhở con cần thường xuyên tra xét lòng mình và để Lời Chúa hướng dẫn con trong cuộc sống.
Thưa Cha, con hiểu giáo lý của Ba-la-am và giáo lý của bọn Ni-cô-la đại diện cho sự thỏa hiệp với thế gian và việc làm ô uế đức tin bằng các hành vi vô đạo đức hoặc dối trá. Trong Hội Thánh địa phương của con không có ai theo giáo lý của Ba-la-am và giáo lý của bọn Ni-cô-la. Nhưng nếu phát hiện điều này trong Hội Thánh của con có mầm mống của các giáo lý này thì việc con cần làm là cầu nguyện, khuyên nhủ và tìm kiếm sự sửa trị theo đúng Lời Chúa, nhằm giúp những người sai lầm trở lại đường lối chính trực, với tấm lòng đầy tình yêu thương, khoan dung nhưng cũng không khoan nhượng với tội lỗi. Nếu sau khi khuyên nhủ chỉ ra những điều không đúng với Lời dạy của Chúa mà người đó vẫn không nghe thì con sẽ đem sự việc này ra trước Hội Thánh, họ vẫn cứng lòng không nghe thì Hội Thánh cần dứt thông công với họ để cho Hội Thánh luôn được thánh khiết.
Thưa Cha, ma-na giấu kín có thể được hiểu như là những phước lành thiêng liêng từ Chúa, mà chỉ những người trung tín mới được ban cho. Đây là lời hứa về sự sống đời đời, sự nuôi dưỡng và sự thỏa mãn mà chỉ Chúa mới có thể ban tặng. Còn hòn sỏi trắng tượng trưng cho sự xưng công bình và mối quan hệ cá nhân với Chúa. Đối với con, đây là những lời hứa vô cùng quý giá, nhắc nhở con về phần thưởng cuối cùng của những người trung tín và về tình yêu thương cá nhân mà Chúa dành cho mỗi người. Điều này khích lệ con sống đức tin mạnh mẽ, với niềm hy vọng vào phần thưởng thiêng liêng mà Chúa đã hứa ban.
Thưa Cha, qua phân đoạn Thánh Kinh trong sách Khải Huyền 2:12-17 giúp cho con những bài học quý giá về sự kêu gọi trung tín, cảnh giác trước cám dỗ và giáo lý sai lạc, ăn năn để nhận được sự tha thứ, và kiên định để đạt được phần thưởng của Chúa. Cụ thể đó là những bài học sau:
+ Giữ vững đức tin trong thử thách: Hội Thánh tại Bẹt-găm sống trong môi trường bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự thờ phượng tà thần và tội lỗi, nhưng họ đã không chối bỏ đức tin. Điều này nhắc nhở con rằng: Dù phải đối mặt với áp lực từ thế gian hoặc những tình huống khó khăn thì con cần giữ vững đức tin, trung tín với danh của Ngài.
+ Sự cảnh báo về những giáo lý sai lạc: Ba-la-am và Ni-cô-la đại diện cho những giáo lý dẫn dắt con người vào lầm lạc, đưa mọi người xa rời Chúa qua việc thờ cúng thần tượng và lối sống tội lỗi. Bài học ở đây là con cần phải cảnh giác trước những tư tưởng, giáo lý sai trái có thể len lỏi vào trong Hội Thánh và đời sống cá nhân, dẫn đến sự suy đồi tinh thần và đạo đức.
+ Tầm quan trọng của sự ăn năn: Đức Chúa Jesus không chỉ cảnh báo về những tội lỗi mà còn kêu gọi sự ăn năn. Điều này nhấn mạnh rằng Đức Chúa Trời luôn cho con người cơ hội để sửa đổi và quay lại với Ngài. Sự ăn năn chân thành là con đường duy nhất để chúng con tránh khỏi sự phán xét và nhận được ân điển của Chúa.
+ Phần thưởng cho sự trung tín: Đức Chúa Jesus hứa ban những phần thưởng thiêng liêng cho những người chiến thắng, như ma-na giấu kín và hòn sỏi trắng với tên mới. Điều này khích lệ chúng con tiếp tục giữ vững đức tin, vì những phần thưởng thuộc linh và sự sống đời đời đang chờ đón chúng con.
Cảm tạ Chúa vì Lời Chúa đã soi sáng và dẫn dắt chúng con qua phân đoạn trong Khải Huyền 2:12-17. Xin Chúa ban cho chúng con sự khôn ngoan và sức mạnh để chúng con giữ vững đức tin, ngay cả khi đối mặt với những thử thách và cám dỗ của thế gian. Chúng con cầu xin Ngài giúp chúng con cảnh giác trước mọi giáo lý sai lạc và những sự lầm lạc có thể làm chúng con xa rời Ngài.
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con tấm lòng biết ăn năn mỗi khi vấp phạm và quay trở lại với Ngài trong sự khiêm nhường và lòng trung thành. Xin hãy dẫn dắt chúng con bước đi trong ánh sáng của Ngài, để chúng con sống một đời sống trung tín, làm chứng cho danh Chúa, như Hội Thánh tại Bẹt-găm đã giữ vững trong hoàn cảnh khó khăn.
Chúng con cầu xin Ngài ban cho chúng con phần thưởng thuộc linh mà Ngài hứa, là ma-na giấu kín và tên mới trên hòn sỏi trắng, biểu tượng của sự chiến thắng và ân điển Chúa dành cho những người trung tín với Chúa.
Chúng con cảm tạ ơn Cha và dâng lên Chúa lời cầu xin trong danh Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ. Bùi Thành Chinh 18/10/2024
Khải Huyền 2:12-17 Bẹt-găm: Hội Thánh Thỏa Hiệp với Ngoại Giáo
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha kính yêu đời đời của chúng con, con dâng lời cảm tạ ơn Cha vì những ân điển lớn lao mà Cha đã ban cho chúng con để chúng con luôn được bình an ở trong Ngài, thì giờ này Cha lại ban cho con thì giờ con suy ngẫm Lời Chúa trong sách Khải Huyền 2:12-17.
12 "Hãy viết cho thiên sứ của Hội Thánh tại Bẹt-găm: Đây là những lời phán của Đấng có thanh gươm bén, hai lưỡi.
13 Ta biết những việc làm của ngươi và nơi ngươi ở, nơi ngai của Sa-tan. Ngươi giữ danh Ta và đã không chối bỏ đức tin của Ta trong những ngày mà An-ti-ba, người làm chứng trung tín của Ta, đã bị giết giữa các ngươi, nơi Sa-tan cư trú.
14 Tuy nhiên, Ta có vài điều nghịch lại ngươi. Vì tại đó, ngươi có những kẻ giữ giáo lý của Ba-la-am, kẻ đã dạy Ba-lác ném cớ vấp phạm trước con cái của I-sơ-ra-ên, [khiến họ] đã ăn thịt cúng các thần tượng và đã phạm tà dâm.
15 Cũng vậy, ngươi lại có những kẻ giữ giáo lý của bọn Ni-cô-la [là] điều Ta ghét.
16 Hãy cải hối, nếu không, Ta sẽ mau chóng đến với ngươi và sẽ chiến cự với chúng nó bằng thanh gươm của miệng Ta.
17 Ai có tai, người ấy hãy nghe điều Đấng Thần Linh phán với các Hội Thánh. Người nào thắng, Ta sẽ cho ăn ma-na giấu kín và Ta sẽ ban cho người hòn sỏi trắng. Trên hòn sỏi, một tên mới được viết mà không ai biết, ngoại trừ người nhận."
Thưa Cha, phân đoạn Thánh Kinh trên lời Đức Chúa Jesus gửi cho Hội Thánh tại Bẹt-găm, Chúa đã khen ngợi họ vì họ đã giữ vững đức tin trong một môi trường thù địch nơi "ngai của Sa-tan". Tuy nhiên, Ngài cũng khiển trách họ vì một số thành viên đã theo các giáo lý sai lạc, như của Ba-la-am và Ni-cô-la, dẫn đến việc thờ cúng thần tượng và phạm tội tà dâm. Chúa kêu gọi họ phải ăn năn, nếu không Ngài sẽ đến phán xét. Với những ai trung tín và chiến thắng, Chúa hứa ban phần thưởng thiêng liêng là ma-na giấu kín và một hòn sỏi trắng với tên mới.
Thưa Cha, hình ảnh "thanh gươm bén, hai lưỡi" trong câu 12 là tượng trưng cho quyền năng phán xét của Đức Chúa Trời và lời chân lý của Ngài. Lời Chúa có sức mạnh để phân chia đúng và sai, tách bạch tội lỗi khỏi sự thánh khiết như Lời Chúa trong Hê-bơ-rơ 4:12 có viết: "Vì Lời của Đức Chúa Trời sống và năng động; sắc hơn bất cứ gươm hai lưỡi nào; đến nỗi xuyên thấu và phân chia cả linh hồn, tâm thần, các khớp xương và tủy; xem xét những tư tưởng và những ý định của lòng.” Nó cũng thể hiện quyền lực phán xét của Chúa đối với các kẻ thù và những tội lỗi.
Thưa Cha, cụm từ "nơi ngai của Sa-tan" con hiểu là nơi thành phố Bẹt-găm đang bị kiểm soát bởi tà thần, thờ cúng các thần tượng, và sự chống đối mạnh mẽ với đạo của Chúa. Việc thờ phượng các vị thần Hy Lạp và La Mã, đặc biệt là Zeus, thần tối cao của người Hy Lạp. Thành phố này có một đền thờ lớn dành cho Zeus, với một bàn thờ khổng lồ trông như ngai, có thể đây là hình ảnh mà Sứ Đồ Giăng đề cập tới trong phân đoạn này, bàn thờ này tượng trưng cho quyền lực của sự thờ cúng tà thần, nơi mà quyền lực của Sa-tan thể hiện qua việc dẫn dụ con người ra khỏi Đức Chúa Trời. Ngoài ra, Bẹt-găm cũng là một trung tâm chính trị và tôn giáo quan trọng của Đế Quốc La Mã, nơi có nhiều đền thờ của hoàng đế. Việc tôn sùng hoàng đế như một vị thần ở đây có thể được coi như là một trong những hình thức thờ cúng sai lạc, trái ngược với lòng trung thành với Đức Chúa Trời, tạo nên một bầu không khí đầy ác quỷ và ảnh hưởng của Sa-tan. Ngoài việc thờ cúng thần ngoại giáo thì Bẹt-găm còn là nơi lan tràn của nhiều hoạt động tà ác khác. Các nghi thức thờ cúng đồi bại và lạc giáo, sự phổ biến của các giáo lý sai lầm, cũng như áp lực, bách hại các con dân của Chúa đã khiến nơi đây trở thành một biểu tượng của "ngai của Sa-tan" – nơi Sa-tan dường như đang thống trị và lừa dối con người. Những điều này làm cho nơi đây được gọi là "nơi ngai của Sa-tan."
Thưa Cha, cụm từ “giữ danh Chúa và không chối bỏ đức tin của Chúa” có nghĩa là trung thành với danh Chúa, không từ bỏ niềm tin vào Ngài dù đối mặt với áp lực, bách hại. Còn "đức tin của Chúa" là ám chỉ niềm tin đã được Đức Chúa Jesus truyền dạy, niềm tin cứu rỗi và chân lý mà Ngài đã để lại cho Hội Thánh.
Thưa Cha, trong câu 13 có nói đến "An-ti-ba" thì trong câu 13 cũng nói ông là “người làm chứng trung tín của Ta, đã bị giết giữa các ngươi, nơi Sa-tan cư trú”, con hiểu rằng ông chính là một người chứng nhân trung tín của Chúa tại Bẹt-găm, ông đã bị giết vì đức tin của mình. Dù Thánh Kinh không cho biết nhiều về ông nhưng An-ti-ba được ghi nhận là một người mẫu mực của sự trung thành trong thời kỳ con dân Chúa bị bách hại.
Thưa Cha, cụm từ "giáo lý của Ba-la-am" là nói đến những hành động và giáo huấn của Ba-la-am, một nhân vật trong Cựu Ước được nhắc đến trong Dân Số Ký 22-24 và 31:16. Ba-la-am là một nhà tiên tri, nhưng thay vì trung thành với Đức Chúa Trời, ông đã bị dụ dỗ bởi lợi lộc vật chất. Ông cố tìm cách khiến dân I-sơ-ra-en phạm tội bằng cách dẫn dụ họ vào sự thờ cúng tà thần và tà dâm. Trong Khải Huyền 2:14, "giáo lý của Ba-la-am" là ám chỉ việc dạy dỗ những thứ trái ngược với giáo lý của Thánh Kinh, nó khuyến khích sự thỏa hiệp với tội lỗi và dẫn đến hành động trái với ý muốn của Đức Chúa Trời. Ba-la-am dạy Ba-lác làm cho dân I-sơ-ra-en phạm tội bằng cách tham gia vào các thực hành thờ cúng tà thần và các hành vi vô đạo đức. Điều này làm xa cách với Đức Chúa Trời. Trong ngữ cảnh của Khải Huyền 2:14 thì điều này cảnh báo Hội Thánh ở Bẹt-găm rằng có một số người trong họ đang bị ảnh hưởng bởi những giáo lý sai trái, khuyến khích việc thỏa hiệp với tội lỗi và tham gia vào các thực hành tà ác, tương tự như những gì Ba-la-am đã làm với dân I-sơ-ra-ên.
Thưa Cha, ngày nay cũng có nhiều các giáo hội họ dạy các giáo lý này, giáo lý này có thể được hiểu là những sự giảng dạy dung túng hoặc cổ vũ cho những hành động trái với lẽ thật của Lời Chúa, chẳng hạn như việc chấp nhận sự thỏa hiệp với tội lỗi.
Như việc họ dạy rằng “được cứu một lần được cứu vĩnh viễn” tức là sau khi tin nhận Chúa rồi thì sau này có phạm tội thì vẫn được cứu mà không bị hư mất. Hay giáo lý không giữ ngày Sa-bát là ngày Thứ Bảy mà chuyển sang Chủ Nhật điều đó không đúng với điều răn thứ tư của Chúa đã truyền dạy.
Thưa Cha, hình ảnh "thanh gươm của miệng Ta" là ám chỉ lời phán xét từ miệng Chúa, thể hiện quyền năng tối thượng của Lời Ngài để kết tội hoặc cứu rỗi. Chúa sẽ dùng Lời Ngài để chống lại những kẻ sai lạc và đem đến sự phán xét.
Thưa Cha, "ma-na giấu kín" con hiểu là sự tượng trưng cho sự nuôi dưỡng thiêng liêng và sự ban phát của Chúa dành cho những người trung tín tin nhận Chúa. Nó được "giấu kín" vì nó chỉ dành cho những ai chiến thắng và nhận được sự mạc khải thiêng liêng từ Chúa, điều mà người ngoại không thể hiểu, sự nhận biết này nó đến từ sự ban cho của Thiên Chúa mà thôi.
Thưa Cha, hình ảnh "hòn sỏi trắng" biểu trưng cho sự xưng công bình, sự tha thứ và sự chấp nhận từ Chúa. Trong thời xưa, sỏi trắng được dùng như biểu tượng của sự tha bổng hoặc trao giải thưởng. Trong các phiên tòa thời xưa, sỏi trắng thường được dùng để biểu quyết cho sự vô tội hoặc sự tha bổng của một người. Ngược lại, sỏi đen biểu thị sự buộc tội. Vì vậy, trong bối cảnh Khải Huyền, "hòn sỏi trắng" được tượng trưng cho việc Chúa xưng công bình cho người tin kính Chúa, nghĩa là người đó được tuyên bố vô tội và được tha thứ nhờ sự hy sinh của Đấng Christ. Hòn sỏi trắng cũng được dùng như thẻ vào các buổi lễ hội hoặc sự kiện, biểu tượng cho sự chấp nhận và vinh dự. Trong bối cảnh Thánh Kinh, nó đại diện cho sự chấp nhận của Chúa đối với những người chiến thắng, những ai trung tín và vượt qua thử thách trong đức tin. Ngoài ra, trong các cuộc thi đấu thể thao hoặc các sự kiện công cộng thời xưa, người chiến thắng đôi khi được tặng sỏi trắng như một phần thưởng hoặc một thẻ đặc biệt để vào dự một buổi tiệc chiến thắng. Điều này ám chỉ rằng người tín hữu trung tín sẽ nhận được phần thưởng từ Chúa.
Theo con không nhất thiết là mỗi con dân Chúa sẽ nhận được một hòn sỏi trắng vật lý với tên của họ ghi trên đó. Hình ảnh này trong Khải Huyền 2:17 phần lớn mang tính ẩn dụ nhằm truyền đạt những chân lý thiêng liêng, không phải là lời hứa về một vật thể cụ thể. Những ý nghĩa của nó là:
+ Biểu tượng của sự xưng công bình: Hòn sỏi trắng ám chỉ việc người tin nhận được sự xưng công bình và tha thứ từ Đức Chúa Trời nhờ đức tin vào Đấng Christ.
+ Tên mới: Việc nhận được "tên mới" ám chỉ rằng những người chiến thắng sẽ có một danh tính mới, thể hiện sự biến đổi, sự vinh quang, và sự thân mật mà Chúa ban cho họ. "Tên mới" này là sự ban thưởng cá nhân, bí mật và đặc biệt chỉ được Chúa biết đến.
+ Tính chất thiêng liêng: Như nhiều hình ảnh trong sách Khải Huyền, chúng mang ý nghĩa thiêng liêng, siêu nhiên, nhằm khích lệ người tin nhận Chúa kiên trì và trung thành. Chúng không phải luôn là lời hứa về một vật thể cụ thể mà là những lời hứa về các phước lành thuộc linh.
Vì vậy, không phải là tất cả con dân Chúa sẽ nhận được một hòn sỏi trắng vật lý, mà là họ sẽ nhận được phần thưởng thiêng liêng – sự xưng công bình và mối quan hệ đặc biệt với Chúa.
Thưa Cha, việc nhận thức rằng Lời Chúa sắc như gươm hai lưỡi có ý nghĩa rất sâu sắc. Theo sách Hê-bơ-rơ 4:12, Lời Chúa "sắc hơn gươm hai lưỡi", có khả năng thấu suốt lòng người, phân biệt suy nghĩ và ý định. Trong đời sống cá nhân của con, điều này nhắc nhở con về sức mạnh của Lời Chúa trong việc sửa trị và hướng dẫn. Lời Chúa có thể khích lệ, nâng đỡ, nhưng cũng có thể quở trách và thách thức, làm sáng tỏ tội lỗi và kêu gọi sự thay đổi. Điều này nhắc nhở con cần thường xuyên tra xét lòng mình và để Lời Chúa hướng dẫn con trong cuộc sống.
Thưa Cha, con hiểu giáo lý của Ba-la-am và giáo lý của bọn Ni-cô-la đại diện cho sự thỏa hiệp với thế gian và việc làm ô uế đức tin bằng các hành vi vô đạo đức hoặc dối trá. Trong Hội Thánh địa phương của con không có ai theo giáo lý của Ba-la-am và giáo lý của bọn Ni-cô-la. Nhưng nếu phát hiện điều này trong Hội Thánh của con có mầm mống của các giáo lý này thì việc con cần làm là cầu nguyện, khuyên nhủ và tìm kiếm sự sửa trị theo đúng Lời Chúa, nhằm giúp những người sai lầm trở lại đường lối chính trực, với tấm lòng đầy tình yêu thương, khoan dung nhưng cũng không khoan nhượng với tội lỗi. Nếu sau khi khuyên nhủ chỉ ra những điều không đúng với Lời dạy của Chúa mà người đó vẫn không nghe thì con sẽ đem sự việc này ra trước Hội Thánh, họ vẫn cứng lòng không nghe thì Hội Thánh cần dứt thông công với họ để cho Hội Thánh luôn được thánh khiết.
Thưa Cha, ma-na giấu kín có thể được hiểu như là những phước lành thiêng liêng từ Chúa, mà chỉ những người trung tín mới được ban cho. Đây là lời hứa về sự sống đời đời, sự nuôi dưỡng và sự thỏa mãn mà chỉ Chúa mới có thể ban tặng. Còn hòn sỏi trắng tượng trưng cho sự xưng công bình và mối quan hệ cá nhân với Chúa. Đối với con, đây là những lời hứa vô cùng quý giá, nhắc nhở con về phần thưởng cuối cùng của những người trung tín và về tình yêu thương cá nhân mà Chúa dành cho mỗi người. Điều này khích lệ con sống đức tin mạnh mẽ, với niềm hy vọng vào phần thưởng thiêng liêng mà Chúa đã hứa ban.
Thưa Cha, qua phân đoạn Thánh Kinh trong sách Khải Huyền 2:12-17 giúp cho con những bài học quý giá về sự kêu gọi trung tín, cảnh giác trước cám dỗ và giáo lý sai lạc, ăn năn để nhận được sự tha thứ, và kiên định để đạt được phần thưởng của Chúa. Cụ thể đó là những bài học sau:
+ Giữ vững đức tin trong thử thách: Hội Thánh tại Bẹt-găm sống trong môi trường bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự thờ phượng tà thần và tội lỗi, nhưng họ đã không chối bỏ đức tin. Điều này nhắc nhở con rằng: Dù phải đối mặt với áp lực từ thế gian hoặc những tình huống khó khăn thì con cần giữ vững đức tin, trung tín với danh của Ngài.
+ Sự cảnh báo về những giáo lý sai lạc: Ba-la-am và Ni-cô-la đại diện cho những giáo lý dẫn dắt con người vào lầm lạc, đưa mọi người xa rời Chúa qua việc thờ cúng thần tượng và lối sống tội lỗi. Bài học ở đây là con cần phải cảnh giác trước những tư tưởng, giáo lý sai trái có thể len lỏi vào trong Hội Thánh và đời sống cá nhân, dẫn đến sự suy đồi tinh thần và đạo đức.
+ Tầm quan trọng của sự ăn năn: Đức Chúa Jesus không chỉ cảnh báo về những tội lỗi mà còn kêu gọi sự ăn năn. Điều này nhấn mạnh rằng Đức Chúa Trời luôn cho con người cơ hội để sửa đổi và quay lại với Ngài. Sự ăn năn chân thành là con đường duy nhất để chúng con tránh khỏi sự phán xét và nhận được ân điển của Chúa.
+ Phần thưởng cho sự trung tín: Đức Chúa Jesus hứa ban những phần thưởng thiêng liêng cho những người chiến thắng, như ma-na giấu kín và hòn sỏi trắng với tên mới. Điều này khích lệ chúng con tiếp tục giữ vững đức tin, vì những phần thưởng thuộc linh và sự sống đời đời đang chờ đón chúng con.
Cảm tạ Chúa vì Lời Chúa đã soi sáng và dẫn dắt chúng con qua phân đoạn trong Khải Huyền 2:12-17. Xin Chúa ban cho chúng con sự khôn ngoan và sức mạnh để chúng con giữ vững đức tin, ngay cả khi đối mặt với những thử thách và cám dỗ của thế gian. Chúng con cầu xin Ngài giúp chúng con cảnh giác trước mọi giáo lý sai lạc và những sự lầm lạc có thể làm chúng con xa rời Ngài.
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con tấm lòng biết ăn năn mỗi khi vấp phạm và quay trở lại với Ngài trong sự khiêm nhường và lòng trung thành. Xin hãy dẫn dắt chúng con bước đi trong ánh sáng của Ngài, để chúng con sống một đời sống trung tín, làm chứng cho danh Chúa, như Hội Thánh tại Bẹt-găm đã giữ vững trong hoàn cảnh khó khăn.
Chúng con cầu xin Ngài ban cho chúng con phần thưởng thuộc linh mà Ngài hứa, là ma-na giấu kín và tên mới trên hòn sỏi trắng, biểu tượng của sự chiến thắng và ân điển Chúa dành cho những người trung tín với Chúa.
Chúng con cảm tạ ơn Cha và dâng lên Chúa lời cầu xin trong danh Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Bùi Thành Chinh
18/10/2024
...