Khải Huyền 9:1-11 Tiếng Loa Thứ Năm: Tai Họa Châu Chấu
Kính lạy Cha Thánh của chúng con ở trên trời, con dâng lời cảm tạ lên Cha với lòng biết ơn về những ân huệ mà Cha đã ban cho con trong những ngày qua. Cha ban cho con sự bình an khi con đối diện với những khó khăn thử thách, cho con thêm đức tin vào Chúa với tấm lòng tin cậy nơi Ngài. Thì giờ này Cha lại ban cho con thời gian để con ngồi suy ngẫm Lời của Chúa trong phân đoạn Thánh Kinh sách Khải Huyền 9:1-11.
1 Thiên sứ thứ năm đã thổi loa thì tôi đã thấy một ngôi sao từ trời rơi xuống đất. Nó đã được ban cho chìa khóa của vực sâu không đáy. 2 Nó đã mở vực sâu không đáy. Một luồng khói đã xông lên từ vực như luồng khói của một lò lửa lớn. Mặt trời và khoảng không đã bị che tối đen bởi luồng khói của vực. 3 Từ luồng khói đã ra những châu chấu trên đất. Chúng đã được ban cho quyền lực như những bọ cạp của đất có quyền lực. 4 Lệnh đã truyền cho chúng rằng, chúng không được làm hại cỏ của đất, hoặc vật xanh nào, hoặc cây cối nào; mà chỉ những người nào không có dấu ấn của Đức Chúa Trời trên trán của họ. 5 Đã được ban cho chúng rằng, chúng sẽ không giết họ, nhưng mà họ sẽ bị làm khổ năm tháng. Sự đau khổ của họ giống như sự đau khổ bởi bọ cạp khi nó chích một người. 6 Trong những ngày đó, người ta sẽ tìm chết mà không tìm thấy nó; và sẽ muốn chết mà sự chết sẽ lánh xa khỏi họ. 7 Hình dáng của những châu chấu đã giống như những ngựa đã được chuẩn bị cho chiến trận. Trên những đầu của chúng là những mão như bằng vàng; còn những mặt của chúng đã giống như những mặt của loài người. 8 Chúng đã có tóc như tóc của những đàn bà; và răng của chúng thì đã như răng của những sư tử. 9 Chúng đã có những giáp ngực như những giáp ngực bằng sắt. Tiếng những cánh của chúng như tiếng của những chiến xa nhiều ngựa kéo, chạy trong chiến trường. 10 Chúng đã có những đuôi giống như của những bọ cạp và đã có những nọc độc trong những đuôi của chúng. Quyền lực của chúng làm hại loài người trong năm tháng. 11 Chúng đã có vua trên chúng, sứ giả của vực sâu không đáy. Tên của nó trong tiếng Hê-bơ-rơ là A-ba-đôn; còn trong tiếng Hy-lạp nó có tên là A-bô-li-ôn. [A-ba-đôn và A-bô-li-ôn đều có nghĩa là Kẻ Hủy Diệt.]
Thưa Cha, phân đoạn Thánh Kinh trên là mô tả sự xuất hiện của ngôi sao từ trời rơi xuống, mở vực sâu không đáy và giải phóng những châu chấu có sức mạnh gây đau đớn như bọ cạp. Những sinh vật này được phép làm khổ con người trong năm tháng nhưng không được giết họ và không được làm hại những ai mang dấu ấn của Đức Chúa Trời. Châu chấu có hình dáng kỳ dị, như những chiến binh với mão vàng, mặt người, tóc phụ nữ và răng sư tử. Chúng có vua là A-ba-đôn (hay A-bô-li-ôn), biểu tượng của sự hủy diệt. Phân đoạn này cảnh báo về tai họa giáng trên những ai không thuộc về Chúa và nhấn mạnh sự bảo vệ của Chúa dành cho dân Ngài trong cơn khốn khổ.
Thưa Cha, "ngôi sao" được đề cập đến trong câu 1 con hiểu là tượng trưng cho một thiên sứ sa ngã hoặc một thiên sứ đặc biệt với nhiệm vụ cụ thể trong kế hoạch của Đức Chúa Trời. Ngôi sao này không chỉ là một thực thể vô tri, mà là một thiên sứ có quyền và nhiệm vụ mở "vực sâu không đáy." Sau khi được Đức Chúa Trời ban quyền và cho phép để mở ra tai họa với mục đích cụ thể của Chúa trong thời điểm cuối cùng này.
Thưa Cha, theo như bài giảng của người chăn thì con hiểu rằng vực sâu không đáy nằm trong âm phủ. Trích đoạn bài giảng: “Trong âm phủ, nơi cao nhất có lẽ ở trung tâm, gọi là Ba-ra-đi. Đó là nơi linh hồn của những thánh đồ đã qua đời tạm trú, kể từ A-đam cho đến tên trộm bị đóng đinh bên cạnh Chúa, được Chúa hứa sẽ cùng Ngài vào trong Ba-ra-đi. Linh hồn các thánh đồ ở đó, trong khi chờ đợi Đấng Christ hoàn thành sự chết chuộc tội cho loài người và phục sinh. Sau khi Đấng Christ phục sinh thì Ngài đã đem các thánh đồ vào thiên đàng. Linh hồn các thánh đồ được tái kết hiệp với tâm thần là thân thể thiêng liêng của họ, trong thiên đàng: “Vậy nên, có lời phán: Khi Ngài đã lên nơi cao, Ngài dẫn theo những người bị cầm tù, và ban các ơn cho loài người. [Thi Thiên 68:18]” (Ê-phê-sô 4:8). Bên dưới Ba-ra-đi là một vực sâu không đáy, nơi giam giữ các thiên sứ phạm tội. Chúng tôi hiểu, sự không đáy của nó tương tự như sự không đáy của hố đen trong vũ trụ thuộc thể. Có thể hiểu là Ba-ra-đi giống như vườn Ê-đen khi xưa, lơ lửng trên bề mặt của vực sâu không đáy, tiêu biểu cho trái đất được phục hồi, trong thời kỳ Vương Quốc Ngàn Năm.”
Thưa Cha, hình ảnh "luồng khói" xông lên từ vực sâu không đáy che tối đen mặt trời và khoảng không chung quanh trái đất cho con hình dung nên một cảnh tượng u tối khủng khiếp, gợi lên sự đen tối và hoang mang, nó như biểu tượng cho sự lan tràn của hỗn loạn của thế gian trước sự phán xét của Chúa. Cảnh tượng này không chỉ mô tả sự phá hoại mà còn làm nổi bật sức mạnh đe dọa của tai họa, mang đến sự khủng khiếp và cảm giác mất an toàn toàn diện của loài người.
Thưa Cha, con nghĩ rằng "những châu chấu" từ vực sâu không đáy trong Khải Huyền đoạn 9 này là biểu tượng của tai họa và sự hủy diệt hơn là những sinh vật vật chất thông thường. Những con "châu chấu" này con thấy chúng không giống như loài vật tự nhiên, mà thay vào đó được miêu tả theo cách siêu nhiên, với hình thù kỳ dị sức mạnh và tính chất vượt ra ngoài thế giới vật chất, điều này nói lên sự nghiêm trọng của tai họa trong thời điểm phán xét cuối cùng này mà Chúa giáng xuống thế gian. Những con châu chấu này chúng còn tượng trưng cho các thế lực tâm linh tối tăm được phép gây ra đau đớn và khổ sở cho con người trong một khoảng thời gian nhất định. Chúng được mô tả với quyền lực như bọ cạp gợi lên ý tưởng rằng sự đau đớn chúng gây ra không chỉ về thể xác mà còn có thể là tinh thần hoặc tâm linh, mang lại nỗi sợ hãi và sự tuyệt vọng sâu sắc của con người.
Thưa Cha, con hiểu rằng "lệnh" truyền cho những châu chấu đến từ Đức Chúa Trời, qua đây chúng con cho thấy quyền kiểm soát tuyệt đối của Ngài ngay cả trên các thế lực hủy diệt. Điều này con cũng đã thấy ở trong sách Gióp khi Sa-tan hành hại ông Gióp nhưng luôn phải dưới quyền dưới sự cho phép của Chúa. Lệnh này giới hạn tác động của châu chấu, chỉ cho phép chúng làm hại những người không có "dấu ấn của Đức Chúa Trời" trên trán. "Dấu ấn" này là biểu tượng của sự thuộc về Đức Chúa Trời, là dấu hiệu phân biệt những người trung thành với Ngài. Những ai không có dấu ấn được hiểu là những người chưa thuộc về Chúa, không chấp nhận đức tin vào Ngài, do đó, họ không được bảo vệ khỏi các tai họa tinh thần và thể xác trong thời điểm phán xét cuối cùng này.
Thưa Cha, trong câu 6 “Trong những ngày đó, người ta sẽ tìm chết mà không tìm thấy nó; và sẽ muốn chết mà sự chết sẽ lánh xa khỏi họ”,con hiểu rằng câu này hàm ý muốn nói trong vòng năm tháng của tai họa, dù người ta muốn chết vì sự đau đớn và khổ sở, họ cũng không thể thực hiện được điều đó muốn chết cũng không chết được. Điều này nhấn mạnh mức độ khủng khiếp của sự đau đớn mà họ phải chịu đựng, đồng thời cũng cho thấy sự tuyệt vọng của họ khi không thể thoát khỏi nó. Việc không thể tự sát hay giết lẫn nhau trong thời gian này thể hiện rằng mọi sự đều nằm trong sự kiểm soát tuyệt đối của Đức Chúa Trời, và ngay cả cái chết cũng không phải là một giải thoát trong thời kỳ này. Đây là một lời nhắc nhở chúng con về quyền năng và sự kiểm soát của Chúa đối với tất cả các sự kiện, kể cả những đau đớn và khổ sở lớn lao nhất mà con người trải qua.
Thưa Cha, về sự mô tả những châu chấu ra từ vực sâu không đáy trong các câu từ 7 đến 10 cho con một cảm giác về sức mạnh hủy diệt vô cùng, chúng giống như những chiến binh đáng sợ được trang bị với đầy đủ vũ khí và sức mạnh. Chi tiết về "mão vàng" như vương miện, "răng sư tử" và "cánh như chiến xa" làm nổi bật sự đáng sợ và nguy hiểm của chúng. Con nghĩ rằng những châu chấu này không chỉ đơn thuần là sinh vật vì hình thù của chúng rất là kỳ dị không giống sinh vật bình thường mà nó là biểu tượng của các thế lực tà ác với sức tàn phá khủng khiếp, mang theo sự tàn bạo và sức mạnh bất khả chiến bại. Cộng với "đuôi giống như bọ cạp" cùng "nọc độc" càng nhấn mạnh khả năng làm hại con người trong thời gian dài, tạo ra một cảm giác về sự không thể thoát khỏi trong một thế giới đầy sự hủy diệt. Tất cả những chi tiết này cho con thấy một bức tranh về sự thống trị của những thế lực gian ác trong thời kỳ tối tăm và nguy hiểm cuối cùng này.
Thưa Cha, "vua" của những châu chấu, được gọi là A-ba-đôn (tiếng Hê-bơ-rơ) hoặc A-bô-li-ôn (tiếng Hy-lạp), có nghĩa là "Kẻ Hủy Diệt". Con nghĩ đây là biểu tượng cho lãnh đạo của các thế lực đen tối xấu xa gian ác. Đó có thể là một quyền lực tâm linh mạnh mẽ trong vực sâu không đáy. A-ba-đôn/A-bô-li-ôn có thể được hiểu là đại diện của Sa-tan hoặc một quyền lực ác độc dẫn dắt sự hủy diệt cuối cùng của thế gian.
Thưa Cha, qua phân đoạn Thánh Kinh sách Khải Huyền 9:1-11 cho con thấy sự tương tác giữa thế giới thuộc thể và thế giới thuộc linh trong Kỳ Tận Thế, như được mô tả trong sách Khải Huyền này, cho chúng con một cái nhìn sâu sắc về cách thức các thế lực thuộc linh can thiệp vào và ảnh hưởng đến thế giới vật chất như thế nào. Trong Kỳ Tận Thế, các sự kiện thiên tai, các sinh vật thuộc linh, và sự hành động của các thế lực tối tăm gian ác đều tác động trực tiếp đến con người và thế giới vật chất. Điều này cho thấy rằng trong thời kỳ Vương Quốc Ngàn Năm, khi Chúa Cứu Thế trở lại và thiết lập vương quốc của Ngài, thế giới thuộc linh sẽ không còn là một thực tại tách biệt, mà sẽ giao thoa và can thiệp trực tiếp vào các sự kiện và đời sống vật chất, nơi sự tương tác giữa thế giới thuộc thể và thuộc linh một cách hoàn hảo như trong Khải Huyền 21:1-4 viết: “Rồi, tôi thấy trời mới và đất mới vì trời thứ nhất và đất thứ nhất đã qua rồi. Biển không còn nữa. Tôi, Giăng, nhìn thấy thành thánh Giê-ru-sa-lem mới từ trên trời, từ nơi Đức Chúa Trời hạ xuống, chuẩn bị như vợ mới cưới trang điểm cho chồng mình. Tôi nghe một tiếng lớn từ trời, phán: Này, lều của Đức Chúa Trời ở với loài người và Ngài sẽ ở với họ. Họ sẽ là dân của Ngài và chính mình Đức Chúa Trời sẽ ở với họ, làm Đức Chúa Trời của họ. Đức Chúa Trời sẽ lau hết mọi nước mắt khỏi mắt của họ. Sẽ không còn sự chết, không còn buồn khổ, không còn khóc lóc, cũng sẽ không còn đau đớn nữa; vì những sự cũ đã qua rồi.”
Trong Vương Quốc Ngàn Năm này sự tương tác giữa thế giới thuộc thể và thuộc linh sẽ mang tính chất khác biệt so với hiện tại. Chúa sẽ trị vì trên đất, và quyền lực của Ngài sẽ được thể hiện rõ ràng, không còn bị những thế lực tối tăm gian ác kiểm soát. Các Cơ-đốc nhân sẽ sống trong một thế giới được chữa lành, và thế giới thuộc linh sẽ trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của con cái Chúa. Sẽ không còn sự tăm tối hay đau khổ như trong thời kỳ hiện tại, nhưng sẽ là một thời kỳ hòa bình, công lý và sự bình an vĩnh cửu, khi thiên đàng và trái đất được hòa hợp dưới sự trị vì của Chúa. Điều này cũng nhắc nhở chúng con về vai trò quan trọng của sự chuẩn bị tâm linh và mối quan hệ với Chúa trong cuộc sống hiện tại, để chúng con có thể sống xứng đáng và tham gia vào Vương Quốc Ngàn Năm trong sự hiển vinh của Ngài.
Thưa Cha, phân đoạn Khải Huyền 9:1-11 cho chúng con một lời cảnh báo của Chúa về sự tàn phá của các thế lực xấu xa và sự khổ đau của con người trong kỳ Tận Thế. Tuy nhiên, nó cũng nhắc nhở chúng con về quyền năng tuyệt đối của Đức Chúa Trời, sự bảo vệ Ngài dành cho những người thuộc về Ngài, và khuyến khích chúng con sống một đời sống kính sợ, trung tín và tỉnh thức. Qua việc suy ngẫm Lời Chúa trong phân đoạn Thánh Kinh trên giúp con rút ra các bài học cụ thể như sau:
+ Thứ nhất là hình ảnh một "ngôi sao từ trời rơi xuống" và "được giao cho chìa khóa của vực sâu không đáy". Điều này cho thấy sự quyền năng tuyệt đối của Đức Chúa Trời, Ngài là Đấng kiểm soát tất cả mọi sự, kể cả sự thanh tẩy trừng phạt, phán xét và những quyền lực gian ác. Chúng con được nhắc nhở rằng không có gì xảy ra mà không có sự cho phép của Đức Chúa Trời. Qua đây cũng giúp chúng con hiểu rằng mặc dù thế giới có vẻ hỗn loạn và đầy đau khổ, nhưng mọi sự đều nằm trong sự kiểm soát và cho phép của Đức Chúa Trời.
+ Thứ hai là phân đoạn này mô tả sự xuất hiện của các thế lực thuộc linh (như những "châu chấu" từ vực sâu không đáy), biểu tượng của sự hủy diệt và tai họa. Những châu chấu này không phải là sinh vật vật chất mà là những thế lực tâm linh gây ra đau đớn và nỗi khổ cho con người. Vậy nên chúng con cần nhận thức rằng thế giới thuộc linh có ảnh hưởng sâu rộng đến thế giới vật chất và sự đối đầu giữa các thế lực tốt và xấu diễn ra không chỉ trong thực tế mà còn trong những chiều không gian thuộc linh mà chúng con không thấy.
+ Thứ ba là sự mô tả về những châu chấu với "mão vàng", "răng như răng sư tử" và "cánh như chiến xa" nhấn mạnh sự tàn phá và bất khả chiến bại của chúng. Đây là những hình ảnh mạnh mẽ thể hiện sự đau đớn và khổ sở mà nhân loại sẽ trải qua trong kỳ Tận Thế. Qua đây nhắc nhở chúng con về sự khủng khiếp của tội lỗi và hậu quả của việc xa rời Đức Chúa Trời. Nó cũng kêu gọi chúng con sống trong sự kính sợ và trung tín với Ngài, bởi vì Ngài là Đấng duy nhất có thể cứu và bảo vệ chúng con khỏi sự tàn phá này.
+ Thứ tư là những con châu chấu không được phép làm hại những người có "dấu ấn của Đức Chúa Trời". Điều này thể hiện sự bảo vệ đặc biệt của Đức Chúa Trời dành cho những ai thuộc về Ngài. Đây là lời nhắc nhở với mỗi chúng con rằng Đức Chúa Trời luôn bảo vệ những người trung tín với Ngài, và trong mọi thử thách, Ngài sẽ ở bên chúng con. Những người thuộc về Ngài sẽ được bảo vệ khỏi những sự hủy diệt và tàn phá mà những thế lực gian ác gây ra.
+ Thứ năm là dù sự đau đớn mà những con châu chấu gây ra là khủng khiếp, nhưng thời gian của nó bị giới hạn (chỉ trong vòng năm tháng). Điều này cho thấy dù thử thách có thể kéo dài, nhưng cuối cùng nó cũng có một kết thúc, và sự trừng phạt không bao giờ vượt ra ngoài sự kiểm soát của Đức Chúa Trời. Qua đó chúng con thấy rằng trong những thời điểm khó khăn, chúng con có thể tin rằng sự đau khổ sẽ không kéo dài mãi mãi và rằng Đức Chúa Trời sẽ mang đến sự giải cứu đúng thời điểm cho chúng con.
Chúng con cảm tạ Ngài vì Lời của Ngài luôn sáng soi và dẫn dắt chúng con trong mọi hoàn cảnh. Cảm ơn Ngài vì đã mở mắt chúng con để chúng con thấy được những cảnh tượng của Kỳ Tận Thế qua phân đoạn Khải Huyền 9:1-11. Chúng con nhận ra sự quyền năng và sự kiểm soát tuyệt đối của Ngài trên tất cả mọi sự, kể cả những tai họa và thử thách mà nhân loại phải đối mặt. Chúng con cầu xin Ngài giúp chúng con hiểu được sự tương tác giữa thế giới thuộc thể và thuộc linh, để chúng con có thể sống trong sự tỉnh thức và trung tín với Ngài.
Lạy Chúa, chúng con xin phó thác cuộc đời và tương lai của chúng con vào trong tay Ngài. Xin giúp chúng con sống xứng đáng với tình yêu sự cứu rỗi mà Ngài đã ban cho, giúp chúng con luôn luôn giữ vững niềm tin vào tình yêu và quyền năng vô biên của Ngài. Chúng con cầu nguyện trong danh Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ. Bùi Thành Chinh 10/11/2024
Khải Huyền 9:1-11 Tiếng Loa Thứ Năm: Tai Họa Châu Chấu
Kính lạy Cha Thánh của chúng con ở trên trời, con dâng lời cảm tạ lên Cha với lòng biết ơn về những ân huệ mà Cha đã ban cho con trong những ngày qua. Cha ban cho con sự bình an khi con đối diện với những khó khăn thử thách, cho con thêm đức tin vào Chúa với tấm lòng tin cậy nơi Ngài. Thì giờ này Cha lại ban cho con thời gian để con ngồi suy ngẫm Lời của Chúa trong phân đoạn Thánh Kinh sách Khải Huyền 9:1-11.
1 Thiên sứ thứ năm đã thổi loa thì tôi đã thấy một ngôi sao từ trời rơi xuống đất. Nó đã được ban cho chìa khóa của vực sâu không đáy.
2 Nó đã mở vực sâu không đáy. Một luồng khói đã xông lên từ vực như luồng khói của một lò lửa lớn. Mặt trời và khoảng không đã bị che tối đen bởi luồng khói của vực.
3 Từ luồng khói đã ra những châu chấu trên đất. Chúng đã được ban cho quyền lực như những bọ cạp của đất có quyền lực.
4 Lệnh đã truyền cho chúng rằng, chúng không được làm hại cỏ của đất, hoặc vật xanh nào, hoặc cây cối nào; mà chỉ những người nào không có dấu ấn của Đức Chúa Trời trên trán của họ.
5 Đã được ban cho chúng rằng, chúng sẽ không giết họ, nhưng mà họ sẽ bị làm khổ năm tháng. Sự đau khổ của họ giống như sự đau khổ bởi bọ cạp khi nó chích một người.
6 Trong những ngày đó, người ta sẽ tìm chết mà không tìm thấy nó; và sẽ muốn chết mà sự chết sẽ lánh xa khỏi họ.
7 Hình dáng của những châu chấu đã giống như những ngựa đã được chuẩn bị cho chiến trận. Trên những đầu của chúng là những mão như bằng vàng; còn những mặt của chúng đã giống như những mặt của loài người.
8 Chúng đã có tóc như tóc của những đàn bà; và răng của chúng thì đã như răng của những sư tử.
9 Chúng đã có những giáp ngực như những giáp ngực bằng sắt. Tiếng những cánh của chúng như tiếng của những chiến xa nhiều ngựa kéo, chạy trong chiến trường.
10 Chúng đã có những đuôi giống như của những bọ cạp và đã có những nọc độc trong những đuôi của chúng. Quyền lực của chúng làm hại loài người trong năm tháng.
11 Chúng đã có vua trên chúng, sứ giả của vực sâu không đáy. Tên của nó trong tiếng Hê-bơ-rơ là A-ba-đôn; còn trong tiếng Hy-lạp nó có tên là A-bô-li-ôn. [A-ba-đôn và A-bô-li-ôn đều có nghĩa là Kẻ Hủy Diệt.]
Thưa Cha, phân đoạn Thánh Kinh trên là mô tả sự xuất hiện của ngôi sao từ trời rơi xuống, mở vực sâu không đáy và giải phóng những châu chấu có sức mạnh gây đau đớn như bọ cạp. Những sinh vật này được phép làm khổ con người trong năm tháng nhưng không được giết họ và không được làm hại những ai mang dấu ấn của Đức Chúa Trời. Châu chấu có hình dáng kỳ dị, như những chiến binh với mão vàng, mặt người, tóc phụ nữ và răng sư tử. Chúng có vua là A-ba-đôn (hay A-bô-li-ôn), biểu tượng của sự hủy diệt. Phân đoạn này cảnh báo về tai họa giáng trên những ai không thuộc về Chúa và nhấn mạnh sự bảo vệ của Chúa dành cho dân Ngài trong cơn khốn khổ.
Thưa Cha, "ngôi sao" được đề cập đến trong câu 1 con hiểu là tượng trưng cho một thiên sứ sa ngã hoặc một thiên sứ đặc biệt với nhiệm vụ cụ thể trong kế hoạch của Đức Chúa Trời. Ngôi sao này không chỉ là một thực thể vô tri, mà là một thiên sứ có quyền và nhiệm vụ mở "vực sâu không đáy." Sau khi được Đức Chúa Trời ban quyền và cho phép để mở ra tai họa với mục đích cụ thể của Chúa trong thời điểm cuối cùng này.
Thưa Cha, theo như bài giảng của người chăn thì con hiểu rằng vực sâu không đáy nằm trong âm phủ. Trích đoạn bài giảng: “Trong âm phủ, nơi cao nhất có lẽ ở trung tâm, gọi là Ba-ra-đi. Đó là nơi linh hồn của những thánh đồ đã qua đời tạm trú, kể từ A-đam cho đến tên trộm bị đóng đinh bên cạnh Chúa, được Chúa hứa sẽ cùng Ngài vào trong Ba-ra-đi. Linh hồn các thánh đồ ở đó, trong khi chờ đợi Đấng Christ hoàn thành sự chết chuộc tội cho loài người và phục sinh. Sau khi Đấng Christ phục sinh thì Ngài đã đem các thánh đồ vào thiên đàng. Linh hồn các thánh đồ được tái kết hiệp với tâm thần là thân thể thiêng liêng của họ, trong thiên đàng:
“Vậy nên, có lời phán: Khi Ngài đã lên nơi cao, Ngài dẫn theo những người bị cầm tù, và ban các ơn cho loài người. [Thi Thiên 68:18]” (Ê-phê-sô 4:8).
Bên dưới Ba-ra-đi là một vực sâu không đáy, nơi giam giữ các thiên sứ phạm tội. Chúng tôi hiểu, sự không đáy của nó tương tự như sự không đáy của hố đen trong vũ trụ thuộc thể. Có thể hiểu là Ba-ra-đi giống như vườn Ê-đen khi xưa, lơ lửng trên bề mặt của vực sâu không đáy, tiêu biểu cho trái đất được phục hồi, trong thời kỳ Vương Quốc Ngàn Năm.”
Thưa Cha, hình ảnh "luồng khói" xông lên từ vực sâu không đáy che tối đen mặt trời và khoảng không chung quanh trái đất cho con hình dung nên một cảnh tượng u tối khủng khiếp, gợi lên sự đen tối và hoang mang, nó như biểu tượng cho sự lan tràn của hỗn loạn của thế gian trước sự phán xét của Chúa. Cảnh tượng này không chỉ mô tả sự phá hoại mà còn làm nổi bật sức mạnh đe dọa của tai họa, mang đến sự khủng khiếp và cảm giác mất an toàn toàn diện của loài người.
Thưa Cha, con nghĩ rằng "những châu chấu" từ vực sâu không đáy trong Khải Huyền đoạn 9 này là biểu tượng của tai họa và sự hủy diệt hơn là những sinh vật vật chất thông thường. Những con "châu chấu" này con thấy chúng không giống như loài vật tự nhiên, mà thay vào đó được miêu tả theo cách siêu nhiên, với hình thù kỳ dị sức mạnh và tính chất vượt ra ngoài thế giới vật chất, điều này nói lên sự nghiêm trọng của tai họa trong thời điểm phán xét cuối cùng này mà Chúa giáng xuống thế gian. Những con châu chấu này chúng còn tượng trưng cho các thế lực tâm linh tối tăm được phép gây ra đau đớn và khổ sở cho con người trong một khoảng thời gian nhất định. Chúng được mô tả với quyền lực như bọ cạp gợi lên ý tưởng rằng sự đau đớn chúng gây ra không chỉ về thể xác mà còn có thể là tinh thần hoặc tâm linh, mang lại nỗi sợ hãi và sự tuyệt vọng sâu sắc của con người.
Thưa Cha, con hiểu rằng "lệnh" truyền cho những châu chấu đến từ Đức Chúa Trời, qua đây chúng con cho thấy quyền kiểm soát tuyệt đối của Ngài ngay cả trên các thế lực hủy diệt. Điều này con cũng đã thấy ở trong sách Gióp khi Sa-tan hành hại ông Gióp nhưng luôn phải dưới quyền dưới sự cho phép của Chúa. Lệnh này giới hạn tác động của châu chấu, chỉ cho phép chúng làm hại những người không có "dấu ấn của Đức Chúa Trời" trên trán. "Dấu ấn" này là biểu tượng của sự thuộc về Đức Chúa Trời, là dấu hiệu phân biệt những người trung thành với Ngài. Những ai không có dấu ấn được hiểu là những người chưa thuộc về Chúa, không chấp nhận đức tin vào Ngài, do đó, họ không được bảo vệ khỏi các tai họa tinh thần và thể xác trong thời điểm phán xét cuối cùng này.
Thưa Cha, trong câu 6 “Trong những ngày đó, người ta sẽ tìm chết mà không tìm thấy nó; và sẽ muốn chết mà sự chết sẽ lánh xa khỏi họ”, con hiểu rằng câu này hàm ý muốn nói trong vòng năm tháng của tai họa, dù người ta muốn chết vì sự đau đớn và khổ sở, họ cũng không thể thực hiện được điều đó muốn chết cũng không chết được. Điều này nhấn mạnh mức độ khủng khiếp của sự đau đớn mà họ phải chịu đựng, đồng thời cũng cho thấy sự tuyệt vọng của họ khi không thể thoát khỏi nó. Việc không thể tự sát hay giết lẫn nhau trong thời gian này thể hiện rằng mọi sự đều nằm trong sự kiểm soát tuyệt đối của Đức Chúa Trời, và ngay cả cái chết cũng không phải là một giải thoát trong thời kỳ này. Đây là một lời nhắc nhở chúng con về quyền năng và sự kiểm soát của Chúa đối với tất cả các sự kiện, kể cả những đau đớn và khổ sở lớn lao nhất mà con người trải qua.
Thưa Cha, về sự mô tả những châu chấu ra từ vực sâu không đáy trong các câu từ 7 đến 10 cho con một cảm giác về sức mạnh hủy diệt vô cùng, chúng giống như những chiến binh đáng sợ được trang bị với đầy đủ vũ khí và sức mạnh. Chi tiết về "mão vàng" như vương miện, "răng sư tử" và "cánh như chiến xa" làm nổi bật sự đáng sợ và nguy hiểm của chúng. Con nghĩ rằng những châu chấu này không chỉ đơn thuần là sinh vật vì hình thù của chúng rất là kỳ dị không giống sinh vật bình thường mà nó là biểu tượng của các thế lực tà ác với sức tàn phá khủng khiếp, mang theo sự tàn bạo và sức mạnh bất khả chiến bại. Cộng với "đuôi giống như bọ cạp" cùng "nọc độc" càng nhấn mạnh khả năng làm hại con người trong thời gian dài, tạo ra một cảm giác về sự không thể thoát khỏi trong một thế giới đầy sự hủy diệt. Tất cả những chi tiết này cho con thấy một bức tranh về sự thống trị của những thế lực gian ác trong thời kỳ tối tăm và nguy hiểm cuối cùng này.
Thưa Cha, "vua" của những châu chấu, được gọi là A-ba-đôn (tiếng Hê-bơ-rơ) hoặc A-bô-li-ôn (tiếng Hy-lạp), có nghĩa là "Kẻ Hủy Diệt". Con nghĩ đây là biểu tượng cho lãnh đạo của các thế lực đen tối xấu xa gian ác. Đó có thể là một quyền lực tâm linh mạnh mẽ trong vực sâu không đáy. A-ba-đôn/A-bô-li-ôn có thể được hiểu là đại diện của Sa-tan hoặc một quyền lực ác độc dẫn dắt sự hủy diệt cuối cùng của thế gian.
Thưa Cha, qua phân đoạn Thánh Kinh sách Khải Huyền 9:1-11 cho con thấy sự tương tác giữa thế giới thuộc thể và thế giới thuộc linh trong Kỳ Tận Thế, như được mô tả trong sách Khải Huyền này, cho chúng con một cái nhìn sâu sắc về cách thức các thế lực thuộc linh can thiệp vào và ảnh hưởng đến thế giới vật chất như thế nào. Trong Kỳ Tận Thế, các sự kiện thiên tai, các sinh vật thuộc linh, và sự hành động của các thế lực tối tăm gian ác đều tác động trực tiếp đến con người và thế giới vật chất. Điều này cho thấy rằng trong thời kỳ Vương Quốc Ngàn Năm, khi Chúa Cứu Thế trở lại và thiết lập vương quốc của Ngài, thế giới thuộc linh sẽ không còn là một thực tại tách biệt, mà sẽ giao thoa và can thiệp trực tiếp vào các sự kiện và đời sống vật chất, nơi sự tương tác giữa thế giới thuộc thể và thuộc linh một cách hoàn hảo như trong Khải Huyền 21:1-4 viết: “Rồi, tôi thấy trời mới và đất mới vì trời thứ nhất và đất thứ nhất đã qua rồi. Biển không còn nữa. Tôi, Giăng, nhìn thấy thành thánh Giê-ru-sa-lem mới từ trên trời, từ nơi Đức Chúa Trời hạ xuống, chuẩn bị như vợ mới cưới trang điểm cho chồng mình. Tôi nghe một tiếng lớn từ trời, phán: Này, lều của Đức Chúa Trời ở với loài người và Ngài sẽ ở với họ. Họ sẽ là dân của Ngài và chính mình Đức Chúa Trời sẽ ở với họ, làm Đức Chúa Trời của họ. Đức Chúa Trời sẽ lau hết mọi nước mắt khỏi mắt của họ. Sẽ không còn sự chết, không còn buồn khổ, không còn khóc lóc, cũng sẽ không còn đau đớn nữa; vì những sự cũ đã qua rồi.”
Trong Vương Quốc Ngàn Năm này sự tương tác giữa thế giới thuộc thể và thuộc linh sẽ mang tính chất khác biệt so với hiện tại. Chúa sẽ trị vì trên đất, và quyền lực của Ngài sẽ được thể hiện rõ ràng, không còn bị những thế lực tối tăm gian ác kiểm soát. Các Cơ-đốc nhân sẽ sống trong một thế giới được chữa lành, và thế giới thuộc linh sẽ trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của con cái Chúa. Sẽ không còn sự tăm tối hay đau khổ như trong thời kỳ hiện tại, nhưng sẽ là một thời kỳ hòa bình, công lý và sự bình an vĩnh cửu, khi thiên đàng và trái đất được hòa hợp dưới sự trị vì của Chúa. Điều này cũng nhắc nhở chúng con về vai trò quan trọng của sự chuẩn bị tâm linh và mối quan hệ với Chúa trong cuộc sống hiện tại, để chúng con có thể sống xứng đáng và tham gia vào Vương Quốc Ngàn Năm trong sự hiển vinh của Ngài.
Thưa Cha, phân đoạn Khải Huyền 9:1-11 cho chúng con một lời cảnh báo của Chúa về sự tàn phá của các thế lực xấu xa và sự khổ đau của con người trong kỳ Tận Thế. Tuy nhiên, nó cũng nhắc nhở chúng con về quyền năng tuyệt đối của Đức Chúa Trời, sự bảo vệ Ngài dành cho những người thuộc về Ngài, và khuyến khích chúng con sống một đời sống kính sợ, trung tín và tỉnh thức. Qua việc suy ngẫm Lời Chúa trong phân đoạn Thánh Kinh trên giúp con rút ra các bài học cụ thể như sau:
+ Thứ nhất là hình ảnh một "ngôi sao từ trời rơi xuống" và "được giao cho chìa khóa của vực sâu không đáy". Điều này cho thấy sự quyền năng tuyệt đối của Đức Chúa Trời, Ngài là Đấng kiểm soát tất cả mọi sự, kể cả sự thanh tẩy trừng phạt, phán xét và những quyền lực gian ác. Chúng con được nhắc nhở rằng không có gì xảy ra mà không có sự cho phép của Đức Chúa Trời. Qua đây cũng giúp chúng con hiểu rằng mặc dù thế giới có vẻ hỗn loạn và đầy đau khổ, nhưng mọi sự đều nằm trong sự kiểm soát và cho phép của Đức Chúa Trời.
+ Thứ hai là phân đoạn này mô tả sự xuất hiện của các thế lực thuộc linh (như những "châu chấu" từ vực sâu không đáy), biểu tượng của sự hủy diệt và tai họa. Những châu chấu này không phải là sinh vật vật chất mà là những thế lực tâm linh gây ra đau đớn và nỗi khổ cho con người. Vậy nên chúng con cần nhận thức rằng thế giới thuộc linh có ảnh hưởng sâu rộng đến thế giới vật chất và sự đối đầu giữa các thế lực tốt và xấu diễn ra không chỉ trong thực tế mà còn trong những chiều không gian thuộc linh mà chúng con không thấy.
+ Thứ ba là sự mô tả về những châu chấu với "mão vàng", "răng như răng sư tử" và "cánh như chiến xa" nhấn mạnh sự tàn phá và bất khả chiến bại của chúng. Đây là những hình ảnh mạnh mẽ thể hiện sự đau đớn và khổ sở mà nhân loại sẽ trải qua trong kỳ Tận Thế. Qua đây nhắc nhở chúng con về sự khủng khiếp của tội lỗi và hậu quả của việc xa rời Đức Chúa Trời. Nó cũng kêu gọi chúng con sống trong sự kính sợ và trung tín với Ngài, bởi vì Ngài là Đấng duy nhất có thể cứu và bảo vệ chúng con khỏi sự tàn phá này.
+ Thứ tư là những con châu chấu không được phép làm hại những người có "dấu ấn của Đức Chúa Trời". Điều này thể hiện sự bảo vệ đặc biệt của Đức Chúa Trời dành cho những ai thuộc về Ngài. Đây là lời nhắc nhở với mỗi chúng con rằng Đức Chúa Trời luôn bảo vệ những người trung tín với Ngài, và trong mọi thử thách, Ngài sẽ ở bên chúng con. Những người thuộc về Ngài sẽ được bảo vệ khỏi những sự hủy diệt và tàn phá mà những thế lực gian ác gây ra.
+ Thứ năm là dù sự đau đớn mà những con châu chấu gây ra là khủng khiếp, nhưng thời gian của nó bị giới hạn (chỉ trong vòng năm tháng). Điều này cho thấy dù thử thách có thể kéo dài, nhưng cuối cùng nó cũng có một kết thúc, và sự trừng phạt không bao giờ vượt ra ngoài sự kiểm soát của Đức Chúa Trời. Qua đó chúng con thấy rằng trong những thời điểm khó khăn, chúng con có thể tin rằng sự đau khổ sẽ không kéo dài mãi mãi và rằng Đức Chúa Trời sẽ mang đến sự giải cứu đúng thời điểm cho chúng con.
Chúng con cảm tạ Ngài vì Lời của Ngài luôn sáng soi và dẫn dắt chúng con trong mọi hoàn cảnh. Cảm ơn Ngài vì đã mở mắt chúng con để chúng con thấy được những cảnh tượng của Kỳ Tận Thế qua phân đoạn Khải Huyền 9:1-11. Chúng con nhận ra sự quyền năng và sự kiểm soát tuyệt đối của Ngài trên tất cả mọi sự, kể cả những tai họa và thử thách mà nhân loại phải đối mặt. Chúng con cầu xin Ngài giúp chúng con hiểu được sự tương tác giữa thế giới thuộc thể và thuộc linh, để chúng con có thể sống trong sự tỉnh thức và trung tín với Ngài.
Lạy Chúa, chúng con xin phó thác cuộc đời và tương lai của chúng con vào trong tay Ngài. Xin giúp chúng con sống xứng đáng với tình yêu sự cứu rỗi mà Ngài đã ban cho, giúp chúng con luôn luôn giữ vững niềm tin vào tình yêu và quyền năng vô biên của Ngài.
Chúng con cầu nguyện trong danh Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Bùi Thành Chinh
10/11/2024