I Giăng 2:22-29 Chớ Yêu Thế Gian và Những Sự Thuộc về Thế Gian - Coi Chừng Những Kẻ Chống Nghịch Đấng Christ - Phần 2
Kính lạy Cha Nhân Từ của chúng con ở trên trời, con dâng lời cảm tạ ơn Cha vì Ngài đã luôn gìn giữ ban cho con sự bình an ở trong Ngài, thì giờ này Chúa ban cho con thì giờ suy ngẫm Lời Chúa trong sách I Giăng 2:22-29.
22 Ai là kẻ nói dối, chẳng phải kẻ chối Đức Chúa Jesus là Đấng Christ sao? Kẻ ấy là kẻ chống nghịch Đấng Christ, chối Đức Cha và Đức Con!
23 Ai chối Đức Con, kẻ ấy không có Đức Cha. Ai xưng nhận Đức Con, thì cũng có Đức Cha.
24 Vậy nên, điều các con đã nghe từ lúc ban đầu phải ở trong các con. Nếu điều các con đã nghe từ lúc ban đầu ở trong các con, thì các con cũng sẽ tiếp tục ở trong Đức Con và ở trong Đức Cha.
25 Lời hứa mà chính Ngài đã hứa cùng chúng ta, ấy là sự sống vĩnh cửu.
26 Ta đã viết cho các con những điều này, chỉ về những kẻ lừa dối các con.
27 Và sự xức dầu mà các con đã nhận của Ngài vẫn ở trong các con, và các con không cần ai dạy cho các con. Nhưng sự xức dầu ấy dạy các con về mọi sự, và là chân thật, không phải dối trá; như sự xức dầu ấy đã dạy các con, các con hãy ở trong Ngài.
28 Vậy bây giờ, hỡi các con cái bé nhỏ, hãy ở trong Ngài, để khi Ngài sẽ hiện đến, chúng ta có sự vững lòng và không bị hổ thẹn trước Ngài, trong sự đến của Ngài.
29 Nếu các con biết rằng, Ngài là công chính, thì các con biết rằng, người nào làm sự công chính, thì được sinh ra bởi Ngài.
Thưa Cha, phân đoạn Thánh Kinh này là lời Sứ Đồ Giăng cảnh báo các Cơ-đốc nhân về những kẻ lừa dối, đặc biệt là những người chối bỏ Đức Chúa Jesus là Đấng Christ. Sứ Đồ Giăng khẳng định những ai chối bỏ Đức Chúa Jesus là Đấng Christ thì cũng đang chối bỏ Đức Chúa Cha.
Phân đoạn này nhấn mạnh rằng những ai tin nhận Đức Con (Đức Chúa Jesus) thì cũng có mối quan hệ với Đức Chúa Cha. Sứ Đồ Giăng khuyến khích các Cơ-đốc nhân giữ vững điều họ đã nghe từ đầu, tức là giáo lý của Đức Chúa Jesus, và ở trong sự dạy dỗ của Chúa. Ông cũng nhấn mạnh rằng sự xức dầu của Chúa, tức là thánh linh ở trong các cơ đốc nhân, và sự xức dầu ấy dạy dỗ họ về mọi sự thật.
Cuối cùng, Sứ Đồ Giăng khuyên các Cơ-đốc nhân hãy ở trong Đức Chúa Jesus để khi Ngài hiện đến, họ sẽ không bị hổ thẹn, mà ngược lại, sẽ có sự vững lòng vì đã sống một đời sống công chính, chứng tỏ họ được sinh ra bởi Đức Chúa Trời.
Thưa Cha, "chối Đức Chúa Jesus là Đấng Christ" trong câu 22 là việc từ chối hoặc không tin nhận rằng Đức Chúa Jesus là Đấng Mê-si-a (Đấng Christ), tức là Đấng được Đức Chúa Trời xức dầu để cứu rỗi toàn nhân loại. Những người chối bỏ điều này không tin rằng Đức Chúa Jesus là Con của Đức Chúa Trời được sai đến để giải cứu con người khỏi tội lỗi.
Còn "chối Đức Cha và Đức Con" là việc chối bỏ Đức Chúa Jesus cũng đồng nghĩa với việc chối bỏ Đức Chúa Trời, bởi vì Đức Con (Đức Chúa Jesus) và Đức Cha (Đức Chúa Trời) có mối quan hệ không thể tách rời vô cũng khăng khít. Đức Chúa Jesus và Đức Chúa Cha là một trong bản chất, nhưng khác nhau về ngôi vị. Điều này có nghĩa là Đức Chúa Jesus và Đức Chúa Cha đều là Đức Chúa Trời, nhưng Đức Chúa Jesus không phải là Đức Chúa Cha, và Đức Chúa Cha không phải là Đức Chúa Jesus. Sự hiệp nhất của Ba Ngôi Thiên Chúa là một mầu nhiệm, vượt qua khả năng hiểu biết của con người, nhưng điều này đã được khẳng định trong Thánh Kinh và là nền tảng của đức tin của các Cơ-đốc nhân. Khi một người chối bỏ vai trò của Đức Chúa Jesus, họ cũng chối bỏ sự bày tỏ đầy đủ và trọn vẹn của Đức Chúa Trời.
Thưa Cha, "xưng nhận Đức Con" trong câu 23 là việc công khai tin nhận và tuyên bố rằng Đức Chúa Jesus là Con của Đức Chúa Trời, là Đấng Mê-si-a, và là Cứu Chúa của đời sống mình. Điều này không chỉ là lời nói, mà còn phải thể hiện qua đời sống tin kính, sự vâng lời và theo Chúa mỗi ngày.
Thưa Cha, "điều đã nghe từ lúc ban đầu" trong câu 24 theo con hiểu đó là những giáo lý cơ bản mà các Cơ-đốc nhân đã nhận được khi họ lần đầu tin vào Đức Chúa Jesus. Điều này bao gồm sự thật rằng Đức Chúa Jesus là Đấng Christ, sự chết và sự sống lại của Ngài, cũng như lời dạy dỗ của các sứ đồ về đời sống theo Chúa. Sự chết và sự sống lại của Đức Chúa Jesus không chỉ đơn thuần là sự kiện lịch sử, mà còn mang ý nghĩa cứu chuộc sâu sắc, là bài ca chiến thắng trên tội lỗi và sự chết, và là nền tảng cho hy vọng của sự sống đời đời đối với mỗi Cơ-đốc nhân. Đây là trung tâm của sứ điệp của Tin Lành, và là lý do vì sao Cơ-đốc nhân thờ phượng Đức Chúa Jesus như Đấng Cứu Thế và Đức Chúa Trời.
Sự chết của Đức Chúa Jesus mang nhiều ý nghĩa, cụ thể như sau:
Đó là sự chuộc tội cho toàn thể nhân loại: Sự chết của Đức Chúa Jesus trên thập giá được hiểu là sự hy sinh cao cả nhằm chuộc tội cho toàn thể nhân loại. Trong Thánh Kinh, mọi người đều đã phạm tội và không đạt được tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời (Rô-ma 3:23). Tội lỗi này đem đến sự chết, tức là sự phân rẽ với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Jesus, dù vô tội, đã chịu chết thay cho loài người, trở thành "Chiên Con của Đức Chúa Trời, Đấng cất đi tội lỗi của thế gian." (Giăng 1:29). Nhờ sự chết của Ngài, tội lỗi của chúng con được tha thứ và được hòa giải với Đức Chúa Trời.
Nó đáp ứng sự công chính của Đức Chúa Trời: Đức Chúa Trời là công chính và không thể bỏ qua tội lỗi mà không có sự đền tội. Đức Chúa Jesus đã chịu đựng hình phạt mà tội lỗi đáng phải chịu, đáp ứng đòi hỏi công lý của Đức Chúa Trời. Do đó, những ai tin vào Đức Chúa Jesus sẽ không bị kết án, vì hình phạt của họ đã được Đức Chúa Jesus gánh chịu trên thập giá (Rô-ma 8:1).
Nó thể hiện tình yêu của Đức Chúa Trời: Sự chết của Đức Chúa Jesus cũng là minh chứng vĩ đại cho tình yêu vô điều kiện của Đức Chúa Trời đối với nhân loại. "Vì Ðức Chúa Trời đã yêu thế gian đến nỗi Ngài đã ban Con Một của Ngài, để ai tin nơi Đấng ấy sẽ không bị hư mất nhưng được sự sống vĩnh cửu." (Giăng 3:16).
Và sự sống lại của Đức Chúa Jesus cũng mang nhiều ý nghĩa thuộc linh, cụ thể như:
Nó nói lên sự chiến thắng tội lỗi và sự chết: Sự sống lại của Đức Chúa Jesus từ cõi chết là bằng chứng cho sự chiến thắng hoàn toàn của Ngài trên tội lỗi và sự chết. Bởi Ngài đã sống lại, cái chết không còn quyền lực trên những ai tin vào Ngài. "Ngài không ở đây đâu, Ngài đã sống lại rồi" (Lu-ca 24:6) là thông điệp của sự hy vọng cho các Cơ-đốc nhân.
Là bằng chứng cho thần tính và danh tính của Đức Chúa Jesus: Sự sống lại của Đức Chúa Jesus xác nhận Ngài là Con Đức Chúa Trời và là Đấng Mê-si-a đã được hứa. Đây là sự xác chứng mạnh mẽ nhất cho những lời tuyên bố của Ngài về danh tính và quyền năng của Ngài. Trong Rô-ma 1:4, Phao-lô viết rằng Đức Chúa Jesus "Đấng được chỉ định là Con Đức Chúa Trời trong quyền phép theo linh của sự thánh khiết bởi sự sống lại từ những kẻ chết, Đức Chúa Jesus Christ, Chúa của chúng ta..."
Bảo đảm cho sự sống lại và sự sống đời đời của các Cơ-đốc nhân: Sự sống lại của Đức Chúa Jesus cũng là sự bảo đảm cho sự sống lại của tất cả những ai tin vào Ngài. Sứ Đồ Phao-lô trong I Cô-rinh-tô 15:20 nói rằng: "Nhưng bây giờ, Đấng Christ đã được sống lại từ những người chết, trở thành trái đầu mùa của những người ngủ." Điều này có nghĩa là cũng như Đức Chúa Jesus đã sống lại, những ai thuộc về Ngài cũng sẽ sống lại trong ngày sau rốt và được hưởng sự sống đời đời với Đức Chúa Trời.
Thưa Cha, "sự xức dầu" trong câu 27. Đây là hình ảnh biểu tượng cho sự hiện diện và công việc của Đức Thánh Linh trong đời sống của mỗi Cơ-đốc nhân. Khi một người tin vào Đức Chúa Jesus, họ nhận được Đức Thánh Linh, Đấng an ủi, hướng dẫn, và dạy dỗ họ về Lẽ Thật. Sự xức dầu này giúp Cơ-đốc nhân hiểu rõ hơn về Lời Chúa và áp dụng nó vào đời sống mình.
Thưa Cha, trong câu 27 nói rằng "sự xức dầu ấy" dạy cho con dân Chúa "về mọi sự" và con dân Chúa "không cần ai dạy" cho mình. Nhưng trong Hội Thánh vẫn có chức vụ giảng dạy Lời Chúa vì Đức Thánh Linh là Đấng dạy dỗ chính trong đời sống mỗi Cơ-đốc nhân. Sự giảng dạy trong Hội Thánh là một phương tiện mà Đức Thánh Linh sử dụng để dạy dỗ dân Chúa. Chức vụ giảng dạy Lời Chúa là cần thiết để giúp Cơ-đốc nhân hiểu sâu hơn về Thánh Kinh và áp dụng nó trong đời sống mình, nhưng sự hiểu biết thực sự và sự dẫn dắt đến từ Đức Thánh Linh.
Thưa Cha, "được sinh ra bởi Ngài" trong I Giăng 2:29 là chỉ sự sinh lại (tái sinh) mà một người trải qua khi tin vào Đức Chúa Jesus. "Ngài" ở đây có thể hiểu là Đức Chúa Trời hoặc Đức Chúa Jesus, bởi vì cả hai là một trong sự hiệp nhất của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Thưa Cha, theo Thánh Kinh mỗi Cơ-đốc nhân khi tin nhận Đức Chúa Jesus đều được xức dầu bởi Đức Thánh Linh. Sự xức dầu này không phải là một trải nghiệm cảm xúc đơn lẻ, mà là sự hiện diện liên tục của Đức Thánh Linh trong đời sống. Sự xức dầu này giúp cho con hiểu rõ hơn về Lời Chúa, hướng dẫn con trong mọi sự, và trang bị cho con để sống đời sống tin kính.
Thưa Cha, sự tái sinh là sự kiện trọng đại khi một người tin nhận Đức Chúa Jesus và được sinh lại bởi Đức Thánh Linh. Thánh Kinh dạy rằng sự tái sinh này là một hành động của Ba Ngôi Thiên Chúa: Đức Chúa Cha chủ động trong kế hoạch cứu rỗi, Đức Chúa Jesus thực hiện sự cứu chuộc, và Đức Thánh Linh thực hiện sự tái sinh trong lòng người tin. Con có thể nhận biết mình đã được tái sinh qua những thay đổi trong đời sống, tâm hồn, và sự thánh hóa của mình.
Thưa Cha, đời sống của một người tái sinh được biểu hiện qua sự thay đổi trong lối sống, giá trị và hành động. Điều này bao gồm việc tìm kiếm sự công chính, yêu thương tha nhân, và sống theo sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh. Để sống đúng như một người đã tái sinh, con cần duy trì mối quan hệ mật thiết với Thiên Chúa qua cầu nguyện, học hỏi Lời Chúa, và áp dụng nó vào trong đời sống hằng ngày.
Thưa Cha, Đức Thánh Linh dạy dỗ mỗi Cơ-đốc nhân qua Lời Chúa, qua sự suy ngẫm, cầu nguyện, và đôi khi qua kinh nghiệm sống. Con có thể nhận biết rằng Thiên Chúa đang dạy mình khi con cảm thấy được sự soi sáng, sự hướng dẫn cụ thể, và khi con hiểu rõ hơn về Lời Chúa và ý muốn của Ngài trong đời sống mình.
Thưa Cha, Cha có nhiều cách để dạy dỗ con dân của Ngài, cụ thể như:
+ Qua Thánh Kinh: Đây là cách chính yếu, vì Thánh Kinh chính là Lời Hằng Sống của Thiên Chúa. Nên chúng con cần đọc và suy ngẫm Lời của Chúa mỗi ngày để chúng con biết được ý muốn của Ngài muốn dạy dỗ chúng con, để chúng con không bị đi sai lạc.
+ Qua Đức Thánh Linh: Đức Thánh Linh là người Thầy Vĩ Đại dạy dỗ và soi sáng tâm hồn, giúp chúng con hiểu và áp dụng Lời Chúa vào bước đường con đi theo Chúa.
+ Qua các sự kiện, các nan đề trong đời sống: Thiên Chúa có thể sử dụng những hoàn cảnh, thử thách, và kinh nghiệm sống để dạy dỗ và uốn nắn chúng con để cho chúng con nhận biết được ý muốn của Ngài.
+ Qua Hội Thánh và các anh chị em cùng đức tin: Sự giảng dạy, khuyên bảo từ người chăn, trưởng lão và các anh chị em cùng đức tin cũng là cách mà Thiên Chúa dạy dỗ chúng con.
Thưa Cha, qua phân đoạn Thánh Kinh trên cũng giúp con rút ra những bài học bổ ích cho mình, như:
+ Con phải kiên định trong niềm tin rằng Đức Chúa Jesus là Con Đức Chúa Trời, là Đấng Cứu Thế duy nhất mà con đặt niềm tin và thờ phượng. Và không thể có mối quan hệ với Đức Chúa Trời nếu không qua Đức Chúa Jesus. Việc xưng nhận Đức Chúa Jesus là điều thiết yếu để có mối quan hệ đúng đắn với Đức Chúa Trời vì Đức Chúa Jesus cũng đã phán bảo chúng con trong Giăng 14:6 rằng: “Ta là Đường Đi, Lẽ Thật, và Sự Sống. Không ai đến cùng Cha nếu chẳng bởi Ta.”
+ Con cần giữ gìn những gì con đã được dạy dỗ từ ban đầu. Điều này dạy con về tầm quan trọng của sự trung thành và kiên định trong giáo lý ban đầu, tránh xa những sự lừa dối và sai lạc của những tiên tri giả, những giáo sư giả. Và Đức Thánh Linh là Đấng dạy dỗ và dẫn dắt chúng con trong mọi điều. Chúng con không cần phải lo lắng về việc bị lừa dối nếu chúng con sống dưới sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh và vâng phục Ngài.
+ Con cần sống một đời sống thánh khiết và công chính mỗi ngày như một dấu hiệu của người có đức tin thật nơi Chúa, vì sự công chính được sinh ra bởi Đức Chúa Trời. Và chúng con phải sống mỗi ngày với sự tỉnh thức chuẩn bị sẵn sàng cho sự trở lại của Chúa
Cảm tạ Chúa đã cho con thì giờ con suy ngẫm Lời Chúa, nguyện Lời Chúa mãi là ngọn đèn soi cho chân con để con luôn bước đi với Chúa, luôn trung tín với Ngài cho đến khi Ngài đến. A-men!
I Giăng 2:22-29 Chớ Yêu Thế Gian và Những Sự Thuộc về Thế Gian - Coi Chừng Những Kẻ Chống Nghịch Đấng Christ - Phần 2
Kính lạy Cha Nhân Từ của chúng con ở trên trời, con dâng lời cảm tạ ơn Cha vì Ngài đã luôn gìn giữ ban cho con sự bình an ở trong Ngài, thì giờ này Chúa ban cho con thì giờ suy ngẫm Lời Chúa trong sách I Giăng 2:22-29.
22 Ai là kẻ nói dối, chẳng phải kẻ chối Đức Chúa Jesus là Đấng Christ sao? Kẻ ấy là kẻ chống nghịch Đấng Christ, chối Đức Cha và Đức Con!
23 Ai chối Đức Con, kẻ ấy không có Đức Cha. Ai xưng nhận Đức Con, thì cũng có Đức Cha.
24 Vậy nên, điều các con đã nghe từ lúc ban đầu phải ở trong các con. Nếu điều các con đã nghe từ lúc ban đầu ở trong các con, thì các con cũng sẽ tiếp tục ở trong Đức Con và ở trong Đức Cha.
25 Lời hứa mà chính Ngài đã hứa cùng chúng ta, ấy là sự sống vĩnh cửu.
26 Ta đã viết cho các con những điều này, chỉ về những kẻ lừa dối các con.
27 Và sự xức dầu mà các con đã nhận của Ngài vẫn ở trong các con, và các con không cần ai dạy cho các con. Nhưng sự xức dầu ấy dạy các con về mọi sự, và là chân thật, không phải dối trá; như sự xức dầu ấy đã dạy các con, các con hãy ở trong Ngài.
28 Vậy bây giờ, hỡi các con cái bé nhỏ, hãy ở trong Ngài, để khi Ngài sẽ hiện đến, chúng ta có sự vững lòng và không bị hổ thẹn trước Ngài, trong sự đến của Ngài.
29 Nếu các con biết rằng, Ngài là công chính, thì các con biết rằng, người nào làm sự công chính, thì được sinh ra bởi Ngài.
Thưa Cha, phân đoạn Thánh Kinh này là lời Sứ Đồ Giăng cảnh báo các Cơ-đốc nhân về những kẻ lừa dối, đặc biệt là những người chối bỏ Đức Chúa Jesus là Đấng Christ. Sứ Đồ Giăng khẳng định những ai chối bỏ Đức Chúa Jesus là Đấng Christ thì cũng đang chối bỏ Đức Chúa Cha.
Phân đoạn này nhấn mạnh rằng những ai tin nhận Đức Con (Đức Chúa Jesus) thì cũng có mối quan hệ với Đức Chúa Cha. Sứ Đồ Giăng khuyến khích các Cơ-đốc nhân giữ vững điều họ đã nghe từ đầu, tức là giáo lý của Đức Chúa Jesus, và ở trong sự dạy dỗ của Chúa. Ông cũng nhấn mạnh rằng sự xức dầu của Chúa, tức là thánh linh ở trong các cơ đốc nhân, và sự xức dầu ấy dạy dỗ họ về mọi sự thật.
Cuối cùng, Sứ Đồ Giăng khuyên các Cơ-đốc nhân hãy ở trong Đức Chúa Jesus để khi Ngài hiện đến, họ sẽ không bị hổ thẹn, mà ngược lại, sẽ có sự vững lòng vì đã sống một đời sống công chính, chứng tỏ họ được sinh ra bởi Đức Chúa Trời.
Thưa Cha, "chối Đức Chúa Jesus là Đấng Christ" trong câu 22 là việc từ chối hoặc không tin nhận rằng Đức Chúa Jesus là Đấng Mê-si-a (Đấng Christ), tức là Đấng được Đức Chúa Trời xức dầu để cứu rỗi toàn nhân loại. Những người chối bỏ điều này không tin rằng Đức Chúa Jesus là Con của Đức Chúa Trời được sai đến để giải cứu con người khỏi tội lỗi.
Còn "chối Đức Cha và Đức Con" là việc chối bỏ Đức Chúa Jesus cũng đồng nghĩa với việc chối bỏ Đức Chúa Trời, bởi vì Đức Con (Đức Chúa Jesus) và Đức Cha (Đức Chúa Trời) có mối quan hệ không thể tách rời vô cũng khăng khít. Đức Chúa Jesus và Đức Chúa Cha là một trong bản chất, nhưng khác nhau về ngôi vị. Điều này có nghĩa là Đức Chúa Jesus và Đức Chúa Cha đều là Đức Chúa Trời, nhưng Đức Chúa Jesus không phải là Đức Chúa Cha, và Đức Chúa Cha không phải là Đức Chúa Jesus. Sự hiệp nhất của Ba Ngôi Thiên Chúa là một mầu nhiệm, vượt qua khả năng hiểu biết của con người, nhưng điều này đã được khẳng định trong Thánh Kinh và là nền tảng của đức tin của các Cơ-đốc nhân. Khi một người chối bỏ vai trò của Đức Chúa Jesus, họ cũng chối bỏ sự bày tỏ đầy đủ và trọn vẹn của Đức Chúa Trời.
Thưa Cha, "xưng nhận Đức Con" trong câu 23 là việc công khai tin nhận và tuyên bố rằng Đức Chúa Jesus là Con của Đức Chúa Trời, là Đấng Mê-si-a, và là Cứu Chúa của đời sống mình. Điều này không chỉ là lời nói, mà còn phải thể hiện qua đời sống tin kính, sự vâng lời và theo Chúa mỗi ngày.
Thưa Cha, "điều đã nghe từ lúc ban đầu" trong câu 24 theo con hiểu đó là những giáo lý cơ bản mà các Cơ-đốc nhân đã nhận được khi họ lần đầu tin vào Đức Chúa Jesus. Điều này bao gồm sự thật rằng Đức Chúa Jesus là Đấng Christ, sự chết và sự sống lại của Ngài, cũng như lời dạy dỗ của các sứ đồ về đời sống theo Chúa. Sự chết và sự sống lại của Đức Chúa Jesus không chỉ đơn thuần là sự kiện lịch sử, mà còn mang ý nghĩa cứu chuộc sâu sắc, là bài ca chiến thắng trên tội lỗi và sự chết, và là nền tảng cho hy vọng của sự sống đời đời đối với mỗi Cơ-đốc nhân. Đây là trung tâm của sứ điệp của Tin Lành, và là lý do vì sao Cơ-đốc nhân thờ phượng Đức Chúa Jesus như Đấng Cứu Thế và Đức Chúa Trời.
Sự chết của Đức Chúa Jesus mang nhiều ý nghĩa, cụ thể như sau:
Đó là sự chuộc tội cho toàn thể nhân loại: Sự chết của Đức Chúa Jesus trên thập giá được hiểu là sự hy sinh cao cả nhằm chuộc tội cho toàn thể nhân loại. Trong Thánh Kinh, mọi người đều đã phạm tội và không đạt được tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời (Rô-ma 3:23). Tội lỗi này đem đến sự chết, tức là sự phân rẽ với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Jesus, dù vô tội, đã chịu chết thay cho loài người, trở thành "Chiên Con của Đức Chúa Trời, Đấng cất đi tội lỗi của thế gian." (Giăng 1:29). Nhờ sự chết của Ngài, tội lỗi của chúng con được tha thứ và được hòa giải với Đức Chúa Trời.
Nó đáp ứng sự công chính của Đức Chúa Trời: Đức Chúa Trời là công chính và không thể bỏ qua tội lỗi mà không có sự đền tội. Đức Chúa Jesus đã chịu đựng hình phạt mà tội lỗi đáng phải chịu, đáp ứng đòi hỏi công lý của Đức Chúa Trời. Do đó, những ai tin vào Đức Chúa Jesus sẽ không bị kết án, vì hình phạt của họ đã được Đức Chúa Jesus gánh chịu trên thập giá (Rô-ma 8:1).
Nó thể hiện tình yêu của Đức Chúa Trời: Sự chết của Đức Chúa Jesus cũng là minh chứng vĩ đại cho tình yêu vô điều kiện của Đức Chúa Trời đối với nhân loại. "Vì Ðức Chúa Trời đã yêu thế gian đến nỗi Ngài đã ban Con Một của Ngài, để ai tin nơi Đấng ấy sẽ không bị hư mất nhưng được sự sống vĩnh cửu." (Giăng 3:16).
Và sự sống lại của Đức Chúa Jesus cũng mang nhiều ý nghĩa thuộc linh, cụ thể như:
Nó nói lên sự chiến thắng tội lỗi và sự chết: Sự sống lại của Đức Chúa Jesus từ cõi chết là bằng chứng cho sự chiến thắng hoàn toàn của Ngài trên tội lỗi và sự chết. Bởi Ngài đã sống lại, cái chết không còn quyền lực trên những ai tin vào Ngài. "Ngài không ở đây đâu, Ngài đã sống lại rồi" (Lu-ca 24:6) là thông điệp của sự hy vọng cho các Cơ-đốc nhân.
Là bằng chứng cho thần tính và danh tính của Đức Chúa Jesus: Sự sống lại của Đức Chúa Jesus xác nhận Ngài là Con Đức Chúa Trời và là Đấng Mê-si-a đã được hứa. Đây là sự xác chứng mạnh mẽ nhất cho những lời tuyên bố của Ngài về danh tính và quyền năng của Ngài. Trong Rô-ma 1:4, Phao-lô viết rằng Đức Chúa Jesus "Đấng được chỉ định là Con Đức Chúa Trời trong quyền phép theo linh của sự thánh khiết bởi sự sống lại từ những kẻ chết, Đức Chúa Jesus Christ, Chúa của chúng ta..."
Bảo đảm cho sự sống lại và sự sống đời đời của các Cơ-đốc nhân: Sự sống lại của Đức Chúa Jesus cũng là sự bảo đảm cho sự sống lại của tất cả những ai tin vào Ngài. Sứ Đồ Phao-lô trong I Cô-rinh-tô 15:20 nói rằng: "Nhưng bây giờ, Đấng Christ đã được sống lại từ những người chết, trở thành trái đầu mùa của những người ngủ." Điều này có nghĩa là cũng như Đức Chúa Jesus đã sống lại, những ai thuộc về Ngài cũng sẽ sống lại trong ngày sau rốt và được hưởng sự sống đời đời với Đức Chúa Trời.
Thưa Cha, "sự xức dầu" trong câu 27. Đây là hình ảnh biểu tượng cho sự hiện diện và công việc của Đức Thánh Linh trong đời sống của mỗi Cơ-đốc nhân. Khi một người tin vào Đức Chúa Jesus, họ nhận được Đức Thánh Linh, Đấng an ủi, hướng dẫn, và dạy dỗ họ về Lẽ Thật. Sự xức dầu này giúp Cơ-đốc nhân hiểu rõ hơn về Lời Chúa và áp dụng nó vào đời sống mình.
Thưa Cha, trong câu 27 nói rằng "sự xức dầu ấy" dạy cho con dân Chúa "về mọi sự" và con dân Chúa "không cần ai dạy" cho mình. Nhưng trong Hội Thánh vẫn có chức vụ giảng dạy Lời Chúa vì Đức Thánh Linh là Đấng dạy dỗ chính trong đời sống mỗi Cơ-đốc nhân. Sự giảng dạy trong Hội Thánh là một phương tiện mà Đức Thánh Linh sử dụng để dạy dỗ dân Chúa. Chức vụ giảng dạy Lời Chúa là cần thiết để giúp Cơ-đốc nhân hiểu sâu hơn về Thánh Kinh và áp dụng nó trong đời sống mình, nhưng sự hiểu biết thực sự và sự dẫn dắt đến từ Đức Thánh Linh.
Thưa Cha, "được sinh ra bởi Ngài" trong I Giăng 2:29 là chỉ sự sinh lại (tái sinh) mà một người trải qua khi tin vào Đức Chúa Jesus. "Ngài" ở đây có thể hiểu là Đức Chúa Trời hoặc Đức Chúa Jesus, bởi vì cả hai là một trong sự hiệp nhất của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Thưa Cha, theo Thánh Kinh mỗi Cơ-đốc nhân khi tin nhận Đức Chúa Jesus đều được xức dầu bởi Đức Thánh Linh. Sự xức dầu này không phải là một trải nghiệm cảm xúc đơn lẻ, mà là sự hiện diện liên tục của Đức Thánh Linh trong đời sống. Sự xức dầu này giúp cho con hiểu rõ hơn về Lời Chúa, hướng dẫn con trong mọi sự, và trang bị cho con để sống đời sống tin kính.
Thưa Cha, sự tái sinh là sự kiện trọng đại khi một người tin nhận Đức Chúa Jesus và được sinh lại bởi Đức Thánh Linh. Thánh Kinh dạy rằng sự tái sinh này là một hành động của Ba Ngôi Thiên Chúa: Đức Chúa Cha chủ động trong kế hoạch cứu rỗi, Đức Chúa Jesus thực hiện sự cứu chuộc, và Đức Thánh Linh thực hiện sự tái sinh trong lòng người tin. Con có thể nhận biết mình đã được tái sinh qua những thay đổi trong đời sống, tâm hồn, và sự thánh hóa của mình.
Thưa Cha, đời sống của một người tái sinh được biểu hiện qua sự thay đổi trong lối sống, giá trị và hành động. Điều này bao gồm việc tìm kiếm sự công chính, yêu thương tha nhân, và sống theo sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh. Để sống đúng như một người đã tái sinh, con cần duy trì mối quan hệ mật thiết với Thiên Chúa qua cầu nguyện, học hỏi Lời Chúa, và áp dụng nó vào trong đời sống hằng ngày.
Thưa Cha, Đức Thánh Linh dạy dỗ mỗi Cơ-đốc nhân qua Lời Chúa, qua sự suy ngẫm, cầu nguyện, và đôi khi qua kinh nghiệm sống. Con có thể nhận biết rằng Thiên Chúa đang dạy mình khi con cảm thấy được sự soi sáng, sự hướng dẫn cụ thể, và khi con hiểu rõ hơn về Lời Chúa và ý muốn của Ngài trong đời sống mình.
Thưa Cha, Cha có nhiều cách để dạy dỗ con dân của Ngài, cụ thể như:
+ Qua Thánh Kinh: Đây là cách chính yếu, vì Thánh Kinh chính là Lời Hằng Sống của Thiên Chúa. Nên chúng con cần đọc và suy ngẫm Lời của Chúa mỗi ngày để chúng con biết được ý muốn của Ngài muốn dạy dỗ chúng con, để chúng con không bị đi sai lạc.
+ Qua Đức Thánh Linh: Đức Thánh Linh là người Thầy Vĩ Đại dạy dỗ và soi sáng tâm hồn, giúp chúng con hiểu và áp dụng Lời Chúa vào bước đường con đi theo Chúa.
+ Qua các sự kiện, các nan đề trong đời sống: Thiên Chúa có thể sử dụng những hoàn cảnh, thử thách, và kinh nghiệm sống để dạy dỗ và uốn nắn chúng con để cho chúng con nhận biết được ý muốn của Ngài.
+ Qua Hội Thánh và các anh chị em cùng đức tin: Sự giảng dạy, khuyên bảo từ người chăn, trưởng lão và các anh chị em cùng đức tin cũng là cách mà Thiên Chúa dạy dỗ chúng con.
Thưa Cha, qua phân đoạn Thánh Kinh trên cũng giúp con rút ra những bài học bổ ích cho mình, như:
+ Con phải kiên định trong niềm tin rằng Đức Chúa Jesus là Con Đức Chúa Trời, là Đấng Cứu Thế duy nhất mà con đặt niềm tin và thờ phượng. Và không thể có mối quan hệ với Đức Chúa Trời nếu không qua Đức Chúa Jesus. Việc xưng nhận Đức Chúa Jesus là điều thiết yếu để có mối quan hệ đúng đắn với Đức Chúa Trời vì Đức Chúa Jesus cũng đã phán bảo chúng con trong Giăng 14:6 rằng: “Ta là Đường Đi, Lẽ Thật, và Sự Sống. Không ai đến cùng Cha nếu chẳng bởi Ta.”
+ Con cần giữ gìn những gì con đã được dạy dỗ từ ban đầu. Điều này dạy con về tầm quan trọng của sự trung thành và kiên định trong giáo lý ban đầu, tránh xa những sự lừa dối và sai lạc của những tiên tri giả, những giáo sư giả. Và Đức Thánh Linh là Đấng dạy dỗ và dẫn dắt chúng con trong mọi điều. Chúng con không cần phải lo lắng về việc bị lừa dối nếu chúng con sống dưới sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh và vâng phục Ngài.
+ Con cần sống một đời sống thánh khiết và công chính mỗi ngày như một dấu hiệu của người có đức tin thật nơi Chúa, vì sự công chính được sinh ra bởi Đức Chúa Trời. Và chúng con phải sống mỗi ngày với sự tỉnh thức chuẩn bị sẵn sàng cho sự trở lại của Chúa
Cảm tạ Chúa đã cho con thì giờ con suy ngẫm Lời Chúa, nguyện Lời Chúa mãi là ngọn đèn soi cho chân con để con luôn bước đi với Chúa, luôn trung tín với Ngài cho đến khi Ngài đến. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Bùi Thành Chinh
04/09/2024
...