Khải Huyền 14:1-7 Một Trăm Bốn Mươi Bốn Ngàn Người Được Tuyển Chọn Từ Muôn Dân và Tin Lành Vĩnh Cửu Được Thiên Sứ Giảng cho Muôn Dân
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Thiên Thượng kính yêu đời đời của chúng con, con dâng lời cảm tạ ơn Cha vì con luôn được sống trong sự quan phòng, che chở của Ba Ngôi Thiên Chúa, thì giờ này Cha lại ban cho con thì giờ để con suy ngẫm Lời của Ngài trong sách Khải Huyền 14:1-7.
1 Tôi đã nhìn xem, và kìa, Chiên Con đã đứng trên Núi Si-ôn, với Ngài là một trăm bốn mươi bốn ngàn người có tên của Cha Ngài viết trên trán của họ. 2 Tôi đã nghe một tiếng từ trời như tiếng của nhiều dòng nước, như tiếng sấm vang lớn. Tiếng mà tôi đã nghe như tiếng của những người khảy hạc cầm đang khảy những hạc cầm của họ. 3 Họ đang hát một bài ca mới trước ngai, trước bốn sinh vật, và trước các trưởng lão. Không ai có thể học được bài ca, ngoại trừ một trăm bốn mươi bốn ngàn người đã được cứu chuộc khỏi đất. 4 Họ là những người chưa bị ô uế với đàn bà vì họ là trinh khiết. Họ là những người đi theo Chiên Con bất cứ nơi nào Ngài đi. Họ đã được cứu chuộc giữa loài người, là những trái đầu mùa cho Đức Chúa Trời và Chiên Con. 5 Trong miệng của họ đã không tìm thấy lời dối trá. Họ là không tì vết trước ngai của Đức Chúa Trời. 6 Tôi đã thấy một thiên sứ khác bay trong giữa trời, có Tin Lành Vĩnh Cửu giảng cho những cư dân trên đất: cho mỗi quốc gia, chi tộc, ngôn ngữ, và dân tộc. 7 Người truyền với tiếng lớn: "Hãy kính sợ Đức Chúa Trời và dâng Ngài sự vinh quang! Vì giờ phán xét của Ngài đã đến. Hãy thờ phượng Đấng đã làm nên trời, đất, biển, và các nguồn nước.
Thưa Cha, phân đoạn Thánh Kinh trên miêu tả Chiên Con (Đức Chúa Jesus Christ) đứng trên Núi Si-ôn cùng 144.000 người được chọn, những người có tên của Cha Ngài viết trên trán của họ, là biểu tượng cho sự trung tín và thánh khiết. Họ hát một bài ca mới mà chỉ họ những người được cứu chuộc mới có thể học. Những người này sống thánh khiết, không tì vết, và đi theo Chiên Con bất cứ nơi nào Ngài dẫn dắt họ đi và họ được xem là trái đầu mùa dâng lên Đức Chúa Trời. Một thiên sứ từ trời rao giảng Tin Lành Vĩnh Cửu, kêu gọi mọi dân tộc hãy kính sợ Đức Chúa Trời, tôn vinh Ngài, và thờ phượng Đấng Tạo Hóa, vì thì giờ phán xét của Ngài đã đến. Phân đoạn Thánh Kinh này nhấn mạnh sự vinh hiển dành cho những người trung tín và lời cảnh báo về sự phán xét của Đức Chúa Trời sắp đến trên thế gian.
Thưa Cha, trong Khải Huyền 14:1 có nói đến 144.000 người, mặc dù trong Khải Huyền 7:4-8, cũng có nói đến 144.000 người được mô tả là "được ghi tên" từ 12 chi phái của I-sơ-ra-ên. Điều này dễ làm con nghĩ đến Khải Huyền 14:1 mà cho rằng số người này có thể là đại diện cho một nhóm đặc biệt của dân I-sơ-ra-ên. Tuy nhiên, trong Khải Huyền 14:1 nhóm 144.000 người này thì con thấy lại thấy được miêu tả như những người trung tín đi theo Chiên Con, và điều này có một ý nghĩa biểu tượng, không chỉ dành riêng cho những người gốc I-sơ-ra-ên mà còn cho tất cả các Cơ-đốc nhân trung tín, không phân biệt dân tộc. Con hiểu rằng con số 144.000 người này mang tính biểu tượng, đại diện cho một nhóm hoàn hảo của những người được chọn, với ý nghĩa thuộc linh về sự đầy đủ và hoàn thiện của những người theo Chúa. Vì vậy, mặc dù con số này có thể liên quan đến 12 chi phái của I-sơ-ra-ên, nhưng con nghĩ nó cũng có thể đại diện cho tất cả những ai trung thành với Đức Chúa Trời trong mọi thời đại, chứ không nhất thiết phải là từ 12 chi phái của I-sơ-ra-ên.
Thưa Cha, Núi Si-ôn được nhắc đến trong Khải Huyền 14:1 con biết rằng ngọn núi đó nằm tại thành Giê-ru-sa-lem của I-sơ-ra-ên. Ban đầu, tên gọi này chỉ phần phía Nam của Giê-ru-sa-lem, nơi đặt thành Đa-vít (II Sa-mu-ên 5:7). Về sau, Núi Si-ôn được dùng để chỉ cả thành phố Giê-ru-sa-lem và khu vực Đền Thờ của Đức Chúa Trời. Trong Thánh Kinh, Núi Si-ôn thường được nhắc đến như một địa điểm thiêng liêng, nơi Đức Chúa Trời ngự và là nơi đặt Đền Thờ của Chúa trên đất, là trung tâm thờ phượng của dân sự Ngài. Hiện nay, Núi Si-ôn được xem là một địa danh lịch sử và tôn giáo vô cùng quan trọng tại Giê-ru-sa-lem.
Ngoài ra, con biết rằng Núi Si-ôn còn mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, thể hiện sự hiện diện, cứu chuộc và chiến thắng của Đức Chúa Trời. Đây là nơi Đền Thờ được xây dựng, biểu tượng cho sự cư ngụ của Đức Chúa Trời giữa dân sự Ngài và bày tỏ mối quan hệ mật thiết và sự gần gũi với con người. Đồng thời, Núi Si-ôn cũng là hình ảnh của sự cứu chuộc và chiến thắng, như được nhấn mạnh trong sách Thi Thiên 2:6 là “Nhưng Ta đã xức dầu cho vua của Ta trên núi thánh Si-ôn của Ta” và trong sách Ê-sai 2:2-3 “Sẽ xảy ra trong những ngày sau cùng, núi của nhà Đấng Tự Hữu Hằng Hữu sẽ được lập vững trên đỉnh các núi, sẽ cao hơn các đồi. Mọi quốc gia sẽ trẩy hội về đó. Nhiều dân tộc sẽ đến và nói: Hãy đến! Chúng ta hãy lên trên núi của Đấng Tự Hữu Hằng Hữu, đến nhà Thiên Chúa của Gia-cốp. Ngài sẽ dạy chúng ta về các đường lối của Ngài. Chúng ta sẽ đi trong các nẻo của Ngài. Vì luật pháp sẽ ra từ Si-ôn và lời của Đấng Tự Hữu Hằng Hữu sẽ ra từ Giê-ru-sa-lem”, là nơi mà các dân tộc sẽ tìm đến để học biết luật pháp và sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời. Trong Khải Huyền 14:1 này thì Núi Si-ôn không còn chỉ là một địa danh địa lý mà trở thành biểu tượng của vương quốc trên trời nơi Chiên Con đứng cùng những người trung tín, được cứu chuộc và hiệp nhất với Đức Chúa Trời trong sự vinh quang đời đời. Điều này nhắc nhở chúng con về hy vọng lớn lao trong sự chiến thắng cuối cùng và lời hứa đời đời của Đức Chúa Trời.
Thưa Cha, trong Khải Huyền 14:2-3 ở đây con thấy mô tả một khung cảnh đầy vinh quang và uy nghi, nơi âm thanh mạnh mẽ như tiếng nước chảy, tiếng sấm rền vang hòa quyện cùng tiếng hạc cầm, tạo nên một bài ca mới rất đặc biệt. Cảnh tượng này gợi lên cho người nghe, người đọc cảm giác vui mừng, phấn khích và sự kính sợ sự sâu sắc trước sự hiện diện và quyền năng vô biên của Đức Chúa Trời. Bài ca mới này, chỉ những người được cứu chuộc mới có thể học và hát, nó biểu trưng cho sự cứu chuộc kỳ diệu và lòng biết ơn sâu sắc của họ trước ơn phước của Ngài. Đây cũng là một lời nhắc nhở về sự vinh hiển của Đức Chúa Trời và đặc ân lớn lao khi được sống trong mối quan hệ cứu chuộc với Ngài.
Thưa Cha, những người được nhắc đến trong Khải Huyền 14:4-5 con hiểu là đại diện cho các tín đồ trung tín, những người đã tin nhận Chúa được cứu chuộc từ thế gian và sống đời sống thánh khiết. Họ hoàn toàn tận hiến, đi theo Chiên Con bất cứ nơi nào Ngài dẫn dắt họ đi, qua đó thể hiện lòng trung thành tuyệt đối với Đức Chúa Trời. Ở đây họ không để mình bị ô uế bởi tội lỗi hay ảnh hưởng của thế gian, và trong miệng họ không có lời dối trá, sống đời sống không tì vết trước ngai Đức Chúa Trời. Đây là những người thuộc về Đức Chúa Trời, được Ngài chọn làm trái đầu mùa và chuẩn bị để bước vào Vương Quốc của Đức Chúa Trời. Hình ảnh này bày tỏ tiêu chuẩn cao của sự trung tín và thánh khiết mà Đức Chúa Trời mong muốn nơi dân sự của Ngài.
Thưa Cha, trong Khải Huyền 14:6 có nói thiên sứ công bố Tin Lành cho những cư dân trên đất cho mỗi quốc gia, chi tộc, ngôn ngữ, và dân tộc bằng một ngôn ngữ nhưng mỗi người nghe thì nghe ngôn ngữ này như thế nào? Thì con nghĩ rằng sự công bố Tin Lành này của thiên sứ này có thể hiểu theo hai cách:
+ Cách thứ nhất là thiên sứ giảng bằng một ngôn ngữ trên trời, thiên sứ có thể công bố Tin Lành bằng một ngôn ngữ đặc biệt mà chỉ có trên trời mới hiểu. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời sẽ làm phép lạ để mọi người, dù ở quốc gia, chi tộc, hay ngôn ngữ khác nhau, đều có thể hiểu được thông điệp Tin Lành theo ngôn ngữ của riêng họ. Điều này giống như sự kiện ngày Lễ Ngũ Tuần (Công Vụ Các Sứ Đồ 2:6), khi các sứ đồ của Chúa nói bằng các ngôn ngữ mà họ chưa từng học, và những người đến từ khắp nơi đều hiểu rõ.
+ Cách thứ hai là thiên sứ giảng Tin Lành bằng mọi ngôn ngữ trong thế gian, với cách này thì thiên sứ sẽ giảng trực tiếp bằng tất cả các ngôn ngữ hiện có trên thế gian, giúp tất cả cư dân trên đất đều có thể tiếp nhận sứ điệp. Điều này nhấn mạnh tính phổ quát và khả năng lan tỏa mạnh mẽ của Tin Lành, không giới hạn bởi bất kỳ rào cản ngôn ngữ nào.
Với cả hai cách hiểu như trên đều thể hiện sự bao phủ rộng lớn và tính toàn cầu của sứ điệp Tin Lành mà thiên sứ được Chúa giao phó để công bố cho tất cả các dân tộc trên đất vào những ngày cuối cùng này.
Thưa Cha, sự kiện thiên sứ rao giảng Tin Lành cho muôn dân trên đất như trong Khải Huyền 14:6 con hiểu hàm ý rằng Tin Lành là một sứ điệp toàn cầu, không giới hạn bởi bất kỳ rào cản nào về quốc gia, ngôn ngữ, hay văn hóa nào. Đức Chúa Trời muốn mọi người, từ mọi dân tộc và mọi nền văn hóa đều có cơ hội nghe và tiếp nhận sự cứu rỗi qua Đức Chúa Jesus Christ. Điều này nhấn mạnh tính phổ quát và ơn cứu rỗi vô biên mà Đức Chúa Trời đã dành cho nhân loại. Ngày nay con cũng thấy rằng Tin Lành Cứu Rỗi của Chúa cũng đã được ban ra khắp nơi trên trái đất, Ngài đã ban Tin Lành qua những cuốn Thánh Kinh đã được in ra nhiều thứ tiếng trên thế giới đã có mặt khắp mọi nơi và ngày nay cuốn Thánh Kinh cũng là cuốn sách được in xuất bản nhiều nhất trên thế giới.
Bên cạnh đó, qua sự kiện này cũng cho con một lời nhắc nhở về lòng khoan nhẫn của Đức Chúa Trời. Ngài không muốn một ai bị hư mất, mà muốn tất cả mọi người được cứu như đã được nói trong sách II Phi-e-rơ 3:9 “Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài như một số người tưởng đâu, nhưng Ngài lấy lòng khoan nhẫn đối với chúng ta, không muốn cho một người nào chết mất, nhưng muốn cho mọi người đều ăn năn.” Và đồng thời cũng là một lời cảnh báo rằng "giờ phán xét của Ngài đã đến". Tin Lành không chỉ là sứ điệp của sự cứu chuộc mà còn là lời cảnh tỉnh về sự kết thúc của thời gian ân điển, khi Đức Chúa Trời sẽ thi hành công lý và phán xét những ai không tiếp nhận Ngài.
Thưa Cha, để một người dâng lên Đức Chúa Trời sự vinh quang thì con nghĩ rằng có thể dâng sự vinh quang này bằng các cách sau:
+ Thứ nhất là qua một đời sống thờ phượng Chúa, ở đây tôn thờ Đức Chúa Trời không chỉ qua các nghi thức tôn giáo, mà còn trong từng hành động, suy nghĩ và lời nói hằng ngày của mỗi chúng con. Mỗi hành động sống theo ý muốn Chúa từ công việc cho đến các mối quan hệ, con nghĩ đều là hình thức thờ phượng Chúa.
+ Thứ hai là qua việc làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, điều này bao gồm việc sống theo Lời Ngài, tuân theo các điều răn luật pháp của Chúa và thực hiện công lý, yêu thương, và phục vụ những người xung quanh. Chính sự vâng phục và sự sống thánh khiết đó là đang phản ánh sự vinh quang của Ngài.
+ Thứ ba là qua việc làm chứng về Tin Lành của Chúa, mỗi người khi chia sẻ sứ điệp cứu rỗi và quyền năng của Đức Chúa Trời cũng là một cách quan trọng để dâng vinh quang cho Ngài. Qua đó, thế gian có thể nhận biết Chúa là Đấng duy nhất đáng được tôn thờ và ngợi tôn.
+ Thứ tư là qua việc thể hiện lòng kính sợ và sự biết ơn Chúa, qua việc hàng ngày cầu nguyện, ca ngợi, và bày tỏ sự tôn trọng đối với Đức Chúa Trời thì mỗi người đã thể hiện lòng kính sợ và sự biết ơn sâu sắc đối với Ngài. Những hành động này không chỉ dâng vinh quang cho Ngài mà còn thể hiện mối quan hệ cá nhân, sâu sắc với Đức Chúa Trời.
Tất cả những hành động trên đều là cách để dâng sự vinh quang cho Đức Chúa Trời, làm sáng danh Ngài trong cuộc sống của mỗi chúng con.
Thưa Cha, con luôn cố gắng rao giảng Tin Lành của Chúa cho những người xung quanh! Đây là một phần quan trọng trong đời sống đức tin của mỗi người con dân Chúa, như Chúa đã truyền dạy chúng con rằng:"Hãy đi rao truyền sự chết của Chúa cho đến lúc Ngài đến." Việc rao giảng Tin Lành không chỉ dừng lại ở lời nói, mà còn thể hiện qua hành động và lối sống của chúng con, để mọi người nhìn thấy được tình yêu và sự quan tâm của Đức Chúa Trời qua chúng con. Điều này giúp chúng con không chỉ mang đến thông điệp cứu rỗi đến cho người khác mà còn sống một cuộc đời phản ánh vinh quang của Chúa. Chính qua những việc làm, những hành động yêu thương và quan tâm này mà chúng con đang trở thành hình ảnh của sự cứu chuộc và tình yêu của Đức Chúa Trời trong thế gian này
Thưa Cha, con có thể dâng sự vinh quang lên Đức Chúa Trời bằng các cách con nêu ở trên. Điều quan trọng để dâng sự vinh quang lên Đức Chúa Trời là con phải sống theo ý muốn Ngài trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Khi con vâng lời và tìm kiếm sự dẫn dắt của Ngài là con phản ánh sự vinh quang của Ngài qua hành động của mình. Sự thờ phượng Ngài qua lời cầu nguyện, sự kính sợ và ca ngợi là một cách thiết thực để dâng sự vinh quang lên Đức Chúa Trời. Qua đó, chúng con công nhận quyền năng và sự cao cả của Ngài, đồng thời cũng bày tỏ sự tôn kính và lòng biết ơn của chúng con đối với Đấng Sáng Tạo.
Bên cạnh đó, việc chúng con làm chứng về tình yêu và quyền năng của Chúa trong cuộc sống hàng ngày là một cách để chúng con dâng sự vinh quang lên Ngài. Sự vâng phục và lòng yêu thương đối với những người xung quanh, đặc biệt là trong những hoàn cảnh khó khăn, chính là sự phản ánh rõ ràng nhất của tình yêu Chúa. Khi chúng con sống và hành động vì lợi ích của người khác là chúng con không chỉ dâng vinh quang lên Đức Chúa Trời mà còn làm sáng danh Ngài trong thế gian để thế gian thấy việc làm của chúng con mà ngợi tôn danh Cha của chúng con ở trên trời.
Thưa Cha, mỗi ngày con dâng sự vinh quang lên Đức Chúa Trời không chỉ bằng những hành động lớn lao mà còn là trong những việc làm nhỏ bé hàng ngày. Con bắt đầu một ngày mới với một lời cầu nguyện, cảm tạ Chúa vì ân điển và sự dẫn dắt của Ngài. Ngoài ra, việc con giúp đỡ người khác, sống công bằng và yêu thương với những người xung quanh cũng là những hành động thể hiện sự vinh quang của Đức Chúa Trời. Một đời sống thánh khiết, trong đó con tránh xa tội lỗi và luôn tìm kiếm sự dẫn dắt của Chúa trong mọi quyết định cũng sẽ làm sáng danh Ngài trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Mỗi hành động của con dù là nhỏ bé hay lớn lao, đều là một lời tôn vinh Đức Chúa Trời khi con làm với một tấm lòng kính sợ và yêu mến Ngài.
Thưa Cha, phân đoạn sách Khải Huyền 14:1-7 đã khích lệ chúng con sống trung tín, rao giảng Tin Lành, thờ phượng và dâng sự vinh quang lên Đức Chúa Trời, niềm hy vọng vào sự chiến thắng cuối cùng và sự cứu chuộc mà Ngài ban cho những người trung tín. Qua việc đọc và suy ngẫm Lời Chúa trong phân đoạn Thánh Kinh trên cho con rút ra nhiều bài học bổ ích, cụ thể như sau:
+ Thứ nhất là phân đoạn Thánh Kinh này nhấn mạnh về những người trung tín, những người đã được cứu chuộc bởi Chiên Con. Họ không bị ô uế bởi thế gian và đi theo Chiên Con, thể hiện một đời sống thánh khiết và trung thành. Đây là lời nhắc nhở chúng con về sự quan trọng của việc giữ vững đức tin và sống đời sống thánh khiết, tránh xa tội lỗi và thế gian.
+ Thứ hai là những tín đồ trung tín được mô tả như những người đứng trên Núi Si-ôn, nơi biểu tượng cho sự chiến thắng cuối cùng của Đức Chúa Trời và vương quốc trên trời. Điều này nhắc nhở chúng con rằng, dù đối diện với thử thách và khó khăn, chúng con có thể hoàn toàn tin tưởng vào sự chiến thắng của Đức Chúa Trời và sự vinh hiển của Ngài trong tương lai.
+ Thứ ba là trong câu 6 mô tả thiên sứ công bố Tin Lành cho muôn dân, không phân biệt quốc gia hay ngôn ngữ. Đây là lời nhắc nhở về sứ mệnh của mỗi cơ đốc nhân trong việc rao giảng Tin Lành, chia sẻ tình yêu và ơn cứu chuộc của Đức Chúa Trời đến với mọi người xung quanh. Sự cứu rỗi của Chúa không giới hạn trong một nhóm người hay dân tộc nào, mà dành cho tất cả mọi người.
+ Thứ tư là trong câu 7 nhắc nhở rằng chúng con có thể dâng sự vinh quang cho Đức Chúa Trời bằng cách sống theo ý Ngài, thờ phượng Ngài và làm chứng về sự vĩ đại của Ngài qua lời nói và hành động. Lòng kính sợ và sự vâng phục của chúng con chính là những cách thức bày tỏ sự vinh quang này.
+ Thứ năm là lòng kính sợ và tôn vinh Đức Chúa Trời trong mọi hoàn cảnh. Sự kính sợ Đức Chúa Trời không chỉ là sự kính trọng mà còn là một hành động sống theo những gì Ngài chỉ dạy, tôn vinh Ngài qua mỗi quyết định và hành động trong cuộc sống hàng ngày.
Chúng con cảm tạ Chúa vì Lời của Ngài luôn mang lại sự sáng suốt và niềm hy vọng trong cuộc sống chúng con. Cảm ơn Ngài vì đã ban cho chúng con sự cứu chuộc qua Chiên Con, và cho chúng con cơ hội để sống một đời sống trung tín, thánh khiết, và vâng phục Ngài. Xin Chúa giúp chúng con mỗi ngày sống theo ý muốn của Ngài, luôn tôn vinh và ngợi tôn Ngài trong mọi lời nói và hành động. Xin Ngài ban cho chúng con sức mạnh để chúng con vững vàng trong đức tin, không để mình bị ô uế bởi thế gian, và tiếp tục rao giảng Tin Lành của Ngài cho tất cả những người xung quanh cho đến khi Ngài đến.
Chúng con cũng cầu xin Ngài ban cho chúng con lòng kính sợ và yêu mến Lời của Ngài, để chúng con luôn biết dâng sự vinh quang lên Ngài trong tất cả những gì chúng con làm.
Chúng con dâng lên Cha lời cầu xin và thành kính cầu nguyện trong danh Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ. Bùi Thành Chinh 27/11/2024.
Khải Huyền 14:1-7 Một Trăm Bốn Mươi Bốn Ngàn Người Được Tuyển Chọn Từ Muôn Dân và Tin Lành Vĩnh Cửu Được Thiên Sứ Giảng cho Muôn Dân
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Thiên Thượng kính yêu đời đời của chúng con, con dâng lời cảm tạ ơn Cha vì con luôn được sống trong sự quan phòng, che chở của Ba Ngôi Thiên Chúa, thì giờ này Cha lại ban cho con thì giờ để con suy ngẫm Lời của Ngài trong sách Khải Huyền 14:1-7.
1 Tôi đã nhìn xem, và kìa, Chiên Con đã đứng trên Núi Si-ôn, với Ngài là một trăm bốn mươi bốn ngàn người có tên của Cha Ngài viết trên trán của họ.
2 Tôi đã nghe một tiếng từ trời như tiếng của nhiều dòng nước, như tiếng sấm vang lớn. Tiếng mà tôi đã nghe như tiếng của những người khảy hạc cầm đang khảy những hạc cầm của họ.
3 Họ đang hát một bài ca mới trước ngai, trước bốn sinh vật, và trước các trưởng lão. Không ai có thể học được bài ca, ngoại trừ một trăm bốn mươi bốn ngàn người đã được cứu chuộc khỏi đất.
4 Họ là những người chưa bị ô uế với đàn bà vì họ là trinh khiết. Họ là những người đi theo Chiên Con bất cứ nơi nào Ngài đi. Họ đã được cứu chuộc giữa loài người, là những trái đầu mùa cho Đức Chúa Trời và Chiên Con.
5 Trong miệng của họ đã không tìm thấy lời dối trá. Họ là không tì vết trước ngai của Đức Chúa Trời.
6 Tôi đã thấy một thiên sứ khác bay trong giữa trời, có Tin Lành Vĩnh Cửu giảng cho những cư dân trên đất: cho mỗi quốc gia, chi tộc, ngôn ngữ, và dân tộc.
7 Người truyền với tiếng lớn: "Hãy kính sợ Đức Chúa Trời và dâng Ngài sự vinh quang! Vì giờ phán xét của Ngài đã đến. Hãy thờ phượng Đấng đã làm nên trời, đất, biển, và các nguồn nước.
Thưa Cha, phân đoạn Thánh Kinh trên miêu tả Chiên Con (Đức Chúa Jesus Christ) đứng trên Núi Si-ôn cùng 144.000 người được chọn, những người có tên của Cha Ngài viết trên trán của họ, là biểu tượng cho sự trung tín và thánh khiết. Họ hát một bài ca mới mà chỉ họ những người được cứu chuộc mới có thể học. Những người này sống thánh khiết, không tì vết, và đi theo Chiên Con bất cứ nơi nào Ngài dẫn dắt họ đi và họ được xem là trái đầu mùa dâng lên Đức Chúa Trời. Một thiên sứ từ trời rao giảng Tin Lành Vĩnh Cửu, kêu gọi mọi dân tộc hãy kính sợ Đức Chúa Trời, tôn vinh Ngài, và thờ phượng Đấng Tạo Hóa, vì thì giờ phán xét của Ngài đã đến. Phân đoạn Thánh Kinh này nhấn mạnh sự vinh hiển dành cho những người trung tín và lời cảnh báo về sự phán xét của Đức Chúa Trời sắp đến trên thế gian.
Thưa Cha, trong Khải Huyền 14:1 có nói đến 144.000 người, mặc dù trong Khải Huyền 7:4-8, cũng có nói đến 144.000 người được mô tả là "được ghi tên" từ 12 chi phái của I-sơ-ra-ên. Điều này dễ làm con nghĩ đến Khải Huyền 14:1 mà cho rằng số người này có thể là đại diện cho một nhóm đặc biệt của dân I-sơ-ra-ên. Tuy nhiên, trong Khải Huyền 14:1 nhóm 144.000 người này thì con thấy lại thấy được miêu tả như những người trung tín đi theo Chiên Con, và điều này có một ý nghĩa biểu tượng, không chỉ dành riêng cho những người gốc I-sơ-ra-ên mà còn cho tất cả các Cơ-đốc nhân trung tín, không phân biệt dân tộc. Con hiểu rằng con số 144.000 người này mang tính biểu tượng, đại diện cho một nhóm hoàn hảo của những người được chọn, với ý nghĩa thuộc linh về sự đầy đủ và hoàn thiện của những người theo Chúa. Vì vậy, mặc dù con số này có thể liên quan đến 12 chi phái của I-sơ-ra-ên, nhưng con nghĩ nó cũng có thể đại diện cho tất cả những ai trung thành với Đức Chúa Trời trong mọi thời đại, chứ không nhất thiết phải là từ 12 chi phái của I-sơ-ra-ên.
Thưa Cha, Núi Si-ôn được nhắc đến trong Khải Huyền 14:1 con biết rằng ngọn núi đó nằm tại thành Giê-ru-sa-lem của I-sơ-ra-ên. Ban đầu, tên gọi này chỉ phần phía Nam của Giê-ru-sa-lem, nơi đặt thành Đa-vít (II Sa-mu-ên 5:7). Về sau, Núi Si-ôn được dùng để chỉ cả thành phố Giê-ru-sa-lem và khu vực Đền Thờ của Đức Chúa Trời. Trong Thánh Kinh, Núi Si-ôn thường được nhắc đến như một địa điểm thiêng liêng, nơi Đức Chúa Trời ngự và là nơi đặt Đền Thờ của Chúa trên đất, là trung tâm thờ phượng của dân sự Ngài. Hiện nay, Núi Si-ôn được xem là một địa danh lịch sử và tôn giáo vô cùng quan trọng tại Giê-ru-sa-lem.
Ngoài ra, con biết rằng Núi Si-ôn còn mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, thể hiện sự hiện diện, cứu chuộc và chiến thắng của Đức Chúa Trời. Đây là nơi Đền Thờ được xây dựng, biểu tượng cho sự cư ngụ của Đức Chúa Trời giữa dân sự Ngài và bày tỏ mối quan hệ mật thiết và sự gần gũi với con người. Đồng thời, Núi Si-ôn cũng là hình ảnh của sự cứu chuộc và chiến thắng, như được nhấn mạnh trong sách Thi Thiên 2:6 là “Nhưng Ta đã xức dầu cho vua của Ta trên núi thánh Si-ôn của Ta” và trong sách Ê-sai 2:2-3 “Sẽ xảy ra trong những ngày sau cùng, núi của nhà Đấng Tự Hữu Hằng Hữu sẽ được lập vững trên đỉnh các núi, sẽ cao hơn các đồi. Mọi quốc gia sẽ trẩy hội về đó. Nhiều dân tộc sẽ đến và nói: Hãy đến! Chúng ta hãy lên trên núi của Đấng Tự Hữu Hằng Hữu, đến nhà Thiên Chúa của Gia-cốp. Ngài sẽ dạy chúng ta về các đường lối của Ngài. Chúng ta sẽ đi trong các nẻo của Ngài. Vì luật pháp sẽ ra từ Si-ôn và lời của Đấng Tự Hữu Hằng Hữu sẽ ra từ Giê-ru-sa-lem”, là nơi mà các dân tộc sẽ tìm đến để học biết luật pháp và sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời. Trong Khải Huyền 14:1 này thì Núi Si-ôn không còn chỉ là một địa danh địa lý mà trở thành biểu tượng của vương quốc trên trời nơi Chiên Con đứng cùng những người trung tín, được cứu chuộc và hiệp nhất với Đức Chúa Trời trong sự vinh quang đời đời. Điều này nhắc nhở chúng con về hy vọng lớn lao trong sự chiến thắng cuối cùng và lời hứa đời đời của Đức Chúa Trời.
Thưa Cha, trong Khải Huyền 14:2-3 ở đây con thấy mô tả một khung cảnh đầy vinh quang và uy nghi, nơi âm thanh mạnh mẽ như tiếng nước chảy, tiếng sấm rền vang hòa quyện cùng tiếng hạc cầm, tạo nên một bài ca mới rất đặc biệt. Cảnh tượng này gợi lên cho người nghe, người đọc cảm giác vui mừng, phấn khích và sự kính sợ sự sâu sắc trước sự hiện diện và quyền năng vô biên của Đức Chúa Trời. Bài ca mới này, chỉ những người được cứu chuộc mới có thể học và hát, nó biểu trưng cho sự cứu chuộc kỳ diệu và lòng biết ơn sâu sắc của họ trước ơn phước của Ngài. Đây cũng là một lời nhắc nhở về sự vinh hiển của Đức Chúa Trời và đặc ân lớn lao khi được sống trong mối quan hệ cứu chuộc với Ngài.
Thưa Cha, những người được nhắc đến trong Khải Huyền 14:4-5 con hiểu là đại diện cho các tín đồ trung tín, những người đã tin nhận Chúa được cứu chuộc từ thế gian và sống đời sống thánh khiết. Họ hoàn toàn tận hiến, đi theo Chiên Con bất cứ nơi nào Ngài dẫn dắt họ đi, qua đó thể hiện lòng trung thành tuyệt đối với Đức Chúa Trời. Ở đây họ không để mình bị ô uế bởi tội lỗi hay ảnh hưởng của thế gian, và trong miệng họ không có lời dối trá, sống đời sống không tì vết trước ngai Đức Chúa Trời. Đây là những người thuộc về Đức Chúa Trời, được Ngài chọn làm trái đầu mùa và chuẩn bị để bước vào Vương Quốc của Đức Chúa Trời. Hình ảnh này bày tỏ tiêu chuẩn cao của sự trung tín và thánh khiết mà Đức Chúa Trời mong muốn nơi dân sự của Ngài.
Thưa Cha, trong Khải Huyền 14:6 có nói thiên sứ công bố Tin Lành cho những cư dân trên đất cho mỗi quốc gia, chi tộc, ngôn ngữ, và dân tộc bằng một ngôn ngữ nhưng mỗi người nghe thì nghe ngôn ngữ này như thế nào? Thì con nghĩ rằng sự công bố Tin Lành này của thiên sứ này có thể hiểu theo hai cách:
+ Cách thứ nhất là thiên sứ giảng bằng một ngôn ngữ trên trời, thiên sứ có thể công bố Tin Lành bằng một ngôn ngữ đặc biệt mà chỉ có trên trời mới hiểu. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời sẽ làm phép lạ để mọi người, dù ở quốc gia, chi tộc, hay ngôn ngữ khác nhau, đều có thể hiểu được thông điệp Tin Lành theo ngôn ngữ của riêng họ. Điều này giống như sự kiện ngày Lễ Ngũ Tuần (Công Vụ Các Sứ Đồ 2:6), khi các sứ đồ của Chúa nói bằng các ngôn ngữ mà họ chưa từng học, và những người đến từ khắp nơi đều hiểu rõ.
+ Cách thứ hai là thiên sứ giảng Tin Lành bằng mọi ngôn ngữ trong thế gian, với cách này thì thiên sứ sẽ giảng trực tiếp bằng tất cả các ngôn ngữ hiện có trên thế gian, giúp tất cả cư dân trên đất đều có thể tiếp nhận sứ điệp. Điều này nhấn mạnh tính phổ quát và khả năng lan tỏa mạnh mẽ của Tin Lành, không giới hạn bởi bất kỳ rào cản ngôn ngữ nào.
Với cả hai cách hiểu như trên đều thể hiện sự bao phủ rộng lớn và tính toàn cầu của sứ điệp Tin Lành mà thiên sứ được Chúa giao phó để công bố cho tất cả các dân tộc trên đất vào những ngày cuối cùng này.
Thưa Cha, sự kiện thiên sứ rao giảng Tin Lành cho muôn dân trên đất như trong Khải Huyền 14:6 con hiểu hàm ý rằng Tin Lành là một sứ điệp toàn cầu, không giới hạn bởi bất kỳ rào cản nào về quốc gia, ngôn ngữ, hay văn hóa nào. Đức Chúa Trời muốn mọi người, từ mọi dân tộc và mọi nền văn hóa đều có cơ hội nghe và tiếp nhận sự cứu rỗi qua Đức Chúa Jesus Christ. Điều này nhấn mạnh tính phổ quát và ơn cứu rỗi vô biên mà Đức Chúa Trời đã dành cho nhân loại. Ngày nay con cũng thấy rằng Tin Lành Cứu Rỗi của Chúa cũng đã được ban ra khắp nơi trên trái đất, Ngài đã ban Tin Lành qua những cuốn Thánh Kinh đã được in ra nhiều thứ tiếng trên thế giới đã có mặt khắp mọi nơi và ngày nay cuốn Thánh Kinh cũng là cuốn sách được in xuất bản nhiều nhất trên thế giới.
Bên cạnh đó, qua sự kiện này cũng cho con một lời nhắc nhở về lòng khoan nhẫn của Đức Chúa Trời. Ngài không muốn một ai bị hư mất, mà muốn tất cả mọi người được cứu như đã được nói trong sách II Phi-e-rơ 3:9 “Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài như một số người tưởng đâu, nhưng Ngài lấy lòng khoan nhẫn đối với chúng ta, không muốn cho một người nào chết mất, nhưng muốn cho mọi người đều ăn năn.” Và đồng thời cũng là một lời cảnh báo rằng "giờ phán xét của Ngài đã đến". Tin Lành không chỉ là sứ điệp của sự cứu chuộc mà còn là lời cảnh tỉnh về sự kết thúc của thời gian ân điển, khi Đức Chúa Trời sẽ thi hành công lý và phán xét những ai không tiếp nhận Ngài.
Thưa Cha, để một người dâng lên Đức Chúa Trời sự vinh quang thì con nghĩ rằng có thể dâng sự vinh quang này bằng các cách sau:
+ Thứ nhất là qua một đời sống thờ phượng Chúa, ở đây tôn thờ Đức Chúa Trời không chỉ qua các nghi thức tôn giáo, mà còn trong từng hành động, suy nghĩ và lời nói hằng ngày của mỗi chúng con. Mỗi hành động sống theo ý muốn Chúa từ công việc cho đến các mối quan hệ, con nghĩ đều là hình thức thờ phượng Chúa.
+ Thứ hai là qua việc làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, điều này bao gồm việc sống theo Lời Ngài, tuân theo các điều răn luật pháp của Chúa và thực hiện công lý, yêu thương, và phục vụ những người xung quanh. Chính sự vâng phục và sự sống thánh khiết đó là đang phản ánh sự vinh quang của Ngài.
+ Thứ ba là qua việc làm chứng về Tin Lành của Chúa, mỗi người khi chia sẻ sứ điệp cứu rỗi và quyền năng của Đức Chúa Trời cũng là một cách quan trọng để dâng vinh quang cho Ngài. Qua đó, thế gian có thể nhận biết Chúa là Đấng duy nhất đáng được tôn thờ và ngợi tôn.
+ Thứ tư là qua việc thể hiện lòng kính sợ và sự biết ơn Chúa, qua việc hàng ngày cầu nguyện, ca ngợi, và bày tỏ sự tôn trọng đối với Đức Chúa Trời thì mỗi người đã thể hiện lòng kính sợ và sự biết ơn sâu sắc đối với Ngài. Những hành động này không chỉ dâng vinh quang cho Ngài mà còn thể hiện mối quan hệ cá nhân, sâu sắc với Đức Chúa Trời.
Tất cả những hành động trên đều là cách để dâng sự vinh quang cho Đức Chúa Trời, làm sáng danh Ngài trong cuộc sống của mỗi chúng con.
Thưa Cha, con luôn cố gắng rao giảng Tin Lành của Chúa cho những người xung quanh! Đây là một phần quan trọng trong đời sống đức tin của mỗi người con dân Chúa, như Chúa đã truyền dạy chúng con rằng:"Hãy đi rao truyền sự chết của Chúa cho đến lúc Ngài đến." Việc rao giảng Tin Lành không chỉ dừng lại ở lời nói, mà còn thể hiện qua hành động và lối sống của chúng con, để mọi người nhìn thấy được tình yêu và sự quan tâm của Đức Chúa Trời qua chúng con. Điều này giúp chúng con không chỉ mang đến thông điệp cứu rỗi đến cho người khác mà còn sống một cuộc đời phản ánh vinh quang của Chúa. Chính qua những việc làm, những hành động yêu thương và quan tâm này mà chúng con đang trở thành hình ảnh của sự cứu chuộc và tình yêu của Đức Chúa Trời trong thế gian này
Thưa Cha, con có thể dâng sự vinh quang lên Đức Chúa Trời bằng các cách con nêu ở trên. Điều quan trọng để dâng sự vinh quang lên Đức Chúa Trời là con phải sống theo ý muốn Ngài trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Khi con vâng lời và tìm kiếm sự dẫn dắt của Ngài là con phản ánh sự vinh quang của Ngài qua hành động của mình. Sự thờ phượng Ngài qua lời cầu nguyện, sự kính sợ và ca ngợi là một cách thiết thực để dâng sự vinh quang lên Đức Chúa Trời. Qua đó, chúng con công nhận quyền năng và sự cao cả của Ngài, đồng thời cũng bày tỏ sự tôn kính và lòng biết ơn của chúng con đối với Đấng Sáng Tạo.
Bên cạnh đó, việc chúng con làm chứng về tình yêu và quyền năng của Chúa trong cuộc sống hàng ngày là một cách để chúng con dâng sự vinh quang lên Ngài. Sự vâng phục và lòng yêu thương đối với những người xung quanh, đặc biệt là trong những hoàn cảnh khó khăn, chính là sự phản ánh rõ ràng nhất của tình yêu Chúa. Khi chúng con sống và hành động vì lợi ích của người khác là chúng con không chỉ dâng vinh quang lên Đức Chúa Trời mà còn làm sáng danh Ngài trong thế gian để thế gian thấy việc làm của chúng con mà ngợi tôn danh Cha của chúng con ở trên trời.
Thưa Cha, mỗi ngày con dâng sự vinh quang lên Đức Chúa Trời không chỉ bằng những hành động lớn lao mà còn là trong những việc làm nhỏ bé hàng ngày. Con bắt đầu một ngày mới với một lời cầu nguyện, cảm tạ Chúa vì ân điển và sự dẫn dắt của Ngài. Ngoài ra, việc con giúp đỡ người khác, sống công bằng và yêu thương với những người xung quanh cũng là những hành động thể hiện sự vinh quang của Đức Chúa Trời. Một đời sống thánh khiết, trong đó con tránh xa tội lỗi và luôn tìm kiếm sự dẫn dắt của Chúa trong mọi quyết định cũng sẽ làm sáng danh Ngài trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Mỗi hành động của con dù là nhỏ bé hay lớn lao, đều là một lời tôn vinh Đức Chúa Trời khi con làm với một tấm lòng kính sợ và yêu mến Ngài.
Thưa Cha, phân đoạn sách Khải Huyền 14:1-7 đã khích lệ chúng con sống trung tín, rao giảng Tin Lành, thờ phượng và dâng sự vinh quang lên Đức Chúa Trời, niềm hy vọng vào sự chiến thắng cuối cùng và sự cứu chuộc mà Ngài ban cho những người trung tín. Qua việc đọc và suy ngẫm Lời Chúa trong phân đoạn Thánh Kinh trên cho con rút ra nhiều bài học bổ ích, cụ thể như sau:
+ Thứ nhất là phân đoạn Thánh Kinh này nhấn mạnh về những người trung tín, những người đã được cứu chuộc bởi Chiên Con. Họ không bị ô uế bởi thế gian và đi theo Chiên Con, thể hiện một đời sống thánh khiết và trung thành. Đây là lời nhắc nhở chúng con về sự quan trọng của việc giữ vững đức tin và sống đời sống thánh khiết, tránh xa tội lỗi và thế gian.
+ Thứ hai là những tín đồ trung tín được mô tả như những người đứng trên Núi Si-ôn, nơi biểu tượng cho sự chiến thắng cuối cùng của Đức Chúa Trời và vương quốc trên trời. Điều này nhắc nhở chúng con rằng, dù đối diện với thử thách và khó khăn, chúng con có thể hoàn toàn tin tưởng vào sự chiến thắng của Đức Chúa Trời và sự vinh hiển của Ngài trong tương lai.
+ Thứ ba là trong câu 6 mô tả thiên sứ công bố Tin Lành cho muôn dân, không phân biệt quốc gia hay ngôn ngữ. Đây là lời nhắc nhở về sứ mệnh của mỗi cơ đốc nhân trong việc rao giảng Tin Lành, chia sẻ tình yêu và ơn cứu chuộc của Đức Chúa Trời đến với mọi người xung quanh. Sự cứu rỗi của Chúa không giới hạn trong một nhóm người hay dân tộc nào, mà dành cho tất cả mọi người.
+ Thứ tư là trong câu 7 nhắc nhở rằng chúng con có thể dâng sự vinh quang cho Đức Chúa Trời bằng cách sống theo ý Ngài, thờ phượng Ngài và làm chứng về sự vĩ đại của Ngài qua lời nói và hành động. Lòng kính sợ và sự vâng phục của chúng con chính là những cách thức bày tỏ sự vinh quang này.
+ Thứ năm là lòng kính sợ và tôn vinh Đức Chúa Trời trong mọi hoàn cảnh. Sự kính sợ Đức Chúa Trời không chỉ là sự kính trọng mà còn là một hành động sống theo những gì Ngài chỉ dạy, tôn vinh Ngài qua mỗi quyết định và hành động trong cuộc sống hàng ngày.
Chúng con cảm tạ Chúa vì Lời của Ngài luôn mang lại sự sáng suốt và niềm hy vọng trong cuộc sống chúng con. Cảm ơn Ngài vì đã ban cho chúng con sự cứu chuộc qua Chiên Con, và cho chúng con cơ hội để sống một đời sống trung tín, thánh khiết, và vâng phục Ngài. Xin Chúa giúp chúng con mỗi ngày sống theo ý muốn của Ngài, luôn tôn vinh và ngợi tôn Ngài trong mọi lời nói và hành động. Xin Ngài ban cho chúng con sức mạnh để chúng con vững vàng trong đức tin, không để mình bị ô uế bởi thế gian, và tiếp tục rao giảng Tin Lành của Ngài cho tất cả những người xung quanh cho đến khi Ngài đến.
Chúng con cũng cầu xin Ngài ban cho chúng con lòng kính sợ và yêu mến Lời của Ngài, để chúng con luôn biết dâng sự vinh quang lên Ngài trong tất cả những gì chúng con làm.
Chúng con dâng lên Cha lời cầu xin và thành kính cầu nguyện trong danh Đức Chúa Jesus Christ. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Bùi Thành Chinh
27/11/2024.