Khải Huyền 16:12-21 Bảy Tai Họa Cuối Cùng – Phần 2
Kính lạy Đức Chúa Trời Toàn Năng là Cha kính yêu đời đời của chúng con, Lời của Ngài là chân lý và ánh sáng dẫn dắt cuộc đời chúng con, xin Đức Thánh Linh mở trí và lòng cho con để con có thể hiểu được những lẽ thật sâu nhiệm mà Ngài muốn bày tỏ, xin giúp con nhận biết sự công chính và quyền năng của Ngài trong các kế hoạch của thời kỳ cuối cùng này. Xin ban cho con một tấm lòng tỉnh thức, biết giữ gìn đời sống thánh khiết và chuẩn bị sẵn sàng cho ngày Chúa trở lại, thì giờ này Cha lại ban cho con thì giờ con suy ngẫm Lời Chúa trong sách Khải Huyền 16:12-21.
12 Thiên sứ thứ sáu đã trút chén của mình trên sông lớn Ơ-phơ-rát: Nước của nó đã bị khô cạn để đường của các vua từ phương đông được chuẩn bị. 13 Tôi đã thấy ba uế linh giống như ếch nhái ra từ miệng của con rồng, từ miệng của con thú, và từ miệng của Tiên Tri Giả. 14 Chúng là các linh của các ma quỷ làm những dấu lạ; chúng đi đến các vua trên đất của toàn thế gian, để nhóm hiệp họ trong chiến trận của ngày lớn của Đức Chúa Trời, Đấng Toàn Năng. 15 "Này, Ta đến như kẻ trộm. Phước cho kẻ thức canh và giữ gìn áo xống của mình để không bước đi lõa lồ và bị người ta nhìn thấy sự hổ thẹn mình." 16 Chúng đã nhóm hiệp họ vào một chỗ được gọi là A-ma-ghê-đôn theo tiếng Hê-bơ-rơ. 17 Thiên sứ thứ bảy đã trút chén của mình vào khoảng không: Một tiếng lớn đã ra từ ngai, từ Đền Thờ trên trời rằng: "Xong rồi!" 18 Đã có những âm thanh, những sấm vang, và những chớp nhoáng. Rồi, đã có một cơn động đất lớn chưa từng có, kể từ khi có loài người trên đất. Cơn động đất thật lớn, thật mạnh. 19 Thành lớn đã bị chia làm ba phần. Các thành của các quốc gia đã bị sụp đổ. Ba-bi-lôn Lớn đã bị nhắc lại trước Đức Chúa Trời để được ban cho nó chén rượu của cơn thịnh nộ của cơn giận của Ngài. 20 Mọi hải đảo đã trốn đi và những núi đã không còn được tìm thấy. 21 Một cơn mưa đá lớn từ trời đã giáng xuống trên loài người, mỗi tảng nặng chừng một ta-lâng. Loài người đã phạm thượng Đức Chúa Trời vì họa mưa đá, bởi chính họa ấy đã quá lớn. [Một ta-lâng bạc nặng tương đương 45 kg (100 pounds). Một ta-lâng vàng nặng tương đương 90 kg (200 pounds).]
Thưa Cha, phân đoạn Thánh Kinh trên mô tả giai đoạn cuối sự phán xét của Đức Chúa Trời trong thời kỳ cuối cùng này. Thiên sứ thứ sáu làm khô cạn Sông Ơ-phơ-rát mở đường cho các vua từ phương đông, báo hiệu sự chuẩn bị cho một trận chiến lớn tại A-ma-ghê-đôn. Ba uế linh, tượng trưng cho sự dối trá và mê hoặc từ con rồng (Sa-tan), con thú (AntiChrist), và Tiên Tri Giả, chúng lôi kéo các vua trên thế gian đến trận chiến này. Trong khi đó, Đức Chúa Jesus cảnh báo các cơ đốc nhân hãy thức canh và giữ gìn sự thánh sạch. Thiên sứ thứ bảy tuyên bố sự hoàn tất của kế hoạch sự phán xét của Chúa, dẫn đến những sự kiện hủy diệt xảy ra như: Động đất lớn, sụp đổ các thành phố, sự diệt vong của Ba-bi-lôn Lớn, và một trận mưa đá khổng lồ. Dù đối diện với cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời, nhưng loài người vẫn ngoan cố phạm thượng đến danh của Chúa, cho thấy sự cứng lòng của họ trước sự phán xét công chính của Ngài.
Thưa Cha, theo con được biết thì sông lớn Ơ-phơ-rát, một trong hai con sông chính của vùng Lưỡng Hà cổ đại, nó đóng vai trò quan trọng trong lịch sử nhân loại. Sông này bắt nguồn từ Thổ Nhĩ Kỳ, chảy qua Syria và Iraq trước khi đổ vào Vịnh Ba Tư. Trong Thánh Kinh, Sông Ơ-phơ-rát thường được nhắc đến như một ranh giới tự nhiên, biểu tượng cho sự bảo vệ, thịnh vượng, và quyền năng của Đức Chúa Trời. Hiện nay có các thông tin trên mạng cho biết Sông Ơ-phơ-rát đang bị khô cạn con nghĩ điều này có thể xẩy ra do một số nguyện nhân sau: Có thể là do biến đổi khí hậu, nhiệt độ tăng cao và lượng mưa giảm sẽ gây ra hạn hán làm giảm lượng nước chảy vào sông. Hoặc có thể do các hoạt động của con người như việc xây dựng đập giữ nước ở thượng nguồn đã ảnh hưởng đến dòng chảy tự nhiên của sông, làm giảm lượng nước khi chảy xuống phía hạ nguồn Sông Ơ-phơ-rát, điều đó tương tự như hiện tượng khô cạn xảy ra tại Đồng Bằng sông Cửu Long của Việt Nam chúng con do bị phía Trung Quốc họ đã xây các đập ngăn dòng chảy giữ lại nước tại Trung Quốc nên ngày nay tại Miền Nam Việt Nam cũng thường sảy ra hiện tượng thiếu nước vào mùa khô rất trầm trọng. Hay cũng có thể do việc khai thác sử dụng quá mức như để tưới tiêu và sản xuất đã làm suy giảm nguồn tài nguyên nước của sông Ơ-phơ-rát này. Việc nói về tình trạng khô cạn của sông Ơ-phơ-rát phần lớn dựa trên thực tế và được các tổ chức môi trường xác nhận. Tuy nhiên, việc mà kết nối tình trạng này với lời tiên tri trong Khải Huyền cần sự phân biệt rõ ràng: Thực tế thì sông Ơ-phơ-rát khô cạn phản ánh các vấn đề môi trường nghiêm trọng tại khu vực đó. Còn trong Thánh Kinh thì đó là lời tiên tri ở Khải Huyền mang ý nghĩa thuộc linh hoặc mô tả một sự kiện tương lai liên quan đến kế hoạch của Đức Chúa Trời.
Thưa Cha, trong câu 13 nói "ba uế linh" lấy hình dạng "giống như ếch nhái" xuất hiện từ miệng của con rồng, con thú, và tiên tri giả con tnghĩ đây là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Vì trong văn hóa Do Thái, ếch nhái không được coi là sạch sẽ, thường tượng trưng cho điều bẩn thỉu và đáng ghê tởm. Trong Thánh Kinh, ếch nhái làm con gợi nhớ đến tai vạ trong sách Xuất Ê-díp-tô Ký, tượng trưng cho sự ô uế, gây phiền toái và sự phán xét của Chúa. Hình ảnh này ám chỉ bản chất dối trá, lan tràn, và phá hoại của các tà linh, xuất phát từ miệng là biểu tượng của sự tuyên truyền và lừa gạt. Giống như ếch nhái nhảy lung tung, các tà linh này nhanh chóng lan truyền sự dối trá và tà đạo, làm mê hoặc các vua và dân sự trên toàn thế gian, dẫn họ vào sự hỗn loạn và hủy diệt. Điều này nhấn mạnh bản chất ô uế và nguy hiểm của các tà linh, đồng thời cảnh báo người tin nhận Chúa phải tỉnh thức, nhận biết sự lừa dối và bám chặt vào Lẽ Thật của Đức Chúa Trời.
Thưa Cha, trong câu 14 "các vua trên đất của toàn thế gian" sẽ thấy ba tà linh trong hình dạng giống như ếch nhái, con nghĩ rằng câu này được hiểu theo nghĩa biểu tượng chứ không phải theo nghĩa đen là sẽ thấy ba tà linh trong hình dạng giống như ếch nhái. Ý câu này muốn nói rằng "các vua trên đất của toàn thế gian" sẽ bị lôi kéo và bị mê hoặc bởi ba tà linh, được miêu tả là "giống như ếch nhái". Hình ảnh này không chỉ biểu trưng cho sự ô uế mà còn cho sự lừa dối, phá hoại và ảnh hưởng tiêu cực của các tà linh đối với mọi người. Những tà linh này sẽ lan truyền sự dối trá và dẫn dụ các lãnh đạo, các vua, và các dân tộc vào cuộc chiến cuối cùng trong "ngày lớn của Đức Chúa Trời". Hình ảnh "ếch nhái" nhấn mạnh sự nguy hiểm của tà linh, như một sức mạnh lôi cuốn và làm mê hoặc, khiến các nhà lãnh đạo thế gian bị ảnh hưởng và đi theo con đường sai lầm, dẫn đến sự hủy diệt trong cuộc chiến của ngày tận thế này.
Thưa Cha, câu Khải Huyền 16:15 con hiểu đó là lời phán của Đức Chúa Jesus. Câu này là một lời cảnh báo về sự trở lại của Ngài và kêu gọi sự chuẩn bị của những ai tin theo Ngài. Khi nói "Ta đến như kẻ trộm" con hiểu đó là Đức Chúa Jesus muốn nhấn mạnh rằng sự trở lại của Ngài sẽ bất ngờ và không thể đoán trước, giống như kẻ trộm đến vào ban đêm khi người ta không ngờ tới. Điều này nhắc nhở chúng con phải luôn sẵn sàng và tỉnh thức chờ sự trở lại của Chúa. Câu "Thức canh và giữ gìn áo xống của mình" con hiểu là các tín đồ phải tỉnh thức và duy trì sự thánh khiết, giữ vững đức tin, và không để mình bị lừa dối hay bị cám dỗ mà sa vào tội lỗi. "Áo xống" ở đây tượng trưng cho sự công chính và đức tin của con dân Chúa vì trong Thánh Kinh "áo xống" thường được sử dụng để biểu trưng cho sự thánh sạch và công chính. "Câu "bước đi lõa lồ" có nghĩa là sống thiếu sự thánh sạch và sự công chính của Lời Chúa. Việc "lõa lồ" muốn nói lên sự xấu hổ vì mất đi sự che chở, giống như người bước đi mà không có áo xống, bị phơi bày những sự xấu xa của mình ra cho mọi người thấy. Lời cảnh báo này Chúa kêu gọi các cơ đốc nhân hãy giữ gìn sự trong sạch, vững vàng đức tin, và giữ lòng thánh sạch sẵn sàng cho sự trở lại của Đức Chúa Jesus.
Thưa Cha, về mặt địa lý, con được biết A-ma-ghê-đôn là một đồi ở khu vực Mê-ghi-đôn, thuộc miền Bắc I-sơ-ra-en, là một nơi có lịch sử quân sự quan trọng trong Thánh Kinh. Đây là nơi đã chứng kiến nhiều trận chiến quan trọng trong lịch sử I-sơ-ra-en. Tuy nhiên, trong bối cảnh sách Khải Huyền này, A-ma-ghê-đôn không chỉ là một địa điểm cụ thể mà còn mang ý nghĩa tượng trưng cho cuộc chiến quyết định giữa thiện và ác vào thời gian cuối cùng của lịch sử , nơi các quyền lực của Sa-tan đối đầu với sự toàn thắng của Đức Chúa Trời trong ngày cuối cùng này.
Thưa Cha, trong Khải Huyền 16:17, tiếng phán "Xong rồi!" con hiểu đây là lời tuyên bố mạnh mẽ từ Đức Chúa Trời, báo hiệu rằng công việc cứu rỗi và phán xét thế gian của Chúa đã hoàn thành. Đây là một tuyên bố về sự hoàn tất của kế hoạch cứu chuộc của Đức Chúa Trời và sự thực hiện cuối cùng của các phán quyết trong kỳ tận thế. Câu nói này mang một ý nghĩa trọng đại, con thấy nó tương tự như lời phán "Đã được hoàn tất!" mà Đức Chúa Jesus nói khi Ngài chết trên thập tự giá (Giăng 19:30). Cả hai đều biểu thị rằng mọi điều cần phải hoàn thành, cả trong việc thực hiện sự cứu chuộc và trong việc phán xét thế gian, đã được hoàn thành. Câu này cũng báo hiệu rằng không còn cơ hội nào cho sự ăn năn hay cứu rỗi nữa, và mọi sự đã đạt đến đỉnh điểm của công lý và quyền năng của Đức Chúa Trời.
Thưa Cha, trong Khải Huyền 16:19, cụm từ "Thành lớn" con hiểu đó là một biểu tượng của các hệ thống tôn thờ và quyền lực chống lại Đức Chúa Trời. Cụ thể, "Ba-bi-lôn Lớn" là một hình ảnh tượng trưng cho một thành phố hay một đế chế nổi bật trong sự chống nghịch lại Chúa, và là biểu tượng của sự vô đạo và tội lỗi trong Thánh Kinh. Ba-bi-lôn Lớn ở đây không chỉ ám chỉ thành phố Ba-bi-lôn cổ đại, mà nó còn biểu trưng cho các hệ thống xã hội, chính trị, và tôn giáo trong lịch sử mà đã và đang bội nghịch với Đức Chúa Trời. Thành Ba-bi-lôn là một đế chế mạnh mẽ trong thời kỳ cũ, nổi bật với sự kiêu ngạo, tội lỗi, và thờ thần tượng, và ở đây nó được miêu tả như một trung tâm của sự xấu xa, tham lam, và tội lỗi. Khi phân đoạn sách Khải Huyền nói rằng Ba-bi-lôn Lớn "bị nhắc lại trước Đức Chúa Trời để được ban cho nó chén rượu của cơn thịnh nộ của Ngài," điều này chỉ rõ rằng sự phán xét cuối cùng sẽ đổ xuống những thế lực này vì tội lỗi của chúng.
Thưa Cha, trong Khải Huyền 16:20 nói rằng: “Mọi hải đảo đã trốn đi và những núi đã không còn được tìm thấy.” Câu này cho con thấy một cảnh tượng kinh hoàng trong sự phán xét cuối cùng của Đức Chúa Trời. Câu này thì con có thể hiểu theo nghĩa đen là do những biến đổi địa chất và thiên nhiên cực kỳ lớn vào cuối Kỳ Tận Thế từ những tại họa Chúa giáng xuống thế gian. Thì đã làm cho các hải đảo và núi thực sự biến mất, có thể do động đất, sóng thần, hoặc các hiện tượng tự nhiên khác xảy ra dưới sự kiểm soát của Đức Chúa Trời. Điều này bao gồm cả các đảo lớn như quần đảo Hawaii hay các ngọn núi cao như Everest sẽ không còn nữa. Ngoài ra con còn hiểu câu này theo ý nghĩa biểu tượng, nó diễn tả sự sụp đổ hoàn toàn của thế giới cũ, bao gồm các quyền lực và nền tảng mà con người đặt niềm tin. Hải đảo và núi trong Thánh Kinh là biểu thị sự vững chãi và không thể lay chuyển, nhưng khi chúng "trốn đi" và "không còn được tìm thấy," điều này cho con thấy rằng không có điều gì có thể đứng vững trước cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời.
Thưa Cha, cảm nhận của con về tai họa mưa đá trong Khải Huyền 16:21. Đó là một tai họa vô cùng khủng khiếp, với những tảng đá nặng tới một ta-lâng (tương đương 45 kg hoặc hơn) khi rơi xuống đất thì sức hủy diệt của nó thật là khủng khiếp vượt qua sức tưởng tượng của con, con đã chứng kiến trên tivi những cơn mưa đá xảy ra với kích thước chỉ bằng tầm nắm tay nặng có chưa đến 1 kg thôi đã gây ra thiệt hại rất lớn cho con người rồi. Ở đây con hiểu không chỉ là một hiện tượng thiên nhiên khủng khiếp mà nó còn mang ý nghĩa của sự phán xét trực tiếp từ Đức Chúa Trời. Kích thước và sức mạnh của những tảng mưa đá tượng trưng cho mức độ nghiêm trọng của cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời đối với tội lỗi và sự chống nghịch của con người. Điều này cũng cho con thấy rằng không ai có thể thoát khỏi cơn phán xét này bằng sức riêng của mình.
Dù đối diện với tai họa lớn như vậy, nhưng loài người vẫn không ăn năn mà tiếp tục phạm thượng Đức Chúa Trời. Điều này cho con thấy tấm lòng cứng cỏi và sự phản nghịch sâu sắc của con người. Thay vì nhận ra quyền năng và sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, họ lại đáp trả bằng sự kiêu ngạo và chống đối Chúa đến cùng. Điều này cũng cho con thấy một chân lý cay đắng rằng: Không phải tai họa hay sự đau khổ có thể dẫn con người đến sự ăn năn, mà chỉ có sự tác động của Đức Thánh Linh mới thay đổi được lòng người mà thôi. Đây cũng là một lời nhắc nhở chúng con về tầm quan trọng của việc có một tấm lòng mềm mại trước Chúa và sự cần thiết nhận ơn thương xót của Chúa trong việc cứu rỗi. Đồng thời, cũng cảnh tỉnh chúng con rằng sự khinh thường ơn thương xót và sự cứng lòng đối với Đức Chúa Trời chỉ dẫn đến hậu quả bi thảm trong sự phán xét cuối cùng này mà thôi.
Thưa Cha, lời phán trong Khải Huyền 16:15 là lời nhắc nhở con về sự bất ngờ và cấp bách trong ngày Chúa đến, khi Ngài phán: "Này, Ta đến như kẻ trộm." Điều này hàm ý rằng không ai biết trước thời điểm chính xác Chúa sẽ trở lại, nên chúng con cần luôn phải sống trong trạng thái sẵn sàng. Cụm từ "thức canh và giữ gìn áo xống của mình" là kêu gọi mỗi người chúng con phải tỉnh thức về thuộc linh, sống đời sống thánh khiết và không để tội lỗi làm vấy bẩn. Áo xống ở đây tượng trưng cho sự công chính và sự cứu chuộc mà Chúa ban cho, nên việc giữ gìn nó là giữ tấm lòng trung thành và vâng phục Chúa. Ngược lại, "bước đi lõa lồ" ám chỉ sự xấu hổ và thiếu sự tỉnh thức khi đối diện với sự phán xét của Chúa, đó là hậu quả của việc sống buông thả, không sẵn sàng cho ngày Chúa đến. Lời phán này là lời cảnh tỉnh mạnh mẽ, kêu gọi mỗi chúng con luôn sống đời sống tỉnh thức, giữ mối tương giao với Chúa qua Lời Ngài và cầu nguyện hàng ngày, để không bị sa vào cám dỗ và luôn sẵn sàng cho ngày Chúa trở lại.
Thưa Cha, từ ngày con biết đến Chúa và tin nhận Chúa thì con luôn cố gắng sống một nếp sống sẵn sàng cho sự đến của Đấng Christ. Nếp sống đó thể hiện qua việc con giữ lòng trung thành, tỉnh thức thuộc linh, và sống theo sự dạy dỗ của Lời Chúa. Điều này bao gồm việc con cầu nguyện đều đặn, học hỏi suy ngẫm Thánh Kinh, chia sẻ Tin Lành, và giữ mình trong sự thánh khiết giữa thế gian đầy cám dỗ. Và sự sẵn sàng cho sự đến của Đấng Christ không chỉ là một trạng thái chờ đợi thụ động, mà con nghĩ đó phải là một nếp sống chủ động yêu thương, phục vụ, và làm sáng danh Ngài trong mọi khía cạnh của cuộc sống.
Thưa Cha, việc khẳng định rằng, con đã sẵn sàng để ra đi với Đấng Christ hay không? Thì sự sẵn sàng đó của con thể hiện qua việc nhận biết Đức Chúa Jesus là Đấng Cứu Thế, con sống đời sống ăn năn, vâng phục, và dâng hiến trọn vẹn cho Ngài. Khi biết chắc rằng sự cứu rỗi của con đến từ ân điển Chúa và không dựa trên công đức cá nhân thì con có thể nói cách chắc chắn rằng con đã sẵn sàng. Tuy nhiên, điều này cũng cho con sự tự xét lòng mình thường xuyên: Con có đang yêu mến Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn không? Con có đang sống một đời sống làm đẹp lòng Ngài không? Nếu trong lòng con còn thấy nghi ngại, thì con quay trở lại với Chúa, cầu xin sự tha thứ và nhờ cậy quyền năng của Đức Thánh Linh để tiếp tục bước đi trong đức tin. Lời khẳng định "Con sẵn sàng" không phải là sự tự tin của xác thịt, mà là sự bảo đảm đến từ mối quan hệ bền vững với Chúa, bởi vì chính Ngài đã phán rằng: " Ta ban cho chúng sự sống vĩnh cửu. Chúng sẽ chẳng chết mất bao giờ, cũng không ai cướp chúng khỏi tay Ta. Cha Ta là Đấng lớn hơn hết đã cho Ta chiên đó, và chẳng ai cướp nổi chiên đó khỏi tay Cha.” ( Giăng 10:28-29).
Thưa Cha, qua việc đọc và suy ngẫm Lời Chúa trong Khải Huyền 16:12-21 đã cho con rút ra nhiều bài học bổ ích cho bước đường con bước đi theo Chúa, các bài học con rút ra cụ thể như sau:
+ Thứ nhất là sông Ơ-phơ-rát bị khô cạn để chuẩn bị đường cho các vua từ phương đông, nhấn mạnh rằng mọi việc xảy ra đều trong sự tể trị của Đức Chúa Trời. Con cần luôn sẵn sàng về mặt thuộc linh, duy trì mối liên hệ mật thiết với Chúa và chuẩn bị lòng cho ngày Chúa đến, vì như Lời Chúa phán: "Phước cho kẻ thức canh và giữ gìn áo xống của mình".
+ Thứ hai là ba uế linh như ếch nhái ra từ con rồng, con thú, và tiên tri giả tượng trưng cho sự lừa dối, lời nói dối và quyền lực ma quỷ. Chúng đi khắp thế gian để nhóm hiệp các vua cho trận chiến chống lại Đức Chúa Trời. Vì thế con cần phân biệt rõ giữa sự thật của Lời Chúa và những lời giả dối của thế gian. Đặc biệt trong những ngày sau cũng này sẽ có nhiều các tiên tri giả giáo sư giả được dấy lên để lừa gạt mọi người. Con phải vững vàng trong đức tin, trang bị khí giới thuộc linh (Ê-phê-sô 6:10-18) để chống lại các cuộc tấn công của ma quỷ.
+ Thứ ba là Chúa phán "Này, Ta đến như kẻ trộm," nhắc nhở con về sự bất ngờ của ngày Chúa tái lâm. Vì thê con phải sống trung tín, luôn giữ gìn sự trong sạch và sống một đời sống không hổ thẹn trước mặt Chúa. Điều này không chỉ là chuẩn bị cho ngày sau rốt mà còn là cách sống làm sáng danh Cha trong hiện tại.
+ Thứ tư là khi thiên sứ thứ bảy trút chén, từ ngai trên trời phát ra tiếng lớn: "Xong rồi!" Điều này khẳng định sự toàn quyền và tể trị của Đức Chúa Trời trên toàn cõi vũ trụ, ngay cả trong cơn thịnh nộ và sự đoán phạt. Con cần đặt trọn vẹn niềm tin vào Đức Chúa Trời, vì Ngài là Đấng nắm giữ mọi điều, từ khởi đầu cho đến kết thúc.
+ Thứ năm là cơn động đất lớn và mưa đá nặng nhấn mạnh sự đáng sợ của sự đoán phạt cuối cùng. Con người dù bị hình phạt vẫn phạm thượng Đức Chúa Trời, thể hiện lòng cứng cỏi và không ăn năn. Vì thế con cần có tấm lòng mềm mại, luôn biết ăn năn và quay lại với Chúa khi được Chúa nhắc nhở. Sự đoán phạt nhấn mạnh tính nghiêm trọng của tội lỗi và nhu cầu cấp bách về sự cứu rỗi qua Đấng Christ.
Con cảm tạ Ngài vì Lời Chúa hôm nay đã dạy dỗ, cảnh tỉnh và khích lệ con. Qua Khải Huyền 16:12-21, con nhận thấy rõ quyền năng, sự công chính và tể trị tuyệt đối của Ngài trên mọi việc, xin Chúa giúp con luôn sống tỉnh thức và giữ lòng trung tín, sẵn sàng cho ngày Ngài trở lại. Xin ban cho con sự khôn ngoan để con phân biệt thật giả, không để những lời dối trá hay cạm bẫy của ma quỷ làm con sa ngã. Xin giữ lòng con luôn mềm mại, biết ăn năn và quay lại với Ngài khi con vấp ngã. Chúa ôi, xin giúp con luôn giữ gìn áo xống của đời sống thuộc linh, sống một đời sống tinh sạch và đẹp lòng Ngài.
Lạy Chúa, con luôn tin rằng Ngài đang cầm quyền trên mọi sự, và mọi sự sẽ hoàn thành đúng thời điểm Ngài định. Con cầu xin Cha cho con luôn đặt niềm tin vững chắc nơi Ngài, ngay cả trong những thử thách và biến động của đời sống. Nguyện Lời Chúa trở thành ánh sáng soi đường và sức mạnh nâng đỡ con trên hành trình bước theo Ngài.
Con cảm tạ ơn Cha và dâng lên Chúa lời cầu xin trong danh Đức Chúa Jesus Christ. Amen.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ Bùi Thành Chinh 09/12/2024
Khải Huyền 16:12-21 Bảy Tai Họa Cuối Cùng – Phần 2
Kính lạy Đức Chúa Trời Toàn Năng là Cha kính yêu đời đời của chúng con, Lời của Ngài là chân lý và ánh sáng dẫn dắt cuộc đời chúng con, xin Đức Thánh Linh mở trí và lòng cho con để con có thể hiểu được những lẽ thật sâu nhiệm mà Ngài muốn bày tỏ, xin giúp con nhận biết sự công chính và quyền năng của Ngài trong các kế hoạch của thời kỳ cuối cùng này. Xin ban cho con một tấm lòng tỉnh thức, biết giữ gìn đời sống thánh khiết và chuẩn bị sẵn sàng cho ngày Chúa trở lại, thì giờ này Cha lại ban cho con thì giờ con suy ngẫm Lời Chúa trong sách Khải Huyền 16:12-21.
12 Thiên sứ thứ sáu đã trút chén của mình trên sông lớn Ơ-phơ-rát: Nước của nó đã bị khô cạn để đường của các vua từ phương đông được chuẩn bị.
13 Tôi đã thấy ba uế linh giống như ếch nhái ra từ miệng của con rồng, từ miệng của con thú, và từ miệng của Tiên Tri Giả.
14 Chúng là các linh của các ma quỷ làm những dấu lạ; chúng đi đến các vua trên đất của toàn thế gian, để nhóm hiệp họ trong chiến trận của ngày lớn của Đức Chúa Trời, Đấng Toàn Năng.
15 "Này, Ta đến như kẻ trộm. Phước cho kẻ thức canh và giữ gìn áo xống của mình để không bước đi lõa lồ và bị người ta nhìn thấy sự hổ thẹn mình."
16 Chúng đã nhóm hiệp họ vào một chỗ được gọi là A-ma-ghê-đôn theo tiếng Hê-bơ-rơ.
17 Thiên sứ thứ bảy đã trút chén của mình vào khoảng không: Một tiếng lớn đã ra từ ngai, từ Đền Thờ trên trời rằng: "Xong rồi!"
18 Đã có những âm thanh, những sấm vang, và những chớp nhoáng. Rồi, đã có một cơn động đất lớn chưa từng có, kể từ khi có loài người trên đất. Cơn động đất thật lớn, thật mạnh.
19 Thành lớn đã bị chia làm ba phần. Các thành của các quốc gia đã bị sụp đổ. Ba-bi-lôn Lớn đã bị nhắc lại trước Đức Chúa Trời để được ban cho nó chén rượu của cơn thịnh nộ của cơn giận của Ngài.
20 Mọi hải đảo đã trốn đi và những núi đã không còn được tìm thấy.
21 Một cơn mưa đá lớn từ trời đã giáng xuống trên loài người, mỗi tảng nặng chừng một ta-lâng. Loài người đã phạm thượng Đức Chúa Trời vì họa mưa đá, bởi chính họa ấy đã quá lớn. [Một ta-lâng bạc nặng tương đương 45 kg (100 pounds). Một ta-lâng vàng nặng tương đương 90 kg (200 pounds).]
Thưa Cha, phân đoạn Thánh Kinh trên mô tả giai đoạn cuối sự phán xét của Đức Chúa Trời trong thời kỳ cuối cùng này. Thiên sứ thứ sáu làm khô cạn Sông Ơ-phơ-rát mở đường cho các vua từ phương đông, báo hiệu sự chuẩn bị cho một trận chiến lớn tại A-ma-ghê-đôn. Ba uế linh, tượng trưng cho sự dối trá và mê hoặc từ con rồng (Sa-tan), con thú (AntiChrist), và Tiên Tri Giả, chúng lôi kéo các vua trên thế gian đến trận chiến này. Trong khi đó, Đức Chúa Jesus cảnh báo các cơ đốc nhân hãy thức canh và giữ gìn sự thánh sạch. Thiên sứ thứ bảy tuyên bố sự hoàn tất của kế hoạch sự phán xét của Chúa, dẫn đến những sự kiện hủy diệt xảy ra như: Động đất lớn, sụp đổ các thành phố, sự diệt vong của Ba-bi-lôn Lớn, và một trận mưa đá khổng lồ. Dù đối diện với cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời, nhưng loài người vẫn ngoan cố phạm thượng đến danh của Chúa, cho thấy sự cứng lòng của họ trước sự phán xét công chính của Ngài.
Thưa Cha, theo con được biết thì sông lớn Ơ-phơ-rát, một trong hai con sông chính của vùng Lưỡng Hà cổ đại, nó đóng vai trò quan trọng trong lịch sử nhân loại. Sông này bắt nguồn từ Thổ Nhĩ Kỳ, chảy qua Syria và Iraq trước khi đổ vào Vịnh Ba Tư. Trong Thánh Kinh, Sông Ơ-phơ-rát thường được nhắc đến như một ranh giới tự nhiên, biểu tượng cho sự bảo vệ, thịnh vượng, và quyền năng của Đức Chúa Trời.
Hiện nay có các thông tin trên mạng cho biết Sông Ơ-phơ-rát đang bị khô cạn con nghĩ điều này có thể xẩy ra do một số nguyện nhân sau: Có thể là do biến đổi khí hậu, nhiệt độ tăng cao và lượng mưa giảm sẽ gây ra hạn hán làm giảm lượng nước chảy vào sông. Hoặc có thể do các hoạt động của con người như việc xây dựng đập giữ nước ở thượng nguồn đã ảnh hưởng đến dòng chảy tự nhiên của sông, làm giảm lượng nước khi chảy xuống phía hạ nguồn Sông Ơ-phơ-rát, điều đó tương tự như hiện tượng khô cạn xảy ra tại Đồng Bằng sông Cửu Long của Việt Nam chúng con do bị phía Trung Quốc họ đã xây các đập ngăn dòng chảy giữ lại nước tại Trung Quốc nên ngày nay tại Miền Nam Việt Nam cũng thường sảy ra hiện tượng thiếu nước vào mùa khô rất trầm trọng. Hay cũng có thể do việc khai thác sử dụng quá mức như để tưới tiêu và sản xuất đã làm suy giảm nguồn tài nguyên nước của sông Ơ-phơ-rát này. Việc nói về tình trạng khô cạn của sông Ơ-phơ-rát phần lớn dựa trên thực tế và được các tổ chức môi trường xác nhận. Tuy nhiên, việc mà kết nối tình trạng này với lời tiên tri trong Khải Huyền cần sự phân biệt rõ ràng: Thực tế thì sông Ơ-phơ-rát khô cạn phản ánh các vấn đề môi trường nghiêm trọng tại khu vực đó. Còn trong Thánh Kinh thì đó là lời tiên tri ở Khải Huyền mang ý nghĩa thuộc linh hoặc mô tả một sự kiện tương lai liên quan đến kế hoạch của Đức Chúa Trời.
Thưa Cha, trong câu 13 nói "ba uế linh" lấy hình dạng "giống như ếch nhái" xuất hiện từ miệng của con rồng, con thú, và tiên tri giả con tnghĩ đây là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Vì trong văn hóa Do Thái, ếch nhái không được coi là sạch sẽ, thường tượng trưng cho điều bẩn thỉu và đáng ghê tởm. Trong Thánh Kinh, ếch nhái làm con gợi nhớ đến tai vạ trong sách Xuất Ê-díp-tô Ký, tượng trưng cho sự ô uế, gây phiền toái và sự phán xét của Chúa. Hình ảnh này ám chỉ bản chất dối trá, lan tràn, và phá hoại của các tà linh, xuất phát từ miệng là biểu tượng của sự tuyên truyền và lừa gạt. Giống như ếch nhái nhảy lung tung, các tà linh này nhanh chóng lan truyền sự dối trá và tà đạo, làm mê hoặc các vua và dân sự trên toàn thế gian, dẫn họ vào sự hỗn loạn và hủy diệt. Điều này nhấn mạnh bản chất ô uế và nguy hiểm của các tà linh, đồng thời cảnh báo người tin nhận Chúa phải tỉnh thức, nhận biết sự lừa dối và bám chặt vào Lẽ Thật của Đức Chúa Trời.
Thưa Cha, trong câu 14 "các vua trên đất của toàn thế gian" sẽ thấy ba tà linh trong hình dạng giống như ếch nhái, con nghĩ rằng câu này được hiểu theo nghĩa biểu tượng chứ không phải theo nghĩa đen là sẽ thấy ba tà linh trong hình dạng giống như ếch nhái. Ý câu này muốn nói rằng "các vua trên đất của toàn thế gian" sẽ bị lôi kéo và bị mê hoặc bởi ba tà linh, được miêu tả là "giống như ếch nhái". Hình ảnh này không chỉ biểu trưng cho sự ô uế mà còn cho sự lừa dối, phá hoại và ảnh hưởng tiêu cực của các tà linh đối với mọi người. Những tà linh này sẽ lan truyền sự dối trá và dẫn dụ các lãnh đạo, các vua, và các dân tộc vào cuộc chiến cuối cùng trong "ngày lớn của Đức Chúa Trời". Hình ảnh "ếch nhái" nhấn mạnh sự nguy hiểm của tà linh, như một sức mạnh lôi cuốn và làm mê hoặc, khiến các nhà lãnh đạo thế gian bị ảnh hưởng và đi theo con đường sai lầm, dẫn đến sự hủy diệt trong cuộc chiến của ngày tận thế này.
Thưa Cha, câu Khải Huyền 16:15 con hiểu đó là lời phán của Đức Chúa Jesus. Câu này là một lời cảnh báo về sự trở lại của Ngài và kêu gọi sự chuẩn bị của những ai tin theo Ngài. Khi nói "Ta đến như kẻ trộm" con hiểu đó là Đức Chúa Jesus muốn nhấn mạnh rằng sự trở lại của Ngài sẽ bất ngờ và không thể đoán trước, giống như kẻ trộm đến vào ban đêm khi người ta không ngờ tới. Điều này nhắc nhở chúng con phải luôn sẵn sàng và tỉnh thức chờ sự trở lại của Chúa.
Câu "Thức canh và giữ gìn áo xống của mình" con hiểu là các tín đồ phải tỉnh thức và duy trì sự thánh khiết, giữ vững đức tin, và không để mình bị lừa dối hay bị cám dỗ mà sa vào tội lỗi. "Áo xống" ở đây tượng trưng cho sự công chính và đức tin của con dân Chúa vì trong Thánh Kinh "áo xống" thường được sử dụng để biểu trưng cho sự thánh sạch và công chính. "Câu "bước đi lõa lồ" có nghĩa là sống thiếu sự thánh sạch và sự công chính của Lời Chúa. Việc "lõa lồ" muốn nói lên sự xấu hổ vì mất đi sự che chở, giống như người bước đi mà không có áo xống, bị phơi bày những sự xấu xa của mình ra cho mọi người thấy. Lời cảnh báo này Chúa kêu gọi các cơ đốc nhân hãy giữ gìn sự trong sạch, vững vàng đức tin, và giữ lòng thánh sạch sẵn sàng cho sự trở lại của Đức Chúa Jesus.
Thưa Cha, về mặt địa lý, con được biết A-ma-ghê-đôn là một đồi ở khu vực Mê-ghi-đôn, thuộc miền Bắc I-sơ-ra-en, là một nơi có lịch sử quân sự quan trọng trong Thánh Kinh. Đây là nơi đã chứng kiến nhiều trận chiến quan trọng trong lịch sử I-sơ-ra-en. Tuy nhiên, trong bối cảnh sách Khải Huyền này, A-ma-ghê-đôn không chỉ là một địa điểm cụ thể mà còn mang ý nghĩa tượng trưng cho cuộc chiến quyết định giữa thiện và ác vào thời gian cuối cùng của lịch sử , nơi các quyền lực của Sa-tan đối đầu với sự toàn thắng của Đức Chúa Trời trong ngày cuối cùng này.
Thưa Cha, trong Khải Huyền 16:17, tiếng phán "Xong rồi!" con hiểu đây là lời tuyên bố mạnh mẽ từ Đức Chúa Trời, báo hiệu rằng công việc cứu rỗi và phán xét thế gian của Chúa đã hoàn thành. Đây là một tuyên bố về sự hoàn tất của kế hoạch cứu chuộc của Đức Chúa Trời và sự thực hiện cuối cùng của các phán quyết trong kỳ tận thế. Câu nói này mang một ý nghĩa trọng đại, con thấy nó tương tự như lời phán "Đã được hoàn tất!" mà Đức Chúa Jesus nói khi Ngài chết trên thập tự giá (Giăng 19:30). Cả hai đều biểu thị rằng mọi điều cần phải hoàn thành, cả trong việc thực hiện sự cứu chuộc và trong việc phán xét thế gian, đã được hoàn thành. Câu này cũng báo hiệu rằng không còn cơ hội nào cho sự ăn năn hay cứu rỗi nữa, và mọi sự đã đạt đến đỉnh điểm của công lý và quyền năng của Đức Chúa Trời.
Thưa Cha, trong Khải Huyền 16:19, cụm từ "Thành lớn" con hiểu đó là một biểu tượng của các hệ thống tôn thờ và quyền lực chống lại Đức Chúa Trời. Cụ thể, "Ba-bi-lôn Lớn" là một hình ảnh tượng trưng cho một thành phố hay một đế chế nổi bật trong sự chống nghịch lại Chúa, và là biểu tượng của sự vô đạo và tội lỗi trong Thánh Kinh. Ba-bi-lôn Lớn ở đây không chỉ ám chỉ thành phố Ba-bi-lôn cổ đại, mà nó còn biểu trưng cho các hệ thống xã hội, chính trị, và tôn giáo trong lịch sử mà đã và đang bội nghịch với Đức Chúa Trời. Thành Ba-bi-lôn là một đế chế mạnh mẽ trong thời kỳ cũ, nổi bật với sự kiêu ngạo, tội lỗi, và thờ thần tượng, và ở đây nó được miêu tả như một trung tâm của sự xấu xa, tham lam, và tội lỗi. Khi phân đoạn sách Khải Huyền nói rằng Ba-bi-lôn Lớn "bị nhắc lại trước Đức Chúa Trời để được ban cho nó chén rượu của cơn thịnh nộ của Ngài," điều này chỉ rõ rằng sự phán xét cuối cùng sẽ đổ xuống những thế lực này vì tội lỗi của chúng.
Thưa Cha, trong Khải Huyền 16:20 nói rằng: “Mọi hải đảo đã trốn đi và những núi đã không còn được tìm thấy.” Câu này cho con thấy một cảnh tượng kinh hoàng trong sự phán xét cuối cùng của Đức Chúa Trời. Câu này thì con có thể hiểu theo nghĩa đen là do những biến đổi địa chất và thiên nhiên cực kỳ lớn vào cuối Kỳ Tận Thế từ những tại họa Chúa giáng xuống thế gian. Thì đã làm cho các hải đảo và núi thực sự biến mất, có thể do động đất, sóng thần, hoặc các hiện tượng tự nhiên khác xảy ra dưới sự kiểm soát của Đức Chúa Trời. Điều này bao gồm cả các đảo lớn như quần đảo Hawaii hay các ngọn núi cao như Everest sẽ không còn nữa. Ngoài ra con còn hiểu câu này theo ý nghĩa biểu tượng, nó diễn tả sự sụp đổ hoàn toàn của thế giới cũ, bao gồm các quyền lực và nền tảng mà con người đặt niềm tin. Hải đảo và núi trong Thánh Kinh là biểu thị sự vững chãi và không thể lay chuyển, nhưng khi chúng "trốn đi" và "không còn được tìm thấy," điều này cho con thấy rằng không có điều gì có thể đứng vững trước cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời.
Thưa Cha, cảm nhận của con về tai họa mưa đá trong Khải Huyền 16:21. Đó là một tai họa vô cùng khủng khiếp, với những tảng đá nặng tới một ta-lâng (tương đương 45 kg hoặc hơn) khi rơi xuống đất thì sức hủy diệt của nó thật là khủng khiếp vượt qua sức tưởng tượng của con, con đã chứng kiến trên tivi những cơn mưa đá xảy ra với kích thước chỉ bằng tầm nắm tay nặng có chưa đến 1 kg thôi đã gây ra thiệt hại rất lớn cho con người rồi. Ở đây con hiểu không chỉ là một hiện tượng thiên nhiên khủng khiếp mà nó còn mang ý nghĩa của sự phán xét trực tiếp từ Đức Chúa Trời. Kích thước và sức mạnh của những tảng mưa đá tượng trưng cho mức độ nghiêm trọng của cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời đối với tội lỗi và sự chống nghịch của con người. Điều này cũng cho con thấy rằng không ai có thể thoát khỏi cơn phán xét này bằng sức riêng của mình.
Dù đối diện với tai họa lớn như vậy, nhưng loài người vẫn không ăn năn mà tiếp tục phạm thượng Đức Chúa Trời. Điều này cho con thấy tấm lòng cứng cỏi và sự phản nghịch sâu sắc của con người. Thay vì nhận ra quyền năng và sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, họ lại đáp trả bằng sự kiêu ngạo và chống đối Chúa đến cùng. Điều này cũng cho con thấy một chân lý cay đắng rằng: Không phải tai họa hay sự đau khổ có thể dẫn con người đến sự ăn năn, mà chỉ có sự tác động của Đức Thánh Linh mới thay đổi được lòng người mà thôi. Đây cũng là một lời nhắc nhở chúng con về tầm quan trọng của việc có một tấm lòng mềm mại trước Chúa và sự cần thiết nhận ơn thương xót của Chúa trong việc cứu rỗi. Đồng thời, cũng cảnh tỉnh chúng con rằng sự khinh thường ơn thương xót và sự cứng lòng đối với Đức Chúa Trời chỉ dẫn đến hậu quả bi thảm trong sự phán xét cuối cùng này mà thôi.
Thưa Cha, lời phán trong Khải Huyền 16:15 là lời nhắc nhở con về sự bất ngờ và cấp bách trong ngày Chúa đến, khi Ngài phán: "Này, Ta đến như kẻ trộm." Điều này hàm ý rằng không ai biết trước thời điểm chính xác Chúa sẽ trở lại, nên chúng con cần luôn phải sống trong trạng thái sẵn sàng. Cụm từ "thức canh và giữ gìn áo xống của mình" là kêu gọi mỗi người chúng con phải tỉnh thức về thuộc linh, sống đời sống thánh khiết và không để tội lỗi làm vấy bẩn. Áo xống ở đây tượng trưng cho sự công chính và sự cứu chuộc mà Chúa ban cho, nên việc giữ gìn nó là giữ tấm lòng trung thành và vâng phục Chúa. Ngược lại, "bước đi lõa lồ" ám chỉ sự xấu hổ và thiếu sự tỉnh thức khi đối diện với sự phán xét của Chúa, đó là hậu quả của việc sống buông thả, không sẵn sàng cho ngày Chúa đến. Lời phán này là lời cảnh tỉnh mạnh mẽ, kêu gọi mỗi chúng con luôn sống đời sống tỉnh thức, giữ mối tương giao với Chúa qua Lời Ngài và cầu nguyện hàng ngày, để không bị sa vào cám dỗ và luôn sẵn sàng cho ngày Chúa trở lại.
Thưa Cha, từ ngày con biết đến Chúa và tin nhận Chúa thì con luôn cố gắng sống một nếp sống sẵn sàng cho sự đến của Đấng Christ. Nếp sống đó thể hiện qua việc con giữ lòng trung thành, tỉnh thức thuộc linh, và sống theo sự dạy dỗ của Lời Chúa. Điều này bao gồm việc con cầu nguyện đều đặn, học hỏi suy ngẫm Thánh Kinh, chia sẻ Tin Lành, và giữ mình trong sự thánh khiết giữa thế gian đầy cám dỗ. Và sự sẵn sàng cho sự đến của Đấng Christ không chỉ là một trạng thái chờ đợi thụ động, mà con nghĩ đó phải là một nếp sống chủ động yêu thương, phục vụ, và làm sáng danh Ngài trong mọi khía cạnh của cuộc sống.
Thưa Cha, việc khẳng định rằng, con đã sẵn sàng để ra đi với Đấng Christ hay không? Thì sự sẵn sàng đó của con thể hiện qua việc nhận biết Đức Chúa Jesus là Đấng Cứu Thế, con sống đời sống ăn năn, vâng phục, và dâng hiến trọn vẹn cho Ngài. Khi biết chắc rằng sự cứu rỗi của con đến từ ân điển Chúa và không dựa trên công đức cá nhân thì con có thể nói cách chắc chắn rằng con đã sẵn sàng. Tuy nhiên, điều này cũng cho con sự tự xét lòng mình thường xuyên: Con có đang yêu mến Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn không? Con có đang sống một đời sống làm đẹp lòng Ngài không? Nếu trong lòng con còn thấy nghi ngại, thì con quay trở lại với Chúa, cầu xin sự tha thứ và nhờ cậy quyền năng của Đức Thánh Linh để tiếp tục bước đi trong đức tin. Lời khẳng định "Con sẵn sàng" không phải là sự tự tin của xác thịt, mà là sự bảo đảm đến từ mối quan hệ bền vững với Chúa, bởi vì chính Ngài đã phán rằng: " Ta ban cho chúng sự sống vĩnh cửu. Chúng sẽ chẳng chết mất bao giờ, cũng không ai cướp chúng khỏi tay Ta. Cha Ta là Đấng lớn hơn hết đã cho Ta chiên đó, và chẳng ai cướp nổi chiên đó khỏi tay Cha.” ( Giăng 10:28-29).
Thưa Cha, qua việc đọc và suy ngẫm Lời Chúa trong Khải Huyền 16:12-21 đã cho con rút ra nhiều bài học bổ ích cho bước đường con bước đi theo Chúa, các bài học con rút ra cụ thể như sau:
+ Thứ nhất là sông Ơ-phơ-rát bị khô cạn để chuẩn bị đường cho các vua từ phương đông, nhấn mạnh rằng mọi việc xảy ra đều trong sự tể trị của Đức Chúa Trời. Con cần luôn sẵn sàng về mặt thuộc linh, duy trì mối liên hệ mật thiết với Chúa và chuẩn bị lòng cho ngày Chúa đến, vì như Lời Chúa phán: "Phước cho kẻ thức canh và giữ gìn áo xống của mình".
+ Thứ hai là ba uế linh như ếch nhái ra từ con rồng, con thú, và tiên tri giả tượng trưng cho sự lừa dối, lời nói dối và quyền lực ma quỷ. Chúng đi khắp thế gian để nhóm hiệp các vua cho trận chiến chống lại Đức Chúa Trời. Vì thế con cần phân biệt rõ giữa sự thật của Lời Chúa và những lời giả dối của thế gian. Đặc biệt trong những ngày sau cũng này sẽ có nhiều các tiên tri giả giáo sư giả được dấy lên để lừa gạt mọi người. Con phải vững vàng trong đức tin, trang bị khí giới thuộc linh (Ê-phê-sô 6:10-18) để chống lại các cuộc tấn công của ma quỷ.
+ Thứ ba là Chúa phán "Này, Ta đến như kẻ trộm," nhắc nhở con về sự bất ngờ của ngày Chúa tái lâm. Vì thê con phải sống trung tín, luôn giữ gìn sự trong sạch và sống một đời sống không hổ thẹn trước mặt Chúa. Điều này không chỉ là chuẩn bị cho ngày sau rốt mà còn là cách sống làm sáng danh Cha trong hiện tại.
+ Thứ tư là khi thiên sứ thứ bảy trút chén, từ ngai trên trời phát ra tiếng lớn: "Xong rồi!" Điều này khẳng định sự toàn quyền và tể trị của Đức Chúa Trời trên toàn cõi vũ trụ, ngay cả trong cơn thịnh nộ và sự đoán phạt. Con cần đặt trọn vẹn niềm tin vào Đức Chúa Trời, vì Ngài là Đấng nắm giữ mọi điều, từ khởi đầu cho đến kết thúc.
+ Thứ năm là cơn động đất lớn và mưa đá nặng nhấn mạnh sự đáng sợ của sự đoán phạt cuối cùng. Con người dù bị hình phạt vẫn phạm thượng Đức Chúa Trời, thể hiện lòng cứng cỏi và không ăn năn. Vì thế con cần có tấm lòng mềm mại, luôn biết ăn năn và quay lại với Chúa khi được Chúa nhắc nhở. Sự đoán phạt nhấn mạnh tính nghiêm trọng của tội lỗi và nhu cầu cấp bách về sự cứu rỗi qua Đấng Christ.
Con cảm tạ Ngài vì Lời Chúa hôm nay đã dạy dỗ, cảnh tỉnh và khích lệ con. Qua Khải Huyền 16:12-21, con nhận thấy rõ quyền năng, sự công chính và tể trị tuyệt đối của Ngài trên mọi việc, xin Chúa giúp con luôn sống tỉnh thức và giữ lòng trung tín, sẵn sàng cho ngày Ngài trở lại. Xin ban cho con sự khôn ngoan để con phân biệt thật giả, không để những lời dối trá hay cạm bẫy của ma quỷ làm con sa ngã. Xin giữ lòng con luôn mềm mại, biết ăn năn và quay lại với Ngài khi con vấp ngã. Chúa ôi, xin giúp con luôn giữ gìn áo xống của đời sống thuộc linh, sống một đời sống tinh sạch và đẹp lòng Ngài.
Lạy Chúa, con luôn tin rằng Ngài đang cầm quyền trên mọi sự, và mọi sự sẽ hoàn thành đúng thời điểm Ngài định. Con cầu xin Cha cho con luôn đặt niềm tin vững chắc nơi Ngài, ngay cả trong những thử thách và biến động của đời sống. Nguyện Lời Chúa trở thành ánh sáng soi đường và sức mạnh nâng đỡ con trên hành trình bước theo Ngài.
Con cảm tạ ơn Cha và dâng lên Chúa lời cầu xin trong danh Đức Chúa Jesus Christ. Amen.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ
Bùi Thành Chinh
09/12/2024