I Cô-rinh-tô 14:1-12 Ơn Nói Tiên Tri và Ơn Nói Các Ngôn Ngữ – Phần 1
Lạy Chúa là Cha Yêu Thương của con. Con cảm tạ Cha đã ban cho con sự bình an cho dù con đang gặp rất nhiều sự tấn công của ma quỷ. Con luôn trung tín cầu nguyện cảm tạ Chúa vì con biết mọi sự xảy ra đều được sự cho phép của Chúa. Nguyện Ngài thêm sức cho con, nguyện Ngài thay con giải quyết tất cả những khó khăn này vì nay con phó thác mọi sự lên Chúa. Ngài là thành tín. Con trông cậy nơi Ngài.
Hôm nay, con xin ghi lại sự hiểu biết của con trong I Cô-rinh-tô 14:1-12.
Lạy Chúa, con hiểu rằng, tín hữu Cô-rinh-tô đang mắc phải sai lầm là coi trọng việc gây dựng cá nhân và bỏ bê Hội Thánh. Họ muốn gây dựng cho chính mình, nhưng không muốn gây dựng cho anh em mình. Thái độ này không những làm đau lòng anh chị em tín hữu khác nhưng còn làm tổn thương các tín hữu đang thực hành việc gây dựng. Nếu mỗi một tín hữu là mỗi chi thể của cùng một thân thể, thì sự liên kết với các chi thể khác cũng có ảnh hưởng đến cá nhân tín hữu đó. Nếu một chi thể trong thân thể suy yếu hoặc bị viêm nhiễm, nó sẽ ảnh hưởng đến các chi thể khác.
Sứ Đồ Phao-lô Phao-lô khám phá rằng Hội Thánh đang bỏ qua lời tiên tri và có những nhận định sai lầm về nói các ngôn ngữ. Tiên tri trực tiếp nhận sứ điệp của Đức Chúa Trời thông qua Đức Thánh Linh và truyền đạt sứ điệp ấy cho tín hữu trong Hội Thánh. Phao-lô giải thích giá trị của lời tiên tri truyền ra bằng ngôn ngữ qua việc đối chiếu hai ân tứ.
* Nói tiên tri là ân tứ tốt nhất vì nó gây dựng Hội Thánh. Nó đem lại sự khích lệ và yên ủi cho người nghe.
* Từ buổi đầu thành lập Hội Thánh, nói nhiều ngôn ngữ là nói ngôn ngữ hiện hữu mà người nghe nhận ra. Có nhiều ngôn ngữ không được người nói và người nghe biết đến, nhưng nó không phải là ngôn ngữ không được biết đến trong thế gian.
Sứ Đồ Phao-lô e ngại việc nói nhiều ngôn ngữ trong Hội Thánh quá nhiều sẽ làm cho người chưa tin Chúa nghĩ rằng các Cơ Đốc Nhân điên dại! Tại lễ Ngũ Tuần, các tín hữu ca tụng những công việc kỳ diệu của Đức Chúa Trời, nhưng Phi-e-rơ rao giảng Phúc Âm bằng tiếng A-ram và mọi người có thể hiểu được.
Nói tiên tri gây dựng Hội Thánh, nói nhiều ngôn ngữ chỉ gây dựng cho người nói. Phao-lô không phủ nhận giá trị của việc nói nhiều ngôn ngữ đối với người nói, nhưng ông đặt giá trị gây dựng Hội Thánh cao hơn. “Người nói tiên tri là trọng hơn kẻ nói các ngôn ngữ”. Nếu nói các ngôn ngữ không được thông giải thì sứ điệp có thể làm hại Hội Thánh. Đức Chúa Trời phán trực tiếp với con dân của Ngài qua các tiên tri, và thỉnh thoảng sứ điệp được truyền đạt bằng nhiều ngôn ngữ. Ba ân tứ thông biết, nói tiên tri và nói các ngôn ngữ làm việc chung với nhau để truyền chân lý đến cho người nghe.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảng dạy giáo lý trong Hội Thánh. Sự thờ phượng Thiên Chúa phải dựa trên chân lý, nếu không việc đó sẽ trở thành cảm xúc cuồng tín. Cơ Đốc Nhân cần nên biết điều mình tin và tại sao tin. Tiên tri chia sẻ Lời Chúa cho Hội Thánh, và bằng cách đó gây dựng Hội Thánh. Người nói ngôn ngữ khác (nếu không có người thông giải) thì vui hưởng sự thờ phượng Đức Chúa Trời của mình, nhưng người không gây dựng Hội Thánh.
Lạy Chúa, con hiểu rằng, người hầu việc Chúa chỉ truyền đạt Lời Chúa đến người nghe thì chưa đủ, người nghe nhận Lời Chúa và làm theo mới có ích, nhưng phải có sự hiểu biết Lời của Đức Chúa Trời. Nếu người tin Chúa muốn được gây dựng, người ấy phải sửa soạn lòng mình để nhận lấy Lời Hằng Sống vì không phải ai lắng nghe đều thực sự hiểu rõ Lời Chúa.
Nếu một nhạc cụ không phát tiếng rõ ràng và khác biệt, thì chẳng ai nhận ra bản nhạc đang chơi. Người nghe sẽ cảm thấy khó chịu khi người biểu diễn chơi một bản nhạc mà nhạc cụ bị hỏng hoặc lạc dây. Người nghe không thể hiểu được nhạc công, người thổi kèn thúc quân, và người nói chuyện hằng ngày nếu như sứ điệp của họ không được truyền đạt một cách đầy đủ ý nghĩa đến với người nghe.
Mỗi ngôn ngữ đều khác nhau nhưng mỗi ngôn ngữ đều có ý nghĩa riêng. Cho dù người phát ngôn có thành thật như thế nào chăng nữa, nếu người nghe không hiểu tiếng nói của người phát ngôn thì họ không thể giao tiếp với nhau được.
Trong ân điển của Chúa Cứu Thế Jesus Christ. A-men!
I Cô-rinh-tô 14:1-12 Ơn Nói Tiên Tri và Ơn Nói Các Ngôn Ngữ – Phần 1
Lạy Chúa là Cha Yêu Thương của con. Con cảm tạ Cha đã ban cho con sự bình an cho dù con đang gặp rất nhiều sự tấn công của ma quỷ. Con luôn trung tín cầu nguyện cảm tạ Chúa vì con biết mọi sự xảy ra đều được sự cho phép của Chúa. Nguyện Ngài thêm sức cho con, nguyện Ngài thay con giải quyết tất cả những khó khăn này vì nay con phó thác mọi sự lên Chúa. Ngài là thành tín. Con trông cậy nơi Ngài.
Hôm nay, con xin ghi lại sự hiểu biết của con trong I Cô-rinh-tô 14:1-12.
Lạy Chúa, con hiểu rằng, tín hữu Cô-rinh-tô đang mắc phải sai lầm là coi trọng việc gây dựng cá nhân và bỏ bê Hội Thánh. Họ muốn gây dựng cho chính mình, nhưng không muốn gây dựng cho anh em mình. Thái độ này không những làm đau lòng anh chị em tín hữu khác nhưng còn làm tổn thương các tín hữu đang thực hành việc gây dựng. Nếu mỗi một tín hữu là mỗi chi thể của cùng một thân thể, thì sự liên kết với các chi thể khác cũng có ảnh hưởng đến cá nhân tín hữu đó. Nếu một chi thể trong thân thể suy yếu hoặc bị viêm nhiễm, nó sẽ ảnh hưởng đến các chi thể khác.
Sứ Đồ Phao-lô Phao-lô khám phá rằng Hội Thánh đang bỏ qua lời tiên tri và có những nhận định sai lầm về nói các ngôn ngữ. Tiên tri trực tiếp nhận sứ điệp của Đức Chúa Trời thông qua Đức Thánh Linh và truyền đạt sứ điệp ấy cho tín hữu trong Hội Thánh. Phao-lô giải thích giá trị của lời tiên tri truyền ra bằng ngôn ngữ qua việc đối chiếu hai ân tứ.
* Nói tiên tri là ân tứ tốt nhất vì nó gây dựng Hội Thánh. Nó đem lại sự khích lệ và yên ủi cho người nghe.
* Từ buổi đầu thành lập Hội Thánh, nói nhiều ngôn ngữ là nói ngôn ngữ hiện hữu mà người nghe nhận ra. Có nhiều ngôn ngữ không được người nói và người nghe biết đến, nhưng nó không phải là ngôn ngữ không được biết đến trong thế gian.
Sứ Đồ Phao-lô e ngại việc nói nhiều ngôn ngữ trong Hội Thánh quá nhiều sẽ làm cho người chưa tin Chúa nghĩ rằng các Cơ Đốc Nhân điên dại! Tại lễ Ngũ Tuần, các tín hữu ca tụng những công việc kỳ diệu của Đức Chúa Trời, nhưng Phi-e-rơ rao giảng Phúc Âm bằng tiếng A-ram và mọi người có thể hiểu được.
Nói tiên tri gây dựng Hội Thánh, nói nhiều ngôn ngữ chỉ gây dựng cho người nói. Phao-lô không phủ nhận giá trị của việc nói nhiều ngôn ngữ đối với người nói, nhưng ông đặt giá trị gây dựng Hội Thánh cao hơn. “Người nói tiên tri là trọng hơn kẻ nói các ngôn ngữ”. Nếu nói các ngôn ngữ không được thông giải thì sứ điệp có thể làm hại Hội Thánh. Đức Chúa Trời phán trực tiếp với con dân của Ngài qua các tiên tri, và thỉnh thoảng sứ điệp được truyền đạt bằng nhiều ngôn ngữ. Ba ân tứ thông biết, nói tiên tri và nói các ngôn ngữ làm việc chung với nhau để truyền chân lý đến cho người nghe.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảng dạy giáo lý trong Hội Thánh. Sự thờ phượng Thiên Chúa phải dựa trên chân lý, nếu không việc đó sẽ trở thành cảm xúc cuồng tín. Cơ Đốc Nhân cần nên biết điều mình tin và tại sao tin. Tiên tri chia sẻ Lời Chúa cho Hội Thánh, và bằng cách đó gây dựng Hội Thánh. Người nói ngôn ngữ khác (nếu không có người thông giải) thì vui hưởng sự thờ phượng Đức Chúa Trời của mình, nhưng người không gây dựng Hội Thánh.
Lạy Chúa, con hiểu rằng, người hầu việc Chúa chỉ truyền đạt Lời Chúa đến người nghe thì chưa đủ, người nghe nhận Lời Chúa và làm theo mới có ích, nhưng phải có sự hiểu biết Lời của Đức Chúa Trời. Nếu người tin Chúa muốn được gây dựng, người ấy phải sửa soạn lòng mình để nhận lấy Lời Hằng Sống vì không phải ai lắng nghe đều thực sự hiểu rõ Lời Chúa.
Nếu một nhạc cụ không phát tiếng rõ ràng và khác biệt, thì chẳng ai nhận ra bản nhạc đang chơi. Người nghe sẽ cảm thấy khó chịu khi người biểu diễn chơi một bản nhạc mà nhạc cụ bị hỏng hoặc lạc dây. Người nghe không thể hiểu được nhạc công, người thổi kèn thúc quân, và người nói chuyện hằng ngày nếu như sứ điệp của họ không được truyền đạt một cách đầy đủ ý nghĩa đến với người nghe.
Mỗi ngôn ngữ đều khác nhau nhưng mỗi ngôn ngữ đều có ý nghĩa riêng. Cho dù người phát ngôn có thành thật như thế nào chăng nữa, nếu người nghe không hiểu tiếng nói của người phát ngôn thì họ không thể giao tiếp với nhau được.
Trong ân điển của Chúa Cứu Thế Jesus Christ. A-men!
Hồng Liên
26/05/2023