Lạy Chúa là Cha Yêu Thương của con. Con cảm tạ Chúa vì mỗi ngày trong đời con là một sự mới luôn. Chúa luôn che chở và bảo vệ con trong mọi hoàn cảnh. Thử thách khó khăn dù có lớn đến đâu cũng không chia rẽ được mối tương giao giữ chúng con với Đức Chúa Trời Vạn Quân.
Hôm nay con xin chia sẻ sự hiểu biết của con trong Rô-ma 15:1-7.
Lạy Chúa, Phao-lô đang nhắc đến vị kỷ trong cách cư xử giữa các anh chị em có cùng niềm tin. Tình yêu thương chân thật của con dân Chúa là không ích kỷ, tư vị, biết san sẻ cho người khác và làm người khác hạnh phúc. Thậm chí con dân Chúa còn sẵn lòng giúp đỡ, cưu mang những người mới tin Chúa để giúp dìu dắt họ trong bước đường tìm kiếm Chúa. Khích lệ họ vững tin bước đi trong Chúa cách vững vàng.
Vì Đấng Christ đã là tấm gương lớn về tình yêu thương, sự hy sinh cả mạng sống Ngài để cả nhân loại được hưởng sự sống đời đời, để qua đó con dân Chúa có thể san sẻ tình yêu thương của mình qua sự hi sinh của Đấng Christ. Con dân Chúa có thể hiểu rằng chẳng thể có một sự hi sinh nào có thể sánh so với sự hi sinh tại đồi Gô-gô-tha của Đấng Christ.
Lạy Chúa con hiểu rằng sự trưởng thành thuộc linh của một người được bày tỏ bởi sự nhận biết của người đó. Người sẵn lòng từ bỏ quyền lợi của mình để giúp đỡ người khác Người làm điều này, không phải là gánh nặng nhưng là một ơn phước. Giống như anh em ruột thịt yêu thương muốn hi sinh, nâng đỡ nhau thì người cũng mạnh mẽ hi sinh để giúp các thân tín hữu lớn lên trong đức tin.
Lạy Chúa, Phao-lô chia sẻ hai nguồn sức mạnh thuộc linh con dân Chúa đã được ban cho đó là Lời Đức Chúa Trời và sự cầu nguyện. Lời của Đức Chúa Trời có thể cung cấp cho chúng con “sự nhịn nhục và sự yên ủi” mà chúng con cần đến. Hơn thế, chúng con cần cầu nguyện Đức Chúa Trời để Ngài có thể ban cho sự hiệp một thiêng liêng. Hãy tiếp nhận nhau, hãy gây dựng nhau và hãy làm đẹp lòng nhau vì tất cả những điều ấy làm sáng danh Đức Chúa Trời.
Lạy Chúa con hiểu rằng nền tảng của tình yêu thương và sự bình an được đặt trên sự đồng lòng hợp ý với nhau, để dẹp mọi sự cãi vã khác biệt sang một bên. Tuy nhiên sự đồng lòng hợp ý phải phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Jesus Christ, là một món quà của Đức Chúa Trời. Mục đích của sự đồng lòng hợp ý là để tất cả con cái Chúa có thể một lòng một miệng “ca ngợi Đức Chúa Trời”.
Sứ đồ Phao-lô nhắc lại mệnh lệnh “hãy tiếp nhận nhau” chứng tỏ lòng ông thiết tha về việc ấy đến mức nào. Tiếp nhận đây là tiếp nhận vào trong tình cảm, trong sự hiệp thông, và trong cuộc trò chuyện chung, hễ khi nào có cơ hội. Sở dĩ chúng con phải tiếp nhận nhau vì sự tương thân tương ái, vì nếu ai bởi đức tin tiếp nhận Đức Chúa Jesus Christ thì cũng phải tiếp nhận mọi tín hữu khác bằng tình yêu thương anh chị em cùng niềm tin. Chúng con đều hiểu rằng vì nhân từ, Đức Chúa Jesus Christ đã tiếp nhận chúng con , Ngài đã tiếp nhận chúng con vào mối liên hệ gần gũi, thân mật nhất của Ngài, được làm con của Chúa, được ban cho giao ước vào mối tương giao và hiệp một với chính Ngài.
Trong ân điển của Chúa Cứu Thế Jesus Christ. A-men!
Lạy Chúa là Cha Yêu Thương của con. Con cảm tạ Chúa vì mỗi ngày trong đời con là một sự mới luôn. Chúa luôn che chở và bảo vệ con trong mọi hoàn cảnh. Thử thách khó khăn dù có lớn đến đâu cũng không chia rẽ được mối tương giao giữ chúng con với Đức Chúa Trời Vạn Quân.
Hôm nay con xin chia sẻ sự hiểu biết của con trong Rô-ma 15:1-7.
Lạy Chúa, Phao-lô đang nhắc đến vị kỷ trong cách cư xử giữa các anh chị em có cùng niềm tin. Tình yêu thương chân thật của con dân Chúa là không ích kỷ, tư vị, biết san sẻ cho người khác và làm người khác hạnh phúc. Thậm chí con dân Chúa còn sẵn lòng giúp đỡ, cưu mang những người mới tin Chúa để giúp dìu dắt họ trong bước đường tìm kiếm Chúa. Khích lệ họ vững tin bước đi trong Chúa cách vững vàng.
Vì Đấng Christ đã là tấm gương lớn về tình yêu thương, sự hy sinh cả mạng sống Ngài để cả nhân loại được hưởng sự sống đời đời, để qua đó con dân Chúa có thể san sẻ tình yêu thương của mình qua sự hi sinh của Đấng Christ. Con dân Chúa có thể hiểu rằng chẳng thể có một sự hi sinh nào có thể sánh so với sự hi sinh tại đồi Gô-gô-tha của Đấng Christ.
Lạy Chúa con hiểu rằng sự trưởng thành thuộc linh của một người được bày tỏ bởi sự nhận biết của người đó. Người sẵn lòng từ bỏ quyền lợi của mình để giúp đỡ người khác Người làm điều này, không phải là gánh nặng nhưng là một ơn phước. Giống như anh em ruột thịt yêu thương muốn hi sinh, nâng đỡ nhau thì người cũng mạnh mẽ hi sinh để giúp các thân tín hữu lớn lên trong đức tin.
Lạy Chúa, Phao-lô chia sẻ hai nguồn sức mạnh thuộc linh con dân Chúa đã được ban cho đó là Lời Đức Chúa Trời và sự cầu nguyện. Lời của Đức Chúa Trời có thể cung cấp cho chúng con “sự nhịn nhục và sự yên ủi” mà chúng con cần đến. Hơn thế, chúng con cần cầu nguyện Đức Chúa Trời để Ngài có thể ban cho sự hiệp một thiêng liêng. Hãy tiếp nhận nhau, hãy gây dựng nhau và hãy làm đẹp lòng nhau vì tất cả những điều ấy làm sáng danh Đức Chúa Trời.
Lạy Chúa con hiểu rằng nền tảng của tình yêu thương và sự bình an được đặt trên sự đồng lòng hợp ý với nhau, để dẹp mọi sự cãi vã khác biệt sang một bên. Tuy nhiên sự đồng lòng hợp ý phải phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Jesus Christ, là một món quà của Đức Chúa Trời. Mục đích của sự đồng lòng hợp ý là để tất cả con cái Chúa có thể một lòng một miệng “ca ngợi Đức Chúa Trời”.
Sứ đồ Phao-lô nhắc lại mệnh lệnh “hãy tiếp nhận nhau” chứng tỏ lòng ông thiết tha về việc ấy đến mức nào. Tiếp nhận đây là tiếp nhận vào trong tình cảm, trong sự hiệp thông, và trong cuộc trò chuyện chung, hễ khi nào có cơ hội. Sở dĩ chúng con phải tiếp nhận nhau vì sự tương thân tương ái, vì nếu ai bởi đức tin tiếp nhận Đức Chúa Jesus Christ thì cũng phải tiếp nhận mọi tín hữu khác bằng tình yêu thương anh chị em cùng niềm tin. Chúng con đều hiểu rằng vì nhân từ, Đức Chúa Jesus Christ đã tiếp nhận chúng con , Ngài đã tiếp nhận chúng con vào mối liên hệ gần gũi, thân mật nhất của Ngài, được làm con của Chúa, được ban cho giao ước vào mối tương giao và hiệp một với chính Ngài.
Trong ân điển của Chúa Cứu Thế Jesus Christ.
A-men!
Hồng Liên.