Ga-la-ti 4:12-20 Đấng Christ Được Hình Thành Trong Các Con Dân Chúa Thuộc Hội Thánh
Lạy Chúa là Cha Yêu Thương Của con. Ngày hôm nay mọi việc đã trở về trạng thái bình thường. Con chợt phát hiện rằng sự lo lắng của con đã trở thành niềm tin với Chúa. Con đã rất dửng dưng đối mặt với những thử thách trong cuộc sống bằng thái độ lạc quan vui vẻ, vì con biết rõ Chúa luôn ở bên cạnh con. Con có Chúa, con không lo sợ bất cứ điều gì. Tin nơi Chúa, trông cậy nơi Chúa, con bước đi cách vững vàng hơn trong Chúa. Con cảm tạ Chúa!
Hôm nay, con xin ghi lại sự hiểu biết của con trong Ga-la-ti 4:12-20.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô kêu gọi các tín hữu ở Ga-la-ti hãy giống như ông trong đức tin đối với Chúa Jesus Christ để được xưng công chính chứ đừng cậy vào Luật Pháp.
“Hỡi các anh chị em cùng Cha! Tôi xin các anh chị em hãy giống như tôi; vì tôi cũng giống như các anh chị em. Các anh chị em chẳng làm hại gì cho tôi.”
Khi Phao-lô đến giảng Phúc Âm cho người Ga-la-ti, ông không bắt họ phải trở nên người Do-thái trước kia, nhưng ông rao giảng cho họ về Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của mọi dân tộc.
Đây cũng là điều mà Phao-lô nhắc nhở về tầm quan trọng của việc truyền giáo cho những người mang sứ mệnh đi rao giảng Lời Chúa. Khi dẫn dắt một người đến với Chúa, nghĩa là làm thế nào để người ấy trở nên giống mình, người ấy và người rao giảng có thể hiệp làm một trong đức tin và kinh nghiệm, trong lòng thương xót của Chúa.
Sứ Đồ Phao-lô nhắc lại cho tín hữu Ga-la-ti nhớ về sự đón tiếp ông khi ông đến rao giảng Phúc Âm cho họ lần thứ nhất.
“Các anh chị em biết rằng, trong sự đau yếu của xác thịt mà tôi đã giảng Tin Lành cho các anh chị em lần thứ nhất.”
Có thể lúc này đây, Phao-lô đang bị giày vò thể xác vì bệnh tật đau yếu, cũng có thể là việc Phao-lô bị ném đá tại Lít-trơ (Công vụ 14:19) hay những bắt bớ, hoạn nạn Phao-lô nhắc đến trong lá thư gửi cho Ti-mô-thê (II Ti-mô-thê 3:11).
“Sự thử thách của tôi ở trong xác thịt của tôi, nhưng các anh chị em đã không khinh miệt cũng không chối bỏ tôi. Mà tiếp nhận tôi như một thiên sứ của Thiên Chúa, như Đấng Christ Jesus.”
Điều Phao-lô muốn nói là khi ông đến với họ lần đầu, dù với thân thể bệnh tật, họ đã không coi thường ông, nhưng coi ông như sứ giả của Chúa vì ông đem đến cho họ sứ điệp Phúc Âm là Chúa Jesus. Thêm vào đó, họ cũng sẵn sàng hy sinh mọi điều để giúp Phao-lô trong hoàn cảnh yếu đau, sẵn sàng hy sinh dù cho phải móc mắt của mình.
“Vậy thì sự phước hạnh của các anh chị em là gì? Vì tôi làm chứng cho các anh chị em rằng, nếu có thể được, thì các anh chị em cũng móc con mắt mà cho tôi.”
Sứ Đồ Phao-lô nhắc lại chuyện cũ để đối chiếu với cách họ đối xử với ông lúc bấy giờ. Trước kia, người Ga-la-ti coi việc đón tiếp Phao-lô như một ơn phước vì ông rao giảng chân lý cho họ. Giờ đây, Phao-lô tự hỏi, chẳng lẽ chỉ vì rao giảng chân lý mà ông lại trở thành kẻ thù của họ sao? Đây là điều hoàn toàn ngược lại với ơn phước họ đón tiếp ông lần đầu.
Mặc dầu trong chương trình lúc khởi đầu không bao gồm sự giảng Tin Lành cho người Ga-la-ti, nhưng vì bệnh hoạn mà ông đã phải nán lại, và kết quả là ông dùng cơ hội này giảng Tin Lành cho họ. Phao-lô nhắc lại thời gian đó khi họ tiếp đón ông cách trọng hậu, bất kể tình trạng yếu đuối của ông là thể nào, khi ấy họ chắc đã nghe Tin Lành với lòng tràn đầy sự vui mừng và ngóng đợi. Thế mà bây giờ ông trở thành kẻ thù của họ chỉ vì ông nói lên sự thật rằng sự cứu rỗi của họ có thể bị nguy kịch vì một việc bề ngoài có vẻ vô hại: phép cắt bì, và có lẽ nhiều luật lệ về sự tẩy rửa. Sự họ coi trọng nghi lễ này có lẽ cao đến độ Phao-lô trở nên kẻ thù nghịch.
“Tôi nói lẽ thật cho các anh chị em, lại trở nên kẻ thù nghịch của các anh chị em sao?”
Lạy Chúa, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lo ước mong thấy người Ga-la-ti có lòng sốt sắng như vậy luôn luôn, nghĩa là ngay cả khi ông không có mặt, nhưng không nên sốt sắng theo điều sai lầm của những người chủ trương giữ các luật lệ nghi thức, họ luôn muốn tín hữu Ga-la-ti từ bỏ Phao-lô để theo họ.
“Những người đó sốt sắng với các anh chị em nhưng không phải là ý tốt. Mà họ muốn cô lập các anh chị em, để các anh chị em sốt sắng với họ. Luôn sốt sắng vì điều thiện thì tốt, không chỉ những khi tôi có mặt với các anh chị em.”
Những người lãnh đạo cậy Luật Pháp trong Hội Thánh quyến rũ người Ga-la-ti cách sốt sắng nhưng chẳng đem lại cho họ lợi ích gì vì điều họ đang cổ động là điều không tốt. Có lẽ những kẻ giả hình này muốn người Ga-la-ti trở nên lệ thuộc nơi các lãnh đạo cậy Luật Pháp. Sự rối trí của Phao-lô về đức tin của họ chắc phải quan trọng lắm khiến ông sử dụng lời rất nặng nề, gọi họ như những kẻ dại dột một số lần, và chẳng một lần khen ngợi họ về đức tin.
Lạy Chúa, con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô thay đổi cách xưng hô, cho thấy tâm tình của ông đối với các tín hữu tại Ga-la-ti.
“Hỡi các con nhỏ của ta! Vì các con mà ta lại chịu cơn đau đớn của sự sinh nở, cho đến khi Đấng Christ thành hình trong các con. Tôi muốn ở cùng các anh chị em ngay lúc này, và thay đổi cách nói của tôi. Vì tôi bị bối rối bởi các anh chị em.”
“Chịu cơn đau đớn của sự sinh nở” nói đến cái đau của sản phụ khi sinh con. Một người mẹ khi sinh con phải đau đớn thế nào thì đó cũng là nỗi đau đớn của Phao-lô để được thấy hình ảnh Đấng Christ hình thành trong người Ga-la-ti. Mục đích của sự cứu rỗi là người tin Chúa được trở nên giống Chúa. Chính vì vậy mà Phao-lô trăn trở, khuyên dạy, hướng dẫn với bao nhiêu khó nhọc giống như nỗi đau của sản phụ phải trải qua khi sinh con, để các tín hữu tại Ga-la-ti đạt đến mức trưởng thành ấy.
Ông muốn phải gặp tận mặt thì mới nói được tất cả những gì ông cần nói nhưng rất tiếc là ông không thể trở lại thăm họ ngay lúc ấy.
Tâm tình của Sứ Đồ Phao-lô thật sâu đậm với các tín hữu tại Ga-la-ti. Ông không mong ước gì hơn là họ trưởng thành trong Chúa và trở nên giống như Chúa Jesus, dù chính ông phải chịu đau đớn.
Trở nên giống như Chúa Jesus phải là mục đích của mỗi một người tin Chúa để không phụ lòng những người dẫn dắt chúng ta trong đức tin.
Trong ân điển của Chúa Cứu Thế Jesus Christ.
A-men!
Ga-la-ti 4:12-20 Đấng Christ Được Hình Thành Trong Các Con Dân Chúa Thuộc Hội Thánh
Lạy Chúa là Cha Yêu Thương Của con. Ngày hôm nay mọi việc đã trở về trạng thái bình thường. Con chợt phát hiện rằng sự lo lắng của con đã trở thành niềm tin với Chúa. Con đã rất dửng dưng đối mặt với những thử thách trong cuộc sống bằng thái độ lạc quan vui vẻ, vì con biết rõ Chúa luôn ở bên cạnh con. Con có Chúa, con không lo sợ bất cứ điều gì. Tin nơi Chúa, trông cậy nơi Chúa, con bước đi cách vững vàng hơn trong Chúa. Con cảm tạ Chúa!
Hôm nay, con xin ghi lại sự hiểu biết của con trong Ga-la-ti 4:12-20.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô kêu gọi các tín hữu ở Ga-la-ti hãy giống như ông trong đức tin đối với Chúa Jesus Christ để được xưng công chính chứ đừng cậy vào Luật Pháp.
“Hỡi các anh chị em cùng Cha! Tôi xin các anh chị em hãy giống như tôi; vì tôi cũng giống như các anh chị em. Các anh chị em chẳng làm hại gì cho tôi.”
Khi Phao-lô đến giảng Phúc Âm cho người Ga-la-ti, ông không bắt họ phải trở nên người Do-thái trước kia, nhưng ông rao giảng cho họ về Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của mọi dân tộc.
Đây cũng là điều mà Phao-lô nhắc nhở về tầm quan trọng của việc truyền giáo cho những người mang sứ mệnh đi rao giảng Lời Chúa. Khi dẫn dắt một người đến với Chúa, nghĩa là làm thế nào để người ấy trở nên giống mình, người ấy và người rao giảng có thể hiệp làm một trong đức tin và kinh nghiệm, trong lòng thương xót của Chúa.
Sứ Đồ Phao-lô nhắc lại cho tín hữu Ga-la-ti nhớ về sự đón tiếp ông khi ông đến rao giảng Phúc Âm cho họ lần thứ nhất.
“Các anh chị em biết rằng, trong sự đau yếu của xác thịt mà tôi đã giảng Tin Lành cho các anh chị em lần thứ nhất.”
Có thể lúc này đây, Phao-lô đang bị giày vò thể xác vì bệnh tật đau yếu, cũng có thể là việc Phao-lô bị ném đá tại Lít-trơ (Công vụ 14:19) hay những bắt bớ, hoạn nạn Phao-lô nhắc đến trong lá thư gửi cho Ti-mô-thê (II Ti-mô-thê 3:11).
“Sự thử thách của tôi ở trong xác thịt của tôi, nhưng các anh chị em đã không khinh miệt cũng không chối bỏ tôi. Mà tiếp nhận tôi như một thiên sứ của Thiên Chúa, như Đấng Christ Jesus.”
Điều Phao-lô muốn nói là khi ông đến với họ lần đầu, dù với thân thể bệnh tật, họ đã không coi thường ông, nhưng coi ông như sứ giả của Chúa vì ông đem đến cho họ sứ điệp Phúc Âm là Chúa Jesus. Thêm vào đó, họ cũng sẵn sàng hy sinh mọi điều để giúp Phao-lô trong hoàn cảnh yếu đau, sẵn sàng hy sinh dù cho phải móc mắt của mình.
“Vậy thì sự phước hạnh của các anh chị em là gì? Vì tôi làm chứng cho các anh chị em rằng, nếu có thể được, thì các anh chị em cũng móc con mắt mà cho tôi.”
Sứ Đồ Phao-lô nhắc lại chuyện cũ để đối chiếu với cách họ đối xử với ông lúc bấy giờ. Trước kia, người Ga-la-ti coi việc đón tiếp Phao-lô như một ơn phước vì ông rao giảng chân lý cho họ. Giờ đây, Phao-lô tự hỏi, chẳng lẽ chỉ vì rao giảng chân lý mà ông lại trở thành kẻ thù của họ sao? Đây là điều hoàn toàn ngược lại với ơn phước họ đón tiếp ông lần đầu.
Mặc dầu trong chương trình lúc khởi đầu không bao gồm sự giảng Tin Lành cho người Ga-la-ti, nhưng vì bệnh hoạn mà ông đã phải nán lại, và kết quả là ông dùng cơ hội này giảng Tin Lành cho họ. Phao-lô nhắc lại thời gian đó khi họ tiếp đón ông cách trọng hậu, bất kể tình trạng yếu đuối của ông là thể nào, khi ấy họ chắc đã nghe Tin Lành với lòng tràn đầy sự vui mừng và ngóng đợi. Thế mà bây giờ ông trở thành kẻ thù của họ chỉ vì ông nói lên sự thật rằng sự cứu rỗi của họ có thể bị nguy kịch vì một việc bề ngoài có vẻ vô hại: phép cắt bì, và có lẽ nhiều luật lệ về sự tẩy rửa. Sự họ coi trọng nghi lễ này có lẽ cao đến độ Phao-lô trở nên kẻ thù nghịch.
“Tôi nói lẽ thật cho các anh chị em, lại trở nên kẻ thù nghịch của các anh chị em sao?”
Lạy Chúa, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lo ước mong thấy người Ga-la-ti có lòng sốt sắng như vậy luôn luôn, nghĩa là ngay cả khi ông không có mặt, nhưng không nên sốt sắng theo điều sai lầm của những người chủ trương giữ các luật lệ nghi thức, họ luôn muốn tín hữu Ga-la-ti từ bỏ Phao-lô để theo họ.
“Những người đó sốt sắng với các anh chị em nhưng không phải là ý tốt. Mà họ muốn cô lập các anh chị em, để các anh chị em sốt sắng với họ.
Luôn sốt sắng vì điều thiện thì tốt, không chỉ những khi tôi có mặt với các anh chị em.”
Những người lãnh đạo cậy Luật Pháp trong Hội Thánh quyến rũ người Ga-la-ti cách sốt sắng nhưng chẳng đem lại cho họ lợi ích gì vì điều họ đang cổ động là điều không tốt. Có lẽ những kẻ giả hình này muốn người Ga-la-ti trở nên lệ thuộc nơi các lãnh đạo cậy Luật Pháp. Sự rối trí của Phao-lô về đức tin của họ chắc phải quan trọng lắm khiến ông sử dụng lời rất nặng nề, gọi họ như những kẻ dại dột một số lần, và chẳng một lần khen ngợi họ về đức tin.
Lạy Chúa, con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô thay đổi cách xưng hô, cho thấy tâm tình của ông đối với các tín hữu tại Ga-la-ti.
“Hỡi các con nhỏ của ta! Vì các con mà ta lại chịu cơn đau đớn của sự sinh nở, cho đến khi Đấng Christ thành hình trong các con.
Tôi muốn ở cùng các anh chị em ngay lúc này, và thay đổi cách nói của tôi. Vì tôi bị bối rối bởi các anh chị em.”
“Chịu cơn đau đớn của sự sinh nở” nói đến cái đau của sản phụ khi sinh con. Một người mẹ khi sinh con phải đau đớn thế nào thì đó cũng là nỗi đau đớn của Phao-lô để được thấy hình ảnh Đấng Christ hình thành trong người Ga-la-ti. Mục đích của sự cứu rỗi là người tin Chúa được trở nên giống Chúa. Chính vì vậy mà Phao-lô trăn trở, khuyên dạy, hướng dẫn với bao nhiêu khó nhọc giống như nỗi đau của sản phụ phải trải qua khi sinh con, để các tín hữu tại Ga-la-ti đạt đến mức trưởng thành ấy.
Ông muốn phải gặp tận mặt thì mới nói được tất cả những gì ông cần nói nhưng rất tiếc là ông không thể trở lại thăm họ ngay lúc ấy.
Tâm tình của Sứ Đồ Phao-lô thật sâu đậm với các tín hữu tại Ga-la-ti. Ông không mong ước gì hơn là họ trưởng thành trong Chúa và trở nên giống như Chúa Jesus, dù chính ông phải chịu đau đớn.
Trở nên giống như Chúa Jesus phải là mục đích của mỗi một người tin Chúa để không phụ lòng những người dẫn dắt chúng ta trong đức tin.
Trong ân điển của Chúa Cứu Thế Jesus Christ.
A-men!
Hồng Liên