Lạy Chúa là Cha Yêu Thương của con. Con xin dâng lời cảm tạ Chúa vì suốt một tuần qua Chúa đã ban cho chúng con sự bình yên đáng có. Ngài gìn giữ chúng con mọi lúc mọi nơi và ban cho chúng con mọi sự dư dật. Ơn phước của Thiên Chúa Hằng Sống luôn tuôn tràn, đổ đầy trên chúng con. Nguyện xin tình yêu của Chúa luôn bao phủ chúng con. Nguyện lòng chúng con luôn vâng phục Ngài, tâm thần của chúng con luôn thuộc Ngài vì Ngài là Cứu Chúa yêu dấu của chúng con.
Hôm nay, con xin ghi lại sự hiểu biết của con trong Ê-phê-sô 5:22-33.
Lạy Chúa, con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô nói về mối tương quan vợ-chồng, cha mẹ-con cái, chủ-tớ cho thấy Đức Chúa Trời thiết lập một trật tự về thẩm quyền.
"Hỡi những người vợ! Hãy vâng phục chồng mình như vâng phục Chúa. Vì chồng là đầu của vợ, như Đấng Christ là Đầu của Hội Thánh, và Ngài là Đấng Giải Cứu của thân thể. Vậy nên, như Hội Thánh vâng phục Đấng Christ, thì những người vợ cũng phải vâng phục chồng mình trong mọi sự.”
Trật tự đó là người chồng, người cha trong gia đình và người chủ trong xã hội là người có thẩm quyền và trách nhiệm. Đây là điều Đức Chúa Trời thiết lập mà vợ, con cái và người làm việc phải tuân thủ, chính Chúa là người đứng đầu trong chuỗi trật tự thẩm quyền đó.
Người vợ vâng phục chồng như vâng phục Chúa, nghĩa là phải ở dưới thẩm quyển của chồng như dưới thẩm quyền của Chúa. Thẩm quyền Đức Chúa Trời đặt trong gia đình là người chồng. Chồng là người lãnh đạo. Lãnh đạo mang ý nghĩa hướng dẫn và bảo vệ. Người chồng phải làm trọn bổn phận đó và để chồng có thể làm được điều này, người vợ phải vâng phục, phải sống dưới sự hướng dẫn và chỉ đạo của chồng.
Vai trò người chồng được ví sánh với vai trò của Chúa với Hội Thánh. Chúa là thẩm quyền của Hội Thánh, Chúa lãnh đạo Hội Thánh. Đó là một tương quan sinh động giữa Chúa và Hội Thánh như đầu trong một thân thể. Điều này cho thấy toàn thân thể tùy thuộc vào đầu thể nào thì Hội Thánh cũng tùy thuộc vào Chúa như vậy. Đó cũng là mối tương quan giữa vợ và chồng.
Chúa Jesus là Cứu Chúa của Hội Thánh, điều này nói đến trách nhiệm che chở, bảo bọc của chồng đối với vợ. Vợ vâng phục chồng là vâng phục trong khuôn mẫu của Chúa và Hội Thánh. Người chồng là chủ gia đình, là người lãnh đạo, người vợ có bổn phận tuân phục thẩm quyền đó. Người vợ tuân phục thẩm quyền chồng như vậy là tuân phục chính Chúa.
Lời dạy vợ phải vâng phục chồng không có nghĩa là vợ phải hầu hạ chồng như một ông vua, ông chủ. Vâng phục cũng không phải là giao cho chồng quyết định mọi việc lớn nhỏ, vợ không được phép có ý kiến. Nhưng vâng phục nghĩa là người vợ tôn trọng thẩm quyền lãnh đạo, quản lý trong gia đình mà Chúa đặt để trên người chồng.
Đối với người chồng, Lời Chúa dạy:
“Hỡi những người chồng! Hãy yêu vợ mình, như Đấng Christ đã yêu Hội Thánh, phó chính mình vì Hội Thánh, để thánh hóa, làm cho Hội tinh sạch, với sự rửa bởi nước, trong lời phán, để trình ra cho chính Ngài Hội Thánh vinh quang, không vết, không nhăn, không chi giống như vậy, nhưng thánh sạch không chỗ trách được.”
Bổn phận của chồng đối với vợ là yêu thương. Tình yêu thương nầy bao gồm hai khuôn mẫu:
* Yêu hy sinh.
* Yêu như chính bản thân.
Khuôn mẫu của yêu thương và vâng phục đặt chung trên một nền tảng là Chúa Jesus. Vâng phục chồng như vâng phục Chúa và yêu vợ như Chúa yêu Hội Thánh. Người vợ kính sợ Chúa là người vâng phục chồng; người chồng kính sợ Chúa là người yêu thương vợ.
Với vai trò lãnh đạo, người chồng có trách nhiệm gánh vác mọi việc nặng nhọc và khó khăn trong gia đình; phải chịu trách nhiệm chính trong việc lo cho cuộc sống và giữ gìn hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, người vợ không phải hoàn toàn đứng ngoài cuộc, mà phải chia sẻ gánh nặng với chồng vì cả hai đã nên một thịt. Khi cần quyết định một vấn đề quan trọng, chồng cần bàn thảo với vợ, vợ lắng nghe ý kiến của chồng. Nếu có bất đồng ý kiến, cả hai phải ngồi lại, cầu xin Chúa Thánh Linh hướng dẫn và soi sáng để giải quyết mọi nan đề gia đình trong thánh ý của Chúa. Và cuối cùng, vợ cần thuận phục quyết định của chồng, và chồng phải chịu trách nhiệm về quyết định của người chủ gia đình.
Lạy Chúa, con hiểu rằng tình yêu của Chúa đối với Hội Thánh được mô tả là phó chính mình vì Hội Thánh. Đây là tình yêu hy sinh mà người chồng phải lấy làm tiêu chuẩn trong cách cư xử với vợ. Tinh thần hy sinh trong việc đối xử với vợ là điều được nhấn mạnh.
“Vậy nên, những người chồng phải yêu vợ mình như chính thân mình. Ai yêu vợ mình thì yêu chính mình vậy. Vì chẳng có người nào lại ghét chính thân mình, nhưng nuôi nấng và vui hưởng nó, như Chúa đối với Hội Thánh.”
Có bốn cách mà người chồng tỏ bày tình yêu đối với vợ:
* Người chồng sẽ cung ứng mọi sự cho vợ mình giống như Đấng Christ đã phó mạng sống Ngài cho Hội Thánh.
* Người chồng sẽ cầu thay cho vợ mình mình giống như Đấng Christ đã cầu thay cho Hội Thánh.
* Người chồng cần phải chú ý tới vợ mình giống như Đấng Christ chú ý tới Hội Thánh.
* Người chồng cần phải trung thành với vợ mình giống như Đấng Christ đối với Hội Thánh.
“Vì chúng ta là các chi thể của thân Ngài, của thịt Ngài, và của xương Ngài. Vậy nên, người đàn ông phải lìa cha mẹ mình mà dính díu với vợ mình, hai người sẽ cùng nên một thịt. Đây là sự mầu nhiệm lớn! Nhưng tôi nói về Đấng Christ và Hội Thánh. Thế thì mỗi người trong các anh em phải yêu vợ mình như chính mình, còn vợ thì phải kính chồng.”
Tình yêu này không phải sự ngưỡng mộ quá mức đối với bản thân mình. Người làm chồng yêu thân thể của mình, cung ứng cho thân thể ấy sự yên nghỉ và quan tâm đủ mọi mặc mà chẳng suy nghĩ thì cũng nên một thể ấy với vợ mình.
Vì đã nên với vợ thì khi người chồng gây dựng, xét đoán, hay chỉ trích, phê phán vợ có nghĩa là người chồng đang làm những việc đó với chính bản thân mình.
Cả vợ và chồng đều cần phải lìa cha mẹ khi bước vào hôn nhân. Phao-lô cho thấy kết hợp trong hôn nhân là sự màu nhiệm lớn vì đó là hình ảnh của Chúa và Hội Thánh:
* Dứt khoát: Lìa cha mẹ.
* Kết hợp: Dính díu với vợ mình.
* Vĩnh viễn: Hai người cùng nên một thịt.
Điều này cho thấy:
* Hôn nhân có giá trị cao quý vì nó được so sánh với mối quan hệ giữa Chúa và Hội Thánh.
* Mối quan hệ giữa Chúa và Hội Thánh (yêu thương và vâng phục) là khuôn mẫu cho đời sống hôn nhân.
Để có một gia đình hạnh phúc lâu bền, trên thuận dưới hòa, cả hai vợ chồng phải kính sợ Chúa, mời Chúa làm chủ đời sống mình, và để Ngài hướng dẫn gia đình mình trong từng chi tiết của cuộc đời. Chỉ khi nào vợ và chồng đều biết kính sợ Chúa, thì cả hai mới sẵn sàng làm theo ý muốn Chúa và vâng phục nhau.
Trong ân điển của Chúa Cứu Thế Jesus Christ.
A-men!
Ê-phê-sô 5:22-33 Bổn Phận Vợ Chồng
Lạy Chúa là Cha Yêu Thương của con. Con xin dâng lời cảm tạ Chúa vì suốt một tuần qua Chúa đã ban cho chúng con sự bình yên đáng có. Ngài gìn giữ chúng con mọi lúc mọi nơi và ban cho chúng con mọi sự dư dật. Ơn phước của Thiên Chúa Hằng Sống luôn tuôn tràn, đổ đầy trên chúng con. Nguyện xin tình yêu của Chúa luôn bao phủ chúng con. Nguyện lòng chúng con luôn vâng phục Ngài, tâm thần của chúng con luôn thuộc Ngài vì Ngài là Cứu Chúa yêu dấu của chúng con.
Hôm nay, con xin ghi lại sự hiểu biết của con trong Ê-phê-sô 5:22-33.
Lạy Chúa, con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô nói về mối tương quan vợ-chồng, cha mẹ-con cái, chủ-tớ cho thấy Đức Chúa Trời thiết lập một trật tự về thẩm quyền.
"Hỡi những người vợ! Hãy vâng phục chồng mình như vâng phục Chúa. Vì chồng là đầu của vợ, như Đấng Christ là Đầu của Hội Thánh, và Ngài là Đấng Giải Cứu của thân thể. Vậy nên, như Hội Thánh vâng phục Đấng Christ, thì những người vợ cũng phải vâng phục chồng mình trong mọi sự.”
Trật tự đó là người chồng, người cha trong gia đình và người chủ trong xã hội là người có thẩm quyền và trách nhiệm. Đây là điều Đức Chúa Trời thiết lập mà vợ, con cái và người làm việc phải tuân thủ, chính Chúa là người đứng đầu trong chuỗi trật tự thẩm quyền đó.
Người vợ vâng phục chồng như vâng phục Chúa, nghĩa là phải ở dưới thẩm quyển của chồng như dưới thẩm quyền của Chúa. Thẩm quyền Đức Chúa Trời đặt trong gia đình là người chồng. Chồng là người lãnh đạo. Lãnh đạo mang ý nghĩa hướng dẫn và bảo vệ. Người chồng phải làm trọn bổn phận đó và để chồng có thể làm được điều này, người vợ phải vâng phục, phải sống dưới sự hướng dẫn và chỉ đạo của chồng.
Vai trò người chồng được ví sánh với vai trò của Chúa với Hội Thánh. Chúa là thẩm quyền của Hội Thánh, Chúa lãnh đạo Hội Thánh. Đó là một tương quan sinh động giữa Chúa và Hội Thánh như đầu trong một thân thể. Điều này cho thấy toàn thân thể tùy thuộc vào đầu thể nào thì Hội Thánh cũng tùy thuộc vào Chúa như vậy. Đó cũng là mối tương quan giữa vợ và chồng.
Chúa Jesus là Cứu Chúa của Hội Thánh, điều này nói đến trách nhiệm che chở, bảo bọc của chồng đối với vợ. Vợ vâng phục chồng là vâng phục trong khuôn mẫu của Chúa và Hội Thánh. Người chồng là chủ gia đình, là người lãnh đạo, người vợ có bổn phận tuân phục thẩm quyền đó. Người vợ tuân phục thẩm quyền chồng như vậy là tuân phục chính Chúa.
Lời dạy vợ phải vâng phục chồng không có nghĩa là vợ phải hầu hạ chồng như một ông vua, ông chủ. Vâng phục cũng không phải là giao cho chồng quyết định mọi việc lớn nhỏ, vợ không được phép có ý kiến. Nhưng vâng phục nghĩa là người vợ tôn trọng thẩm quyền lãnh đạo, quản lý trong gia đình mà Chúa đặt để trên người chồng.
Đối với người chồng, Lời Chúa dạy:
“Hỡi những người chồng! Hãy yêu vợ mình, như Đấng Christ đã yêu Hội Thánh, phó chính mình vì Hội Thánh, để thánh hóa, làm cho Hội tinh sạch, với sự rửa bởi nước, trong lời phán, để trình ra cho chính Ngài Hội Thánh vinh quang, không vết, không nhăn, không chi giống như vậy, nhưng thánh sạch không chỗ trách được.”
Bổn phận của chồng đối với vợ là yêu thương. Tình yêu thương nầy bao gồm hai khuôn mẫu:
* Yêu hy sinh.
* Yêu như chính bản thân.
Khuôn mẫu của yêu thương và vâng phục đặt chung trên một nền tảng là Chúa Jesus. Vâng phục chồng như vâng phục Chúa và yêu vợ như Chúa yêu Hội Thánh. Người vợ kính sợ Chúa là người vâng phục chồng; người chồng kính sợ Chúa là người yêu thương vợ.
Với vai trò lãnh đạo, người chồng có trách nhiệm gánh vác mọi việc nặng nhọc và khó khăn trong gia đình; phải chịu trách nhiệm chính trong việc lo cho cuộc sống và giữ gìn hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, người vợ không phải hoàn toàn đứng ngoài cuộc, mà phải chia sẻ gánh nặng với chồng vì cả hai đã nên một thịt. Khi cần quyết định một vấn đề quan trọng, chồng cần bàn thảo với vợ, vợ lắng nghe ý kiến của chồng. Nếu có bất đồng ý kiến, cả hai phải ngồi lại, cầu xin Chúa Thánh Linh hướng dẫn và soi sáng để giải quyết mọi nan đề gia đình trong thánh ý của Chúa. Và cuối cùng, vợ cần thuận phục quyết định của chồng, và chồng phải chịu trách nhiệm về quyết định của người chủ gia đình.
Lạy Chúa, con hiểu rằng tình yêu của Chúa đối với Hội Thánh được mô tả là phó chính mình vì Hội Thánh. Đây là tình yêu hy sinh mà người chồng phải lấy làm tiêu chuẩn trong cách cư xử với vợ. Tinh thần hy sinh trong việc đối xử với vợ là điều được nhấn mạnh.
“Vậy nên, những người chồng phải yêu vợ mình như chính thân mình. Ai yêu vợ mình thì yêu chính mình vậy. Vì chẳng có người nào lại ghét chính thân mình, nhưng nuôi nấng và vui hưởng nó, như Chúa đối với Hội Thánh.”
Có bốn cách mà người chồng tỏ bày tình yêu đối với vợ:
* Người chồng sẽ cung ứng mọi sự cho vợ mình giống như Đấng Christ đã phó mạng sống Ngài cho Hội Thánh.
* Người chồng sẽ cầu thay cho vợ mình mình giống như Đấng Christ đã cầu thay cho Hội Thánh.
* Người chồng cần phải chú ý tới vợ mình giống như Đấng Christ chú ý tới Hội Thánh.
* Người chồng cần phải trung thành với vợ mình giống như Đấng Christ đối với Hội Thánh.
“Vì chúng ta là các chi thể của thân Ngài, của thịt Ngài, và của xương Ngài. Vậy nên, người đàn ông phải lìa cha mẹ mình mà dính díu với vợ mình, hai người sẽ cùng nên một thịt. Đây là sự mầu nhiệm lớn! Nhưng tôi nói về Đấng Christ và Hội Thánh. Thế thì mỗi người trong các anh em phải yêu vợ mình như chính mình, còn vợ thì phải kính chồng.”
Tình yêu này không phải sự ngưỡng mộ quá mức đối với bản thân mình. Người làm chồng yêu thân thể của mình, cung ứng cho thân thể ấy sự yên nghỉ và quan tâm đủ mọi mặc mà chẳng suy nghĩ thì cũng nên một thể ấy với vợ mình.
Vì đã nên với vợ thì khi người chồng gây dựng, xét đoán, hay chỉ trích, phê phán vợ có nghĩa là người chồng đang làm những việc đó với chính bản thân mình.
Cả vợ và chồng đều cần phải lìa cha mẹ khi bước vào hôn nhân. Phao-lô cho thấy kết hợp trong hôn nhân là sự màu nhiệm lớn vì đó là hình ảnh của Chúa và Hội Thánh:
* Dứt khoát: Lìa cha mẹ.
* Kết hợp: Dính díu với vợ mình.
* Vĩnh viễn: Hai người cùng nên một thịt.
Điều này cho thấy:
* Hôn nhân có giá trị cao quý vì nó được so sánh với mối quan hệ giữa Chúa và Hội Thánh.
* Mối quan hệ giữa Chúa và Hội Thánh (yêu thương và vâng phục) là khuôn mẫu cho đời sống hôn nhân.
Để có một gia đình hạnh phúc lâu bền, trên thuận dưới hòa, cả hai vợ chồng phải kính sợ Chúa, mời Chúa làm chủ đời sống mình, và để Ngài hướng dẫn gia đình mình trong từng chi tiết của cuộc đời. Chỉ khi nào vợ và chồng đều biết kính sợ Chúa, thì cả hai mới sẵn sàng làm theo ý muốn Chúa và vâng phục nhau.
Trong ân điển của Chúa Cứu Thế Jesus Christ.
A-men!
Hồng Liên