Lạy Chúa là Cha Yêu Thương của con. Con dâng lời cảm tạ Chúa. Những ngày qua Chúa đã ban cho con sự ấm cúng vui vẻ bên gia đình con. Bất cứ lúc nào con gặp trắc trở trong đời sống, Chúa luôn an ủi con bằng nhiều cách khác nhau. Sự quan tâm đặc biệt của Ngài làm mát dịu tâm hồn yếu đuối con. Ngài biết hết mọi điều nơi lòng con mong mỏi, Ngài dẫn lối cho con đến mé nước bình tịnh. Lòng con yêu mến Ngài mãi, Đức Chúa Trời Hằng Sống.
Hôm nay con xin ghi lại sự hiểu biết của con trong II Cô-rinh-tô 7:8-16.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô đã không hối tiếc vì đã viết thư trước, mặc dù sau khi gửi thư đi, ông đã có ý hối tiếc vì đã lời lẽ trong thư quá mạnh mẽ, “Nếu như trong lá thư tôi cũng đã làm cho các anh chị em buồn rầu thì tôi không hối tiếc. Nếu tôi cũng đã hối tiếc là vì tôi thấy rằng, lá thư ấy dù sao cũng đã làm cho các anh chị em buồn rầu trong một lúc”. Ông đã thấy ích lợi của lời quở trách, như chép ở Châm Ngôn 28:23: “Ai quở trách người nào, về sau sẽ được ơn, hơn là kẻ lấy lưỡi mà dua nịnh.”
Phao-lô nói sự vui mừng của ông “không bởi các anh chị em đã bị làm cho buồn rầu, nhưng bởi các anh chị em đã bị làm cho buồn rầu dẫn đến sự hối cải. Các anh chị em đã bị làm cho buồn rầu theo ý của Thiên Chúa, mà các anh chị em đã chẳng bị thiệt hại bởi chúng tôi trong bất cứ sự gì”. Phao-lô vui mừng vì thấy lời quở trách của mình có hiệu lực, nhưng tính chất và hiệu quả của sự buồn rầu theo ý Thiên Chúa làm cho người ta hối cải để được cứu rỗi. Thư quở trách của ông đã không đem lại thiệt hại gì, cho họ buồn rầu theo ý Chúa đưa đến kết quả khác với sự buồn rầu của thế gian đưa đến sự chết.
Lạy Chúa, con hiểu rằng kết quả tốt lành của sự buồn rầu vì kính sợ Chúa, được Phao-lô mô tả thêm: “Vì, hãy xem! Về sự này, các anh chị em đã bị buồn rầu theo ý của Thiên Chúa thì nó đã làm ra sự sốt sắng trong các anh chị em biết bao! Nào là sự nhận lỗi, nào là sự buồn giận, nào là sự kính sợ, nào là sự khao khát, nào là sự nóng cháy, nào là sự trách phạt. Trong mọi sự, các anh chị em đã phô trương chính mình là thanh sạch trong việc đã làm”. Sự sợ sệt mà Phao-lô nói ở đây có ý là tín hữu Cô-rinh-tô sợ họ không còn được tin cậy, một sự kính sợ Đức Chúa Trời, và một sự sợ cẩn trọng về tội lỗi nữa. Tín hữu ở Cô-rinh-tô đã chứng minh rằng sự buồn rầu của họ là sự buồn rầu thánh thiện, vì nó đã dẫn đến sự ăn năn, chăm lo cho linh hồn của mình, tránh xa tội lỗi, và làm hài lòng Chúa.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô cũng nói ý định tốt lành của ông trong thư trước là: “Vậy, nếu tôi cũng đã viết cho các anh chị em, ấy không phải vì cớ kẻ làm sự trái nghịch, không phải vì cớ kẻ chịu sự trái nghịch; nhưng vì cớ các anh chị em, là sự thể hiện lòng sốt sắng của chúng tôi, là sự chúng tôi vì các anh chị em, đối với các anh chị em, trước mặt của Đức Chúa Trời”. Những lời lẽ nghiêm khắc của Phao-lô trong thư trước có thể làm nhiều người hiểu lầm. Nhưng định ý của Phao-lô là muốn chứng tỏ cho các môn đồ thân yêu của ông tại Cô-rinh-tô biết lòng của ông hết sức thương yêu, quan tâm, và lo lắng đến họ. Sự gặp lại Tít đem đến cho ông hai niềm vui rất lớn, vì thấy Tít được an toàn, và tín hữu ở Cô-rinh-tô đã chân thành tiếp nhận thư ông và ăn năn.
Ngoài niềm an ủi là bức thư của ông đã đem lại tác dụng đúng như mong muốn, đã làm cho tín hữu ở Cô-rinh-tô ăn năn và đứng về phía ông. Phao-lô càng vui mừng hơn nữa khi được Tít cho biết là tín hữu ở Cô-rinh-tô đã làm cho tinh thần của Tít được tươi tỉnh, tức là Tít được ân cần đón tiếp bởi tất cả tín hữu ở đó. Có lẽ khi sai Tít đi, Phao-lô đã nói cho Tít nghe về tín hữu ở Cô-rinh-tô và khen ngợi lòng vâng lời của họ, “nếu tôi đã khoe bất cứ điều gì về các anh chị em với người, thì tôi chẳng bị hổ thẹn. Nhưng như chúng tôi đã nói với các anh chị em trong lẽ thật thì cũng vậy, sự khoe của chúng tôi trước Tít là lẽ thật”.
Lạy Chúa, theo con hiểu thì có lẽ Tít đã không thể biết trước mình sẽ được tiếp đón như thế nào ở miền A-chai. Có lẽ Tít nghĩ rằng qua lời lẽ trong thư trước của Phao-lô thì họ sẽ tiếp đón Tít cách lạnh nhạt, thậm chí có thái độ thù nghịch nữa.
Nhưng Phao-lô nói rằng, Tít đã cho biết rằng họ tôn trọng và tiếp đón Tít cách ân cần vâng phục, kính sợ run rẩy. Theo lời Tít kể lại thì những ngày ông ở với họ, cách họ đối xử với Tít cùng với mọi sự chỉ dẫn của Tít, thì họ vâng lời giống như sự vâng lời của họ đối với Phao-lô, người cha sinh ra họ trong Đấng Christ, do đó Tít nói rằng lòng yêu mến của mình đối với anh em ở Cô-rinh-tô càng gia tăng, “lòng thương cảm của người đối với các anh chị em là rất lớn, khi người nhớ lại mọi sự vâng phục của hết thảy các anh chị em; bởi cách các anh chị em đã tiếp nhận người với sự kính sợ và sự run rẩy”.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô kết luận rằng ông vui mừng vì có thể tín nhiệm các anh em tín hữu ở Cô-rinh-tô trong mọi sự, “tôi vui mừng vì tôi tin cậy trong các anh chị em trong mọi sự”.
Khi Phao-lô nói ông có thể tín nhiệm các thánh đồ tại Cô-rinh-tô trong mọi việc thì không có nghĩa rằng họ sẽ không phạm tội hoặc thất bại. Ông muốn nói rằng họ đã cư xử xứng đáng với lòng tin cậy của ông, vì họ đã tỏ thái độ thích đáng trong các vấn đề mà ông đã nêu trong lá thư thứ nhất. Ông thấy mình đúng khi tín nhiệm họ trong mọi sự. Một người hầu việc Chúa trung tín sẽ rất vui mừng và được an ủi khi phục vụ những anh chị em có thể tin cậy được, nghĩa là với những người mà người hầu việc Chúa chân thật có lý do để hy vọng rằng, họ sẽ tuân theo mọi điều mà người hầu việc Chúa đề nghị họ thực hiện vì vinh quang của Đức Chúa Trời, vì ích lợi của Phúc Âm, và ích lợi của chính họ nữa.
Trong ân điển của Chúa Cứu Thế Jesus Christ. A-men!
II Cô-rinh-tô 7:8-16 Nỗi Buồn Theo Ý Chúa
Lạy Chúa là Cha Yêu Thương của con. Con dâng lời cảm tạ Chúa. Những ngày qua Chúa đã ban cho con sự ấm cúng vui vẻ bên gia đình con. Bất cứ lúc nào con gặp trắc trở trong đời sống, Chúa luôn an ủi con bằng nhiều cách khác nhau. Sự quan tâm đặc biệt của Ngài làm mát dịu tâm hồn yếu đuối con. Ngài biết hết mọi điều nơi lòng con mong mỏi, Ngài dẫn lối cho con đến mé nước bình tịnh. Lòng con yêu mến Ngài mãi, Đức Chúa Trời Hằng Sống.
Hôm nay con xin ghi lại sự hiểu biết của con trong II Cô-rinh-tô 7:8-16.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô đã không hối tiếc vì đã viết thư trước, mặc dù sau khi gửi thư đi, ông đã có ý hối tiếc vì đã lời lẽ trong thư quá mạnh mẽ, “Nếu như trong lá thư tôi cũng đã làm cho các anh chị em buồn rầu thì tôi không hối tiếc. Nếu tôi cũng đã hối tiếc là vì tôi thấy rằng, lá thư ấy dù sao cũng đã làm cho các anh chị em buồn rầu trong một lúc”. Ông đã thấy ích lợi của lời quở trách, như chép ở Châm Ngôn 28:23: “Ai quở trách người nào, về sau sẽ được ơn, hơn là kẻ lấy lưỡi mà dua nịnh.”
Phao-lô nói sự vui mừng của ông “không bởi các anh chị em đã bị làm cho buồn rầu, nhưng bởi các anh chị em đã bị làm cho buồn rầu dẫn đến sự hối cải. Các anh chị em đã bị làm cho buồn rầu theo ý của Thiên Chúa, mà các anh chị em đã chẳng bị thiệt hại bởi chúng tôi trong bất cứ sự gì”. Phao-lô vui mừng vì thấy lời quở trách của mình có hiệu lực, nhưng tính chất và hiệu quả của sự buồn rầu theo ý Thiên Chúa làm cho người ta hối cải để được cứu rỗi. Thư quở trách của ông đã không đem lại thiệt hại gì, cho họ buồn rầu theo ý Chúa đưa đến kết quả khác với sự buồn rầu của thế gian đưa đến sự chết.
Lạy Chúa, con hiểu rằng kết quả tốt lành của sự buồn rầu vì kính sợ Chúa, được Phao-lô mô tả thêm: “Vì, hãy xem! Về sự này, các anh chị em đã bị buồn rầu theo ý của Thiên Chúa thì nó đã làm ra sự sốt sắng trong các anh chị em biết bao! Nào là sự nhận lỗi, nào là sự buồn giận, nào là sự kính sợ, nào là sự khao khát, nào là sự nóng cháy, nào là sự trách phạt. Trong mọi sự, các anh chị em đã phô trương chính mình là thanh sạch trong việc đã làm”. Sự sợ sệt mà Phao-lô nói ở đây có ý là tín hữu Cô-rinh-tô sợ họ không còn được tin cậy, một sự kính sợ Đức Chúa Trời, và một sự sợ cẩn trọng về tội lỗi nữa. Tín hữu ở Cô-rinh-tô đã chứng minh rằng sự buồn rầu của họ là sự buồn rầu thánh thiện, vì nó đã dẫn đến sự ăn năn, chăm lo cho linh hồn của mình, tránh xa tội lỗi, và làm hài lòng Chúa.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô cũng nói ý định tốt lành của ông trong thư trước là: “Vậy, nếu tôi cũng đã viết cho các anh chị em, ấy không phải vì cớ kẻ làm sự trái nghịch, không phải vì cớ kẻ chịu sự trái nghịch; nhưng vì cớ các anh chị em, là sự thể hiện lòng sốt sắng của chúng tôi, là sự chúng tôi vì các anh chị em, đối với các anh chị em, trước mặt của Đức Chúa Trời”. Những lời lẽ nghiêm khắc của Phao-lô trong thư trước có thể làm nhiều người hiểu lầm. Nhưng định ý của Phao-lô là muốn chứng tỏ cho các môn đồ thân yêu của ông tại Cô-rinh-tô biết lòng của ông hết sức thương yêu, quan tâm, và lo lắng đến họ. Sự gặp lại Tít đem đến cho ông hai niềm vui rất lớn, vì thấy Tít được an toàn, và tín hữu ở Cô-rinh-tô đã chân thành tiếp nhận thư ông và ăn năn.
Ngoài niềm an ủi là bức thư của ông đã đem lại tác dụng đúng như mong muốn, đã làm cho tín hữu ở Cô-rinh-tô ăn năn và đứng về phía ông. Phao-lô càng vui mừng hơn nữa khi được Tít cho biết là tín hữu ở Cô-rinh-tô đã làm cho tinh thần của Tít được tươi tỉnh, tức là Tít được ân cần đón tiếp bởi tất cả tín hữu ở đó. Có lẽ khi sai Tít đi, Phao-lô đã nói cho Tít nghe về tín hữu ở Cô-rinh-tô và khen ngợi lòng vâng lời của họ, “nếu tôi đã khoe bất cứ điều gì về các anh chị em với người, thì tôi chẳng bị hổ thẹn. Nhưng như chúng tôi đã nói với các anh chị em trong lẽ thật thì cũng vậy, sự khoe của chúng tôi trước Tít là lẽ thật”.
Lạy Chúa, theo con hiểu thì có lẽ Tít đã không thể biết trước mình sẽ được tiếp đón như thế nào ở miền A-chai. Có lẽ Tít nghĩ rằng qua lời lẽ trong thư trước của Phao-lô thì họ sẽ tiếp đón Tít cách lạnh nhạt, thậm chí có thái độ thù nghịch nữa.
Nhưng Phao-lô nói rằng, Tít đã cho biết rằng họ tôn trọng và tiếp đón Tít cách ân cần vâng phục, kính sợ run rẩy. Theo lời Tít kể lại thì những ngày ông ở với họ, cách họ đối xử với Tít cùng với mọi sự chỉ dẫn của Tít, thì họ vâng lời giống như sự vâng lời của họ đối với Phao-lô, người cha sinh ra họ trong Đấng Christ, do đó Tít nói rằng lòng yêu mến của mình đối với anh em ở Cô-rinh-tô càng gia tăng, “lòng thương cảm của người đối với các anh chị em là rất lớn, khi người nhớ lại mọi sự vâng phục của hết thảy các anh chị em; bởi cách các anh chị em đã tiếp nhận người với sự kính sợ và sự run rẩy”.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô kết luận rằng ông vui mừng vì có thể tín nhiệm các anh em tín hữu ở Cô-rinh-tô trong mọi sự, “tôi vui mừng vì tôi tin cậy trong các anh chị em trong mọi sự”.
Khi Phao-lô nói ông có thể tín nhiệm các thánh đồ tại Cô-rinh-tô trong mọi việc thì không có nghĩa rằng họ sẽ không phạm tội hoặc thất bại. Ông muốn nói rằng họ đã cư xử xứng đáng với lòng tin cậy của ông, vì họ đã tỏ thái độ thích đáng trong các vấn đề mà ông đã nêu trong lá thư thứ nhất. Ông thấy mình đúng khi tín nhiệm họ trong mọi sự. Một người hầu việc Chúa trung tín sẽ rất vui mừng và được an ủi khi phục vụ những anh chị em có thể tin cậy được, nghĩa là với những người mà người hầu việc Chúa chân thật có lý do để hy vọng rằng, họ sẽ tuân theo mọi điều mà người hầu việc Chúa đề nghị họ thực hiện vì vinh quang của Đức Chúa Trời, vì ích lợi của Phúc Âm, và ích lợi của chính họ nữa.
Trong ân điển của Chúa Cứu Thế Jesus Christ. A-men!
Hồng Liên