Lạy Chúa là Cha Yêu Thương của con. Lòng con hân hoan khi nhìn lên Cha Thánh. Chương trình cứu chuộc của Chúa trên đời sống con thật quá diệu kỳ. Sự ban cho dư dật của Ngài, sự chăm sóc, an ủi, chở che của Ngài tuôn đổ đầy tràn, con cảm tạ Chúa. Nguyện lòng con luôn nhận biết chân lý của Lời Ngài, nguyện đời sống con luôn theo Ngài từ đây cho đến đời đời.
Hôm nay, con xin ghi lại sự hiểu biết của con trong Ga-la-ti 1:6-12.
Lạy Chúa, con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô cảm nhận Tin Lành chân thật về “ân điển” của Đức Chúa Trời mà ông đã tận lực giảng giải cho người Ga-la-ti, đang bị trao đổi để lấy một Tin Lành giả.
“Tôi lấy làm lạ vì các anh chị em đã vội chuyển từ Đấng đã gọi các anh chị em vào trong ân điển của Đấng Christ, đến một Tin Lành khác. Đó chẳng phải là Tin Lành khác, nhưng có mấy kẻ làm rối trí các anh chị em, và muốn biến đổi Tin Lành của Đấng Christ”.
Tín hữu Ga-la-ti có thể đã bị những người Do-thái dụ dỗ, họ đã “vội” bỏ ơn của Đấng Christ trong vòng từ một đến ba năm sau khi Phao-lô lìa họ, họ đã chọn để đứng trên một nền tảng khác.
“Ân điển của Đấng Christ” là phương cách duy nhất Chúa dùng để đưa con dân Ngài đến sự cứu rỗi, rồi sau đó, cũng như mệnh lệnh để con dân Ngài nhờ đó mà sống, đó là sống trong ân điển của Đấng Christ.
Sự “rối trí” và “bị chi phối”sẽ là điều hiển nhiên khi con dân Chúa hoang mang vì không biết mình có thực được cứu hay không. Sự hoang mang là điều không tránh được khi người lãnh đạo không đặt sự bảo đảm về sự cứu rỗi là mục tiêu chính trong khi rao giảng. Lại nếu người Cơ-đốc nhân không biết chắc về sự cứu rỗi của họ, thì tính chất của công việc họ làm cho Chúa đã bị mất đi sự thiêng liêng cao trọng, nhưng họ lại nghĩ rằng đang làm cho Chúa. Nếu một người không biết chắc mình được cứu, thì người ấy không hiểu được mối liên hệ giữa người ấy và Đấng mà họ nghĩ mình đang hầu việc, người ấy thực sự chưa biết đến Chúa. Vậy thì điều gì thúc đẩy họ làm những công việc đó? Sự sợ hãi, hoặc sự vui mừng về sự cứu rỗi? (Điển hình là việc người Ga-la-ti dù nhìn nhận Đấng Christ, họ một mực đòi phép cắt bì và các lề luật của Do-thái giáo).
Đây cũng là điều nhắc nhở con dân Chúa, là những Cơ-đốc nhân trong thời đại này phải cẩn thận khi nói về Tin Lành, chớ thêm điều chi vào Tin Lành chân thật của Đấng Christ, hay thêm vào bất cứ điều gì gây nên sự nghi ngờ trong lòng con cái Chúa về sự cứu rỗi của họ.
Lạy Chúa, con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô cảnh cáo người Ga-la-ti về “sự rủa sả của Đức Chúa Trời” nếu họ làm suy giảm Tin Lành hoàn toàn dựa trên ân điển của Thiên Chúa.
“Nhưng nếu chúng tôi hoặc một thiên sứ từ trời, giảng cho các anh chị em một Tin Lành nào khác với điều chúng tôi đã giảng cho các anh chị em, thì kẻ ấy đáng bị a-na-them! [A-na-them có nghĩa là bị dứt thông công, bị đuổi ra khỏi Hội Thánh.]”
Luật Pháp Đức Chúa Trời ban bố qua Môi-se là nền tảng của Do-thái giáo, hay nói cách khác Do-thái giáo được xây dựng trên Luật Pháp. Chúa Jesus đã thỏa mọi sự đòi hỏi của Luật Pháp bằng sự chết một lần đủ cả, do đó sự trở về với Luật Pháp sẽ đòi hỏi Ngài phải chết nhiều lần nữa cho các tội nhân, vì họ sẽ còn phạm tội. Mọi điều của Luật Pháp liên hệ đến bản chất hư nát của người có tội chứ chẳng liên hệ gì đến thân thể mới Chúa ban. Chẳng có chỗ nào cho Luật Pháp trong lòng người đã được sanh bởi Thánh Linh.
Lạy Chúa, con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô không lo lắng về những kẻ chẳng tin, kể cả những kẻ thù của Đấng Christ, nhưng lo lắng về những kẻ nguy hiểm hơn, những người xưng nhận Đấng Christ nhưng bây giờ đang cổ động cho một Tin Lành khác từ trong Hội Thánh.
“Tôi đã nói rồi, nay lại nói lần nữa: Nếu ai giảng cho các anh chị em một Tin Lành nào khác với điều các anh chị em đã nhận, thì kẻ ấy đáng bị a-na-them! Còn bây giờ, tôi tin cậy loài người hay Đức Chúa Trời? Hay là tôi tìm kiếm sự làm vừa lòng loài người? Nếu tôi còn làm cho vừa lòng loài người thì tôi chẳng phải là tôi tớ của Đấng Christ”.
Phao-lô dùng ngôn ngữ đanh thép ở đây cho thấy tính cách quan trọng của Phúc Âm chân chính.
Ông nhấn mạnh ấy là chương trình cứu rỗi đời đời của Đức Chúa Trời cho nhân loại qua cái chết thay thế của Chúa Jesus Christ trên thập tự giá, không thể thay thế bằng bất cứ điều gì khác. Con dân Chúa không thể xem thường ân sủng lớn lao của Đức Chúa Trời, cũng như không thể coi nhẹ chân lý Phúc Âm.
Sứ Đồ Phao-lô cũng cho thấy ông là người trung thành với Đức Chúa Trời và Phúc Âm của Ngài. Những lời quở trách mà ông nói với người Ga-la-ti cho thấy, nếu cố gắng làm đẹp lòng loài người thì ông đã không nặng lòng mà có những lời quở trách nặng nề như vậy. Qua đó, Phao-lô cũng khẳng định lòng trung thành của ông đối với Chúa, là Chủ mà ông là nô lệ, tôi tớ của Chúa.
Lạy Chúa, con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô khẳng định những điều ông rao giảng không đến từ ông hoặc một người nào mà là sự tỏ ra của Đấng Christ.
"Hỡi các anh chị em cùng Cha! Tôi tuyên bố với các anh chị em rằng, Tin Lành đã được tôi giảng, chẳng phải bởi loài người; vì tôi không nhận và cũng không học nó bởi một người nào, nhưng đã nhận lấy bởi sự mạc khải của Đức Chúa Jesus Christ."
Tin Lành Phao-lô rao giảng chẳng những không phải là sản phẩm của con người, nhưng ông cũng không nhận và không học từ một người nào. Ông xác nhận chính Chúa Jesus bày tỏ cho ông biết về Ngài trên đường đến Đa-mách (Công vụ 9:4-6).
Điều Phao-lô đã nhận, ông chỉ được truyền lại cho anh chị em cùng Cha y như ý muốn của Đức Chúa Trời. Tin Lành chính là Chúa Jesus, Đấng Christ. Nhưng, Phao-lô lại thấy sự đối nghịch giữa giáo lý của người Ga-la-ti và sứ điệp ông đang rao truyền. Sứ điệp ông đã rao truyền trước kia cho họ, không còn được phản ảnh trong điều ông thấy ngày nay.
Trong ân điển của Chúa Cứu Thế Jesus Christ.
A-men!
Ga-la-ti 1:6-12 Chỉ Có Một Tin Lành
Lạy Chúa là Cha Yêu Thương của con. Lòng con hân hoan khi nhìn lên Cha Thánh. Chương trình cứu chuộc của Chúa trên đời sống con thật quá diệu kỳ. Sự ban cho dư dật của Ngài, sự chăm sóc, an ủi, chở che của Ngài tuôn đổ đầy tràn, con cảm tạ Chúa. Nguyện lòng con luôn nhận biết chân lý của Lời Ngài, nguyện đời sống con luôn theo Ngài từ đây cho đến đời đời.
Hôm nay, con xin ghi lại sự hiểu biết của con trong Ga-la-ti 1:6-12.
Lạy Chúa, con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô cảm nhận Tin Lành chân thật về “ân điển” của Đức Chúa Trời mà ông đã tận lực giảng giải cho người Ga-la-ti, đang bị trao đổi để lấy một Tin Lành giả.
“Tôi lấy làm lạ vì các anh chị em đã vội chuyển từ Đấng đã gọi các anh chị em vào trong ân điển của Đấng Christ, đến một Tin Lành khác. Đó chẳng phải là Tin Lành khác, nhưng có mấy kẻ làm rối trí các anh chị em, và muốn biến đổi Tin Lành của Đấng Christ”.
Tín hữu Ga-la-ti có thể đã bị những người Do-thái dụ dỗ, họ đã “vội” bỏ ơn của Đấng Christ trong vòng từ một đến ba năm sau khi Phao-lô lìa họ, họ đã chọn để đứng trên một nền tảng khác.
“Ân điển của Đấng Christ” là phương cách duy nhất Chúa dùng để đưa con dân Ngài đến sự cứu rỗi, rồi sau đó, cũng như mệnh lệnh để con dân Ngài nhờ đó mà sống, đó là sống trong ân điển của Đấng Christ.
Sự “rối trí” và “bị chi phối”sẽ là điều hiển nhiên khi con dân Chúa hoang mang vì không biết mình có thực được cứu hay không. Sự hoang mang là điều không tránh được khi người lãnh đạo không đặt sự bảo đảm về sự cứu rỗi là mục tiêu chính trong khi rao giảng. Lại nếu người Cơ-đốc nhân không biết chắc về sự cứu rỗi của họ, thì tính chất của công việc họ làm cho Chúa đã bị mất đi sự thiêng liêng cao trọng, nhưng họ lại nghĩ rằng đang làm cho Chúa. Nếu một người không biết chắc mình được cứu, thì người ấy không hiểu được mối liên hệ giữa người ấy và Đấng mà họ nghĩ mình đang hầu việc, người ấy thực sự chưa biết đến Chúa. Vậy thì điều gì thúc đẩy họ làm những công việc đó? Sự sợ hãi, hoặc sự vui mừng về sự cứu rỗi? (Điển hình là việc người Ga-la-ti dù nhìn nhận Đấng Christ, họ một mực đòi phép cắt bì và các lề luật của Do-thái giáo).
Đây cũng là điều nhắc nhở con dân Chúa, là những Cơ-đốc nhân trong thời đại này phải cẩn thận khi nói về Tin Lành, chớ thêm điều chi vào Tin Lành chân thật của Đấng Christ, hay thêm vào bất cứ điều gì gây nên sự nghi ngờ trong lòng con cái Chúa về sự cứu rỗi của họ.
Lạy Chúa, con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô cảnh cáo người Ga-la-ti về “sự rủa sả của Đức Chúa Trời” nếu họ làm suy giảm Tin Lành hoàn toàn dựa trên ân điển của Thiên Chúa.
“Nhưng nếu chúng tôi hoặc một thiên sứ từ trời, giảng cho các anh chị em một Tin Lành nào khác với điều chúng tôi đã giảng cho các anh chị em, thì kẻ ấy đáng bị a-na-them! [A-na-them có nghĩa là bị dứt thông công, bị đuổi ra khỏi Hội Thánh.]”
Luật Pháp Đức Chúa Trời ban bố qua Môi-se là nền tảng của Do-thái giáo, hay nói cách khác Do-thái giáo được xây dựng trên Luật Pháp. Chúa Jesus đã thỏa mọi sự đòi hỏi của Luật Pháp bằng sự chết một lần đủ cả, do đó sự trở về với Luật Pháp sẽ đòi hỏi Ngài phải chết nhiều lần nữa cho các tội nhân, vì họ sẽ còn phạm tội. Mọi điều của Luật Pháp liên hệ đến bản chất hư nát của người có tội chứ chẳng liên hệ gì đến thân thể mới Chúa ban. Chẳng có chỗ nào cho Luật Pháp trong lòng người đã được sanh bởi Thánh Linh.
Lạy Chúa, con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô không lo lắng về những kẻ chẳng tin, kể cả những kẻ thù của Đấng Christ, nhưng lo lắng về những kẻ nguy hiểm hơn, những người xưng nhận Đấng Christ nhưng bây giờ đang cổ động cho một Tin Lành khác từ trong Hội Thánh.
“Tôi đã nói rồi, nay lại nói lần nữa: Nếu ai giảng cho các anh chị em một Tin Lành nào khác với điều các anh chị em đã nhận, thì kẻ ấy đáng bị a-na-them! Còn bây giờ, tôi tin cậy loài người hay Đức Chúa Trời? Hay là tôi tìm kiếm sự làm vừa lòng loài người? Nếu tôi còn làm cho vừa lòng loài người thì tôi chẳng phải là tôi tớ của Đấng Christ”.
Phao-lô dùng ngôn ngữ đanh thép ở đây cho thấy tính cách quan trọng của Phúc Âm chân chính.
Ông nhấn mạnh ấy là chương trình cứu rỗi đời đời của Đức Chúa Trời cho nhân loại qua cái chết thay thế của Chúa Jesus Christ trên thập tự giá, không thể thay thế bằng bất cứ điều gì khác. Con dân Chúa không thể xem thường ân sủng lớn lao của Đức Chúa Trời, cũng như không thể coi nhẹ chân lý Phúc Âm.
Sứ Đồ Phao-lô cũng cho thấy ông là người trung thành với Đức Chúa Trời và Phúc Âm của Ngài. Những lời quở trách mà ông nói với người Ga-la-ti cho thấy, nếu cố gắng làm đẹp lòng loài người thì ông đã không nặng lòng mà có những lời quở trách nặng nề như vậy. Qua đó, Phao-lô cũng khẳng định lòng trung thành của ông đối với Chúa, là Chủ mà ông là nô lệ, tôi tớ của Chúa.
Lạy Chúa, con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô khẳng định những điều ông rao giảng không đến từ ông hoặc một người nào mà là sự tỏ ra của Đấng Christ.
"Hỡi các anh chị em cùng Cha! Tôi tuyên bố với các anh chị em rằng, Tin Lành đã được tôi giảng, chẳng phải bởi loài người; vì tôi không nhận và cũng không học nó bởi một người nào, nhưng đã nhận lấy bởi sự mạc khải của Đức Chúa Jesus Christ."
Tin Lành Phao-lô rao giảng chẳng những không phải là sản phẩm của con người, nhưng ông cũng không nhận và không học từ một người nào. Ông xác nhận chính Chúa Jesus bày tỏ cho ông biết về Ngài trên đường đến Đa-mách (Công vụ 9:4-6).
Điều Phao-lô đã nhận, ông chỉ được truyền lại cho anh chị em cùng Cha y như ý muốn của Đức Chúa Trời. Tin Lành chính là Chúa Jesus, Đấng Christ. Nhưng, Phao-lô lại thấy sự đối nghịch giữa giáo lý của người Ga-la-ti và sứ điệp ông đang rao truyền. Sứ điệp ông đã rao truyền trước kia cho họ, không còn được phản ảnh trong điều ông thấy ngày nay.
Trong ân điển của Chúa Cứu Thế Jesus Christ.
A-men!
Hồng Liên