Ê-phê-sô 3:1-6 Sự Mầu Nhiệm của Đấng Christ Được Mạc Khải Trong Hội Thánh và Qua Hội Thánh - Phần 1
Lạy Chúa là Cha Yêu Thương của con. Con xin dâng Chúa lời cảm tạ. Những chuyện xảy ra trong cuộc sống cho con ý thức được sự bẻ sửa của Chúa đối với những sai trật của con. Con biết rằng Chúa đang thánh hóa con để con được trọn vẹn tốt đẹp trước mặt Chúa. Con sẽ càng cố gắng thêm lên, bám chặt vào Chúa để sống cuộc sống như Chúa muốn con sống. Vì điều đó đẹp lòng Ngài, vì con yêu mến Ngài và vì Ngài là Thiên Chúa Hằng Sống của chúng con.
Hôm nay con xin ghi lại sự hiểu biết của con trong Ê-phê-sô 3:1-6.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô nhắc lại rằng chức vụ sứ đồ của ông là do Đức Chúa Trời chỉ định. Khi viết thư này từ nơi bị giam giữ ở kinh đô Rô-ma, ông bày tỏ lý do mà ông phải chịu khổ khi thi hành chức vụ, là vì đã rao giảng những giáo lý được đề cập tới trong hai chương trước.
“Vì thế mà tôi, Phao-lô, làm người tù của Đấng Christ Jesus vì các anh chị em, những người dân ngoại.”
Phao-lô đã khẳng định rằng những đặc quyền vĩ đại của Phúc Âm không chỉ dành cho người Do-thái, mà cũng dành cho những người ngoại nữa, nên ông bị ở tù, nhưng là “người tù của Đức Chúa Jesus Christ”. Khi chịu khổ vì Ngài, cho Ngài, và tiếp tục làm đầy tớ trung tín của Ngài, ông trở thành đối tượng Ngài bảo vệ và chăm sóc. Nếu các đầy tớ của Đấng Christ bị tù đày, họ là những người tù của Ngài, và Ngài không khinh thường những người tù của Ngài.
“Vì các anh em, những người dân ngoại”, dân Do-thái chống đối và bắt Phao-lô bỏ tù vì ông là sứ đồ của dân ngoại. Sứ giả trung tín của Chúa cứ tiếp tục truyền rao chân lý thánh, mặc cho có ai đó không đồng ý, hoặc bất kể sẽ phải chịu khổ như thế nào đi nữa.
Sứ Đồ Phao-lô được Chúa chỉ định, ủy quyền và giao phó trách nhiệm làm chức vụ sứ đồ rao giảng Phúc Âm cho các dân tộc không phải là người Do-thái.
“Như các anh chị em đã nghe về sự quản lý ân điển của Đức Chúa Trời, sự ấy đã ban cho tôi, hướng về các anh chị em, bởi sự mạc khải mà Ngài đã làm cho tôi biết sự mầu nhiệm như tôi đã viết trong mấy lời trước đó, là điều mà khi các anh chị em đọc đến thì có thể hiểu được sự thông hiểu của tôi trong sự mầu nhiệm của Đấng Christ.”
Chức vụ sứ đồ của Phao-lô chẳng những đã được xác nhận bởi những vị sứ đồ cột trụ của Hội Thánh thời sơ lập tại Giê-ru-sa-lem (Ga-la-ti 2:7-9), mà ông còn được Đức Chúa Trời xác nhận bằng sự khải thị huyền nhiệm của Ngài đã giấu kín trải qua nhiều đời cho ông được biết, để ông rao truyền huyền nhiệm ấy.
Được ủy thác chức vụ quản trị ân điển của Đức Chúa Trời tức là được Chúa cung ứng và trang bị sẵn sàng cho công tác, và khi thi hành nhiệm vụ thì Ngài lại trợ giúp bằng đủ mọi thứ ân tứ và ơn cần thiết. Phao-lô lặp lại nhiều lần về việc ông được Chúa lập làm sứ đồ, không phải do ông tự phong, cũng không sáng tác ra sứ điệp của Phúc Âm.
Phao-lô hy vọng các tín hữu ở Ê-phê-sô phải đọc kỹ những gì ông đã viết để có thể biết sự am hiểu của Phao-lô về huyền nhiệm của Đấng Christ. Từ đó Phao-lô cũng muốn nhắc nhở tín hữu Ê-phê-sô nói riêng và con dân Chúa nói chung rằng: Một người không thể chỉ đọc lướt qua Thánh Kinh mà có thể hiểu được hết ý nghĩa, nếu không chăm chú hết lòng suy ngẫm những gì mình đọc.
Phao-lô muốn các tín hữu Ê-phê-sô đọc kỹ để biết tại sao Đức Chúa Trời đã cất nhắc ông lên và trang bị ông cho chức vụ sứ đồ của dân ngoại. Nhờ đó họ có thể thuận phục uy quyền thiêng liêng trong những lời khuyên và mệnh lệnh mà ông viết cho họ.
Lạy Chúa, con hiểu rằng sự huyền nhiệm Đấng Christ bày tỏ cho Sứ Đồ Phao-lô chưa hề được tiết lộ cho loài người trong các thế hệ trước.
“Điều ấy trong các thời đại khác, chưa từng công bố cho con cái của loài người biết, như bây giờ đã được tỏ ra cho các sứ đồ và các tiên tri thánh của Ngài trong thần trí. Ấy là các dân ngoại là những người đồng kế tự, thuộc về cùng một thân thể, là những người bởi Tin Lành được dự phần về lời hứa của Ngài trong Đấng Christ.”
Trước khi Đức Chúa Jesus đến trần gian, các tiên tri Do-thái ở nhiều thế hệ không biết được những gì sẽ được tiết lộ cho các tiên tri thời Tân Ước. Sự quy đạo của thế giới ngoại bang tin nhận Đấng Christ đúng là một huyền nhiệm.
Người Do-thái Giáo không thể nào nghĩ tới việc dân ngoại bang chỉ cần tin nhận Đức Chúa Jesus Christ, không cần thực hiện các nghi thức của luật pháp Môi-se, mà được sự cứu rỗi. Không ai có thể tin được rằng vô số người thuộc các dân tộc vốn chìm đắm trong sự u mê thờ cúng thần tượng qua vô số thế hệ, hoàn toàn xa cách Đức Chúa Trời thánh khiết, lại có thể được soi sáng bằng ánh sáng kỳ diệu của Phúc Âm, rồi được đem đến gần Đức Chúa Trời cực thánh chỉ bằng ân điển và đức tin.
Điều này khiến con dân Chúa học được rằng không một người cực ác nào, hay người nào hoàn toàn u mê ô uế vì đã bao đời thờ lạy hình tượng, mà Đức Chúa Trời không thể cứu được. Con người tệ hại nhất của một dân tộc tệ hại nhất vẫn có hy vọng được cứu, vì “Tin Lành là quyền năng của Đức Chúa Trời để cứu mọi người tin” (Rô-ma 1:16).
Chẳng những con dân Chúa được sống trong một thời đại mà huyền nhiệm của Đấng Christ đã được bày tỏ, mà con dân Chúa khi trước vốn thuộc về một dân tộc ở ngoài giao ước, theo thói tục của tổ tiên thờ lạy hình tượng, giả dối, đáng ghê tởm, bây giờ lại được soi sáng bởi Tin Lành đời đời và được dự phần vào những lời hứa đầy hạnh phước của Thiên Chúa.
Hơn nữa, Đức Chúa Trời đã ban cho Sứ Đồ Phao-lô đủ ơn để làm việc đó bằng sự khải thị đặc biệt về huyền nhiệm đó là: nhờ Tin Lành, các dân tộc ngoại bang được trở thành người đồng thừa kế với người Do-thái, trở thành chi thể của cùng một thân, và được cùng hưởng các lời hứa trong Đức Chúa Jesus Christ.
Ê-phê-sô 3:1-6 Sự Mầu Nhiệm của Đấng Christ Được Mạc Khải Trong Hội Thánh và Qua Hội Thánh - Phần 1
Lạy Chúa là Cha Yêu Thương của con. Con xin dâng Chúa lời cảm tạ. Những chuyện xảy ra trong cuộc sống cho con ý thức được sự bẻ sửa của Chúa đối với những sai trật của con. Con biết rằng Chúa đang thánh hóa con để con được trọn vẹn tốt đẹp trước mặt Chúa. Con sẽ càng cố gắng thêm lên, bám chặt vào Chúa để sống cuộc sống như Chúa muốn con sống. Vì điều đó đẹp lòng Ngài, vì con yêu mến Ngài và vì Ngài là Thiên Chúa Hằng Sống của chúng con.
Hôm nay con xin ghi lại sự hiểu biết của con trong Ê-phê-sô 3:1-6.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô nhắc lại rằng chức vụ sứ đồ của ông là do Đức Chúa Trời chỉ định. Khi viết thư này từ nơi bị giam giữ ở kinh đô Rô-ma, ông bày tỏ lý do mà ông phải chịu khổ khi thi hành chức vụ, là vì đã rao giảng những giáo lý được đề cập tới trong hai chương trước.
“Vì thế mà tôi, Phao-lô, làm người tù của Đấng Christ Jesus vì các anh chị em, những người dân ngoại.”
Phao-lô đã khẳng định rằng những đặc quyền vĩ đại của Phúc Âm không chỉ dành cho người Do-thái, mà cũng dành cho những người ngoại nữa, nên ông bị ở tù, nhưng là “người tù của Đức Chúa Jesus Christ”. Khi chịu khổ vì Ngài, cho Ngài, và tiếp tục làm đầy tớ trung tín của Ngài, ông trở thành đối tượng Ngài bảo vệ và chăm sóc. Nếu các đầy tớ của Đấng Christ bị tù đày, họ là những người tù của Ngài, và Ngài không khinh thường những người tù của Ngài.
“Vì các anh em, những người dân ngoại”, dân Do-thái chống đối và bắt Phao-lô bỏ tù vì ông là sứ đồ của dân ngoại. Sứ giả trung tín của Chúa cứ tiếp tục truyền rao chân lý thánh, mặc cho có ai đó không đồng ý, hoặc bất kể sẽ phải chịu khổ như thế nào đi nữa.
Sứ Đồ Phao-lô được Chúa chỉ định, ủy quyền và giao phó trách nhiệm làm chức vụ sứ đồ rao giảng Phúc Âm cho các dân tộc không phải là người Do-thái.
“Như các anh chị em đã nghe về sự quản lý ân điển của Đức Chúa Trời, sự ấy đã ban cho tôi, hướng về các anh chị em, bởi sự mạc khải mà Ngài đã làm cho tôi biết sự mầu nhiệm như tôi đã viết trong mấy lời trước đó, là điều mà khi các anh chị em đọc đến thì có thể hiểu được sự thông hiểu của tôi trong sự mầu nhiệm của Đấng Christ.”
Chức vụ sứ đồ của Phao-lô chẳng những đã được xác nhận bởi những vị sứ đồ cột trụ của Hội Thánh thời sơ lập tại Giê-ru-sa-lem (Ga-la-ti 2:7-9), mà ông còn được Đức Chúa Trời xác nhận bằng sự khải thị huyền nhiệm của Ngài đã giấu kín trải qua nhiều đời cho ông được biết, để ông rao truyền huyền nhiệm ấy.
Được ủy thác chức vụ quản trị ân điển của Đức Chúa Trời tức là được Chúa cung ứng và trang bị sẵn sàng cho công tác, và khi thi hành nhiệm vụ thì Ngài lại trợ giúp bằng đủ mọi thứ ân tứ và ơn cần thiết. Phao-lô lặp lại nhiều lần về việc ông được Chúa lập làm sứ đồ, không phải do ông tự phong, cũng không sáng tác ra sứ điệp của Phúc Âm.
Phao-lô hy vọng các tín hữu ở Ê-phê-sô phải đọc kỹ những gì ông đã viết để có thể biết sự am hiểu của Phao-lô về huyền nhiệm của Đấng Christ. Từ đó Phao-lô cũng muốn nhắc nhở tín hữu Ê-phê-sô nói riêng và con dân Chúa nói chung rằng: Một người không thể chỉ đọc lướt qua Thánh Kinh mà có thể hiểu được hết ý nghĩa, nếu không chăm chú hết lòng suy ngẫm những gì mình đọc.
Phao-lô muốn các tín hữu Ê-phê-sô đọc kỹ để biết tại sao Đức Chúa Trời đã cất nhắc ông lên và trang bị ông cho chức vụ sứ đồ của dân ngoại. Nhờ đó họ có thể thuận phục uy quyền thiêng liêng trong những lời khuyên và mệnh lệnh mà ông viết cho họ.
Lạy Chúa, con hiểu rằng sự huyền nhiệm Đấng Christ bày tỏ cho Sứ Đồ Phao-lô chưa hề được tiết lộ cho loài người trong các thế hệ trước.
“Điều ấy trong các thời đại khác, chưa từng công bố cho con cái của loài người biết, như bây giờ đã được tỏ ra cho các sứ đồ và các tiên tri thánh của Ngài trong thần trí. Ấy là các dân ngoại là những người đồng kế tự, thuộc về cùng một thân thể, là những người bởi Tin Lành được dự phần về lời hứa của Ngài trong Đấng Christ.”
Trước khi Đức Chúa Jesus đến trần gian, các tiên tri Do-thái ở nhiều thế hệ không biết được những gì sẽ được tiết lộ cho các tiên tri thời Tân Ước. Sự quy đạo của thế giới ngoại bang tin nhận Đấng Christ đúng là một huyền nhiệm.
Người Do-thái Giáo không thể nào nghĩ tới việc dân ngoại bang chỉ cần tin nhận Đức Chúa Jesus Christ, không cần thực hiện các nghi thức của luật pháp Môi-se, mà được sự cứu rỗi. Không ai có thể tin được rằng vô số người thuộc các dân tộc vốn chìm đắm trong sự u mê thờ cúng thần tượng qua vô số thế hệ, hoàn toàn xa cách Đức Chúa Trời thánh khiết, lại có thể được soi sáng bằng ánh sáng kỳ diệu của Phúc Âm, rồi được đem đến gần Đức Chúa Trời cực thánh chỉ bằng ân điển và đức tin.
Điều này khiến con dân Chúa học được rằng không một người cực ác nào, hay người nào hoàn toàn u mê ô uế vì đã bao đời thờ lạy hình tượng, mà Đức Chúa Trời không thể cứu được. Con người tệ hại nhất của một dân tộc tệ hại nhất vẫn có hy vọng được cứu, vì “Tin Lành là quyền năng của Đức Chúa Trời để cứu mọi người tin” (Rô-ma 1:16).
Chẳng những con dân Chúa được sống trong một thời đại mà huyền nhiệm của Đấng Christ đã được bày tỏ, mà con dân Chúa khi trước vốn thuộc về một dân tộc ở ngoài giao ước, theo thói tục của tổ tiên thờ lạy hình tượng, giả dối, đáng ghê tởm, bây giờ lại được soi sáng bởi Tin Lành đời đời và được dự phần vào những lời hứa đầy hạnh phước của Thiên Chúa.
Hơn nữa, Đức Chúa Trời đã ban cho Sứ Đồ Phao-lô đủ ơn để làm việc đó bằng sự khải thị đặc biệt về huyền nhiệm đó là: nhờ Tin Lành, các dân tộc ngoại bang được trở thành người đồng thừa kế với người Do-thái, trở thành chi thể của cùng một thân, và được cùng hưởng các lời hứa trong Đức Chúa Jesus Christ.
Trong ân điển của Chúa Cứu Thế Jesus Christ.
Hồng Liên
12/09/2023