Lạy Chúa là Cha Yêu Thương của con. Con xin dâng lời cảm tạ Chúa. Lại một ngày nữa Chúa ban cho con được tiếp tục sự sống trên đất này. Ngài đã nuôi dưỡng, dạy dỗ con bằng nhiều cách khác nhau. Tuy con không biết chương trình của Chúa trên đời sống con nhưng con biết mọi sự đều là lành và vinh hiển Đức Chúa Trời. Nguyện đời sống con được ngập tràn trong ân điển của chính Chúa.
Hôm nay con xin ghi lại sự hiểu biết của con trong Ga-la-ti 1:13-24.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô nhấn mạnh chân lý quan trọng của sự cứu rỗi đặt nền tảng trên lời hứa của Chúa mấy trăm năm trước khi Ngài ban hành Luật Pháp, không khác gì sự Ngài kêu gọi Phao-lô từ trong lòng mẹ. Do đó chẳng ai được kể công gì, chẳng ai được phô trương về chính mình trong sự cứu rỗi.
“Các anh chị em đã nghe về cách ăn ở của tôi trước kia trong Do-thái Giáo, rằng tôi đã bách hại và tàn phá Hội Thánh của Đức Chúa Trời quá chừng. Tôi tấn tới trong Do-thái Giáo hơn nhiều người cùng tuổi, cùng nước với tôi. Tôi là người sốt sắng quá mức về các truyền thống của các tổ phụ tôi. Nhưng khi Đức Chúa Trời đẹp lòng, Ngài đã biệt riêng tôi từ trong lòng mẹ, gọi tôi bởi ân điển của Ngài,”
Nếu đó là cách Chúa đặc biệt kêu gọi Phao-lô, Ngài cũng sẽ kêu gọi con dân Ngài như vậy bởi ân điển và lòng thương xót của Ngài. Do đó Tin Lành mà Phao-lô rao giảng chẳng phải đến từ loài người, không được truyền đạt qua sự dạy dỗ, nhưng được chính Đấng Christ tỏ ra cho ông.
Lạy Chúa, con hiểu rằng trước khi Đấng Christ kêu gọi Phao-lô trong ân điển Ngài, Phao-lô nổi tiếng là người tuân giữ luật pháp Môi-se, nhưng Thánh Kinh cho biết rằng ông không thể nào đạt được sự công chính của Đức Chúa Trời qua cách đó. Nhưng khi Chúa Jesus tỏ ra trong ông, nghĩa là ông nhận được sự công chính từ Con Một của Đức Chúa Trời, sứ điệp mà ông nhận được đến từ Đức Chúa Trời, đây chính là điều tương phản với những sự dạy dỗ thường tình của loài người.
Không ai biết điều này rõ ràng hơn Phao-lô. Do vậy mà Phao-lô biết ông không thể hợp tác với các sứ đồ khác hoặc các lãnh đạo Hội Thánh, vì ông biết rõ họ sẽ thêm vào đó những văn từ, những điều kiện, không thua gì những văn từ Luật Pháp hiện hữu. Kết quả của một sự hợp tác như vậy sẽ cản ngăn những người đang khao khát đến với Tin Lành duy chỉ nhờ ân điển, vì chắc họ sẽ nhận được sự rao giảng với một cái gì đó giống Luật Pháp hơn tình yêu thương vô điều kiện của Đức Chúa Trời.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô đưa ra những chi tiết của cuộc hành trình của ông.
“Tôicũng không lên thành Giê-ru-sa-lem, đến với những sứ đồ trước tôi, nhưng tôi đi qua xứ A-ra-bi rồi trở về thành Đa-mách. Rồi, sau ba năm, tôi lên thành Giê-ru-sa-lem, để gặp mặt trao đổi với Phi-e-rơ, và ở với anh ấy mười lăm ngày. Nhưng tôi không gặp một sứ đồ nào khác, trừ ra Gia-cơ là em của Chúa. Này! Những điều tôi viết cho các anh chị em, trước Đức Chúa Trời, tôi không dối trá!”
Những chi tiết ông chia sẻ dù có vẻ không liên quan đến trọng tâm của lá thư này, nhưng liên quan đến những nơi ông đã đi qua trong những năm tháng đó là để chứng tỏ ông đã không nhận Tin Lành từ các sứ đồ, không được dạy dỗ bởi họ, nhưng trực tiếp từ Đấng Christ. Điều này nêu lên sự khác biệt giữa ông và các sứ đồ khác. Có lẽ Phao-lô muốn chứng minh cho tín hữu Ga-la-ti những gì ông đã rao giảng về Tin Lành của Đấng Christ là do chính Chúa mạc khải. Hơn thế ông muốn họ hiểu và quyết định chọn nghe theo ông hay nghe theo những người đang rao giảng về một Tin Lành khác với Tin Lành mà ông đã rao giảng.
Lạy Chúa, con hiểu rằng chính Phao-lô, người bắt bớ Hội Thánh Chúa, người chẳng hề nghĩ đến sự đem vinh hiển đến cho Đấng Christ, vậy mà lại được chính Chúa chọn lựa để bày tỏ Tin Lành của Ngài, cũng chính là người viết thư này.
Chúa kêu gọi Phao-lô để chỉ cho thế gian thấy Con Một của Ngài. Những người đã nhận sự rao giảng của Phao-lô chú tâm nhìn đến Đấng Christ là trọng tâm của lá thư mà Phao-lô viết. Thư này không nói về Phao-lô, nhưng về Đấng mà ông đang nài xin con dân Chúa hãy chú tâm đến. Đừng học điều gì về Phao-lô. Nhưng hãy chú tâm trong sự nhận biết Đấng đã chịu chết vì tội nhân.
Mọi vinh quang đều quy về Chúa, và đừng khen ngợi bất cứ người xác thịt nào trong chương trình cứu rỗi nhân loại. Chẳng một chút công trạng nào được kể cho ai, dù chỉ một người.
Trong ân điển của Chúa Cứu Thế Jesus Christ. A-men!
Ga-la-ti 1:13-24 Đức Chúa Trời Gọi Phao-lô
Lạy Chúa là Cha Yêu Thương của con. Con xin dâng lời cảm tạ Chúa. Lại một ngày nữa Chúa ban cho con được tiếp tục sự sống trên đất này. Ngài đã nuôi dưỡng, dạy dỗ con bằng nhiều cách khác nhau. Tuy con không biết chương trình của Chúa trên đời sống con nhưng con biết mọi sự đều là lành và vinh hiển Đức Chúa Trời. Nguyện đời sống con được ngập tràn trong ân điển của chính Chúa.
Hôm nay con xin ghi lại sự hiểu biết của con trong Ga-la-ti 1:13-24.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô nhấn mạnh chân lý quan trọng của sự cứu rỗi đặt nền tảng trên lời hứa của Chúa mấy trăm năm trước khi Ngài ban hành Luật Pháp, không khác gì sự Ngài kêu gọi Phao-lô từ trong lòng mẹ. Do đó chẳng ai được kể công gì, chẳng ai được phô trương về chính mình trong sự cứu rỗi.
“Các anh chị em đã nghe về cách ăn ở của tôi trước kia trong Do-thái Giáo, rằng tôi đã bách hại và tàn phá Hội Thánh của Đức Chúa Trời quá chừng. Tôi tấn tới trong Do-thái Giáo hơn nhiều người cùng tuổi, cùng nước với tôi. Tôi là người sốt sắng quá mức về các truyền thống của các tổ phụ tôi. Nhưng khi Đức Chúa Trời đẹp lòng, Ngài đã biệt riêng tôi từ trong lòng mẹ, gọi tôi bởi ân điển của Ngài,”
Nếu đó là cách Chúa đặc biệt kêu gọi Phao-lô, Ngài cũng sẽ kêu gọi con dân Ngài như vậy bởi ân điển và lòng thương xót của Ngài. Do đó Tin Lành mà Phao-lô rao giảng chẳng phải đến từ loài người, không được truyền đạt qua sự dạy dỗ, nhưng được chính Đấng Christ tỏ ra cho ông.
Lạy Chúa, con hiểu rằng trước khi Đấng Christ kêu gọi Phao-lô trong ân điển Ngài, Phao-lô nổi tiếng là người tuân giữ luật pháp Môi-se, nhưng Thánh Kinh cho biết rằng ông không thể nào đạt được sự công chính của Đức Chúa Trời qua cách đó. Nhưng khi Chúa Jesus tỏ ra trong ông, nghĩa là ông nhận được sự công chính từ Con Một của Đức Chúa Trời, sứ điệp mà ông nhận được đến từ Đức Chúa Trời, đây chính là điều tương phản với những sự dạy dỗ thường tình của loài người.
Không ai biết điều này rõ ràng hơn Phao-lô. Do vậy mà Phao-lô biết ông không thể hợp tác với các sứ đồ khác hoặc các lãnh đạo Hội Thánh, vì ông biết rõ họ sẽ thêm vào đó những văn từ, những điều kiện, không thua gì những văn từ Luật Pháp hiện hữu. Kết quả của một sự hợp tác như vậy sẽ cản ngăn những người đang khao khát đến với Tin Lành duy chỉ nhờ ân điển, vì chắc họ sẽ nhận được sự rao giảng với một cái gì đó giống Luật Pháp hơn tình yêu thương vô điều kiện của Đức Chúa Trời.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô đưa ra những chi tiết của cuộc hành trình của ông.
“Tôi cũng không lên thành Giê-ru-sa-lem, đến với những sứ đồ trước tôi, nhưng tôi đi qua xứ A-ra-bi rồi trở về thành Đa-mách. Rồi, sau ba năm, tôi lên thành Giê-ru-sa-lem, để gặp mặt trao đổi với Phi-e-rơ, và ở với anh ấy mười lăm ngày. Nhưng tôi không gặp một sứ đồ nào khác, trừ ra Gia-cơ là em của Chúa. Này! Những điều tôi viết cho các anh chị em, trước Đức Chúa Trời, tôi không dối trá!”
Những chi tiết ông chia sẻ dù có vẻ không liên quan đến trọng tâm của lá thư này, nhưng liên quan đến những nơi ông đã đi qua trong những năm tháng đó là để chứng tỏ ông đã không nhận Tin Lành từ các sứ đồ, không được dạy dỗ bởi họ, nhưng trực tiếp từ Đấng Christ. Điều này nêu lên sự khác biệt giữa ông và các sứ đồ khác. Có lẽ Phao-lô muốn chứng minh cho tín hữu Ga-la-ti những gì ông đã rao giảng về Tin Lành của Đấng Christ là do chính Chúa mạc khải. Hơn thế ông muốn họ hiểu và quyết định chọn nghe theo ông hay nghe theo những người đang rao giảng về một Tin Lành khác với Tin Lành mà ông đã rao giảng.
Lạy Chúa, con hiểu rằng chính Phao-lô, người bắt bớ Hội Thánh Chúa, người chẳng hề nghĩ đến sự đem vinh hiển đến cho Đấng Christ, vậy mà lại được chính Chúa chọn lựa để bày tỏ Tin Lành của Ngài, cũng chính là người viết thư này.
Chúa kêu gọi Phao-lô để chỉ cho thế gian thấy Con Một của Ngài. Những người đã nhận sự rao giảng của Phao-lô chú tâm nhìn đến Đấng Christ là trọng tâm của lá thư mà Phao-lô viết. Thư này không nói về Phao-lô, nhưng về Đấng mà ông đang nài xin con dân Chúa hãy chú tâm đến. Đừng học điều gì về Phao-lô. Nhưng hãy chú tâm trong sự nhận biết Đấng đã chịu chết vì tội nhân.
Mọi vinh quang đều quy về Chúa, và đừng khen ngợi bất cứ người xác thịt nào trong chương trình cứu rỗi nhân loại. Chẳng một chút công trạng nào được kể cho ai, dù chỉ một người.
Trong ân điển của Chúa Cứu Thế Jesus Christ. A-men!
Hồng Liên