Lạy Chúa là Cha Yêu Thương của con. Con rất vui khi biết qua đời sống và sự chia sẻ của hai con của con, giáo viên và những bạn học khác cũng ít nhiều được ảnh hưởng và biết thêm về Chúa. Hai cháu yêu mến Chúa và có lòng sốt sắng nói về Chúa mọi lúc, mọi nơi. Con hiểu rằng Chúa dùng đức tin đơn sơ của hai cháu để rao truyền Danh Ngài trong môi trường của hai cháu. Con cảm tạ ơn Chúa! Con xin dâng đời sống của ba mẹ con con lên Chúa. Nguyện Ngài tiếp tục dùng chúng con trong mọi công việc Ngài, theo ý muốn của Ngài và làm rạng Danh Ngài.
Hôm nay con xin ghi lại sự hiểu biết của con trong Ga-la-ti 5:1-12.
Lạy Chúa, con hiểu rằng, sự tự do trong Đấng Christ chẳng có liên hệ gì với sự tự do phạm tội, nhưng đó là sự được thoát khỏi án phạt cho mỗi một người mang bản chất tội lỗi, linh hồn nào phạm tội thì sẽ hư mất.
“Vậy, hãy đứng vững trong sự tự do mà Đấng Christ đã buông tha chúng ta. Chớ trở lại đặt mình dưới ách tôi mọi nữa.”
Nếu một người lo ngại rằng người ấy có thể bị cám dỗ phạm tội thì nên trực tiếp đến dâng trình lên Chúa, cậy sức Chúa vượt qua những cám dỗ gây nên sự tự do phạm tội với Chúa. Đức Chúa Trời đã ban lời hứa cách rộng rãi, Ngài không những sẽ chỉ cáo trách người ấy về những điều người ấy cần sửa đổi, mà còn ban cho sức thiêng của Đấng dựng nên trời đất muôn vật để đổi thay theo đường hướng Ngài. Đức Chúa Trời đầy quyền năng, Ngài thấy được những điều sâu kín trong lòng người, vì thế Đấng đã khởi đầu làm việc lành trong đời sống con dân Chúa sẽ làm trọn cho con dân Ngài cách hiển vinh.
Ách tôi mọi cũng là ách nô lệ, là gánh nặng của sự tuân giữ Luật Pháp để thỏa điều kiện của Đức Chúa Trời về sự công chính. Phao-lô cho rằng phép cắt bì của người Ga-la-ti chỉ là một chấm nhỏ, không đáng chi đối với người Do-thái hay người ngoại lúc bấy giờ.
Vì thế, Phao-lô khuyên người Ga-la-ti hãy đứng vững. Đừng để sự sợ bị đoán phạt của những người cậy Luật Pháp đẩy họ trở về với những nghi thức đã được làm trọn bởi Đấng Christ, vì chẳng một người nào bởi sự tuân theo các nghi thức ấy có thể đạt được sự công chính của Đức Chúa Trời.
Lạy Chúa, con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô lập lại điều mình đã nói. Phép cắt bì nghe dường vô hại và còn có công dụng làm vơi đi sự cắn rứt của lương tâm của những ai đầy mặc cảm tội lỗi, nhưng thực ra nó lại gây một hậu quả tai hại hơn, thay vì đem người đó lại gần Chúa, lại khiến họ xa cách Ngài hơn.
“Này! Tôi là Phao-lô, nói với các anh chị em rằng, nếu các anh chị em chịu cắt bì, thì Đấng Christ không có ích lợi gì cho các anh chị em.
3 Vì tôi làm chứng nghịch lại mỗi một người chịu cắt bì rằng, người ấy là một người thiếu nợ để làm theo toàn bộ luật pháp.”
Phao-lô một lần nữa khẳng định tính cách vô ích của việc tuân giữ Luật Pháp và giá trị của ơn cứu rỗi trong Chúa Jesus. Người tin Chúa là người đã được buông tha khỏi ách nô lệ của Luật Pháp. Được tự do thật là điều Chúa Jesus đã làm cho người ấy khi Ngài gánh chịu hình phạt thay cho người có tới trên thập giá.
Tự do là điều con dân Chúa đang có và đang hưởng.
Luật Pháp đến bởi sự phân biệt thiện ác, đã khiến A-đam và Ê-va lẩn trốn Đức Chúa Trời, và cũng sẽ khiến kẻ cậy Luật Pháp chịu hậu quả tương tự. Giữ một điều thì phải giữ hết. Sự cậy vào Luật Pháp là con đường của thế gian, không phải là con đường của người tin Chúa mà Đấng Christ đã trả một giá rất cao để cho người ấy được tự do.
Lạy Chúa, con hiểu rằng người yếu đuối và dễ vấp phạm nhất lại là người cần Chúa nhất, nhưng người trật phần ân điển lại là người cậy Luật Pháp.
“Đấng Christ trở thành vô ích cho bất cứ ai trong các anh chị em cậy luật pháp để được xưng công chính; các anh chị em bị mất ân điển.”
“Mất ân điển” không phải là mất sự cứu rỗi nhưng nghĩa là khước từ ân điển cứu chuộc qua Chúa Jesus và rơi vào ách nô lệ của Luật Pháp. Nói cách khác là ly khai khỏi Đấng Christ, phủ nhận hoàn toàn ơn cứu rỗi của Ngài.
Đối với người tin Chúa, kể cả Phao-lô, vấn đề chủ yếu là “đức tin”
“Vì chúng ta bởi thần quyền mà chờ đợi niềm hy vọng của sự công chính bởi đức tin.”
Đây là một sự trông cậy như trong Hê-bơ-rơ 11:1, “Vả, đức tin là sự biết chắc vững vàng của những điều mình đương trông mong là bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy.” Sự trông cậy này không tùy thuộc vào khả năng hay việc làm của cá nhân mà nhận được, vì người trông cậy như thế không chắc mình có nhận được hay không. Đức tin “biết chắc vững vàng” là đức tin đẹp lòng Đức Chúa Trời, tin vào bản tính Đức Chúa Trời không thể nói dối.
Công chính chẳng những là điều trong hiện tại nhưng cũng là điều trong tương lai khi Chúa trở lại (I Giăng 3:2). Chính trong hy vọng đó mà con dân Chúa phải giữ đời sống thánh sạch khi còn sống trên trần gian nầy (I Giăng 3:3).
Lạy Chúa, con hiểu rằng người tín đồ thật, có đức tin thật nơi Chúa, có mối quan hệ mật thiết với Chúa, không phải tin Chúa theo bề ngoài.
“Vì trong Đức Chúa Jesus Christ, điều có giá trị, không phải là sự chịu cắt bì hoặc sự không chịu cắt bì, nhưng là đức tin được tác động bởi tình yêu.”
Thực chất của vấn đề tin Chúa không phải là vấn đề lễ nghi bên ngoài. Phao-lô không đả phá việc người Do-thái chịu phép cắt bì, nhưng ông nhấn mạnh về đức tin thật bên trong, thể hiện qua hành động yêu thương bên ngoài. Chịu cắt bì hay không chịu cắt bì, dù người Do-thái hay dân ngoại, điểm chung của người tin Chúa thật là đức tin và yêu thương. Đức tin thật thể hiện trong tình yêu thương.
Những nghi lễ và quy luật không bổ sung thêm gì vào điều Đấng Christ đã làm trọn. Đức tin chỉ thể hiện qua tình yêu thương, chứ chẳng qua sự tuân theo những điều Luật Pháp dạy bảo. Dưới Luật Pháp, hay bất cứ quy luật nào, tình yêu sẽ bị nghẹt ngòi, đức tin sẽ bị dập tắt. Đây chính là điều Phao-lô viết, rằng luật pháp không phải đồng một thứ với đức tin, và không đồng một thứ thì không trộn lẫn được.
Đức tin tăng trưởng nhờ tình yêu, còn Luật Pháp làm cho sợ hãi bị trừng phạt. Nếu một người sống dưới sự kiểm soát của Luật Pháp, thì động cơ thúc đẩy người ấy làm việc lành không phải là tình yêu. I Cô-rinh-tô 13 ghi lại có những người sẵn sàng hy sinh trên giàn hỏa thiêu nhưng thực sự không có tình yêu thương, họ bị thúc đẩy bởi luật pháp.
Lạy Chúa, con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô thường so sánh đời sống người tin Chúa với cuộc chạy đua.
“Các anh chị em chạy giỏi, ai đã ngăn trở các anh chị em, để các anh chị em không vâng theo lẽ thật? Sự xúi giục đó không phải đến từ Đấng gọi các anh chị em. Một ít men làm cho dậy cả đống bột. Trong Chúa, tôi đối với các anh chị em có lòng tin cậy này, là các anh chị em chắc không có ý khác; nhưng kẻ làm rối trí các anh chị em, bất luận người nào, sẽ chịu án phạt về điều đó.”
Chúa chính là Đấng đã khởi đầu kêu gọi người Ga-la-ti, do đó tiếng gọi họ trở về với Luật Pháp hẳn phải thuộc về những kẻ không đáng tin cậy. Chúa Jesus đã bày tỏ cho Phao-lô và bây giờ ông dùng những lời đó để chống lại những người cậy Luật Pháp vẫn còn đang hăng say hoạt động trong thân thể Đấng Christ ở Ga-la-ti.
Phao-lô nhắc nhở người Ga-la-ti rằng họ đã trung tín sống theo chân lý cho đến giờ phút này thì sao lại để kẻ giả hình khác thuyết phục để không làm theo lẽ thật. “Lẽ thật” hay trong câu này là Phúc Âm về Chúa Jesus mà Phao-lô rao giảng cho họ.
“Một ít men làm cho dậy cả đống bột” là những yếu tố nhỏ lúc đầu có thể tạo ảnh hưởng sâu rộng về sau, có lẽ Phao-lô muốn nói đến tà thuyết mà những người chủ trương Do-thái hóa đang gieo rắc trong Hội Thánh Ga-la-ti.
Sứ Đồ Phao-lô dựa vào Thánh Kinh Cựu Ước, kinh nghiệm bản thân và mạc khải Phúc Âm đến từ Chúa Jesus với lập luận đầy đủ, rõ ràng đã cho các tín hữu tại Ga-la-ti thấy sự sai lầm của những tà thuyết, những quy luật đó khiến tín hữu Ga-la-ti thôi chú nhìn vào Đấng Christ.
Sứ Đồ Phao-lô tin rằng, nếu người Ga-la-ti kiên quyết không theo những chủ trương sai lầm thì cho dù người quấy rối, gây chia rẽ là ai, người ấy sẽ phải gánh chịu hình phạt của Chúa.
Lạy Chúa, con hiểu rằng, có nhiều kẻ giả hình xuyên tạc sự giảng Tin Lành của Phao-lô: rằng ông nhìn nhận phép cắt bì là một yếu tố cần thiết của Tin Lành, nhưng ông phủ nhận điều này.
“Hỡi các anh chị em cùng Cha! Về phần tôi, nếu tôi còn giảng phép cắt bì, thì sao tôi còn bị bách hại nữa? Sự vấp phạm về thập tự giá chẳng phải đã chấm dứt rồi sao?
12 Tôi mong rằng, thà những kẻ gieo sự rối loạn trong các anh chị em, họ tự chặt mình!
Bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy Phao-lô không chủ trương như vậy là việc ông vẫn còn chịu bắt bớ. Nếu Phao-lô chủ trương dân ngoại phải chịu cắt bì, ông hẳn đã không gặp khó khăn với những người Do-thái khác vì phép cắt bì là niềm tự hào của họ. Phao-lô vẫn còn gặp khó khăn khi rao giảng Phúc Âm, điều nầy chứng tỏ ông không thể là người rao giảng điều gì ngược lại với điều ông rao giảng xưa nay.
“Tự chặt mình” nghĩa là tự cắt da thịt mình. Đây là từ Phao-lô dùng để gọi những người chủ trương phải chịu cắt bì mới được cứu mà ông gọi là “phép cắt bì giả” (Phi-líp 3:2). Theo Phao-lô, họ chỉ là những người ngu xuẩn tự cắt da thịt mình mà thôi.
Trong ân điển của Chúa Cứu Thế Jesus Christ.
A-men!
Ga-la-ti 5:1-12 Sự Tự Do Trong Đấng Christ
Lạy Chúa là Cha Yêu Thương của con. Con rất vui khi biết qua đời sống và sự chia sẻ của hai con của con, giáo viên và những bạn học khác cũng ít nhiều được ảnh hưởng và biết thêm về Chúa. Hai cháu yêu mến Chúa và có lòng sốt sắng nói về Chúa mọi lúc, mọi nơi. Con hiểu rằng Chúa dùng đức tin đơn sơ của hai cháu để rao truyền Danh Ngài trong môi trường của hai cháu. Con cảm tạ ơn Chúa! Con xin dâng đời sống của ba mẹ con con lên Chúa. Nguyện Ngài tiếp tục dùng chúng con trong mọi công việc Ngài, theo ý muốn của Ngài và làm rạng Danh Ngài.
Hôm nay con xin ghi lại sự hiểu biết của con trong Ga-la-ti 5:1-12.
Lạy Chúa, con hiểu rằng, sự tự do trong Đấng Christ chẳng có liên hệ gì với sự tự do phạm tội, nhưng đó là sự được thoát khỏi án phạt cho mỗi một người mang bản chất tội lỗi, linh hồn nào phạm tội thì sẽ hư mất.
“Vậy, hãy đứng vững trong sự tự do mà Đấng Christ đã buông tha chúng ta. Chớ trở lại đặt mình dưới ách tôi mọi nữa.”
Nếu một người lo ngại rằng người ấy có thể bị cám dỗ phạm tội thì nên trực tiếp đến dâng trình lên Chúa, cậy sức Chúa vượt qua những cám dỗ gây nên sự tự do phạm tội với Chúa. Đức Chúa Trời đã ban lời hứa cách rộng rãi, Ngài không những sẽ chỉ cáo trách người ấy về những điều người ấy cần sửa đổi, mà còn ban cho sức thiêng của Đấng dựng nên trời đất muôn vật để đổi thay theo đường hướng Ngài. Đức Chúa Trời đầy quyền năng, Ngài thấy được những điều sâu kín trong lòng người, vì thế Đấng đã khởi đầu làm việc lành trong đời sống con dân Chúa sẽ làm trọn cho con dân Ngài cách hiển vinh.
Ách tôi mọi cũng là ách nô lệ, là gánh nặng của sự tuân giữ Luật Pháp để thỏa điều kiện của Đức Chúa Trời về sự công chính. Phao-lô cho rằng phép cắt bì của người Ga-la-ti chỉ là một chấm nhỏ, không đáng chi đối với người Do-thái hay người ngoại lúc bấy giờ.
Vì thế, Phao-lô khuyên người Ga-la-ti hãy đứng vững. Đừng để sự sợ bị đoán phạt của những người cậy Luật Pháp đẩy họ trở về với những nghi thức đã được làm trọn bởi Đấng Christ, vì chẳng một người nào bởi sự tuân theo các nghi thức ấy có thể đạt được sự công chính của Đức Chúa Trời.
Lạy Chúa, con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô lập lại điều mình đã nói. Phép cắt bì nghe dường vô hại và còn có công dụng làm vơi đi sự cắn rứt của lương tâm của những ai đầy mặc cảm tội lỗi, nhưng thực ra nó lại gây một hậu quả tai hại hơn, thay vì đem người đó lại gần Chúa, lại khiến họ xa cách Ngài hơn.
“Này! Tôi là Phao-lô, nói với các anh chị em rằng, nếu các anh chị em chịu cắt bì, thì Đấng Christ không có ích lợi gì cho các anh chị em.
3 Vì tôi làm chứng nghịch lại mỗi một người chịu cắt bì rằng, người ấy là một người thiếu nợ để làm theo toàn bộ luật pháp.”
Phao-lô một lần nữa khẳng định tính cách vô ích của việc tuân giữ Luật Pháp và giá trị của ơn cứu rỗi trong Chúa Jesus. Người tin Chúa là người đã được buông tha khỏi ách nô lệ của Luật Pháp. Được tự do thật là điều Chúa Jesus đã làm cho người ấy khi Ngài gánh chịu hình phạt thay cho người có tới trên thập giá.
Tự do là điều con dân Chúa đang có và đang hưởng.
Luật Pháp đến bởi sự phân biệt thiện ác, đã khiến A-đam và Ê-va lẩn trốn Đức Chúa Trời, và cũng sẽ khiến kẻ cậy Luật Pháp chịu hậu quả tương tự. Giữ một điều thì phải giữ hết. Sự cậy vào Luật Pháp là con đường của thế gian, không phải là con đường của người tin Chúa mà Đấng Christ đã trả một giá rất cao để cho người ấy được tự do.
Lạy Chúa, con hiểu rằng người yếu đuối và dễ vấp phạm nhất lại là người cần Chúa nhất, nhưng người trật phần ân điển lại là người cậy Luật Pháp.
“Đấng Christ trở thành vô ích cho bất cứ ai trong các anh chị em cậy luật pháp để được xưng công chính; các anh chị em bị mất ân điển.”
“Mất ân điển” không phải là mất sự cứu rỗi nhưng nghĩa là khước từ ân điển cứu chuộc qua Chúa Jesus và rơi vào ách nô lệ của Luật Pháp. Nói cách khác là ly khai khỏi Đấng Christ, phủ nhận hoàn toàn ơn cứu rỗi của Ngài.
Đối với người tin Chúa, kể cả Phao-lô, vấn đề chủ yếu là “đức tin”
“Vì chúng ta bởi thần quyền mà chờ đợi niềm hy vọng của sự công chính bởi đức tin.”
Đây là một sự trông cậy như trong Hê-bơ-rơ 11:1, “Vả, đức tin là sự biết chắc vững vàng của những điều mình đương trông mong là bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy.” Sự trông cậy này không tùy thuộc vào khả năng hay việc làm của cá nhân mà nhận được, vì người trông cậy như thế không chắc mình có nhận được hay không. Đức tin “biết chắc vững vàng” là đức tin đẹp lòng Đức Chúa Trời, tin vào bản tính Đức Chúa Trời không thể nói dối.
Công chính chẳng những là điều trong hiện tại nhưng cũng là điều trong tương lai khi Chúa trở lại (I Giăng 3:2). Chính trong hy vọng đó mà con dân Chúa phải giữ đời sống thánh sạch khi còn sống trên trần gian nầy (I Giăng 3:3).
Lạy Chúa, con hiểu rằng người tín đồ thật, có đức tin thật nơi Chúa, có mối quan hệ mật thiết với Chúa, không phải tin Chúa theo bề ngoài.
“Vì trong Đức Chúa Jesus Christ, điều có giá trị, không phải là sự chịu cắt bì hoặc sự không chịu cắt bì, nhưng là đức tin được tác động bởi tình yêu.”
Thực chất của vấn đề tin Chúa không phải là vấn đề lễ nghi bên ngoài. Phao-lô không đả phá việc người Do-thái chịu phép cắt bì, nhưng ông nhấn mạnh về đức tin thật bên trong, thể hiện qua hành động yêu thương bên ngoài. Chịu cắt bì hay không chịu cắt bì, dù người Do-thái hay dân ngoại, điểm chung của người tin Chúa thật là đức tin và yêu thương. Đức tin thật thể hiện trong tình yêu thương.
Những nghi lễ và quy luật không bổ sung thêm gì vào điều Đấng Christ đã làm trọn. Đức tin chỉ thể hiện qua tình yêu thương, chứ chẳng qua sự tuân theo những điều Luật Pháp dạy bảo. Dưới Luật Pháp, hay bất cứ quy luật nào, tình yêu sẽ bị nghẹt ngòi, đức tin sẽ bị dập tắt. Đây chính là điều Phao-lô viết, rằng luật pháp không phải đồng một thứ với đức tin, và không đồng một thứ thì không trộn lẫn được.
Đức tin tăng trưởng nhờ tình yêu, còn Luật Pháp làm cho sợ hãi bị trừng phạt. Nếu một người sống dưới sự kiểm soát của Luật Pháp, thì động cơ thúc đẩy người ấy làm việc lành không phải là tình yêu. I Cô-rinh-tô 13 ghi lại có những người sẵn sàng hy sinh trên giàn hỏa thiêu nhưng thực sự không có tình yêu thương, họ bị thúc đẩy bởi luật pháp.
Lạy Chúa, con hiểu rằng, Sứ Đồ Phao-lô thường so sánh đời sống người tin Chúa với cuộc chạy đua.
“Các anh chị em chạy giỏi, ai đã ngăn trở các anh chị em, để các anh chị em không vâng theo lẽ thật? Sự xúi giục đó không phải đến từ Đấng gọi các anh chị em. Một ít men làm cho dậy cả đống bột. Trong Chúa, tôi đối với các anh chị em có lòng tin cậy này, là các anh chị em chắc không có ý khác; nhưng kẻ làm rối trí các anh chị em, bất luận người nào, sẽ chịu án phạt về điều đó.”
Chúa chính là Đấng đã khởi đầu kêu gọi người Ga-la-ti, do đó tiếng gọi họ trở về với Luật Pháp hẳn phải thuộc về những kẻ không đáng tin cậy. Chúa Jesus đã bày tỏ cho Phao-lô và bây giờ ông dùng những lời đó để chống lại những người cậy Luật Pháp vẫn còn đang hăng say hoạt động trong thân thể Đấng Christ ở Ga-la-ti.
Phao-lô nhắc nhở người Ga-la-ti rằng họ đã trung tín sống theo chân lý cho đến giờ phút này thì sao lại để kẻ giả hình khác thuyết phục để không làm theo lẽ thật. “Lẽ thật” hay trong câu này là Phúc Âm về Chúa Jesus mà Phao-lô rao giảng cho họ.
“Một ít men làm cho dậy cả đống bột” là những yếu tố nhỏ lúc đầu có thể tạo ảnh hưởng sâu rộng về sau, có lẽ Phao-lô muốn nói đến tà thuyết mà những người chủ trương Do-thái hóa đang gieo rắc trong Hội Thánh Ga-la-ti.
Sứ Đồ Phao-lô dựa vào Thánh Kinh Cựu Ước, kinh nghiệm bản thân và mạc khải Phúc Âm đến từ Chúa Jesus với lập luận đầy đủ, rõ ràng đã cho các tín hữu tại Ga-la-ti thấy sự sai lầm của những tà thuyết, những quy luật đó khiến tín hữu Ga-la-ti thôi chú nhìn vào Đấng Christ.
Sứ Đồ Phao-lô tin rằng, nếu người Ga-la-ti kiên quyết không theo những chủ trương sai lầm thì cho dù người quấy rối, gây chia rẽ là ai, người ấy sẽ phải gánh chịu hình phạt của Chúa.
Lạy Chúa, con hiểu rằng, có nhiều kẻ giả hình xuyên tạc sự giảng Tin Lành của Phao-lô: rằng ông nhìn nhận phép cắt bì là một yếu tố cần thiết của Tin Lành, nhưng ông phủ nhận điều này.
“Hỡi các anh chị em cùng Cha! Về phần tôi, nếu tôi còn giảng phép cắt bì, thì sao tôi còn bị bách hại nữa? Sự vấp phạm về thập tự giá chẳng phải đã chấm dứt rồi sao?
12 Tôi mong rằng, thà những kẻ gieo sự rối loạn trong các anh chị em, họ tự chặt mình!
Bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy Phao-lô không chủ trương như vậy là việc ông vẫn còn chịu bắt bớ. Nếu Phao-lô chủ trương dân ngoại phải chịu cắt bì, ông hẳn đã không gặp khó khăn với những người Do-thái khác vì phép cắt bì là niềm tự hào của họ. Phao-lô vẫn còn gặp khó khăn khi rao giảng Phúc Âm, điều nầy chứng tỏ ông không thể là người rao giảng điều gì ngược lại với điều ông rao giảng xưa nay.
“Tự chặt mình” nghĩa là tự cắt da thịt mình. Đây là từ Phao-lô dùng để gọi những người chủ trương phải chịu cắt bì mới được cứu mà ông gọi là “phép cắt bì giả” (Phi-líp 3:2). Theo Phao-lô, họ chỉ là những người ngu xuẩn tự cắt da thịt mình mà thôi.
Trong ân điển của Chúa Cứu Thế Jesus Christ.
A-men!
Hồng Liên