Ê-phê-sô 4:1-7 Con Dân Chúa Giữ Gìn Sự Hiệp Một của Hội Thánh, Tận Dụng Các Ơn để Gây Dựng Hội Thánh – Phần 1
Lạy Chúa là Cha Yêu Thương của con. Con xin dâng lời cảm tạ Chúa vì Ngài luôn hiện diện trong đời sống con. Mối tương giao mật thiết này thật đặc biệt, vì chính nơi đây con tìm thấy tình yêu thương chân thật, không bị hư mất bao giờ. Nguyện tình yêu thương Chúa luôn bao phủ con. Nguyện lòng con yêu mến Ngài như Ngài hằng yêu con.
Hôm nay con xin ghi lại sự hiểu biết của con trong Ê-phê-sô 4:1-7.
Lạy Chúa, con hiểu rằng, sự nghiêm túc tìm hiểu và tin cậy những giáo lý chân chính là nền tảng vững chắc để con dân Chúa thực hiện bổn phận mà Thiên Chúa giao phó.
“Vậy, tôi, người tù của Chúa, nài xin các anh chị em hãy bước đi một cách xứng đáng với tiếng gọi mà các anh chị em đã được gọi, với tất cả sự khiêm nhường và nhu mì, với sự nhẫn nại, chịu đựng lẫn nhau trong tình yêu, sốt sắng dùng sự ràng buộc của hòa bình mà giữ gìn sự hiệp một của Đấng Thần Linh.”
Phao-lô nhắc lại ông là người tù của Chúa nghĩa là ông không xấu hổ về xiềng xích của mình khi phải chịu khổ vì Tin Lành. Sau khi cho các tín hữu tại Ê-phê-sô biết về sự huyền nhiệm của Chúa và tình yêu thương của Đức Chúa Jesus, tức là mọi điều tốt lành mà Chúa đã ban cho họ, Phao-lô nài xin họ sống xứng đáng với sự kêu gọi của Ngài. Không phải là gửi quà an ủi, hoặc dùng khả năng của họ để giải thoát Phao-lô khỏi lao tù, nhưng hãy cố gắng làm tín hữu tốt và sống xứng đáng với sự kêu gọi do ân điển của Chúa.
Là con dân Chúa thì phải đáp ứng xứng đáng với tên gọi ấy. Con dân Chúa được gọi vào vương quốc của Đức Chúa Trời và vinh quang của Ngài, cho nên phải sống cách nào để xứng đáng được thừa hưởng vinh quang và vương quốc ấy.
Phao-lô đưa ra chỉ dẫn về cách sống mà con dân Chúa cần làm theo để xứng đáng với sự kêu gọi: với tất cả sự khiêm nhường, nhu mì, nhẫn nại, chịu đựng nhau trong tình yêu thương, liên kết nhau trong sự hoà thuận”. Một người không thể sống xứng đáng với sự kêu gọi nếu không trở thành người bạn trung thành với mọi tín hữu, cũng như biết thù ghét tội lỗi. Yêu thương là mạng lệnh của vương quốc Đấng Christ.
Biết hạ mình là biết khiêm nhường, dịu dàng, không chọc giận người khác cũng không dễ tức giận trước tánh xấu của họ. Nhẫn nại chịu đựng là chịu thiệt thòi không oán giận trả đũa. Bước đầu tiên để đoàn kết là hạ mình, không hạ mình thì không thể dịu dàng nhẫn nại, chịu đựng. Tánh kiêu căng phá vỡ hoà bình và gây ra đủ thứ tai họa, nhưng sự khiêm nhường và dịu dàng sẽ phục hồi và duy trì sự hòa thuận.
Sứ Đồ Phao-lô mô tả bản chất của sự hợp nhất là: “sự hiệp một của Đấng Thần Linh”. Sự hiệp một không nằm trong lý thuyết hoặc hình thức thờ phượng mà là sự đoàn kết của tấm lòng và tình cảm của con dân Chúa do Ngài nắn đúc, là một bông trái của thánh linh. Cố gắng hết sức để tránh không cãi vã. Có ai ghét hoặc khinh thường mình thì mình chẳng khinh ghét trả lại.
Sự hòa thuận là một sự liên kết nhiều người lại với nhau, khiến họ sống thân thiện. Ý hướng và hành xử hòa thuận liên kết tín hữu với nhau làm cho Hội Thánh vững mạnh, vì hòa thuận là sức mạnh của một tổ chức, giống như nhiều sợi chỉ nhỏ kết lại với nhau rất là khó đứt. Thế nhưng không nên kỳ vọng rằng mọi người đều có đồng quan điểm và tình cảm. Dù một bó đũa cột chung rất khó bị bẻ gãy, nhưng trong bó đũa ấy vẫn có nhiều cây dài ngắn khác nhau.
Lạy Chúa, con hiểu rằng các động lực thúc đẩy sự hợp nhất nầy là chỉ có chung một thân thể và một thần trí.
“Chỉ có một thân thể, một thần trí, như các anh chị em đã được gọi vào trong một sự trông cậy của sự kêu gọi các anh chị em. Chỉ có một Chúa, một đức tin, một phép báp-tem.”
Mỗi thân thể chỉ có một trái tim, nên mọi chi thể thuộc về thân thể đó phải lệ thuộc trái tim ấy. Hội Thánh chung là thân thể màu nhiệm của Đức Chúa Jesus Christ. Mọi con cái thật của Chúa làm thành thân thể ấy và được Đức Thánh Linh làm cho sống động. Con dân thuộc về Chúa thì được đồng một Đức Thánh Linh, do đó chỉ thuộc về một thân thể.
Mọi tín hữu đều được gọi đến với một hy vọng về sự sống vĩnh cửu, một hy vọng vào Đấng Christ, vì thế họ phải một lòng với nhau. “một Chúa” tức là Đấng Christ, đầu của Hội Thánh, mà mọi tín hữu phải vâng phục Ngài.
“Một đức tin” tức là Phúc Âm chứa đựng giáo lý của niềm tin Cơ-đốc, qua đó mọi tín hữu được cứu rỗi, “một phép báp-tem” là hành động xưng nhận đức tin của con dân Chúa qua phép báp-tem bằng nước nhân danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh; qua đó con dân Chúa bước vào một giao ước thánh, đồng hoá với Đức Chúa Jesus Christ.
Lạy Chúa, con hiểu rằng, Đức Chúa Trời là Đấng nhận tất cả tín hữu thật của Hội Thánh làm con cái Ngài, bằng một mối liên hệ đặc biệt.
“Chỉ có một Thiên Chúa và Cha của mọi sự; Đấng ở trên mọi sự, ở giữa mọi sự, và ở trong tất cả các anh chị em.”
Ngài là Cha của mọi người , mọi vật qua sự sáng tạo, và vì những sự toàn hảo vinh quang của bản thể Ngài, Ngài cai trị trên mọi tạo vật, đặc biệt là trên Hội Thánh, Ngài là trên cả mọi loài. Nhờ sự cung ứng và quyền tể trị của Ngài để mọi vật được sống và được giữ vững đúng chỗ. Bởi Đức Thánh Linh và ân điển đặc biệt, Ngài ngự trong mọi tín hữu là đền thờ của Ngài.
“Nhưng ân điển đã ban cho mỗi một người trong chúng ta theo lượng sự ban cho của Đấng Christ.”
Những thành viên trong Hội Thánh của Chúa có thể giống nhau về rất nhiều điều, nhưng họ khác nhau về một số điều. Đó là vì không phải mọi người đều nhận được ân điển bằng nhau. Mỗi người trong Đấng Christ đều được Chúa ban cho một số tặng phẩm của ân điển theo loại, hoặc mức độ, hay trình độ nào đó, để có thể giúp đỡ lẫn nhau.
Một số người hầu việc Chúa được ban ân điển hay lượng ân tứ nhiều hơn, nhưng điều ấy không nên là cớ gây ra sự ganh ghét đối với nhau. Bởi vì mọi ân điển và ân tứ đều đến từ Thiên Chúa, Ngài tạo chúng chỉ nhằm các mục đích tốt đẹp chung. Chúa biết năng lực và tính hiệu quả của từng người khi Ngài ban thứ tặng phẩm nào cho người đó để đạt đến ích lợi cao nhất cho Hội Thánh. Ấy là lý do con dân Chúa phải biết yêu thương nhau, vì mỗi người đều được ban cho ân điển không phải do tài năng của mình tạo ra.
Trong ân điển của Chúa Cứu Thế Jesus Christ.
A-men!
Ê-phê-sô 4:1-7 Con Dân Chúa Giữ Gìn Sự Hiệp Một của Hội Thánh, Tận Dụng Các Ơn để Gây Dựng Hội Thánh – Phần 1
Lạy Chúa là Cha Yêu Thương của con. Con xin dâng lời cảm tạ Chúa vì Ngài luôn hiện diện trong đời sống con. Mối tương giao mật thiết này thật đặc biệt, vì chính nơi đây con tìm thấy tình yêu thương chân thật, không bị hư mất bao giờ. Nguyện tình yêu thương Chúa luôn bao phủ con. Nguyện lòng con yêu mến Ngài như Ngài hằng yêu con.
Hôm nay con xin ghi lại sự hiểu biết của con trong Ê-phê-sô 4:1-7.
Lạy Chúa, con hiểu rằng, sự nghiêm túc tìm hiểu và tin cậy những giáo lý chân chính là nền tảng vững chắc để con dân Chúa thực hiện bổn phận mà Thiên Chúa giao phó.
“Vậy, tôi, người tù của Chúa, nài xin các anh chị em hãy bước đi một cách xứng đáng với tiếng gọi mà các anh chị em đã được gọi, với tất cả sự khiêm nhường và nhu mì, với sự nhẫn nại, chịu đựng lẫn nhau trong tình yêu, sốt sắng dùng sự ràng buộc của hòa bình mà giữ gìn sự hiệp một của Đấng Thần Linh.”
Phao-lô nhắc lại ông là người tù của Chúa nghĩa là ông không xấu hổ về xiềng xích của mình khi phải chịu khổ vì Tin Lành. Sau khi cho các tín hữu tại Ê-phê-sô biết về sự huyền nhiệm của Chúa và tình yêu thương của Đức Chúa Jesus, tức là mọi điều tốt lành mà Chúa đã ban cho họ, Phao-lô nài xin họ sống xứng đáng với sự kêu gọi của Ngài. Không phải là gửi quà an ủi, hoặc dùng khả năng của họ để giải thoát Phao-lô khỏi lao tù, nhưng hãy cố gắng làm tín hữu tốt và sống xứng đáng với sự kêu gọi do ân điển của Chúa.
Là con dân Chúa thì phải đáp ứng xứng đáng với tên gọi ấy. Con dân Chúa được gọi vào vương quốc của Đức Chúa Trời và vinh quang của Ngài, cho nên phải sống cách nào để xứng đáng được thừa hưởng vinh quang và vương quốc ấy.
Phao-lô đưa ra chỉ dẫn về cách sống mà con dân Chúa cần làm theo để xứng đáng với sự kêu gọi: với tất cả sự khiêm nhường, nhu mì, nhẫn nại, chịu đựng nhau trong tình yêu thương, liên kết nhau trong sự hoà thuận”. Một người không thể sống xứng đáng với sự kêu gọi nếu không trở thành người bạn trung thành với mọi tín hữu, cũng như biết thù ghét tội lỗi. Yêu thương là mạng lệnh của vương quốc Đấng Christ.
Biết hạ mình là biết khiêm nhường, dịu dàng, không chọc giận người khác cũng không dễ tức giận trước tánh xấu của họ. Nhẫn nại chịu đựng là chịu thiệt thòi không oán giận trả đũa. Bước đầu tiên để đoàn kết là hạ mình, không hạ mình thì không thể dịu dàng nhẫn nại, chịu đựng. Tánh kiêu căng phá vỡ hoà bình và gây ra đủ thứ tai họa, nhưng sự khiêm nhường và dịu dàng sẽ phục hồi và duy trì sự hòa thuận.
Sứ Đồ Phao-lô mô tả bản chất của sự hợp nhất là: “sự hiệp một của Đấng Thần Linh”. Sự hiệp một không nằm trong lý thuyết hoặc hình thức thờ phượng mà là sự đoàn kết của tấm lòng và tình cảm của con dân Chúa do Ngài nắn đúc, là một bông trái của thánh linh. Cố gắng hết sức để tránh không cãi vã. Có ai ghét hoặc khinh thường mình thì mình chẳng khinh ghét trả lại.
Sự hòa thuận là một sự liên kết nhiều người lại với nhau, khiến họ sống thân thiện. Ý hướng và hành xử hòa thuận liên kết tín hữu với nhau làm cho Hội Thánh vững mạnh, vì hòa thuận là sức mạnh của một tổ chức, giống như nhiều sợi chỉ nhỏ kết lại với nhau rất là khó đứt. Thế nhưng không nên kỳ vọng rằng mọi người đều có đồng quan điểm và tình cảm. Dù một bó đũa cột chung rất khó bị bẻ gãy, nhưng trong bó đũa ấy vẫn có nhiều cây dài ngắn khác nhau.
Lạy Chúa, con hiểu rằng các động lực thúc đẩy sự hợp nhất nầy là chỉ có chung một thân thể và một thần trí.
“Chỉ có một thân thể, một thần trí, như các anh chị em đã được gọi vào trong một sự trông cậy của sự kêu gọi các anh chị em. Chỉ có một Chúa, một đức tin, một phép báp-tem.”
Mỗi thân thể chỉ có một trái tim, nên mọi chi thể thuộc về thân thể đó phải lệ thuộc trái tim ấy. Hội Thánh chung là thân thể màu nhiệm của Đức Chúa Jesus Christ. Mọi con cái thật của Chúa làm thành thân thể ấy và được Đức Thánh Linh làm cho sống động. Con dân thuộc về Chúa thì được đồng một Đức Thánh Linh, do đó chỉ thuộc về một thân thể.
Mọi tín hữu đều được gọi đến với một hy vọng về sự sống vĩnh cửu, một hy vọng vào Đấng Christ, vì thế họ phải một lòng với nhau. “một Chúa” tức là Đấng Christ, đầu của Hội Thánh, mà mọi tín hữu phải vâng phục Ngài.
“Một đức tin” tức là Phúc Âm chứa đựng giáo lý của niềm tin Cơ-đốc, qua đó mọi tín hữu được cứu rỗi, “một phép báp-tem” là hành động xưng nhận đức tin của con dân Chúa qua phép báp-tem bằng nước nhân danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh; qua đó con dân Chúa bước vào một giao ước thánh, đồng hoá với Đức Chúa Jesus Christ.
Lạy Chúa, con hiểu rằng, Đức Chúa Trời là Đấng nhận tất cả tín hữu thật của Hội Thánh làm con cái Ngài, bằng một mối liên hệ đặc biệt.
“Chỉ có một Thiên Chúa và Cha của mọi sự; Đấng ở trên mọi sự, ở giữa mọi sự, và ở trong tất cả các anh chị em.”
Ngài là Cha của mọi người , mọi vật qua sự sáng tạo, và vì những sự toàn hảo vinh quang của bản thể Ngài, Ngài cai trị trên mọi tạo vật, đặc biệt là trên Hội Thánh, Ngài là trên cả mọi loài. Nhờ sự cung ứng và quyền tể trị của Ngài để mọi vật được sống và được giữ vững đúng chỗ. Bởi Đức Thánh Linh và ân điển đặc biệt, Ngài ngự trong mọi tín hữu là đền thờ của Ngài.
“Nhưng ân điển đã ban cho mỗi một người trong chúng ta theo lượng sự ban cho của Đấng Christ.”
Những thành viên trong Hội Thánh của Chúa có thể giống nhau về rất nhiều điều, nhưng họ khác nhau về một số điều. Đó là vì không phải mọi người đều nhận được ân điển bằng nhau. Mỗi người trong Đấng Christ đều được Chúa ban cho một số tặng phẩm của ân điển theo loại, hoặc mức độ, hay trình độ nào đó, để có thể giúp đỡ lẫn nhau.
Một số người hầu việc Chúa được ban ân điển hay lượng ân tứ nhiều hơn, nhưng điều ấy không nên là cớ gây ra sự ganh ghét đối với nhau. Bởi vì mọi ân điển và ân tứ đều đến từ Thiên Chúa, Ngài tạo chúng chỉ nhằm các mục đích tốt đẹp chung. Chúa biết năng lực và tính hiệu quả của từng người khi Ngài ban thứ tặng phẩm nào cho người đó để đạt đến ích lợi cao nhất cho Hội Thánh. Ấy là lý do con dân Chúa phải biết yêu thương nhau, vì mỗi người đều được ban cho ân điển không phải do tài năng của mình tạo ra.
Trong ân điển của Chúa Cứu Thế Jesus Christ.
A-men!
Hồng Liên