I Cô-rinh-tô 12:1-11 Sự Ban Cho của Đấng Thần Linh
Lạy Chúa là Cha Yêu Thương của con. Con cảm tạ ơn Chúa đã đưa sứ giả của Chúa, là cô chú Tim, đến để lắng nghe, chăm sóc, khuyên bảo và gợi ý cho con về những việc con cần làm để có thể đứng vững giữa thời kỳ nhiều Hội Thánh của Chúa đang suy đồi, lũng bại. Vì quyền lợi và tham vọng mà những người lãnh đạo Hội Thánh đã lơ là sứ mệnh truyền rao Tin Lành cho những người đã tin, đang tin và chưa tin Chúa. Con dân Chúa bị đói kém về mặt thuộc linh và rơi vào vòng luẩn quẩn vì những sự phe phái chia rẽ trong Hội Thánh. Nhờ sự thấu hiểu mà cô chú Tim đã vạch ra cho con một chương trình mà con có thể bồi dưỡng thêm Lời Chúa qua sự nhóm họp từ ngay trong gia đình con. Con đã làm và kết quả mỹ mãn vượt qua sức tưởng tượng của con. Tâm linh con như được làm mới lại, sự háo hức dâng tràn khi con có thể tự dẫn dắt hai con của con đi vào trong Lời Chúa một cách sốt sắng. Hai em nhỏ đã hưởng ứng cách sôi nổi thậm chí rất là vui suốt thời gian gia đình nhóm họp. Nguyện Chúa, Ngài tiếp tục ở cùng và ban phước trên sự nhóm họp của gia đình con. Nguyện Chúa, Ngài thêm sức và bảo vệ cô chú Tim để cô chú tiếp tục hoàn thành công việc mà Chúa giao phó.
Hôm nay con xin ghi lại sự hiểu biết của con trong I Cô-rinh-tô 12:1-11.
Lạy Chúa, con hiểu rằng, vì có sự phân rẽ trong Hội Thánh Cô-rinh-tô, Sứ Đồ Phao-lô nhấn mạnh về sự hiệp một của Hội Thánh và đưa ra một số ràng buộc trong sự hiệp một, sự ban cho và sự trưởng thành. Một trong những dấu hiệu của một đời sống trưởng thành đó là sự hiểu biết và đánh giá cao thân thể của mình. Có sự song song trong đời sống thuộc linh. Khi trưởng thành trong Đấng Christ, con dân Chúa có được hiểu biết tốt hơn về Hội Thánh, thân thể của Đấng Christ.
Phao-lô đối chiếu nét tương phản khi một người còn xa cách không biết chân lý về Chúa với kinh nghiệm hiện tại là Cơ Đốc Nhân. Người ấy đã thờ lạy thần tượng hư không, nhưng bây giờ họ thuộc về Đức Chúa Trời hằng sống. Hình tượng không bao giờ nói chuyện với người ấy, nhưng Đức Chúa Trời trò chuyện với người ấy qua Đức Thánh Linh, và Ngài cũng trò chuyện qua người ấy trong ân tứ nói tiên tri. Khi còn ở tình trạng hư mất, người ấy thuộc dưới quyền sai khiến của ma quỷ và bị lầm lạc, nhưng giờ đây thánh linh của Đức Chúa Trời sống trong người ấy và điều hướng người ấy.
Chỉ bởi sự cảm động của Đức Thánh Linh, con người mới có thể thật lòng thưa rằng Chúa Jesus Christ là Chúa. Chúa Jesus Christ thực sự là Chúa, thì phải có sự hiệp một trong Hội Thánh. Sự chia rẽ và bất hoà giữa vòng con dân Đức Chúa Trời chỉ làm suy yếu lời chứng về sự hiệp một của họ đối với thế gian hư mất.
Lạy Chúa, con hiểu rằng, chúng con tuỳ thuộc vào cùng một Đức Chúa Trời. Có một ý niệm chính về Ba Ngôi ở đây: Một Thánh Linh, một Chúa, một Đức Chúa Trời. Có thể cá nhân chúng con có những ơn tứ khác nhau, chức vụ khác nhau, và cách làm việc khác nhau, nhưng “vì chính Đức Chúa Trời cảm động lòng anh em vừa muốn vừa làm theo ý tốt Ngài”. Nguồn của ân tứ là Đức Chúa Trời, phạm vi điều hành ơn tứ đến từ Đức Chúa Trời. Vậy thì tại sao lại tôn vinh con người? Tại sao tranh cạnh nhau? Ân tứ được ban cho để làm ích lợi toàn Hội Thánh. Chúng không dành cho niềm vui cá nhân, nhưng dành cho mọi người. Tín hữu Cô-rinh-tô đặc biệt cần đến lời nhắc nhở này, vì họ đang dùng các ân tứ thuộc linh cách vị kỷ nhằm tự tôn vinh mình và không làm phát triển Hội Thánh. Khi nhận lãnh ân tứ với lòng khiêm nhường, con dân Chúa sử dụng những ân tứ ấy để thúc đẩy sự hoà thuận, và điều này gây dựng toàn Hội Thánh.
Lạy Chúa, con hiểu rằng, giáo sư (cũng gọi là thầy dạy đạo) hướng dẫn những người tin đạo hiểu biết lẽ đạo về nếp sống Cơ Đốc. Họ dùng lời Thánh Kinh và những lời dạy của sứ đồ để dạy dỗ con dân Chúa. Không giống người nói tiên tri, họ không nhận sứ điệp trực tiếp nơi Đức Thánh Linh, mặc dầu Đức Thánh Linh giúp họ trong việc giảng dạy. Thánh Kinh cho con biết rằng đây cũng là sự kêu gọi quan trọng. Người giảng Phúc Âm tập trung chia sẻ tin mừng cứu rỗi cho tội nhân hư mất.
Người hầu việc Chúa nên làm việc như người giảng Phúc Âm và chinh phục linh hồn tội nhân, ngoài ra cũng có một số người được ơn kêu gọi đặc biệt cho công tác rao giảng.
Lạy Chúa, con hiểu rằng, ban cho và bày tỏ lòng thương xót liên quan đến việc chia sớt vật chất cho người có nhu cầu, cũng như giúp các tôi tớ của Đức Chúa Trời trong chức vụ. Ân tứ đức tin có liên quan đến việc tin cậy Đức Chúa Trời về mọi điều Ngài muốn hoàn thành trong sứ mạng của Hội Thánh mà Ngài dẫn dắt và chu cấp. Ân tứ phân biệt các thần thật là quan trọng trong Hội Thánh đầu tiên, vì quỷ Sa-tan ra sức giả mạo công việc và Lời của Đức Chúa Trời. Ngày nay, Đức Thánh Linh dùng lời Thánh Kinh đã được viết ra để con dân Chúa phân biệt. Vì không có tiên tri nào trong Hội Thánh ngày nay, con dân Chúa không cần băn khoăn về những tiên tri giả, nhưng chúng ta phải coi chừng các giáo sư giả.
Trong ân điển của Chúa Cứu Thế Jesus Christ.
A-men!
I Cô-rinh-tô 12:1-11 Sự Ban Cho của Đấng Thần Linh
Lạy Chúa là Cha Yêu Thương của con. Con cảm tạ ơn Chúa đã đưa sứ giả của Chúa, là cô chú Tim, đến để lắng nghe, chăm sóc, khuyên bảo và gợi ý cho con về những việc con cần làm để có thể đứng vững giữa thời kỳ nhiều Hội Thánh của Chúa đang suy đồi, lũng bại. Vì quyền lợi và tham vọng mà những người lãnh đạo Hội Thánh đã lơ là sứ mệnh truyền rao Tin Lành cho những người đã tin, đang tin và chưa tin Chúa. Con dân Chúa bị đói kém về mặt thuộc linh và rơi vào vòng luẩn quẩn vì những sự phe phái chia rẽ trong Hội Thánh. Nhờ sự thấu hiểu mà cô chú Tim đã vạch ra cho con một chương trình mà con có thể bồi dưỡng thêm Lời Chúa qua sự nhóm họp từ ngay trong gia đình con. Con đã làm và kết quả mỹ mãn vượt qua sức tưởng tượng của con. Tâm linh con như được làm mới lại, sự háo hức dâng tràn khi con có thể tự dẫn dắt hai con của con đi vào trong Lời Chúa một cách sốt sắng. Hai em nhỏ đã hưởng ứng cách sôi nổi thậm chí rất là vui suốt thời gian gia đình nhóm họp. Nguyện Chúa, Ngài tiếp tục ở cùng và ban phước trên sự nhóm họp của gia đình con. Nguyện Chúa, Ngài thêm sức và bảo vệ cô chú Tim để cô chú tiếp tục hoàn thành công việc mà Chúa giao phó.
Hôm nay con xin ghi lại sự hiểu biết của con trong I Cô-rinh-tô 12:1-11.
Lạy Chúa, con hiểu rằng, vì có sự phân rẽ trong Hội Thánh Cô-rinh-tô, Sứ Đồ Phao-lô nhấn mạnh về sự hiệp một của Hội Thánh và đưa ra một số ràng buộc trong sự hiệp một, sự ban cho và sự trưởng thành. Một trong những dấu hiệu của một đời sống trưởng thành đó là sự hiểu biết và đánh giá cao thân thể của mình. Có sự song song trong đời sống thuộc linh. Khi trưởng thành trong Đấng Christ, con dân Chúa có được hiểu biết tốt hơn về Hội Thánh, thân thể của Đấng Christ.
Phao-lô đối chiếu nét tương phản khi một người còn xa cách không biết chân lý về Chúa với kinh nghiệm hiện tại là Cơ Đốc Nhân. Người ấy đã thờ lạy thần tượng hư không, nhưng bây giờ họ thuộc về Đức Chúa Trời hằng sống. Hình tượng không bao giờ nói chuyện với người ấy, nhưng Đức Chúa Trời trò chuyện với người ấy qua Đức Thánh Linh, và Ngài cũng trò chuyện qua người ấy trong ân tứ nói tiên tri. Khi còn ở tình trạng hư mất, người ấy thuộc dưới quyền sai khiến của ma quỷ và bị lầm lạc, nhưng giờ đây thánh linh của Đức Chúa Trời sống trong người ấy và điều hướng người ấy.
Chỉ bởi sự cảm động của Đức Thánh Linh, con người mới có thể thật lòng thưa rằng Chúa Jesus Christ là Chúa. Chúa Jesus Christ thực sự là Chúa, thì phải có sự hiệp một trong Hội Thánh. Sự chia rẽ và bất hoà giữa vòng con dân Đức Chúa Trời chỉ làm suy yếu lời chứng về sự hiệp một của họ đối với thế gian hư mất.
Lạy Chúa, con hiểu rằng, chúng con tuỳ thuộc vào cùng một Đức Chúa Trời. Có một ý niệm chính về Ba Ngôi ở đây: Một Thánh Linh, một Chúa, một Đức Chúa Trời. Có thể cá nhân chúng con có những ơn tứ khác nhau, chức vụ khác nhau, và cách làm việc khác nhau, nhưng “vì chính Đức Chúa Trời cảm động lòng anh em vừa muốn vừa làm theo ý tốt Ngài”. Nguồn của ân tứ là Đức Chúa Trời, phạm vi điều hành ơn tứ đến từ Đức Chúa Trời. Vậy thì tại sao lại tôn vinh con người? Tại sao tranh cạnh nhau? Ân tứ được ban cho để làm ích lợi toàn Hội Thánh. Chúng không dành cho niềm vui cá nhân, nhưng dành cho mọi người. Tín hữu Cô-rinh-tô đặc biệt cần đến lời nhắc nhở này, vì họ đang dùng các ân tứ thuộc linh cách vị kỷ nhằm tự tôn vinh mình và không làm phát triển Hội Thánh. Khi nhận lãnh ân tứ với lòng khiêm nhường, con dân Chúa sử dụng những ân tứ ấy để thúc đẩy sự hoà thuận, và điều này gây dựng toàn Hội Thánh.
Lạy Chúa, con hiểu rằng, giáo sư (cũng gọi là thầy dạy đạo) hướng dẫn những người tin đạo hiểu biết lẽ đạo về nếp sống Cơ Đốc. Họ dùng lời Thánh Kinh và những lời dạy của sứ đồ để dạy dỗ con dân Chúa. Không giống người nói tiên tri, họ không nhận sứ điệp trực tiếp nơi Đức Thánh Linh, mặc dầu Đức Thánh Linh giúp họ trong việc giảng dạy. Thánh Kinh cho con biết rằng đây cũng là sự kêu gọi quan trọng. Người giảng Phúc Âm tập trung chia sẻ tin mừng cứu rỗi cho tội nhân hư mất.
Người hầu việc Chúa nên làm việc như người giảng Phúc Âm và chinh phục linh hồn tội nhân, ngoài ra cũng có một số người được ơn kêu gọi đặc biệt cho công tác rao giảng.
Lạy Chúa, con hiểu rằng, ban cho và bày tỏ lòng thương xót liên quan đến việc chia sớt vật chất cho người có nhu cầu, cũng như giúp các tôi tớ của Đức Chúa Trời trong chức vụ. Ân tứ đức tin có liên quan đến việc tin cậy Đức Chúa Trời về mọi điều Ngài muốn hoàn thành trong sứ mạng của Hội Thánh mà Ngài dẫn dắt và chu cấp. Ân tứ phân biệt các thần thật là quan trọng trong Hội Thánh đầu tiên, vì quỷ Sa-tan ra sức giả mạo công việc và Lời của Đức Chúa Trời. Ngày nay, Đức Thánh Linh dùng lời Thánh Kinh đã được viết ra để con dân Chúa phân biệt. Vì không có tiên tri nào trong Hội Thánh ngày nay, con dân Chúa không cần băn khoăn về những tiên tri giả, nhưng chúng ta phải coi chừng các giáo sư giả.
Trong ân điển của Chúa Cứu Thế Jesus Christ.
A-men!
Hồng Liên
23/05/2023