I Cô-rinh-tô 16:1-11 Sự Quyên Góp Trong Hội Thánh - Các Dự Định của Phao-lô
Lạy Chúa là Cha Yêu Thương của con. Con dâng lời cảm tạ và trình dâng mọi nan đề lên Chúa. Dưới bóng cánh yêu thương của Ngài, con được an ủi và chở che. Nguyện Ngài tiếp tục ban sự khôn sáng và dẫn dắt con qua những khó khăn thử thách. Trong mọi sự con đều trông đợi sự hướng dẫn của Ngài và lắng nghe tiếng Ngài.
Hôm nay con xin ghi lại sự hiểu biết của con trong I Cô-rinh-tô 16:1-11.
Lạy Chúa, con hiểu rằng một trong những sứ mạng quan trọng nhất của Sứ Đồ Phao-lô là gom góp của dâng để giúp những tín hữu nghèo khó tại thành Giê-ru-sa-lem. Ông muốn đạt được một số mục đích trong việc dâng hiến này. Phao-lô không chỉ rao giảng Phúc Âm, nhưng ông cũng cố gắng giúp đỡ những người có nhu cầu về vật chất nữa.
Nhiều người trong số các tín hữu đã đến thăm Giê-ru-sa-lem vào ngày Lễ Ngũ Tuần nghe Lời Chúa và được cứu. Họ là những người xa lạ, không có việc làm, và Hội Thánh phải săn sóc họ. Trong những ngày đầu của Hội Thánh, các thân hữu chia sẻ với nhau cách vui vẻ nhưng nguồn dự trữ của họ có hạn, sự tương trợ được gởi đến lúc ấy không thể kéo dài cho một thời gian quá lâu.
Ngoài việc giữ lời hứa và thỏa đáp nhu cầu to lớn, động cơ lớn nhất của Phao-lô trong việc thu góp của dâng là để giúp đỡ các tín hữu Do-thái và ngoại bang hiệp làm một lại với nhau. Phao-lô là giáo sĩ cho dân ngoại, và điều này gây bực tức cho một số tín hữu Do-thái. Phao-lô hy vọng qua việc thể hiện lòng yêu thương của dân ngoại sẽ giúp hàn gắn sự đổ vỡ và xây dựng sự tương giao giữa các Hội Thánh.
Lạy Chúa, con hiểu rằng ban cho là hành động thờ phượng. Mỗi thành viên đến nhóm lại góp phần mình dành dụm trong tuần đó. Con dân Chúa trong Hội Thánh phải nhớ rằng của dâng phải là “Những của lễ thiêng liêng” dâng lên Chúa.
Ban cho phải có kế hoạch. Mỗi tín hữu để riêng của dâng ra tại nhà và mang đến với Hội Thánh vào ngày nhóm lại. Phao-lô không muốn phải tốn thì giờ để thâu các của gom góp khi ông đến Cô-rinh-tô. Ông muốn toàn bộ sự đóng góp phải sẵn sàng. Nếu các con cái Chúa của Hội Thánh ngày nay có kế hoạch trước trong việc dâng hiến như họ đang quản lý các vấn đề tài chánh khác, thì công việc của Chúa sẽ không bị khó khăn như thỉnh thoảng gặp phải.
Ban cho thuộc về cá nhân riêng tư của mỗi người. Phao-lô mong mỏi mỗi người dự phần dâng hiến, người giàu cũng như kẻ nghèo. Bất cứ ai có thu nhập đều có bổn phận chia sớt và giúp đỡ người có nhu cầu. Ông muốn tất cả đều được phước.
Ban cho phải tương xứng. “Tuỳ theo khả năng Chúa cho từng người”, tín hữu có nhiều nên ban cho nhiều. Các tín hữu Do-thái trong Hội Thánh có thói quen dâng phần mười, nhưng Phao-lô không đề cập đến bất kỳ phần dâng đặc biệt nào. Khi Chúa ban cho người nào nhiều hơn, người ấy nên có kế hoạch dâng nhiều hơn.
Phao-lô nói rõ rằng sự ban cho của Cơ-đốc nhân là một phước hạnh, sự tuôn trào ơn phước của Đức Chúa Trời trong đời sống người đó và đó không phải là kết quả của sự thúc đẩy hoặc ép buộc. Nếu con dân Chúa cảm biết ân điển của Đức Chúa Trời rời rộng, con dân Chúa sẽ mong muốn bày tỏ ra ân điển ấy bằng cách chia sẻ cho người khác.
Tiền bạc phải được quản lý cách thành thật. Mọi chức vụ phải có hiệu quả trong các vấn đề tài chánh. Phao-lô khuyến khích các Hội Thánh dự phần trong việc dâng hiến và chọn những đại diện đáng tin cậy để giúp đỡ việc quản lý tiền bạc. Phao-lô nêu tên các cá nhân giúp đỡ ông cách riêng tư. Giáo lý và bổn phận phải đi đôi với nhau, sự thờ phượng và việc làm cũng vậy. Sự ban cho “không ra vô ích” vì Chúa là Đấng Sống. Chính quyền phép sự sống lại của Ngài thúc giục con dân Ngài ban cho và phục vụ.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô cẩn thận sử dụng thì giờ giống như ông sử dụng tiền bạc. Phao-lô thông báo cho bạn bè của ông tại Cô-rinh-tô về kế hoạch cho chuyến đi và chức vụ của ông trong tương lai. Kế hoạch của ông phải đến xứ Ma-xê-đoan để có dịp tiện thi hành chức vụ. Toàn bộ kế hoạch đều tùy thuộc vào sự dẫn dắt thích hợp của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, nhiều trường hợp buộc Phao-lô phải sửa lại kế hoạch của ông.
Con dân chân thật của Chúa dùng lẽ phải, cầu nguyện, nghiên cứu tình hình và tìm cách tốt nhất để có thể quyết định theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Thiên Chúa ban cho con dân Ngài tâm trí và suy nghĩ, nhưng Ngài không muốn con dân Ngài chỉ dựa vào lập luận riêng. Con dân Chúa phải cầu nguyện, suy ngẫm Lời Chúa, và tìm kiếm sự góp ý của anh chị em cùng cha.
Con dân Chúa cần lưu ý vấn đề tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời. Người thì quá sợ phạm sai lầm đến nỗi không dám quyết định điều gì cả. Người khác thì quyết định hấp tấp và vội vã thực hiện, không để thì giờ chờ đợi Chúa. Sau khi đã làm tất cả những gì có thể làm để định rõ sự dẫn dắt của Chúa, con dân Chúa phải quyết định và hành động, và để phần còn lại cho Chúa. Nếu sự quyết định ấy đi ra ngoài ý muốn của Ngài trong chừng mực nào đó, Ngài sẽ hành động để cuối cùng con dân Ngài sẽ đi theo hướng dẫn của Ngài. Điều quan trọng đó là con dân Chúa thành thật muốn làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Ngài hướng dẫn con dân Ngài “vì cớ danh Ngài” nên Ngài không để con dân Ngài đi lạc đường.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô đã mở cánh cửa chức vụ tại Ê-phê-sô, và đây là điều quan trọng đối với ông. Ông muốn chinh phục những linh hồn hư mất tại Ê-phê-sô. Phao-lô là người thực tế, ông thấy cả dịp tiện lẫn ngăn trở. Đức Chúa Trời đã mở cánh cửa lớn cho công việc hiệu quả nên Phao-lô muốn nắm lấy dịp tiện trong khi dịp tiện vẫn còn ở đó. Điều này nhắc nhở chúng con rằng: Khi biết điều phải làm, chúng con phải thực hiện và không được chậm trễ trước khi cơ hội biến mất và không bao giờ trở lại. Con dân Chúa nên tận dụng mọi dịp tiện để kết quả cho Chúa.
Mặt khác, tiền bạc và dịp tiện không có giá trị gì nếu không có con người. Tài sản quý giá nhất của Hội Thánh là con người. Chúa Jesus không cho môn đệ Ngài tiền bạc, nhưng Ngài dành ba năm huấn luyện họ cho sự hầu việc, vì vậy họ có thể chiếm lĩnh mọi dịp tiện Ngài ban cho. Nếu con người được chuẩn bị, thì Đức Chúa Trời sẽ cung cấp cả tiền bạc lẫn dịp tiện để công việc của Ngài được thành tựu.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Ti-mô-thê cùng với Tít, là một trong những người giúp đỡ đặc biệt của Phao-lô, họ thường được sai đến những nơi khó khăn nhất. Ti-mô-thê đã lớn lên trong một gia đình tin kính Chúa nhưng chính Phao-lô là người hướng dẫn ông đến với Đấng Christ. Phao-lô thường nhắc đến Ti-mô-thê như là “đứa con đức tin của ông”. Ti-mô-thê học được nhiều bài học quý giá và lớn lên trong đời sống Cơ Đốc cũng như trong sự hầu việc Chúa. Cuối cùng, Ti-mô-thê thay thế chức vụ của Phao-lô tại thành Ê-phê-sô, một nơi khó khăn nhất cho sự hầu việc Chúa. Có lúc Ti-mô-thê muốn rời bỏ Ê-phê-sô, nhưng Phao-lô khích lệ ông ở lại.
Lời khuyên của Phao-lô gởi cho người Cô-rinh-tô rằng Ti-mô-thê đang có nan đề về xúc cảm và sức khỏe. Ti-mô-thê cần nhiều lời khích lệ từ phía anh chị em. Điểm quan trọng đó là người đang hầu việc Đức Chúa Trời và làm việc với tôi tớ của Ngài. Hội Thánh không nên mong mỏi mọi người hầu việc Đức Chúa Trời trở thành sứ đồ như Phao-lô. Những người trẻ tuổi bắt đầu hầu việc Chúa có nhiều khả năng, và Hội Thánh nên khuyến khích động viên họ, “Nên chớ có ai khinh người”.
Trong ân điển của Chúa Cứu Thế Jesus Christ. A-men!
I Cô-rinh-tô 16:1-11 Sự Quyên Góp Trong Hội Thánh - Các Dự Định của Phao-lô
Lạy Chúa là Cha Yêu Thương của con. Con dâng lời cảm tạ và trình dâng mọi nan đề lên Chúa. Dưới bóng cánh yêu thương của Ngài, con được an ủi và chở che. Nguyện Ngài tiếp tục ban sự khôn sáng và dẫn dắt con qua những khó khăn thử thách. Trong mọi sự con đều trông đợi sự hướng dẫn của Ngài và lắng nghe tiếng Ngài.
Hôm nay con xin ghi lại sự hiểu biết của con trong I Cô-rinh-tô 16:1-11.
Lạy Chúa, con hiểu rằng một trong những sứ mạng quan trọng nhất của Sứ Đồ Phao-lô là gom góp của dâng để giúp những tín hữu nghèo khó tại thành Giê-ru-sa-lem. Ông muốn đạt được một số mục đích trong việc dâng hiến này. Phao-lô không chỉ rao giảng Phúc Âm, nhưng ông cũng cố gắng giúp đỡ những người có nhu cầu về vật chất nữa.
Nhiều người trong số các tín hữu đã đến thăm Giê-ru-sa-lem vào ngày Lễ Ngũ Tuần nghe Lời Chúa và được cứu. Họ là những người xa lạ, không có việc làm, và Hội Thánh phải săn sóc họ. Trong những ngày đầu của Hội Thánh, các thân hữu chia sẻ với nhau cách vui vẻ nhưng nguồn dự trữ của họ có hạn, sự tương trợ được gởi đến lúc ấy không thể kéo dài cho một thời gian quá lâu.
Ngoài việc giữ lời hứa và thỏa đáp nhu cầu to lớn, động cơ lớn nhất của Phao-lô trong việc thu góp của dâng là để giúp đỡ các tín hữu Do-thái và ngoại bang hiệp làm một lại với nhau. Phao-lô là giáo sĩ cho dân ngoại, và điều này gây bực tức cho một số tín hữu Do-thái. Phao-lô hy vọng qua việc thể hiện lòng yêu thương của dân ngoại sẽ giúp hàn gắn sự đổ vỡ và xây dựng sự tương giao giữa các Hội Thánh.
Lạy Chúa, con hiểu rằng ban cho là hành động thờ phượng. Mỗi thành viên đến nhóm lại góp phần mình dành dụm trong tuần đó. Con dân Chúa trong Hội Thánh phải nhớ rằng của dâng phải là “Những của lễ thiêng liêng” dâng lên Chúa.
Ban cho phải có kế hoạch. Mỗi tín hữu để riêng của dâng ra tại nhà và mang đến với Hội Thánh vào ngày nhóm lại. Phao-lô không muốn phải tốn thì giờ để thâu các của gom góp khi ông đến Cô-rinh-tô. Ông muốn toàn bộ sự đóng góp phải sẵn sàng. Nếu các con cái Chúa của Hội Thánh ngày nay có kế hoạch trước trong việc dâng hiến như họ đang quản lý các vấn đề tài chánh khác, thì công việc của Chúa sẽ không bị khó khăn như thỉnh thoảng gặp phải.
Ban cho thuộc về cá nhân riêng tư của mỗi người. Phao-lô mong mỏi mỗi người dự phần dâng hiến, người giàu cũng như kẻ nghèo. Bất cứ ai có thu nhập đều có bổn phận chia sớt và giúp đỡ người có nhu cầu. Ông muốn tất cả đều được phước.
Ban cho phải tương xứng. “Tuỳ theo khả năng Chúa cho từng người”, tín hữu có nhiều nên ban cho nhiều. Các tín hữu Do-thái trong Hội Thánh có thói quen dâng phần mười, nhưng Phao-lô không đề cập đến bất kỳ phần dâng đặc biệt nào. Khi Chúa ban cho người nào nhiều hơn, người ấy nên có kế hoạch dâng nhiều hơn.
Phao-lô nói rõ rằng sự ban cho của Cơ-đốc nhân là một phước hạnh, sự tuôn trào ơn phước của Đức Chúa Trời trong đời sống người đó và đó không phải là kết quả của sự thúc đẩy hoặc ép buộc. Nếu con dân Chúa cảm biết ân điển của Đức Chúa Trời rời rộng, con dân Chúa sẽ mong muốn bày tỏ ra ân điển ấy bằng cách chia sẻ cho người khác.
Tiền bạc phải được quản lý cách thành thật. Mọi chức vụ phải có hiệu quả trong các vấn đề tài chánh. Phao-lô khuyến khích các Hội Thánh dự phần trong việc dâng hiến và chọn những đại diện đáng tin cậy để giúp đỡ việc quản lý tiền bạc. Phao-lô nêu tên các cá nhân giúp đỡ ông cách riêng tư. Giáo lý và bổn phận phải đi đôi với nhau, sự thờ phượng và việc làm cũng vậy. Sự ban cho “không ra vô ích” vì Chúa là Đấng Sống. Chính quyền phép sự sống lại của Ngài thúc giục con dân Ngài ban cho và phục vụ.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô cẩn thận sử dụng thì giờ giống như ông sử dụng tiền bạc. Phao-lô thông báo cho bạn bè của ông tại Cô-rinh-tô về kế hoạch cho chuyến đi và chức vụ của ông trong tương lai. Kế hoạch của ông phải đến xứ Ma-xê-đoan để có dịp tiện thi hành chức vụ. Toàn bộ kế hoạch đều tùy thuộc vào sự dẫn dắt thích hợp của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, nhiều trường hợp buộc Phao-lô phải sửa lại kế hoạch của ông.
Con dân chân thật của Chúa dùng lẽ phải, cầu nguyện, nghiên cứu tình hình và tìm cách tốt nhất để có thể quyết định theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Thiên Chúa ban cho con dân Ngài tâm trí và suy nghĩ, nhưng Ngài không muốn con dân Ngài chỉ dựa vào lập luận riêng. Con dân Chúa phải cầu nguyện, suy ngẫm Lời Chúa, và tìm kiếm sự góp ý của anh chị em cùng cha.
Con dân Chúa cần lưu ý vấn đề tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời. Người thì quá sợ phạm sai lầm đến nỗi không dám quyết định điều gì cả. Người khác thì quyết định hấp tấp và vội vã thực hiện, không để thì giờ chờ đợi Chúa. Sau khi đã làm tất cả những gì có thể làm để định rõ sự dẫn dắt của Chúa, con dân Chúa phải quyết định và hành động, và để phần còn lại cho Chúa. Nếu sự quyết định ấy đi ra ngoài ý muốn của Ngài trong chừng mực nào đó, Ngài sẽ hành động để cuối cùng con dân Ngài sẽ đi theo hướng dẫn của Ngài. Điều quan trọng đó là con dân Chúa thành thật muốn làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Ngài hướng dẫn con dân Ngài “vì cớ danh Ngài” nên Ngài không để con dân Ngài đi lạc đường.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô đã mở cánh cửa chức vụ tại Ê-phê-sô, và đây là điều quan trọng đối với ông. Ông muốn chinh phục những linh hồn hư mất tại Ê-phê-sô. Phao-lô là người thực tế, ông thấy cả dịp tiện lẫn ngăn trở. Đức Chúa Trời đã mở cánh cửa lớn cho công việc hiệu quả nên Phao-lô muốn nắm lấy dịp tiện trong khi dịp tiện vẫn còn ở đó. Điều này nhắc nhở chúng con rằng: Khi biết điều phải làm, chúng con phải thực hiện và không được chậm trễ trước khi cơ hội biến mất và không bao giờ trở lại. Con dân Chúa nên tận dụng mọi dịp tiện để kết quả cho Chúa.
Mặt khác, tiền bạc và dịp tiện không có giá trị gì nếu không có con người. Tài sản quý giá nhất của Hội Thánh là con người. Chúa Jesus không cho môn đệ Ngài tiền bạc, nhưng Ngài dành ba năm huấn luyện họ cho sự hầu việc, vì vậy họ có thể chiếm lĩnh mọi dịp tiện Ngài ban cho. Nếu con người được chuẩn bị, thì Đức Chúa Trời sẽ cung cấp cả tiền bạc lẫn dịp tiện để công việc của Ngài được thành tựu.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Ti-mô-thê cùng với Tít, là một trong những người giúp đỡ đặc biệt của Phao-lô, họ thường được sai đến những nơi khó khăn nhất. Ti-mô-thê đã lớn lên trong một gia đình tin kính Chúa nhưng chính Phao-lô là người hướng dẫn ông đến với Đấng Christ. Phao-lô thường nhắc đến Ti-mô-thê như là “đứa con đức tin của ông”. Ti-mô-thê học được nhiều bài học quý giá và lớn lên trong đời sống Cơ Đốc cũng như trong sự hầu việc Chúa. Cuối cùng, Ti-mô-thê thay thế chức vụ của Phao-lô tại thành Ê-phê-sô, một nơi khó khăn nhất cho sự hầu việc Chúa. Có lúc Ti-mô-thê muốn rời bỏ Ê-phê-sô, nhưng Phao-lô khích lệ ông ở lại.
Lời khuyên của Phao-lô gởi cho người Cô-rinh-tô rằng Ti-mô-thê đang có nan đề về xúc cảm và sức khỏe. Ti-mô-thê cần nhiều lời khích lệ từ phía anh chị em. Điểm quan trọng đó là người đang hầu việc Đức Chúa Trời và làm việc với tôi tớ của Ngài. Hội Thánh không nên mong mỏi mọi người hầu việc Đức Chúa Trời trở thành sứ đồ như Phao-lô. Những người trẻ tuổi bắt đầu hầu việc Chúa có nhiều khả năng, và Hội Thánh nên khuyến khích động viên họ, “Nên chớ có ai khinh người”.
Trong ân điển của Chúa Cứu Thế Jesus Christ. A-men!
Hồng Liên
08/06/2023