Lạy Chúa là Cha Yêu Thương của con. Con cảm tạ thì giờ Chúa ban cho con để con suy ngẫm Lời Ngài. Chúa ơi, xin Chúa tha thứ cho con tội cẩu thả. Con đã soạn gần xong bài suy ngẫm của con, nhưng vì con lơ là nên lỡ tay xóa mất. Cũng có thể là Chúa muốn con phải tập trung suy ngẫm nhiều hơn nữa, hoặc là Chúa muốn dạy dỗ con điều mà con chưa nhận biết được. Giờ đây con sẽ đọc chậm lại và kỹ càng từng lời từng chữ trong phân đoạn Thánh Kinh này. Nguyện Chúa mở tâm trí con, nguyện Đức Thánh Linh dẫn con vào những lẽ thật của Lời Ngài.
Hôm nay con xin ghi lại sự hiểu biết của con trong Gia-cơ 3:1-6.
1 Hỡi các anh chị em cùng Cha của tôi, chớ có quá nhiều người làm thầy, vì biết rằng, chúng ta sẽ phải chịu án phạt càng nghiêm hơn.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Gia-cơ cảnh cáo những kẻ tự phong mình làm thầy mà dạy dỗ người khác. Thiên Chúa ban cho con dân Ngài mỗi người một sự hiểu biết về Thiên Chúa theo những khía cạnh khác nhau. Không một ai có thể nói sự hiểu biết của mình về Thiên Chúa hơn những người khác, vì chỉ những ai được Thiên Chúa ban ân tứ hoặc chức vụ giảng dạy thì mới có thể giảng dạy.
Nhưng cũng có lắm kẻ giảng dạy sai trật với giáo lý của Tin Lành, đi nghịch lại với Thánh Kinh. Nên con dân Chúa phải hết sức thận trọng khi tìm cho mình một người giảng dạy Lời Chúa chân thật và đúng theo những gì Thánh Kinh đã chép lại.
Là con dân chân thật của Chúa hãy chia sẻ những kinh nghiệm về Thiên Chúa trong sự hiểu biết của mình cho anh chị em để cùng giúp nhau tăng trưởng về thuộc linh, đừng áp đặt người khác phải nghe theo sự hướng dẫn của mình vì chưa chắc những sự hiểu biết của mình là không sai trật.
Nếu sự dạy dỗ của một người nào đó khiến anh chị em mình vấp phạm, làm trái lại với thánh ý của Thiên Chúa thì tội của người này lớn lắm, người này sẽ chịu hình phạt nghiêm khắc hơn.
2 Chúng ta đều vấp phạm trong nhiều sự. Nếu có ai không vấp phạm trong lời nói, thì người ấy là trọn vẹn, có thể bắt phục cả thân thể.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Gia-cơ cho biết con dân Chúa đều có thể mắc phải những sai lầm dẫn đến việc phạm tội với Thiên Chúa. Cụ thể là:
* Vấp phạm bởi hành động sai lầm.
* Vấp phạm bởi tư tưởng sai lầm.
* Vấp phạm bởi những định kiến sai lầm.
* Vấp phạm bởi lời nói sai lầm.
* Vấp phạm bởi sự thiếu hiểu biết.
* Vấp phạm bởi sự cố chấp trong suy nghĩ.
Gia-cơ cho biết trong những điều trên thì vấp phạm trong lời nói là nổi bật hơn hết. Dưới đây là những mặt tích cực của lời nói:
* Lời nói mang tính chất dạy dỗ, gây dựng.
* Lời nói mang tính chất chia sẻ, an ủi.
* Lời nói mang tính chất động viên, khích lệ.
* Lời nói thể hiện sự yêu thương, chân thành.
* Lời nói thể hiện sự tôn trọng.
Và dưới đây là những mặt tiêu cực của lời nói:
* Lời nói dối trá, lỗ mãng.
* Lời nói gây chia rẽ, gây hận thù.
* Lời nói tục tĩu, chê bai.
* Lời nói châm chọc, soi mói.
* Lời nói xuyên tạc, mạ mị.
* Lời nói đả kích, thách thức.
Lời nói vốn là âm thanh, không có hình thù nên người nói không cân định được giá trị của nó. Nó có giá trị rất cao mang đến ảnh hưởng tốt cho người nghe nếu nó là những lời nói tích cực. Nhưng nếu nó là những lời nói tiêu cực thì nó lại gây tác động mạnh mẽ đến cho người nghe; nó cũng có thể khuấy đảo đến tâm trí người nghe làm cho thần trí của họ bất an, đôi khi có thể dẫn đến cái chết.
Vì đặc tính của lời nói giống như con dao hai lưỡi, cho nên nếu ai cầm giữ được lời nói của mình thì cũng có nghĩa là cầm giữ được bản thân của họ, tránh cho họ được những vấp phạm trong lời nói.
3 Hãy xem, chúng ta khớp các hàm thiếc vào miệng những con ngựa, khiến chúng chịu phục chúng ta, thì chúng ta mới điều khiển được cả thân thể của chúng.
4 Hãy xem những chiếc tàu: dù cho lớn thế nào, và bị gió mạnh đưa đi; nhưng một bánh lái rất nhỏ cũng đủ điều khiển nó, tùy theo ý người cầm lái.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Gia-cơ dùng hai thí dụ trong câu 3 và câu 4 để cho con dân Chúa hiểu rõ hơn việc kiểm soát lời nói là quan trọng thế nào.
Hình ảnh con ngựa bị khớp hàm thiếc vào miệng và hình ảnh chiếc tàu có gắn bánh lái nhỏ nói lên những nguyên lý thực tế.
Bên cạnh đó Gia-cơ cũng nêu lên một khái niệm rõ ràng là mỗi người phải tự điều khiển môi miệng mình chứ đừng để nó điều khiển mình.
Con dân Chúa trong lòng có Chúa, luôn sống trong Chúa thì hãy nói những lời tôn vinh danh Chúa và lời chứng thật về Chúa là cách tốt nhất để giữ thân thể mình không phạm tội cùng Chúa.
5 Cũng vậy, cái lưỡi là một chi thể nhỏ, mà khoe được những việc lớn. Hãy xem, một khu rừng lớn có thể bị đốt cháy bởi một ngọn lửa nhỏ.
6 Cái lưỡi là một ngọn lửa, là thế giới của tội ác. Cái lưỡi ở giữa các chi thể của chúng ta, làm ô uế cả thân thể, đốt cháy cả đời người, và nó bị đốt bởi hỏa ngục.
Lạy Chúa, con hiểu rằng lưỡi là cơ quan vị giác nằm trong khoang miệng của con người và động vật có xương sống. Nó có chức năng phân biệt vị của thức ăn đồng thời phát ra âm thanh giúp con người có thể nói chuyện với nhau. Lưỡi có nhiều dây thần kinh nên nó có thể truyền tín hiệu đến não một cách nhanh chóng. Khi não tiếp nhận thông tin do lưỡi chuyển đến thì lập tức có phản ứng. Ví dụ: một người khi ăn cay thì nước mắt, nước mũi chảy, lỗ tai bị ù; theo quán tính thì người ấy sẽ tìm một chai nước để uống.
Cũng cùng một tính chất như thế, con dân Chúa sẽ rơi vào một trong hai trường hợp sau:
* Một người trung tín, yêu kính Chúa luôn nói lời tôn vinh Chúa thì luôn có những việc làm thể hiện sự vinh quang của Thiên Chúa.
* Một người luôn khoe khoang, luôn cho bản thân mình là cao trọng mà không để Thiên Chúa làm chủ cuộc đời thì những việc làm của người ấy luôn đi nghịch lại với Luật Pháp của Thiên Chúa.
Gia-cơ ví cái lưỡi như một ngọn lửa vì ngọn lửa có thể đốt cháy cả một khu rừng lớn và sự hủy diệt của nó không thể nào lường được. Và cái lưỡi cũng là thế giới của tội ác vì nó phát ra hết thảy những gì trong lòng con người suy tưởng. Cái lưỡi là nguồn cơn của mọi tội lỗi là xuất phát điểm của mọi hành động phạm tội.
Lạy Chúa, hôm nay con học được bài học về cái lưỡi và sự nguy hiểm của nó. Con cần học cách kiểm soát cái lưỡi cũng như lời nói của con trước khi mở miệng ra nói chuyện với bất cứ ai để chính con không bị vấp phạm hoặc không gây vấp phạm cho anh chị em và hơn nữa con cũng không phạm tội với Thiên Chúa. Con cảm tạ Chúa vì Lời Ngài.
Trong ân điển của Chúa Cứu Thế Jesus Christ. A-men!
Gia-cơ 3:1-6 Cái Lưỡi Thể Hiện Bản Ngã - Phần 1
Lạy Chúa là Cha Yêu Thương của con. Con cảm tạ thì giờ Chúa ban cho con để con suy ngẫm Lời Ngài. Chúa ơi, xin Chúa tha thứ cho con tội cẩu thả. Con đã soạn gần xong bài suy ngẫm của con, nhưng vì con lơ là nên lỡ tay xóa mất. Cũng có thể là Chúa muốn con phải tập trung suy ngẫm nhiều hơn nữa, hoặc là Chúa muốn dạy dỗ con điều mà con chưa nhận biết được. Giờ đây con sẽ đọc chậm lại và kỹ càng từng lời từng chữ trong phân đoạn Thánh Kinh này. Nguyện Chúa mở tâm trí con, nguyện Đức Thánh Linh dẫn con vào những lẽ thật của Lời Ngài.
Hôm nay con xin ghi lại sự hiểu biết của con trong Gia-cơ 3:1-6.
1 Hỡi các anh chị em cùng Cha của tôi, chớ có quá nhiều người làm thầy, vì biết rằng, chúng ta sẽ phải chịu án phạt càng nghiêm hơn.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Gia-cơ cảnh cáo những kẻ tự phong mình làm thầy mà dạy dỗ người khác. Thiên Chúa ban cho con dân Ngài mỗi người một sự hiểu biết về Thiên Chúa theo những khía cạnh khác nhau. Không một ai có thể nói sự hiểu biết của mình về Thiên Chúa hơn những người khác, vì chỉ những ai được Thiên Chúa ban ân tứ hoặc chức vụ giảng dạy thì mới có thể giảng dạy.
Nhưng cũng có lắm kẻ giảng dạy sai trật với giáo lý của Tin Lành, đi nghịch lại với Thánh Kinh. Nên con dân Chúa phải hết sức thận trọng khi tìm cho mình một người giảng dạy Lời Chúa chân thật và đúng theo những gì Thánh Kinh đã chép lại.
Là con dân chân thật của Chúa hãy chia sẻ những kinh nghiệm về Thiên Chúa trong sự hiểu biết của mình cho anh chị em để cùng giúp nhau tăng trưởng về thuộc linh, đừng áp đặt người khác phải nghe theo sự hướng dẫn của mình vì chưa chắc những sự hiểu biết của mình là không sai trật.
Nếu sự dạy dỗ của một người nào đó khiến anh chị em mình vấp phạm, làm trái lại với thánh ý của Thiên Chúa thì tội của người này lớn lắm, người này sẽ chịu hình phạt nghiêm khắc hơn.
2 Chúng ta đều vấp phạm trong nhiều sự. Nếu có ai không vấp phạm trong lời nói, thì người ấy là trọn vẹn, có thể bắt phục cả thân thể.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Gia-cơ cho biết con dân Chúa đều có thể mắc phải những sai lầm dẫn đến việc phạm tội với Thiên Chúa. Cụ thể là:
* Vấp phạm bởi hành động sai lầm.
* Vấp phạm bởi tư tưởng sai lầm.
* Vấp phạm bởi những định kiến sai lầm.
* Vấp phạm bởi lời nói sai lầm.
* Vấp phạm bởi sự thiếu hiểu biết.
* Vấp phạm bởi sự cố chấp trong suy nghĩ.
Gia-cơ cho biết trong những điều trên thì vấp phạm trong lời nói là nổi bật hơn hết. Dưới đây là những mặt tích cực của lời nói:
* Lời nói mang tính chất dạy dỗ, gây dựng.
* Lời nói mang tính chất chia sẻ, an ủi.
* Lời nói mang tính chất động viên, khích lệ.
* Lời nói thể hiện sự yêu thương, chân thành.
* Lời nói thể hiện sự tôn trọng.
Và dưới đây là những mặt tiêu cực của lời nói:
* Lời nói dối trá, lỗ mãng.
* Lời nói gây chia rẽ, gây hận thù.
* Lời nói tục tĩu, chê bai.
* Lời nói châm chọc, soi mói.
* Lời nói xuyên tạc, mạ mị.
* Lời nói đả kích, thách thức.
Lời nói vốn là âm thanh, không có hình thù nên người nói không cân định được giá trị của nó. Nó có giá trị rất cao mang đến ảnh hưởng tốt cho người nghe nếu nó là những lời nói tích cực. Nhưng nếu nó là những lời nói tiêu cực thì nó lại gây tác động mạnh mẽ đến cho người nghe; nó cũng có thể khuấy đảo đến tâm trí người nghe làm cho thần trí của họ bất an, đôi khi có thể dẫn đến cái chết.
Vì đặc tính của lời nói giống như con dao hai lưỡi, cho nên nếu ai cầm giữ được lời nói của mình thì cũng có nghĩa là cầm giữ được bản thân của họ, tránh cho họ được những vấp phạm trong lời nói.
3 Hãy xem, chúng ta khớp các hàm thiếc vào miệng những con ngựa, khiến chúng chịu phục chúng ta, thì chúng ta mới điều khiển được cả thân thể của chúng.
4 Hãy xem những chiếc tàu: dù cho lớn thế nào, và bị gió mạnh đưa đi; nhưng một bánh lái rất nhỏ cũng đủ điều khiển nó, tùy theo ý người cầm lái.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Gia-cơ dùng hai thí dụ trong câu 3 và câu 4 để cho con dân Chúa hiểu rõ hơn việc kiểm soát lời nói là quan trọng thế nào.
Hình ảnh con ngựa bị khớp hàm thiếc vào miệng và hình ảnh chiếc tàu có gắn bánh lái nhỏ nói lên những nguyên lý thực tế.
Bên cạnh đó Gia-cơ cũng nêu lên một khái niệm rõ ràng là mỗi người phải tự điều khiển môi miệng mình chứ đừng để nó điều khiển mình.
Con dân Chúa trong lòng có Chúa, luôn sống trong Chúa thì hãy nói những lời tôn vinh danh Chúa và lời chứng thật về Chúa là cách tốt nhất để giữ thân thể mình không phạm tội cùng Chúa.
5 Cũng vậy, cái lưỡi là một chi thể nhỏ, mà khoe được những việc lớn. Hãy xem, một khu rừng lớn có thể bị đốt cháy bởi một ngọn lửa nhỏ.
6 Cái lưỡi là một ngọn lửa, là thế giới của tội ác. Cái lưỡi ở giữa các chi thể của chúng ta, làm ô uế cả thân thể, đốt cháy cả đời người, và nó bị đốt bởi hỏa ngục.
Lạy Chúa, con hiểu rằng lưỡi là cơ quan vị giác nằm trong khoang miệng của con người và động vật có xương sống. Nó có chức năng phân biệt vị của thức ăn đồng thời phát ra âm thanh giúp con người có thể nói chuyện với nhau. Lưỡi có nhiều dây thần kinh nên nó có thể truyền tín hiệu đến não một cách nhanh chóng. Khi não tiếp nhận thông tin do lưỡi chuyển đến thì lập tức có phản ứng. Ví dụ: một người khi ăn cay thì nước mắt, nước mũi chảy, lỗ tai bị ù; theo quán tính thì người ấy sẽ tìm một chai nước để uống.
Cũng cùng một tính chất như thế, con dân Chúa sẽ rơi vào một trong hai trường hợp sau:
* Một người trung tín, yêu kính Chúa luôn nói lời tôn vinh Chúa thì luôn có những việc làm thể hiện sự vinh quang của Thiên Chúa.
* Một người luôn khoe khoang, luôn cho bản thân mình là cao trọng mà không để Thiên Chúa làm chủ cuộc đời thì những việc làm của người ấy luôn đi nghịch lại với Luật Pháp của Thiên Chúa.
Gia-cơ ví cái lưỡi như một ngọn lửa vì ngọn lửa có thể đốt cháy cả một khu rừng lớn và sự hủy diệt của nó không thể nào lường được. Và cái lưỡi cũng là thế giới của tội ác vì nó phát ra hết thảy những gì trong lòng con người suy tưởng. Cái lưỡi là nguồn cơn của mọi tội lỗi là xuất phát điểm của mọi hành động phạm tội.
Lạy Chúa, hôm nay con học được bài học về cái lưỡi và sự nguy hiểm của nó. Con cần học cách kiểm soát cái lưỡi cũng như lời nói của con trước khi mở miệng ra nói chuyện với bất cứ ai để chính con không bị vấp phạm hoặc không gây vấp phạm cho anh chị em và hơn nữa con cũng không phạm tội với Thiên Chúa. Con cảm tạ Chúa vì Lời Ngài.
Trong ân điển của Chúa Cứu Thế Jesus Christ. A-men!
Hồng Liên
...