Lạy Chúa là Cha Yêu Thương của con. Con đã sử dụng thì giờ Chúa ban cho để nhìn lại chặng đường con đã qua lúc chưa tin và lúc đã tin nhận Chúa. Con tự thấy mình xấu xa và chẳng xứng đáng để nhận lãnh ơn thương xót của Chúa. Vậy mà, Chúa đã chuộc con ra khỏi tội lỗi, đặt con nơi sự bình an và phước hạnh của Chúa bao phủ lấy đời sống con. Chúa ơi, Ngài đẹp thay, quyền năng thay, từ ái thay! Nguyện lòng con luôn lớn tiếng ca ngợi Ngài, Cứu Chúa Yêu Dấu của chúng con!
Hôm nay con xin ghi lại sự hiểu biết của con trong Ga-la-ti 6:1-11.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô đã khuyên giải người Ga-la-ti về sự bước đi bởi đức tin, chớ dùng Luật Pháp làm căn bản cho mối tương giao giữa họ với Chúa. Rồi ông lại nói về sự gầy dựng lại người vấp ngã cách dịu dàng.
“Hỡi các anh chị em cùng Cha, nếu có người bỗng nhiên phạm lỗi, các anh chị em là những người thuộc linh, hãy khôi phục người ấy trong thần trí của sự nhu mì. Hãy giữ chính mình các anh chị em, kẻo các anh chị em cũng bị cám dỗ. Hãy mang lấy những gánh nặng cho nhau, vì như vậy, các anh chị em làm trọn luật pháp của Đấng Christ.”
Con người không ai toàn hảo, người tin Chúa cũng có lúc lầm lỡ phạm tội. Thái độ của người tin Chúa đối với anh chị em đó là thông cảm vì biết rằng chính mình cũng có lúc lầm lỡ. Phao-lô muốn nhắn nhủ cách mà một người thuộc linh xử sự với người vô tình phạm lỗi là hãy lấy lòng mềm mại mà sửa đổi họ.
Hành động tích cực khi có người lầm lỡ phạm tội là giúp người đó phục hồi nhưng giúp trong tinh thần mềm mại, còn trên phương diện tiêu cực, chính người ấy phải đề phòng kẻo chính mình bị vấp ngã. Mỗi cá nhân trong Hội Thánh phải thận trọng để tránh bị cám dỗ. Không một người nào được miễn trừ khỏi cám dỗ, vì vậy, cùng với việc cố gắng phục hồi người anh chị em, mỗi con dân Chúa phải cẩn thận giữ mình vì chính mình cũng dễ dàng bị sa vào bẫy lưới của ma quỷ.
Khi một người yêu thương người khác bằng cách chia sẻ gánh nặng, khó khăn hay bất cứ thách thức nào trong đời sống của anh chị em là người ấy đã sống theo luật yêu thương và như vậy là người ấy làm trọn Luật Pháp của Đấng Christ.
“Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình.”
Mang lấy gánh nặng cho anh chị em mình bằng cách cất nó khỏi lưng họ, làm vơi đi gánh nặng bằng cách chỉ cho họ ân điển lạ lùng của Chúa Jesus bởi Ngài đã chịu đóng đinh trên cây thập tự vì tội lỗi của thế gian.
Lạy Chúa, con hiểu rằng người Do-thái cho rằng người ngoại tội lỗi, ngoại trừ ra chính họ, vì họ có Luật Pháp. Phép cắt bì là cách duy nhất họ tin biệt riêng họ ra khỏi vòng người tội lỗi, vì những suy nghĩ sai lầm này khiến họ quay đầu lại chỗ họ đã lìa bỏ để theo Đấng Christ. Nghi lễ đặc biệt này làm họ cảm thấy thiêng liêng, dù trong trí họ gọi Jesus Christ là Chúa, nhưng lòng họ vẫn cảm thấy chưa được sạch, chưa được hoàn toàn, và phép cắt bì khiến họ an lòng.
Vì thế Sứ Đồ Phao-lô muốn người Ga-la-ti thành thật tự xét công việc mình, họ sẽ thấy chẳng có gì để hãnh diện, nhưng vì họ cậy trên việc làm và so sánh với người khác để tự mãn nếu thấy mình hơn, hoặc tự ti nếu thấy kém, thay vì tìm cái dằm trong mắt người khác, họ nên thấy cái đà trong mắt mình trước. Quả thật nếu họ thành thật tự xét chính mình, họ sẽ tìm được sự an ủi trong công việc Đấng Christ đã làm trọn.
“Vì, nếu có ai nghĩ rằng mình ra gì khi người ấy chẳng ra gì, thì người ấy tự gạt mình. Nhưng nếu mỗi người xét việc làm của mình, thì người ấy sẽ khoe mình trong sự thuộc về chính mình, chứ không trong sự thuộc về người khác.”
Khi một người cho mình là quan trọng, người ấy sẽ không quan tâm ghé vai gánh vác bất cứ việc gì cho người khác. Phao-lô nói rõ: một người tự cho mình là quan trọng như vậy là “tự gạt mình”. Vì nếu so sánh với tiêu chuẩn của Chúa, người ấy “chẳng ra gì”.
Thái độ tự cao, tự phụ sẽ khiến người tin Chúa không muốn chia sẻ gánh nặng với anh chị em. Và ngược lại, nếu người ấy cho rằng người ấy không tài giỏi như người khác cũng ngăn trở người ấy giúp đỡ người khác. Lời khuyên của Phao-lô là, “Đừng so sánh mình với người khác”.
“Vì mỗi người sẽ gánh lấy phần của mình.”
Thiên Chúa ban cho con dân Ngài mỗi người những khả năng và ân tứ khác nhau, dựa vào đó để làm việc, không nên so sánh với người khác. Con dân Chúa hiểu được điều này thì hãy tự hào hay khoe mình cũng như thỏa lòng và hãnh diện với những gì mình làm trong khả năng và ân tứ Chúa ban.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô cho thấy việc chu cấp nhu cầu vật chất cho người hầu việc Chúa trọn thời gian là bổn phận của tín đồ, vì người tín đồ đã nhận sự dạy dỗ từ nơi các đầy tớ Chúa.
“Người nào được dạy trong Lời, thì người ấy hãy chia hết thảy trong của cải mình cho người dạy. [Được dạy về cách sống theo Lời của Chúa.]”
“Chia” còn mang ý nghĩa thông công, nghĩa là trao đổi. Người hầu việc Chúa chia sẻ cho các tín hữu Lời Chúa thì các tín hữu phải chia sẻ của cải vật chất lại cho họ. “Hết thảy trong của cải mình” cũng là mọi điều tốt đẹp.
“Đừng để bị lừa gạt! Thiên Chúa không chịu bị khinh dể đâu; vì ai gieo giống gì, sẽ gặt giống ấy. Ai gieo cho xác thịt của mình, sẽ từ xác thịt mà gặt sự hư nát. Ai gieo cho tâm thần, sẽ từ tâm thần mà gặt sự sống vĩnh cửu.”
Định luật nhân quả, có gieo thì có gặt và gieo gì thì gặt nấy. Đây là điều tự nhiên trên đời, nhất là đối với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không thể bị coi thường vì Ngài có luật nhân quả của Ngài. Con dân Chúa không thể gặt hái bất cứ điều tốt đẹp nào nếu cứ gieo ra những điều xấu xa.
“Gieo cho xác thịt” nghĩa là sống chiều theo tư dục tội lỗi mà hậu quả là hư nát. “Hư nát” nói đến giá trị tạm thời, chóng qua. Ngược lại với “gieo cho xác thịt” là “gieo cho tâm thần”, nghĩa là sống theo sự hướng dẫn của Chúa, bước đi theo Chúa với kết quả là sự sống đời đời, nói đến giá trị trường tồn, vĩnh cửu.
Phao-lô đề cập đến việc người Ga-la-ti đang muốn trở về với Luật Pháp. Người gieo cho xác thịt là người dùng Luật Pháp tưởng rằng nhờ đó đạt được sự công chính của Đức Chúa Trời, nhưng thực ra chỉ đem đến sự hư nát. Trong Rô-ma 7:5 cũng nói rõ xác thịt vì sự kích thích của Luật Pháp sanh ra bông trái của sự chết.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô nhắc đến mùa gặt tốt đẹp khi con dân Chúa gieo ra những điều tốt đẹp.
“Chớ mệt nhọc về sự làm lành; vì nếu chúng ta không chậm trễ, thì đến kỳ chúng ta sẽ gặt. Vậy, đang lúc chúng ta có dịp tiện, hãy làm điều thiện cho mọi người, trước hết là cho những người nhà trong đức tin của chúng ta.”
Phao-lô khuyên con dân Chúa luôn sống công chính với những hành động tốt đẹp, không nên nản lòng vì không thấy kết quả của việc làm lành ngay. Mùa gặt chắc chắn sẽ đến đúng kỳ, đúng lúc.
Thay vì mệt mỏi, nản lòng, Phao-lô khuyên con dân Chúa hãy tận dụng cơ hội đang có, đúng thời điểm, hãy hết lòng giúp đỡ anh chị em cùng Cha, những người có cùng đức tin nơi Chúa Jesus, có mối quan hệ với nhau như anh chị em trong một gia đình. Người tin Chúa được dạy là phải yêu thương, giúp đỡ mọi người, không phân biệt ai. Phao-lô muốn nói, là anh chị em trong Chúa, giúp đỡ nhau là điều tất nhiên.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô cũng muốn khẳng định với người Ga-la-ti lá thư này do chính tay ông viết.
“Hãy xem! Chữ lớn là dường nào! Tôi đã viết cho các anh chị em bởi chính tay của tôi.”
Đến cuối thư, tác giả thường tự tay viết thêm một dòng để kết thúc, tương tự như chữ ký để xác nhận tính cách xác thực của lá thư.
Phao-lô đã chính tay mình viết dòng chữ này và ông nói đây là chữ lớn là để nhấn mạnh điều ông đã viết. Nhưng cũng có thể Phao-lô đang nói về sự ông bị đau mắt khiến ông phải viết chữ lớn hơn bình thường.
Trong ân điển của Chúa Cứu Thế Jesus Christ. A-men!
Ga-la-ti 6:1-11 Giúp Lẫn Nhau và Giữ Chính Mình
Lạy Chúa là Cha Yêu Thương của con. Con đã sử dụng thì giờ Chúa ban cho để nhìn lại chặng đường con đã qua lúc chưa tin và lúc đã tin nhận Chúa. Con tự thấy mình xấu xa và chẳng xứng đáng để nhận lãnh ơn thương xót của Chúa. Vậy mà, Chúa đã chuộc con ra khỏi tội lỗi, đặt con nơi sự bình an và phước hạnh của Chúa bao phủ lấy đời sống con. Chúa ơi, Ngài đẹp thay, quyền năng thay, từ ái thay! Nguyện lòng con luôn lớn tiếng ca ngợi Ngài, Cứu Chúa Yêu Dấu của chúng con!
Hôm nay con xin ghi lại sự hiểu biết của con trong Ga-la-ti 6:1-11.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô đã khuyên giải người Ga-la-ti về sự bước đi bởi đức tin, chớ dùng Luật Pháp làm căn bản cho mối tương giao giữa họ với Chúa. Rồi ông lại nói về sự gầy dựng lại người vấp ngã cách dịu dàng.
“Hỡi các anh chị em cùng Cha, nếu có người bỗng nhiên phạm lỗi, các anh chị em là những người thuộc linh, hãy khôi phục người ấy trong thần trí của sự nhu mì. Hãy giữ chính mình các anh chị em, kẻo các anh chị em cũng bị cám dỗ. Hãy mang lấy những gánh nặng cho nhau, vì như vậy, các anh chị em làm trọn luật pháp của Đấng Christ.”
Con người không ai toàn hảo, người tin Chúa cũng có lúc lầm lỡ phạm tội. Thái độ của người tin Chúa đối với anh chị em đó là thông cảm vì biết rằng chính mình cũng có lúc lầm lỡ. Phao-lô muốn nhắn nhủ cách mà một người thuộc linh xử sự với người vô tình phạm lỗi là hãy lấy lòng mềm mại mà sửa đổi họ.
Hành động tích cực khi có người lầm lỡ phạm tội là giúp người đó phục hồi nhưng giúp trong tinh thần mềm mại, còn trên phương diện tiêu cực, chính người ấy phải đề phòng kẻo chính mình bị vấp ngã. Mỗi cá nhân trong Hội Thánh phải thận trọng để tránh bị cám dỗ. Không một người nào được miễn trừ khỏi cám dỗ, vì vậy, cùng với việc cố gắng phục hồi người anh chị em, mỗi con dân Chúa phải cẩn thận giữ mình vì chính mình cũng dễ dàng bị sa vào bẫy lưới của ma quỷ.
Khi một người yêu thương người khác bằng cách chia sẻ gánh nặng, khó khăn hay bất cứ thách thức nào trong đời sống của anh chị em là người ấy đã sống theo luật yêu thương và như vậy là người ấy làm trọn Luật Pháp của Đấng Christ.
“Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình.”
Mang lấy gánh nặng cho anh chị em mình bằng cách cất nó khỏi lưng họ, làm vơi đi gánh nặng bằng cách chỉ cho họ ân điển lạ lùng của Chúa Jesus bởi Ngài đã chịu đóng đinh trên cây thập tự vì tội lỗi của thế gian.
Lạy Chúa, con hiểu rằng người Do-thái cho rằng người ngoại tội lỗi, ngoại trừ ra chính họ, vì họ có Luật Pháp. Phép cắt bì là cách duy nhất họ tin biệt riêng họ ra khỏi vòng người tội lỗi, vì những suy nghĩ sai lầm này khiến họ quay đầu lại chỗ họ đã lìa bỏ để theo Đấng Christ. Nghi lễ đặc biệt này làm họ cảm thấy thiêng liêng, dù trong trí họ gọi Jesus Christ là Chúa, nhưng lòng họ vẫn cảm thấy chưa được sạch, chưa được hoàn toàn, và phép cắt bì khiến họ an lòng.
Vì thế Sứ Đồ Phao-lô muốn người Ga-la-ti thành thật tự xét công việc mình, họ sẽ thấy chẳng có gì để hãnh diện, nhưng vì họ cậy trên việc làm và so sánh với người khác để tự mãn nếu thấy mình hơn, hoặc tự ti nếu thấy kém, thay vì tìm cái dằm trong mắt người khác, họ nên thấy cái đà trong mắt mình trước. Quả thật nếu họ thành thật tự xét chính mình, họ sẽ tìm được sự an ủi trong công việc Đấng Christ đã làm trọn.
“Vì, nếu có ai nghĩ rằng mình ra gì khi người ấy chẳng ra gì, thì người ấy tự gạt mình. Nhưng nếu mỗi người xét việc làm của mình, thì người ấy sẽ khoe mình trong sự thuộc về chính mình, chứ không trong sự thuộc về người khác.”
Khi một người cho mình là quan trọng, người ấy sẽ không quan tâm ghé vai gánh vác bất cứ việc gì cho người khác. Phao-lô nói rõ: một người tự cho mình là quan trọng như vậy là “tự gạt mình”. Vì nếu so sánh với tiêu chuẩn của Chúa, người ấy “chẳng ra gì”.
Thái độ tự cao, tự phụ sẽ khiến người tin Chúa không muốn chia sẻ gánh nặng với anh chị em. Và ngược lại, nếu người ấy cho rằng người ấy không tài giỏi như người khác cũng ngăn trở người ấy giúp đỡ người khác. Lời khuyên của Phao-lô là, “Đừng so sánh mình với người khác”.
“Vì mỗi người sẽ gánh lấy phần của mình.”
Thiên Chúa ban cho con dân Ngài mỗi người những khả năng và ân tứ khác nhau, dựa vào đó để làm việc, không nên so sánh với người khác. Con dân Chúa hiểu được điều này thì hãy tự hào hay khoe mình cũng như thỏa lòng và hãnh diện với những gì mình làm trong khả năng và ân tứ Chúa ban.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô cho thấy việc chu cấp nhu cầu vật chất cho người hầu việc Chúa trọn thời gian là bổn phận của tín đồ, vì người tín đồ đã nhận sự dạy dỗ từ nơi các đầy tớ Chúa.
“Người nào được dạy trong Lời, thì người ấy hãy chia hết thảy trong của cải mình cho người dạy. [Được dạy về cách sống theo Lời của Chúa.]”
“Chia” còn mang ý nghĩa thông công, nghĩa là trao đổi. Người hầu việc Chúa chia sẻ cho các tín hữu Lời Chúa thì các tín hữu phải chia sẻ của cải vật chất lại cho họ. “Hết thảy trong của cải mình” cũng là mọi điều tốt đẹp.
“Đừng để bị lừa gạt! Thiên Chúa không chịu bị khinh dể đâu; vì ai gieo giống gì, sẽ gặt giống ấy. Ai gieo cho xác thịt của mình, sẽ từ xác thịt mà gặt sự hư nát. Ai gieo cho tâm thần, sẽ từ tâm thần mà gặt sự sống vĩnh cửu.”
Định luật nhân quả, có gieo thì có gặt và gieo gì thì gặt nấy. Đây là điều tự nhiên trên đời, nhất là đối với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không thể bị coi thường vì Ngài có luật nhân quả của Ngài. Con dân Chúa không thể gặt hái bất cứ điều tốt đẹp nào nếu cứ gieo ra những điều xấu xa.
“Gieo cho xác thịt” nghĩa là sống chiều theo tư dục tội lỗi mà hậu quả là hư nát. “Hư nát” nói đến giá trị tạm thời, chóng qua. Ngược lại với “gieo cho xác thịt” là “gieo cho tâm thần”, nghĩa là sống theo sự hướng dẫn của Chúa, bước đi theo Chúa với kết quả là sự sống đời đời, nói đến giá trị trường tồn, vĩnh cửu.
Phao-lô đề cập đến việc người Ga-la-ti đang muốn trở về với Luật Pháp. Người gieo cho xác thịt là người dùng Luật Pháp tưởng rằng nhờ đó đạt được sự công chính của Đức Chúa Trời, nhưng thực ra chỉ đem đến sự hư nát. Trong Rô-ma 7:5 cũng nói rõ xác thịt vì sự kích thích của Luật Pháp sanh ra bông trái của sự chết.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô nhắc đến mùa gặt tốt đẹp khi con dân Chúa gieo ra những điều tốt đẹp.
“Chớ mệt nhọc về sự làm lành; vì nếu chúng ta không chậm trễ, thì đến kỳ chúng ta sẽ gặt. Vậy, đang lúc chúng ta có dịp tiện, hãy làm điều thiện cho mọi người, trước hết là cho những người nhà trong đức tin của chúng ta.”
Phao-lô khuyên con dân Chúa luôn sống công chính với những hành động tốt đẹp, không nên nản lòng vì không thấy kết quả của việc làm lành ngay. Mùa gặt chắc chắn sẽ đến đúng kỳ, đúng lúc.
Thay vì mệt mỏi, nản lòng, Phao-lô khuyên con dân Chúa hãy tận dụng cơ hội đang có, đúng thời điểm, hãy hết lòng giúp đỡ anh chị em cùng Cha, những người có cùng đức tin nơi Chúa Jesus, có mối quan hệ với nhau như anh chị em trong một gia đình. Người tin Chúa được dạy là phải yêu thương, giúp đỡ mọi người, không phân biệt ai. Phao-lô muốn nói, là anh chị em trong Chúa, giúp đỡ nhau là điều tất nhiên.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô cũng muốn khẳng định với người Ga-la-ti lá thư này do chính tay ông viết.
“Hãy xem! Chữ lớn là dường nào! Tôi đã viết cho các anh chị em bởi chính tay của tôi.”
Đến cuối thư, tác giả thường tự tay viết thêm một dòng để kết thúc, tương tự như chữ ký để xác nhận tính cách xác thực của lá thư.
Phao-lô đã chính tay mình viết dòng chữ này và ông nói đây là chữ lớn là để nhấn mạnh điều ông đã viết. Nhưng cũng có thể Phao-lô đang nói về sự ông bị đau mắt khiến ông phải viết chữ lớn hơn bình thường.
Trong ân điển của Chúa Cứu Thế Jesus Christ. A-men!
Hồng Liên