II Cô-rinh-tô 11:24-33 Sự Chịu Khổ của Phao-lô Trong Chức Vụ – Phần 2
Lạy Chúa là Cha Yêu Thương của con. Con cảm tạ Chúa vì những gì Chúa ban cho con thật quá diệu kỳ. Thật, con không đáng chi với sự ban cho của Ngài. Chúa đã đền bù gấp nhiều lần những gì con mất mát. Những việc con nghĩ dường như không thể nào xảy ra một cách suôn sẻ, nhưng trong tay Chúa mọi việc trở nên dễ dàng, con cảm tạ Chúa. Nguyện Ngài luôn dẫn dắt đời sống con và ban bình an cho con.
Hôm nay, con xin ghi lại sự hiểu biết của con trong II Cô-rinh-tô 11:24-33.
Lạy Chúa, điều này là con tham khảo được trên mạng (nhưng con không chắc là nó có chính xác hay không): Luật của Do-thái giáo là mỗi lần đánh roi chỉ được đánh tối đa là 40 roi, tuy vậy, họ bớt một roi để người bị đòn không bỏ mạng.
Sứ Đồ Phao-lô bị đánh roi năm lần như thế, “Năm lần tôi đã nhận đòn bởi những người Do-thái, thiếu một roi đầy bốn chục”. Dân ngoại đánh đòn thì không bị ràng buộc bởi luật ấy. Một lần Phao-lô bị đánh đòn ở Phi-líp (Công vụ 16:22), hai lần khác không rõ là ở đâu, lần ông bị ném đá ở Lít-trơ, người ta tưởng ông đã chết, nên kéo xác ông ra ném ở ngoài thành (Công vụ 14:19). Ba lần bị chìm tàu, mà trong đó có một lần ông lênh đênh trên biển một ngày một đêm, nó xảy ra trước khi ông bị chìm tàu lần thứ tư trên đường bị giải đi Rô-ma (Công vụ 27:41), “Ba lần tôi đã bị đánh đòn; một lần bị ném đá; ba lần bị chìm tàu. Tôi đã chịu trong biển sâu một ngày một đêm”.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô còn phải trải qua “Những cuộc hành trình thường xuyên nguy vì sông nước; nguy vì trộm cướp; nguy bởi dân mình; nguy bởi dân ngoại; nguy trong thành phố; nguy trong đồng vắng; nguy trong biển; nguy giữa những anh chị em giả dối, trong sự lao động và sự khó nhọc, trong sự tỉnh thức. Thường xuyên ở trong sự đói và sự khát. Thường xuyên ở trong sự lạnh và sự lõa lồ”.
Không ai chịu khổ nhiều hơn Phao-lô trong thánh vụ truyền giáo. Hơn nữa, những gánh nặng và ưu tư mang nặng hàng ngày về sự lo lắng cho tất cả các Hội Thánh còn đè nặng lên đôi vai của vị sứ đồ kiệt xuất này “Ngoài những sự bên ngoài, những sự chống nghịch tôi suốt ngày, còn sự lo lắng về hết thảy các Hội Thánh”.
Ông tâm sự thêm: “Có ai yếu đuối mà tôi không yếu đuối? Có ai bị vấp ngã mà tôi chẳng như bị thiêu đốt?”. Ông thấy mình yếu đuối có nghĩa là ông thông cảm với tín hữu bị yếu đuối, hoặc đau khổ vì những người gây tai tiếng cho Hội Thánh. Là một sứ đồ kiệt xuất, một người xuất sắc nhất nhưng ông nói: “Nếu cần khoe mình thì tôi sẽ khoe mình về sự đau yếu của tôi”. Những sự chịu khổ vì sự công nghĩa là điều đem đến vinh dự hơn hết. Phao-lô gọi những sự vất vả và hoạn nạn mà ông phải chịu trong khi thi hành thánh vụ là “những sự đau yếu của tôi.” Và Chúa biết ông không nói đối về điều đó, “Đức Chúa Trời, Cha của Đức Chúa Jesus Christ của tôi, Đấng được tôn vinh cho tới vĩnh cửu, Ngài biết rằng, tôi không nói dối”.
Lạy Chúa, con hiểu rằng trong hai câu cuối cùng, ông nói về một biến cố đặc biệt, mà ông đã trải qua trong những sự chịu khổ vì Đấng Christ tại thành Đa-mách xứ Sy-ri, khi ông mới tiếp nhận Đức Chúa Jesus. Sự việc được chép lại trong Công vụ 9:24, 25 (32–33).
Con hiểu rằng, người ta có thể bày mưu kế để hãm hại thánh đồ của Đức Chúa Trời, nhưng Ngài là Đấng bảo vệ che chở con dân Ngài. Không ai có thể thành công trong sự hãm hại con dân Chúa, nếu con dân Ngài cứ ở trong sự bảo vệ của Thiên Chúa.
Trong ân điển của Chúa Cứu Thế Jesus Christ.
A-men!
II Cô-rinh-tô 11:24-33 Sự Chịu Khổ của Phao-lô Trong Chức Vụ – Phần 2
Lạy Chúa là Cha Yêu Thương của con. Con cảm tạ Chúa vì những gì Chúa ban cho con thật quá diệu kỳ. Thật, con không đáng chi với sự ban cho của Ngài. Chúa đã đền bù gấp nhiều lần những gì con mất mát. Những việc con nghĩ dường như không thể nào xảy ra một cách suôn sẻ, nhưng trong tay Chúa mọi việc trở nên dễ dàng, con cảm tạ Chúa. Nguyện Ngài luôn dẫn dắt đời sống con và ban bình an cho con.
Hôm nay, con xin ghi lại sự hiểu biết của con trong II Cô-rinh-tô 11:24-33.
Lạy Chúa, điều này là con tham khảo được trên mạng (nhưng con không chắc là nó có chính xác hay không): Luật của Do-thái giáo là mỗi lần đánh roi chỉ được đánh tối đa là 40 roi, tuy vậy, họ bớt một roi để người bị đòn không bỏ mạng.
Sứ Đồ Phao-lô bị đánh roi năm lần như thế, “Năm lần tôi đã nhận đòn bởi những người Do-thái, thiếu một roi đầy bốn chục”. Dân ngoại đánh đòn thì không bị ràng buộc bởi luật ấy. Một lần Phao-lô bị đánh đòn ở Phi-líp (Công vụ 16:22), hai lần khác không rõ là ở đâu, lần ông bị ném đá ở Lít-trơ, người ta tưởng ông đã chết, nên kéo xác ông ra ném ở ngoài thành (Công vụ 14:19). Ba lần bị chìm tàu, mà trong đó có một lần ông lênh đênh trên biển một ngày một đêm, nó xảy ra trước khi ông bị chìm tàu lần thứ tư trên đường bị giải đi Rô-ma (Công vụ 27:41), “Ba lần tôi đã bị đánh đòn; một lần bị ném đá; ba lần bị chìm tàu. Tôi đã chịu trong biển sâu một ngày một đêm”.
Lạy Chúa, con hiểu rằng Sứ Đồ Phao-lô còn phải trải qua “Những cuộc hành trình thường xuyên nguy vì sông nước; nguy vì trộm cướp; nguy bởi dân mình; nguy bởi dân ngoại; nguy trong thành phố; nguy trong đồng vắng; nguy trong biển; nguy giữa những anh chị em giả dối, trong sự lao động và sự khó nhọc, trong sự tỉnh thức. Thường xuyên ở trong sự đói và sự khát. Thường xuyên ở trong sự lạnh và sự lõa lồ”.
Không ai chịu khổ nhiều hơn Phao-lô trong thánh vụ truyền giáo. Hơn nữa, những gánh nặng và ưu tư mang nặng hàng ngày về sự lo lắng cho tất cả các Hội Thánh còn đè nặng lên đôi vai của vị sứ đồ kiệt xuất này “Ngoài những sự bên ngoài, những sự chống nghịch tôi suốt ngày, còn sự lo lắng về hết thảy các Hội Thánh”.
Ông tâm sự thêm: “Có ai yếu đuối mà tôi không yếu đuối? Có ai bị vấp ngã mà tôi chẳng như bị thiêu đốt?”. Ông thấy mình yếu đuối có nghĩa là ông thông cảm với tín hữu bị yếu đuối, hoặc đau khổ vì những người gây tai tiếng cho Hội Thánh. Là một sứ đồ kiệt xuất, một người xuất sắc nhất nhưng ông nói: “Nếu cần khoe mình thì tôi sẽ khoe mình về sự đau yếu của tôi”. Những sự chịu khổ vì sự công nghĩa là điều đem đến vinh dự hơn hết. Phao-lô gọi những sự vất vả và hoạn nạn mà ông phải chịu trong khi thi hành thánh vụ là “những sự đau yếu của tôi.” Và Chúa biết ông không nói đối về điều đó, “Đức Chúa Trời, Cha của Đức Chúa Jesus Christ của tôi, Đấng được tôn vinh cho tới vĩnh cửu, Ngài biết rằng, tôi không nói dối”.
Lạy Chúa, con hiểu rằng trong hai câu cuối cùng, ông nói về một biến cố đặc biệt, mà ông đã trải qua trong những sự chịu khổ vì Đấng Christ tại thành Đa-mách xứ Sy-ri, khi ông mới tiếp nhận Đức Chúa Jesus. Sự việc được chép lại trong Công vụ 9:24, 25 (32–33).
Con hiểu rằng, người ta có thể bày mưu kế để hãm hại thánh đồ của Đức Chúa Trời, nhưng Ngài là Đấng bảo vệ che chở con dân Ngài. Không ai có thể thành công trong sự hãm hại con dân Chúa, nếu con dân Ngài cứ ở trong sự bảo vệ của Thiên Chúa.
Trong ân điển của Chúa Cứu Thế Jesus Christ.
A-men!
Hồng Liên