Đặng Thái Học: Rô-ma 15:22-33 Các Dự Định của Phao-lô
Kính lạy Thiên Chúa!
Con dâng lời cảm tạ ơn Chúa về bài học Thánh Kinh hôm nay trong Rô-ma 15:22-33 Các Dự Định của Phao-lô.
22 Vì vậy mà tôi cũng đã nhiều lần bị ngăn trở về sự đến với các anh chị em. 23 Nhưng bây giờ, chẳng còn có chỗ nào trong các miền này; hơn nữa, đã mấy năm nay, tôi rất ước ao đến với các anh chị em. 24 Vậy, nếu tôi có thể đi đến xứ Tây-ban-nha, thì tôi sẽ đến với các anh chị em, vì tôi mong được thấy các anh chị em trong cuộc hành trình của tôi, và được các anh chị em gửi tôi đến đó, sau khi tôi đã được phần nào thỏa lòng bởi các anh chị em. 25 Nhưng hiện nay, tôi đi đến thành Giê-ru-sa-lem để phục vụ các thánh đồ. 26 Vì người xứ Ma-xê-đoan và xứ A-chai đã vui lòng làm sự chia xẻ cho những thánh đồ nghèo ở thành Giê-ru-sa-lem. 27 Họ đã vui lòng và họ cũng mắc nợ các người ấy nữa. Vì nếu các dân ngoại đã dự phần về những sự thiêng liêng của những người ấy, thì bổn phận của họ là phục vụ những người ấy về những sự thuộc thể. 32 Bởi đó, tôi có thể đến với các anh chị em trong sự vui mừng, bởi ý muốn của Thiên Chúa, và được giải lao cùng các anh chị em. 33 Nguyện Đức Chúa Trời của sự bình an ở với tất cả các anh chị em! A-men.
Lạy Chúa! Con xin dâng trình lên Chúa về sự hiểu của con trong phân đoạn Thánh Kinh trên như sau:
Thưa Cha! Sau khi sứ đồ Phao-lô được đầy ơn phụng sự Chúa tại Rô-ma, ông trở về Giê-ru-sa-lem để bàn giao số tiền do con dân Chúa tại Ma-xê-đoan và A-chai dâng hiến lên Chúa, để chia xẻ cho những thánh đồ nghèo tại Giê-ru-sa-lem. Tại đó, ông bị bắt bớ, cản trở, nhưng vẫn có dự định trong lòng, đến thăm lại Hội Thánh tại Rô-ma, và tiếp tục đi truyền giáo tại Tây-ban-nha, một nơi ở vùng cực tây nam của châu âu, thuộc đế quốc La-mã xưa kia.
Con hiểu câu 22-24 như sau: Hành trình truyền giáo của Phao-lô từ Giê-ru-sa-lem đến các vùng phụ cận, dù ông đã nhiều lần bị ngăn trở, công việc nhiều, nhưng ông vẫn đã đi đến các nơi trong các vùng đó; bởi Chúa đã đáp lại lòng mong muốn của ông, vì ông rất muốn đến với các anh chị em của mình. Như một lời hứa hẹn rằng, nếu Phao-lô có thể đi đến xứ Tây-ban-nha, thì ông sẽ đến thăm các anh chị em với lòng mong mỏi được nhìn thấy các anh chị em trong cuộc hành trình của mình. Và từ thành Rô-ma, nhờ anh chị em chuẩn bị cho ông tiếp tục hành trình theo dự định.
Con hiểu câu 25-27 như sau: Phao-lô thể hiện sự di chuyển liên tục trong chức vụ của mình, đến những nơi Chúa hướng dẫn ông. Lúc này, ông đến Giê-ru-sa-lem để trao lại những gì người xứ Ma-xê-đoan và xứ A-chai dâng hiến, để tiếp trợ cho những thánh đồ nghèo khó ở thành Giê-ru-sa-lem. Việc làm của Phao-lô nhắc nhớ con về bổn phận chăm sóc đời sống thuộc thể và thuộc linh giữa con dân Chúa. Người xứ Ma-xê-đoan và xứ A-chai trong vòng những dân ngoại, họ đã được dự phần trong ơn cứu rỗi của Thiên Chúa qua Phao-lô, thì họ đã vui lòng, và họ cũng mắc nợ anh chị em cùng đức tin của mình, là dân I-sơ-ra-ên, thì bổn phận của họ cũng phải phục vụ những người họ đang mắc nợ cả về thuộc linh lẫn thuộc thể.
Con hiểu câu 28-31 như sau: Khi Phao-lô trao tiền hoặc đồ vật có giá trị do người xứ Ma-xê-đoan và xứ A-chai gửi tiếp trợ cho người I-sơ-ra-ên, được gọi là bông trái yêu thương, thì người I-sơ-ra-ên cũng phải ký xác nhận về những gì họ đã nhận từ Phao-lô. Điều này nói lên tính chu đáo, rành mạch về tiền bạc, tài sản trong Hội Thánh, tránh gây cớ vấp phạm cho con dân Chúa. Và con học được từ Phao-lô về cách làm việc liên tục nhưng luôn cẩn trọng, không để lại thiết sót nào, dù ông chỉ ghé qua để giao tiền, rồi sẽ đi đến xứ Tây-Ban-Nha, là mục đích chính trong hành trình của ông. Là một sứ đồ đã được chính Đấng Christ ban ơn, soi dẫn trong chương trình truyền giáo, nên ông biết chắc rằng, khi ông đến với con dân Chúa tại Rô-ma cũng như con dân Chúa tại các Hội Thánh mà ông đã từng rao giảng, thì cũng đem đến cho họ đầy dẫy phước hạnh của Tin Lành của Đấng Christ, đó là sự bình an, vui thỏa của một đời sống mới trong Chúa. Phao-lô kêu gọi các anh chị em cùng Cha tại Rô-ma: hãy bởi Đấng Christ, bởi tình yêu của Đấng Thần Linh mà sát cánh cùng ông chiến đấu trong những lời cầu xin với Đức Chúa Trời, để chống lại ma quỷ, những nghịch cảnh tạm thời, cho ông được ơn càng thêm ơn trong sự hầu việc Ngài. Ông cũng muốn con dân Chúa tại Rô-ma cầu thay cho ông được thoát khỏi sự bách hại của những người không tin Chúa trong xứ Giu-đê, khi ông trở về thành Giê-ru-sa-lem. Và cầu xin cho con dân Chúa tại Giê-ru-sa-lem vui lòng tiếp nhận sự tiếp trợ của con dân chúa tại xứ Ma-xê-đoan và xứ A-chai, vì họ ở giữa các dân ngoại. Điều này càng thể hiện sự khôn sáng Đấng Christ ban cho ông trong chức vụ.
Con hiểu câu 32-33 như sau: Bởi lời cầu xin của Phao-lô và những lời cầu thay của con dân Chúa tại Rô-ma đã được Thiên Chúa nhậm lời, thì ông đến với con dân Chúa tại Rô-ma trong sự vui mừng, bởi ý muốn của Thiên Chúa, và ông được nghỉ ngơi sau những ngày mệt mỏi, vất vả giữ công việc bề bộn, và ông lại tiếp tục hành trình theo thánh ý Chúa. Cuối cùng của phân đoạn Thánh Kinh là lời chúc bình an từ Đức Chúa Trời cho những con dân Chúa tại Rô-ma, là những người đã được ở trong Đấng Christ.
Thưa Cha! Bài học hôm nay dạy con về sự ao ước được thông công với con dân Chúa tại các Hội Thánh địa phương cách trực tiếp như Phao-lô đã ao ước và được Chúa làm thành. Ngày nay, con dân Chúa được Thiên Chúa ban cho nhiều cơ hội, phương tiện trên internet, con nguyện luôn sốt sắng dự phần thông công với các anh chị em cùng Cha của mình. Khi chúng con yêu nhau như Chúa đã yêu chúng con bằng tình yêu vô điều kiện, thì con cũng luôn khao khát, tìm mọi cách, tạo ra những điều kiện thích hợp để được luôn ở trong sự thông công với nhau.
Nguyện Chúa ban cho con có tấm lòng khát khao, sự khôn sáng thêm lên, sức khỏe, và phương tiện, để con có thể thực hành như Phao-lô trong các dự định thông công với con dân Chúa. A-men!
Đặng Thái Học: Rô-ma 15:22-33 Các Dự Định của Phao-lô
Kính lạy Thiên Chúa!
Con dâng lời cảm tạ ơn Chúa về bài học Thánh Kinh hôm nay trong Rô-ma 15:22-33 Các Dự Định của Phao-lô.
22 Vì vậy mà tôi cũng đã nhiều lần bị ngăn trở về sự đến với các anh chị em.
23 Nhưng bây giờ, chẳng còn có chỗ nào trong các miền này; hơn nữa, đã mấy năm nay, tôi rất ước ao đến với các anh chị em.
24 Vậy, nếu tôi có thể đi đến xứ Tây-ban-nha, thì tôi sẽ đến với các anh chị em, vì tôi mong được thấy các anh chị em trong cuộc hành trình của tôi, và được các anh chị em gửi tôi đến đó, sau khi tôi đã được phần nào thỏa lòng bởi các anh chị em.
25 Nhưng hiện nay, tôi đi đến thành Giê-ru-sa-lem để phục vụ các thánh đồ.
26 Vì người xứ Ma-xê-đoan và xứ A-chai đã vui lòng làm sự chia xẻ cho những thánh đồ nghèo ở thành Giê-ru-sa-lem.
27 Họ đã vui lòng và họ cũng mắc nợ các người ấy nữa. Vì nếu các dân ngoại đã dự phần về những sự thiêng liêng của những người ấy, thì bổn phận của họ là phục vụ những người ấy về những sự thuộc thể.
32 Bởi đó, tôi có thể đến với các anh chị em trong sự vui mừng, bởi ý muốn của Thiên Chúa, và được giải lao cùng các anh chị em.
33 Nguyện Đức Chúa Trời của sự bình an ở với tất cả các anh chị em! A-men.
Lạy Chúa! Con xin dâng trình lên Chúa về sự hiểu của con trong phân đoạn Thánh Kinh trên như sau:
Thưa Cha! Sau khi sứ đồ Phao-lô được đầy ơn phụng sự Chúa tại Rô-ma, ông trở về Giê-ru-sa-lem để bàn giao số tiền do con dân Chúa tại Ma-xê-đoan và A-chai dâng hiến lên Chúa, để chia xẻ cho những thánh đồ nghèo tại Giê-ru-sa-lem. Tại đó, ông bị bắt bớ, cản trở, nhưng vẫn có dự định trong lòng, đến thăm lại Hội Thánh tại Rô-ma, và tiếp tục đi truyền giáo tại Tây-ban-nha, một nơi ở vùng cực tây nam của châu âu, thuộc đế quốc La-mã xưa kia.
Con hiểu câu 22-24 như sau: Hành trình truyền giáo của Phao-lô từ Giê-ru-sa-lem đến các vùng phụ cận, dù ông đã nhiều lần bị ngăn trở, công việc nhiều, nhưng ông vẫn đã đi đến các nơi trong các vùng đó; bởi Chúa đã đáp lại lòng mong muốn của ông, vì ông rất muốn đến với các anh chị em của mình. Như một lời hứa hẹn rằng, nếu Phao-lô có thể đi đến xứ Tây-ban-nha, thì ông sẽ đến thăm các anh chị em với lòng mong mỏi được nhìn thấy các anh chị em trong cuộc hành trình của mình. Và từ thành Rô-ma, nhờ anh chị em chuẩn bị cho ông tiếp tục hành trình theo dự định.
Con hiểu câu 25-27 như sau: Phao-lô thể hiện sự di chuyển liên tục trong chức vụ của mình, đến những nơi Chúa hướng dẫn ông. Lúc này, ông đến Giê-ru-sa-lem để trao lại những gì người xứ Ma-xê-đoan và xứ A-chai dâng hiến, để tiếp trợ cho những thánh đồ nghèo khó ở thành Giê-ru-sa-lem. Việc làm của Phao-lô nhắc nhớ con về bổn phận chăm sóc đời sống thuộc thể và thuộc linh giữa con dân Chúa. Người xứ Ma-xê-đoan và xứ A-chai trong vòng những dân ngoại, họ đã được dự phần trong ơn cứu rỗi của Thiên Chúa qua Phao-lô, thì họ đã vui lòng, và họ cũng mắc nợ anh chị em cùng đức tin của mình, là dân I-sơ-ra-ên, thì bổn phận của họ cũng phải phục vụ những người họ đang mắc nợ cả về thuộc linh lẫn thuộc thể.
Con hiểu câu 28-31 như sau: Khi Phao-lô trao tiền hoặc đồ vật có giá trị do người xứ Ma-xê-đoan và xứ A-chai gửi tiếp trợ cho người I-sơ-ra-ên, được gọi là bông trái yêu thương, thì người I-sơ-ra-ên cũng phải ký xác nhận về những gì họ đã nhận từ Phao-lô. Điều này nói lên tính chu đáo, rành mạch về tiền bạc, tài sản trong Hội Thánh, tránh gây cớ vấp phạm cho con dân Chúa. Và con học được từ Phao-lô về cách làm việc liên tục nhưng luôn cẩn trọng, không để lại thiết sót nào, dù ông chỉ ghé qua để giao tiền, rồi sẽ đi đến xứ Tây-Ban-Nha, là mục đích chính trong hành trình của ông. Là một sứ đồ đã được chính Đấng Christ ban ơn, soi dẫn trong chương trình truyền giáo, nên ông biết chắc rằng, khi ông đến với con dân Chúa tại Rô-ma cũng như con dân Chúa tại các Hội Thánh mà ông đã từng rao giảng, thì cũng đem đến cho họ đầy dẫy phước hạnh của Tin Lành của Đấng Christ, đó là sự bình an, vui thỏa của một đời sống mới trong Chúa. Phao-lô kêu gọi các anh chị em cùng Cha tại Rô-ma: hãy bởi Đấng Christ, bởi tình yêu của Đấng Thần Linh mà sát cánh cùng ông chiến đấu trong những lời cầu xin với Đức Chúa Trời, để chống lại ma quỷ, những nghịch cảnh tạm thời, cho ông được ơn càng thêm ơn trong sự hầu việc Ngài. Ông cũng muốn con dân Chúa tại Rô-ma cầu thay cho ông được thoát khỏi sự bách hại của những người không tin Chúa trong xứ Giu-đê, khi ông trở về thành Giê-ru-sa-lem. Và cầu xin cho con dân Chúa tại Giê-ru-sa-lem vui lòng tiếp nhận sự tiếp trợ của con dân chúa tại xứ Ma-xê-đoan và xứ A-chai, vì họ ở giữa các dân ngoại. Điều này càng thể hiện sự khôn sáng Đấng Christ ban cho ông trong chức vụ.Con hiểu câu 32-33 như sau: Bởi lời cầu xin của Phao-lô và những lời cầu thay của con dân Chúa tại Rô-ma đã được Thiên Chúa nhậm lời, thì ông đến với con dân Chúa tại Rô-ma trong sự vui mừng, bởi ý muốn của Thiên Chúa, và ông được nghỉ ngơi sau những ngày mệt mỏi, vất vả giữ công việc bề bộn, và ông lại tiếp tục hành trình theo thánh ý Chúa. Cuối cùng của phân đoạn Thánh Kinh là lời chúc bình an từ Đức Chúa Trời cho những con dân Chúa tại Rô-ma, là những người đã được ở trong Đấng Christ.
Thưa Cha! Bài học hôm nay dạy con về sự ao ước được thông công với con dân Chúa tại các Hội Thánh địa phương cách trực tiếp như Phao-lô đã ao ước và được Chúa làm thành. Ngày nay, con dân Chúa được Thiên Chúa ban cho nhiều cơ hội, phương tiện trên internet, con nguyện luôn sốt sắng dự phần thông công với các anh chị em cùng Cha của mình. Khi chúng con yêu nhau như Chúa đã yêu chúng con bằng tình yêu vô điều kiện, thì con cũng luôn khao khát, tìm mọi cách, tạo ra những điều kiện thích hợp để được luôn ở trong sự thông công với nhau.
Nguyện Chúa ban cho con có tấm lòng khát khao, sự khôn sáng thêm lên, sức khỏe, và phương tiện, để con có thể thực hành như Phao-lô trong các dự định thông công với con dân Chúa. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Con: Đặng Thái Học
15/04/2023