Con dâng lời cảm tạ ơn Chúa về bài học Thánh Kinh hôm nay trong I Cô-rinh-tô 4:1-13 Gương của Các Sứ Đồ.
1 Vậy, ai nấy hãy xem chúng tôi như những tôi tớ của Đấng Christ và những quản gia cho các sự mầu nhiệm của Thiên Chúa. 2 Tuy nhiên, sự đòi hỏi nơi những quản gia là sự một người phải được xem là trung tín. 3 Đối với tôi, hoặc bị tra xét bởi các anh chị em, hoặc bị tra xét bởi loài người, ấy là việc rất nhỏ. Tôi cũng chẳng tự tra xét mình. 4 Vì tôi chẳng thấy mình có điều gì đáng tội. Nhưng tôi cũng không bởi đó mà được xưng là công chính. Đấng tra xét tôi là Chúa. 5 Vậy, chớ phán xét trước thời hạn, cho tới khi Chúa đến. Ngài là Đấng sẽ chiếu sáng những sự giấu kín trong sự tối tăm và bày ra những ý định trong những tấm lòng. Bấy giờ, mỗi người sẽ được khen bởi Đức Chúa Trời. 6 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Vì cớ các anh chị em, tôi đã áp dụng những sự này cho chính mình tôi và A-bô-lô để các anh chị em học tập nơi chúng tôi, không nghĩ quá điều đã được chép, để không một ai kiêu ngạo, vì người này mà nghịch lại người kia. 7 Vì sự gì phân biệt ngươi với người khác? Sự gì ngươi có mà không do ngươi nhận lãnh? Nếu ngươi cũng nhận lãnh sao ngươi khoe mình như ngươi chẳng từng nhận lãnh? 8 Các anh chị em được no đủ rồi. Các anh chị em được giàu có rồi. Các anh chị em đã cai trị như vua mà không cần chúng tôi. Tôi thật mong rằng, các anh chị em đã cai trị như vua để chúng tôi cũng đồng trị với các anh chị em! 9 Vì tôi nghĩ rằng, sau hết, Đức Chúa Trời đã phô bày chúng tôi là các sứ đồ ra, như những người bị định cho sự chết. Vì chúng tôi bị làm trò cho thế gian, cho các thiên sứ, và cho nhiều người. 10 Chúng tôi ngu dại vì cớ Đấng Christ nhưng các anh chị em khôn sáng trong Đấng Christ. Chúng tôi yếu đuối nhưng các anh chị em mạnh mẽ. Các anh chị em cao quý nhưng chúng tôi thấp hèn. 11 Cho tới thời điểm hiện tại, chúng tôi vẫn đói, vẫn khát, vẫn trần truồng, vẫn bị đánh, vẫn lang thang không nhà. 12 Chúng tôi dùng chính tay mình làm việc khó nhọc; bị rủa sả, chúng tôi chúc phước; bị bách hại, chúng tôi chịu đựng; 13 bị mắng chửi, chúng tôi van nài; chúng tôi trở nên như rác rến của thế gian, cặn bã của mọi sự, cho đến ngày nay.
Lạy Chúa! Con xin dâng trình lên Chúa về sự hiểu của con trong phân đoạn Thánh Kinh trên như sau:
Thưa Cha! Gương của các sứ đồ trong việc rao giảng Tin Lành và giảng dạy Lời Chúa được thể hiện trong I Cô-rinh-tô 4, họ là những người được Chúa chọn vào linh vụ, có lòng tận tụy phụng sự Chúa, phục vụ anh chị em cùng Cha, và những người chưa biết Chúa bằng tình yêu thương của Ngài. Con được cảm động lớn về sự học theo gương họ.
Thưa Cha! Phao-lô bày tỏ tấm lòng của mình trong lời kêu gọi con dân Chúa: Ai nấy hãy xem ông và những bạn đồng lao với ông như những tôi tớ của Đấng Christ, phụng sự Chúa, Đấng làm chủ của họ cách hết lòng qua việc giảng Tin Lành tinh tuyền cho loài người biết được ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời qua sự chết chuộc tội của Đấng Christ. Đồng thời giảng dạy cho con dân Chúa hiểu biết Thánh Kinh sâu rộng về các sự mầu nhiệm của Thiên Chúa. Họ là những quản gia trung tín đối với chủ, hết lòng phụng sự Thiên Chúa - Chủ của họ. Họ là những người quản gia trung tín, luôn vâng phục chủ, mọi việc làm đều vì ích lợi của chủ mình.
Thưa Cha! Khi vừa đọc câu 3 con cảm thấy Phao-lô có sự lên mình, nhưng sau khi suy ngẫm theo sự soi dẫn của Đức Thánh Linh, con nhận thấy ông chỉ muốn nói lên lòng chân thật, khẳng định về những sự đánh giá, tra xét của loài người đối với ông là việc rất nhỏ, nghĩa là ông không mấy quan tâm. Ông cũng chẳng tự tra xét mình, vì ông biết tấm lòng trong sáng từ lương tâm của mình trước sự hiện diện của Thiên Chúa. Dù Phao-lô không thấy có điều gì đáng tội, nhưng ông không dám xưng mình là công bình, vì chẳng có người công bình.
“Như đã chép, chẳng có người công chính, một người cũng không.” (Rô-ma 3:10).
Phao-lô đã là kẻ đứng đầu trong những kẻ chống nghịch Chúa, nhưng đã được Chúa cảm động, trở về với ơn cứu rỗi của Ngài, thì ông tin rằng, mình đã được trở nên công bình. Chính vì vậy mà ông chờ sự tra xét của Đấng công chính trọn vẹn, là Chúa của ông.
Thưa Cha! Con dân Chúa có bổn phận tra xét mọi lời giảng, đối chiếu với Thánh Kinh để xác định đúng hay sai, xem xét nếp sống của anh chị em mình để dựa vào Lời Chúa mà phán xét, nhưng trước hết hãy tự xét lấy mình (I Cô-rinh-tô 11:28). Lời Chúa dạy: Nhìn trái biết cây, nhưng nhiều khi không thể đánh giá bằng cảm tính của mình, khi không biết tấm lòng của người ấy, vì chỉ có Chúa mới biết được trong lòng của mỗi người. Mệnh đề: “Chớ phán xét trước thời hạn” nói về sự phán xét duy thuộc về Chúa. Trong ngày cuối cùng, mọi sự giấu kín trong lòng người sẽ tỏ lộ ra trước ánh sáng công lý của Ngài. Lúc đó, dựa trên từng suy nghĩ, lời nói, hành động của mỗi người đã làm ra trên đời này, để Chúa khen thưởng cách chính đáng bởi Đức Chúa Trời.
Thưa Cha! Phao-lô lấy những điều đã chép ở những câu trên để áp dụng vào đời sống của ông và cộng sự của ông, là A-bô-lô, là những người rao giảng Tin Lành và giảng dạy Thánh Kinh, và cũng để con dân Chúa học tập gương từ họ. Ông muốn khuyên con dân Chúa không nghĩ quá điều đã được chép, là không nên suy diễn ra ngoài khuôn khổ những gì mà ông đã viết ra bởi sự soi dẫn của Đức Thánh Linh. Để không một ai vấp phạm trong sự kiêu ngạo, nghịch lại lẫn nhau.
Thưa Cha! Phao-lô muốn nói lên sự một người phân biệt với người khác, cho mình là vượt trội hơn người về phương diện nào đó, thì đó là sự thiếu bình đẳng giữa con dân Chúa. Sự gì con dân Chúa có được là bởi ơn Thiên Chúa ban, thì không được khoe mình như những người không có sự nhận lãnh từ Ngài. Tất cả những gì con dân Chúa có được đều bởi Thiên Chúa ban theo thánh ý Ngài, có thể là trực tiếp hoặc Chúa dùng những người khác mang đến cho chúng con. Bởi vậy, chúng con hãy luôn vui mừng mà khoe mình trong Chúa, cảm tạ ơn Ngài.
Thưa Cha! Phao-lô nói lên sự no đủ, giàu có về thuộc thể và thuộc linh của con dân Chúa tại Cô-rinh-tô, họ như vua cai trị chính bản thân mình, để sẽ cùng cai trị với Đấng Christ trong đời sau. Ông muốn trách khéo con dân Chúa tại đó về sự chủ quan, tự mãn của mình, vì qua đời sống của họ đã thể hiện sự thiếu hiểu biết Lời Chúa, dẫn đến những mâu thuẫn, lộn lạo trong Hội Thánh. Ông cũng thật sự khuyên con dân Chúa tiếp tục học hiểu Thánh Kinh cùng với ông và cộng sự của ông, để họ đứng vững trong đức tin, để có thể đồng trị với Đấng Christ.
Thưa Cha! Trong thời kỳ Phao-lô và những cộng sự của ông được Chúa giao cho linh vụ rao giảng Tin Lành và giảng dạy Thánh Kinh, thì ông nghĩ rằng, Đức Chúa Trời đã phô bày những sự khổ cực trăm bề ra giữa thế gian như những người bị kết án tử, làm trò hề cho thế gian, cho các thiên sứ chứng kiến, và nhiều người xem thấy sự sỉ nhục của họ. Vì cớ Đấng Christ mà ông và cộng sự của ông trở nên ngu dại, để có cơ hội dẫn dắt con dân Chúa vào sự khôn sáng của Đấng Christ. Ông và cộng sự của mình tỏ ra yếu đuối, hạ mình, nhẫn nhục để bám sát, nâng đỡ con dân Chúa mạnh mẽ trong đức tin, trong nếp sống. Bởi ông và cộng sự của ông mong muốn giúp con dân Chúa trở nên cao quý trong Chúa, mà ông và cộng sự sẵn sàng chịu sự thấp hèn giữa thế gian.
Thưa Cha! Cho tới lúc Phao-lô gửi thư cho Hội Thánh Chúa tại Cô-rinh-tô, nghĩa là suốt hành trình truyền giáo của ông và những cộng sự đến thời điểm đó đều vẫn bị đói, khát, thiếu đồ mặc, bị dân Do-thái và cả dân ngoại bắt bớ, đánh đập, lang thang không có nơi ở, vì họ phải luôn di chuyển đến nhiều nơi để rao giảng Tin Lành và gây dựng Hội Thánh. Đây là tấm gương chịu khổ, cùng vác thập tự giá vì với Chúa vì mục đích cao cả, cứu những tội nhân về với ơn cứu rỗi của Chúa.
Thưa Cha! Dù các sứ đồ của Chúa phải chịu đựng cuộc sống khắc khổ trăm bề như vậy, song họ vẫn tự lực bằng chính tay mình, làm việc khó nhọc để duy trì linh vụ rao giảng Tin Lành, bằng chứng là Phao-lô đã làm nghề may bạt để phủ trại cho những người có nhu cầu; họ cam chịu sự rủa sả, họ chúc phước, cầu xin Chúa tha tội cho những người chống nghịch họ; khi bị bách hại, thì họ cậy nhờ Chúa ban ơn, để chịu đựng qua khỏi; bị mắng chửi, thì họ năn nỉ, nài xin; đến nỗi họ bị khinh khi, tránh né, xem như rác rến của thế gian, cặn bã tột cùng của mọi sự trong suốt hành trình phụng sự Thiên Chúa. Đức Chúa Trời là Đấng quan phòng con dân Chúa, nhưng Ngài cho phép những nghịch cảnh xảy ra cho họ, đặc biệt là các sứ đồ, để rèn tập đức tin vào Thiên Chúa, và để cho con dân Chúa noi theo, sẵn sàng chịu đựng mọi khó khăn, gian khổ vì cớ danh Ngài cho đến cùng, để được dự phần trong sự sống đời đời.
Thưa Cha! Con dâng lời cảm tạ ơn Cha về bài học hôm nay, vì Chúa đã mang đến cho con một tấm gương hầu việc Chúa thật sống động của các sức đồ. Con nguyện noi theo gương họ, vì sự tôn kính Thiên Chúa, yêu thương người lân cận là động lực cho con vượt qua mọi khó khăn, nghịch cảnh trên bước đường phụng sự Ngài, và sẵn sàng chia xẻ gánh nặng của những người hầu việc Chúa trong Hội Thánh bằng cả sức lực của mình. A-men!
Kính lạy Thiên Chúa!
Con dâng lời cảm tạ ơn Chúa về bài học Thánh Kinh hôm nay trong I Cô-rinh-tô 4:1-13 Gương của Các Sứ Đồ.
1 Vậy, ai nấy hãy xem chúng tôi như những tôi tớ của Đấng Christ và những quản gia cho các sự mầu nhiệm của Thiên Chúa.
2 Tuy nhiên, sự đòi hỏi nơi những quản gia là sự một người phải được xem là trung tín.
3 Đối với tôi, hoặc bị tra xét bởi các anh chị em, hoặc bị tra xét bởi loài người, ấy là việc rất nhỏ. Tôi cũng chẳng tự tra xét mình.
4 Vì tôi chẳng thấy mình có điều gì đáng tội. Nhưng tôi cũng không bởi đó mà được xưng là công chính. Đấng tra xét tôi là Chúa.
5 Vậy, chớ phán xét trước thời hạn, cho tới khi Chúa đến. Ngài là Đấng sẽ chiếu sáng những sự giấu kín trong sự tối tăm và bày ra những ý định trong những tấm lòng. Bấy giờ, mỗi người sẽ được khen bởi Đức Chúa Trời.
6 Hỡi các anh chị em cùng Cha! Vì cớ các anh chị em, tôi đã áp dụng những sự này cho chính mình tôi và A-bô-lô để các anh chị em học tập nơi chúng tôi, không nghĩ quá điều đã được chép, để không một ai kiêu ngạo, vì người này mà nghịch lại người kia.
7 Vì sự gì phân biệt ngươi với người khác? Sự gì ngươi có mà không do ngươi nhận lãnh? Nếu ngươi cũng nhận lãnh sao ngươi khoe mình như ngươi chẳng từng nhận lãnh?
8 Các anh chị em được no đủ rồi. Các anh chị em được giàu có rồi. Các anh chị em đã cai trị như vua mà không cần chúng tôi. Tôi thật mong rằng, các anh chị em đã cai trị như vua để chúng tôi cũng đồng trị với các anh chị em!
9 Vì tôi nghĩ rằng, sau hết, Đức Chúa Trời đã phô bày chúng tôi là các sứ đồ ra, như những người bị định cho sự chết. Vì chúng tôi bị làm trò cho thế gian, cho các thiên sứ, và cho nhiều người.
10 Chúng tôi ngu dại vì cớ Đấng Christ nhưng các anh chị em khôn sáng trong Đấng Christ. Chúng tôi yếu đuối nhưng các anh chị em mạnh mẽ. Các anh chị em cao quý nhưng chúng tôi thấp hèn.
11 Cho tới thời điểm hiện tại, chúng tôi vẫn đói, vẫn khát, vẫn trần truồng, vẫn bị đánh, vẫn lang thang không nhà.
12 Chúng tôi dùng chính tay mình làm việc khó nhọc; bị rủa sả, chúng tôi chúc phước; bị bách hại, chúng tôi chịu đựng;
13 bị mắng chửi, chúng tôi van nài; chúng tôi trở nên như rác rến của thế gian, cặn bã của mọi sự, cho đến ngày nay.
Lạy Chúa! Con xin dâng trình lên Chúa về sự hiểu của con trong phân đoạn Thánh Kinh trên như sau:
Thưa Cha! Gương của các sứ đồ trong việc rao giảng Tin Lành và giảng dạy Lời Chúa được thể hiện trong I Cô-rinh-tô 4, họ là những người được Chúa chọn vào linh vụ, có lòng tận tụy phụng sự Chúa, phục vụ anh chị em cùng Cha, và những người chưa biết Chúa bằng tình yêu thương của Ngài. Con được cảm động lớn về sự học theo gương họ.
Thưa Cha! Phao-lô bày tỏ tấm lòng của mình trong lời kêu gọi con dân Chúa: Ai nấy hãy xem ông và những bạn đồng lao với ông như những tôi tớ của Đấng Christ, phụng sự Chúa, Đấng làm chủ của họ cách hết lòng qua việc giảng Tin Lành tinh tuyền cho loài người biết được ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời qua sự chết chuộc tội của Đấng Christ. Đồng thời giảng dạy cho con dân Chúa hiểu biết Thánh Kinh sâu rộng về các sự mầu nhiệm của Thiên Chúa. Họ là những quản gia trung tín đối với chủ, hết lòng phụng sự Thiên Chúa - Chủ của họ. Họ là những người quản gia trung tín, luôn vâng phục chủ, mọi việc làm đều vì ích lợi của chủ mình.
Thưa Cha! Khi vừa đọc câu 3 con cảm thấy Phao-lô có sự lên mình, nhưng sau khi suy ngẫm theo sự soi dẫn của Đức Thánh Linh, con nhận thấy ông chỉ muốn nói lên lòng chân thật, khẳng định về những sự đánh giá, tra xét của loài người đối với ông là việc rất nhỏ, nghĩa là ông không mấy quan tâm. Ông cũng chẳng tự tra xét mình, vì ông biết tấm lòng trong sáng từ lương tâm của mình trước sự hiện diện của Thiên Chúa. Dù Phao-lô không thấy có điều gì đáng tội, nhưng ông không dám xưng mình là công bình, vì chẳng có người công bình.
“Như đã chép, chẳng có người công chính, một người cũng không.” (Rô-ma 3:10).Phao-lô đã là kẻ đứng đầu trong những kẻ chống nghịch Chúa, nhưng đã được Chúa cảm động, trở về với ơn cứu rỗi của Ngài, thì ông tin rằng, mình đã được trở nên công bình. Chính vì vậy mà ông chờ sự tra xét của Đấng công chính trọn vẹn, là Chúa của ông.
Thưa Cha! Con dân Chúa có bổn phận tra xét mọi lời giảng, đối chiếu với Thánh Kinh để xác định đúng hay sai, xem xét nếp sống của anh chị em mình để dựa vào Lời Chúa mà phán xét, nhưng trước hết hãy tự xét lấy mình (I Cô-rinh-tô 11:28). Lời Chúa dạy: Nhìn trái biết cây, nhưng nhiều khi không thể đánh giá bằng cảm tính của mình, khi không biết tấm lòng của người ấy, vì chỉ có Chúa mới biết được trong lòng của mỗi người. Mệnh đề: “Chớ phán xét trước thời hạn” nói về sự phán xét duy thuộc về Chúa. Trong ngày cuối cùng, mọi sự giấu kín trong lòng người sẽ tỏ lộ ra trước ánh sáng công lý của Ngài. Lúc đó, dựa trên từng suy nghĩ, lời nói, hành động của mỗi người đã làm ra trên đời này, để Chúa khen thưởng cách chính đáng bởi Đức Chúa Trời.
Thưa Cha! Phao-lô lấy những điều đã chép ở những câu trên để áp dụng vào đời sống của ông và cộng sự của ông, là A-bô-lô, là những người rao giảng Tin Lành và giảng dạy Thánh Kinh, và cũng để con dân Chúa học tập gương từ họ. Ông muốn khuyên con dân Chúa không nghĩ quá điều đã được chép, là không nên suy diễn ra ngoài khuôn khổ những gì mà ông đã viết ra bởi sự soi dẫn của Đức Thánh Linh. Để không một ai vấp phạm trong sự kiêu ngạo, nghịch lại lẫn nhau.
Thưa Cha! Phao-lô muốn nói lên sự một người phân biệt với người khác, cho mình là vượt trội hơn người về phương diện nào đó, thì đó là sự thiếu bình đẳng giữa con dân Chúa. Sự gì con dân Chúa có được là bởi ơn Thiên Chúa ban, thì không được khoe mình như những người không có sự nhận lãnh từ Ngài. Tất cả những gì con dân Chúa có được đều bởi Thiên Chúa ban theo thánh ý Ngài, có thể là trực tiếp hoặc Chúa dùng những người khác mang đến cho chúng con. Bởi vậy, chúng con hãy luôn vui mừng mà khoe mình trong Chúa, cảm tạ ơn Ngài.
Thưa Cha! Phao-lô nói lên sự no đủ, giàu có về thuộc thể và thuộc linh của con dân Chúa tại Cô-rinh-tô, họ như vua cai trị chính bản thân mình, để sẽ cùng cai trị với Đấng Christ trong đời sau. Ông muốn trách khéo con dân Chúa tại đó về sự chủ quan, tự mãn của mình, vì qua đời sống của họ đã thể hiện sự thiếu hiểu biết Lời Chúa, dẫn đến những mâu thuẫn, lộn lạo trong Hội Thánh. Ông cũng thật sự khuyên con dân Chúa tiếp tục học hiểu Thánh Kinh cùng với ông và cộng sự của ông, để họ đứng vững trong đức tin, để có thể đồng trị với Đấng Christ.
Thưa Cha! Trong thời kỳ Phao-lô và những cộng sự của ông được Chúa giao cho linh vụ rao giảng Tin Lành và giảng dạy Thánh Kinh, thì ông nghĩ rằng, Đức Chúa Trời đã phô bày những sự khổ cực trăm bề ra giữa thế gian như những người bị kết án tử, làm trò hề cho thế gian, cho các thiên sứ chứng kiến, và nhiều người xem thấy sự sỉ nhục của họ. Vì cớ Đấng Christ mà ông và cộng sự của ông trở nên ngu dại, để có cơ hội dẫn dắt con dân Chúa vào sự khôn sáng của Đấng Christ. Ông và cộng sự của mình tỏ ra yếu đuối, hạ mình, nhẫn nhục để bám sát, nâng đỡ con dân Chúa mạnh mẽ trong đức tin, trong nếp sống. Bởi ông và cộng sự của ông mong muốn giúp con dân Chúa trở nên cao quý trong Chúa, mà ông và cộng sự sẵn sàng chịu sự thấp hèn giữa thế gian.
Thưa Cha! Cho tới lúc Phao-lô gửi thư cho Hội Thánh Chúa tại Cô-rinh-tô, nghĩa là suốt hành trình truyền giáo của ông và những cộng sự đến thời điểm đó đều vẫn bị đói, khát, thiếu đồ mặc, bị dân Do-thái và cả dân ngoại bắt bớ, đánh đập, lang thang không có nơi ở, vì họ phải luôn di chuyển đến nhiều nơi để rao giảng Tin Lành và gây dựng Hội Thánh. Đây là tấm gương chịu khổ, cùng vác thập tự giá vì với Chúa vì mục đích cao cả, cứu những tội nhân về với ơn cứu rỗi của Chúa.
Thưa Cha! Dù các sứ đồ của Chúa phải chịu đựng cuộc sống khắc khổ trăm bề như vậy, song họ vẫn tự lực bằng chính tay mình, làm việc khó nhọc để duy trì linh vụ rao giảng Tin Lành, bằng chứng là Phao-lô đã làm nghề may bạt để phủ trại cho những người có nhu cầu; họ cam chịu sự rủa sả, họ chúc phước, cầu xin Chúa tha tội cho những người chống nghịch họ; khi bị bách hại, thì họ cậy nhờ Chúa ban ơn, để chịu đựng qua khỏi; bị mắng chửi, thì họ năn nỉ, nài xin; đến nỗi họ bị khinh khi, tránh né, xem như rác rến của thế gian, cặn bã tột cùng của mọi sự trong suốt hành trình phụng sự Thiên Chúa. Đức Chúa Trời là Đấng quan phòng con dân Chúa, nhưng Ngài cho phép những nghịch cảnh xảy ra cho họ, đặc biệt là các sứ đồ, để rèn tập đức tin vào Thiên Chúa, và để cho con dân Chúa noi theo, sẵn sàng chịu đựng mọi khó khăn, gian khổ vì cớ danh Ngài cho đến cùng, để được dự phần trong sự sống đời đời.Thưa Cha! Con dâng lời cảm tạ ơn Cha về bài học hôm nay, vì Chúa đã mang đến cho con một tấm gương hầu việc Chúa thật sống động của các sức đồ. Con nguyện noi theo gương họ, vì sự tôn kính Thiên Chúa, yêu thương người lân cận là động lực cho con vượt qua mọi khó khăn, nghịch cảnh trên bước đường phụng sự Ngài, và sẵn sàng chia xẻ gánh nặng của những người hầu việc Chúa trong Hội Thánh bằng cả sức lực của mình. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Con: Đặng Thái Học
28/04/2023