Công Vụ Các Sứ Đồ 5:27-42 Các Sứ Đồ Bị Bắt và Được Giải Cứu – Phần 2
Kính lạy Cha Yêu Từ Ái của con ở trên trời!
Con dâng lời cảm tạ ơn Cha về ơn phước Ngài ban, cho con được tiếp tục học, suy ngẫm Thánh Kinh. Nguyện Đức Thánh Linh hướng dẫn con vào sự hiểu biết và áp dụng bài học hôm nay cách kết quả vào đời sống hằng ngày theo thánh ý Ngài!
27 Khi chúng đã bắt giải họ, chúng đã đặt họ trong Tòa Công Luận. Thầy tế lễ thượng phẩm đã hỏi họ, 28 rằng: "Chẳng phải chúng ta đã truyền lệnh cấm các ngươi không được giảng dạy trong danh ấy sao? Mà kìa, các ngươi đã làm đầy dẫy Giê-ru-sa-lem giáo lý của các ngươi, muốn đem máu của người ấy đổ trên chúng ta."
Khi thầy tế lễ thượng phẩm và hết thảy những kẻ hiệp với người, là phái Sa-đu-sê đã bắt các sứ đồ, áp giải họ ra Tòa Công Luận, thì thầy tế lễ thượng phẩm đã yêu cầu các sứ đồ xác nhận lại việc chúng đã truyền lệnh cho các sứ đồ không được phép giảng dạy trong danh Đấng Christ. Nhưng bằng chứng là các sứ đồ vẫn sốt sắng giảng dạy giáo lý chân thật của Chúa tại Giê-ru-sa-lem. Hơn nữa, bọn chúng còn cảnh báo các sứ đồ về sự họ muốn quy trách nhiệm về cái chết của Đấng Christ trên những kẻ lãnh đạo Do-thái Giáo. Tuy nhiên, các sứ đồ vẫn can đảm để giảng dạy về Đức Chúa Jesus Christ cả trong hoàn cảnh bị bắt bớ khốc liệt nhất, bởi họ từng chứng kiến sự chịu chết và sự phục sinh của Ngài, và bởi họ được đầy dẫy thánh linh, khiến họ khôn sáng càng hơn, bất chấp mọi sự cấm đoán của loài người, để hoàn thành sứ mệnh rao giảng Tin Lành trong mọi hoàn cảnh.
29 Nhưng Phi-e-rơ và các sứ đồ đã trả lời rằng: "Chúng ta thà vâng phục Thiên Chúa hơn là vâng phục loài người.
Nhưng Phi-e-rơ và các sứ đồ đã thẳng thắn trả lời trước Tòa Công Luận rằng: “Chúng ta thà vâng phục Thiên Chúa hơn là vâng phục loài người.” Điều này nói lên khí phách kiên cường, hiên ngang trước những kẻ chống nghịch đạo Chúa, cả quyết về sự vâng phúc Đức Chúa Trời trên mọi quyền lực của con người. Bài học cho con dân Chúa là hãy giữ vững đức tin và vâng phục Chúa trên hết mọi sự, ngay cả trong hoàn cảnh phải đối diện với lao tù. Câu trả lời của Phi-e-rơ mang đến sự khích lệ chúng con trên bước đường theo Chúa.
30 Đức Chúa Trời của các tổ phụ chúng ta đã làm sống lại Đức Chúa Jesus; Đấng mà các ông đã tra tay, treo trên cây gỗ; 31 Đấng mà Đức Chúa Trời đã tôn cao bên phải Ngài; Đấng Lãnh Đạo và Đấng Giải Cứu, ban sự ăn năn và sự tha thứ những tội lỗi cho dân I-sơ-ra-ên.
Phi-e-rơ tiếp tục dõng dạc công bố cho nhưng nhà lãnh đạo Do-thái Giáo biết rằng, Đức Chúa Trời của các tổ phụ dân Do-thái, là Áp-ra-ham, I-sác, và Gia-cốp, Ngài đã làm cho Đức Chúa Jesus Christ sống lại; Đấng mà chính họ đã tra tay, treo trên thập tự giá; Đấng đã được Đức Chúa Trời tôn cao bên phải Ngài; Đấng lãnh đạo và Đấng giải cứu, ban cho dân I-sơ-ra-ên cơ hội ăn năn, để được tha thứ những tội họ đã vi phạm, đặc biệt là hành động hành quyết Đấng Christ trên thập tự giá cách công khai.
32 Chúng ta là những chứng nhân của Ngài về những việc ấy, cũng như Đức Thánh Linh mà Đức Chúa Trời đã ban cho những ai vâng phục Ngài."
Chính những nhà lãnh đạo Do-thái Giáo là những chứng nhân về việc làm đầy tội lỗi của mình, cũng như Đức Thánh Linh mà Đức Chúa Trời ban cho những ai thật lòng ăn năn tội, hoàn toàn tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ, và vâng giữ mọi Điều Răn, luật pháp của Ngài. Đây là lời giáo huấn của Phi-e-rơ dành cho những kẻ bắt bớ đức tin con dân Chúa, kêu gọi họ hãy kíp ăn năn, tin nhận Tin Lành.
33 Khi chúng đã nghe, chúng đã trở nên giận hoảng và bàn mưu giết họ.
Nghe xong những câu trả lời mạnh mẽ của Phi-e-rơ trước Tòa Công Luận, thì chúng đã trở nên giận hoảng và cùng ban mưu giết Phi-e-rơ và các sứ đồ. Điều này nói lên việc làm ác độc của những kẻ cầm quyền trong Tòa Công Luận, chúng muốn triệt tiêu những ai tin nhận Đấng Christ, như chính họ đã giết Đức Chúa Jesus Christ, bởi tâm trí họ đã bị Sa-tan bắt phục, cố tình chống nghịch đạo Chúa bằng mọi cách.
34 Nhưng một người Pha-ri-si trong Tòa Công Luận, tên Ga-ma-li-ên, là giáo sư luật, có danh tiếng với hết thảy dân chúng, đã đứng lên, truyền đem các sứ đồ ra ngoài một lát. 35 Rồi, người đã nói với chúng: "Hỡi các người I-sơ-ra-ên, hãy tự mình cẩn thận về điều các ngươi định làm cho các người này. 36 Vì trước những ngày này, Thêu-đa đã dấy lên, xưng mình là ai đó, mà một số khoảng bốn trăm người đã theo hắn. Hắn đã bị giết. Hết thảy những kẻ nào tin theo hắn đều đã bị giải tán và trở nên hư không. 37 Sau đó, Giu-đa, người Ga-li-lê, đã dấy lên, trong những ngày lập sổ dân, kéo đi nhiều người theo hắn. Hắn cũng đã chết. Hết thảy những kẻ nào tin theo hắn đều đã bị tan lạc. 38 Nay, ta bảo các ngươi: Hãy lánh xa những người ấy, để mặc họ. Vì nếu mưu luận hoặc việc làm này là bởi loài người, nó sẽ bị lật đổ. 39 Nhưng nếu là bởi Thiên Chúa thì các ngươi không thể lật đổ nó, mà các ngươi lại bị tìm thấy chống nghịch Thiên Chúa."
Trong lúc những kẻ cầm quyền bàn mưu giết các sứ đồ của Chúa, thì một người Pha-ri-si, tên Ga-ma-li-ên, là giáo sư luật, được hết thảy dân chúng kính trọng. Vị giáo sư này đã đứng lên, truyền cho các sứ đồ ra ngoài một lát, để ông có cơ hội nêu ra lời lập luận trước Tòa Công Luận.
Rồi, Ga-ma-li-ên đã kêu gọi và khuyên răn, và cảnh báo cho những bậc cầm quyền dân Do-thái rằng, hãy tự mình xét cẩn thận về điều họ sắp hành xử với các sứ đồ.
Tiếp đến, Ga-ma-li-ên nhắc lại sự kiện đã xảy ra trước đây, nói về Thêu-đa đã dấy lên, xưng mình là người được Chúa ban cho chức vụ nào đó, khiến khoảng bốn trăm nghìn người bị dụ dỗ theo hắn. Kết cục là hắn đã bị giết, và hết thảy những người tin theo hắn đều đã bị giải tán và trở nên hư không.
Và sau đó, Ga-ma-li-ên nêu ra sự kiện Giu-đa, người Ga-li-lê đã dấy lên trong những ngày lập dân số, khiến nhiều người tin theo hắn. Bởi vậy mà Giu-đa cũng đã bị tiêu diệt, và những người tin theo hắn cũng đã bị tan lạc.
Nhân cơ hội đó, Ga-ma-li-ên cảnh báo giới lãnh đạo Do-thái Giáo, hãy lánh xa những sứ đồ ấy, để cho họ tự do nói về Chúa. Vì nếu việc làm này là mưu luận của loài người, thì ắt sẽ bị lật đổ.
Nhưng nếu những lời rao truyền của các sứ đồ bởi Thiên Chúa, thì mọi thế lực thế gian không thể lật đổ được, mà những kẻ bắt bớ các sứ đồ này sẽ bị Thiên Chúa phán xét, và sẽ là một dấu ấn hằn sâu vào lịch sử như sự kiện Thêu-đa, Giu-đa xưa kia là một điển hình.
Lời khuyên của Ga-ma-li-ên, một thầy dạy luật đối với những kẻ bắt bớ các sứ đồ, thể hiện một lập luận hợp lý, cho thấy sự khôn ngoan trong cách ứng xử, rằng nếu việc làm của các sứ đồ không đến từ Chúa, thì ắt sẽ bị tan rã như nhiều phong trào khác trong quá khứ. Nhưng nếu sự rao truyền về Chúa mà đến từ Ngài, thì đó là chương trình của Chúa, và những kẻ chống đối các sứ đồ cũng chính là những kẻ chống nghịch Đức Chúa Trời. Lời khuyên của vị giáo sư này cũng là bài học quan trọng đối với con dân Chúa trong mọi thời đại, giúp chúng con thêm lên sự kiên nhẫn, biết quan sát từng sự việc có thật sự đến từ Chúa hay không, khi đối diện với cuộc chiến thuộc linh, thì vận dụng sự khôn ngoan để giải quyết nan đề cách phân định chín chắn.
40 Chúng đã đồng ý với ông và đã gọi các sứ đồ vào, đánh đòn họ, ra lệnh họ không được nói trong danh của Đức Chúa Jesus; rồi thả họ.
Những kẻ bắt bớ các sứ đồ trong tòa công luận đã đồng thuận với ý kiến của Ga-ma-li-ên về việc không tìm cách giết các sứ đồ, rồi chúng đã gọi các sứ đồ trở lại, đánh đòn họ, và ra lệnh cho họ không được rao truyền danh Đức Chúa Jesus Christ; rồi thả tự do cho họ. Hành động đánh đòn các sứ đồ của Chúa thể hiện sự bất lực của những kẻ chống nghịch Ngài trước Tòa Công Luận, khiến họ chỉ còn cách dùng đòn roi trên các sứ đồ theo luật thời bấy giờ, trước khi chúng ra lệnh thả tự do cho các tôi tớ của Chúa.
41 Vậy, thực tế, họ đã rời khỏi sự hiện diện của Tòa Công Luận, vui mừng bởi họ được kể là xứng đáng chịu nhục vì danh của Ngài.
Bởi vậy, các sứ đồ đã rời khỏi Tòa Công Luận trong sự vui mừng, vì họ được kể là xứng đáng chịu sỉ nhục trên hành trình vác thập tự giá theo Chúa. Đời sống mỗi con dân chân thật của Chúa không thể tránh khỏi những nghịch cảnh từ thế gian, nhất là sự bắt bớ đức tin từ mọi phía, đòi hỏi chúng con luôn hướng lòng trông cậy vào Chúa, sẵn sàng chấp nhận mọi sự ấy trong sự vui mừng, vì đó là cơ hội chịu khổ vì danh thánh của Ngài.
42 Ngày nào cũng vậy, trong Đền Thờ và suốt mỗi nhà, họ không ngừng giảng dạy và rao giảng Tin Lành: Đức Chúa Jesus là Đấng Christ.
Từ khi được ra khỏi nơi giam giữ, các sứ đồ vẫn trung tín rao giảng đạo Chúa, hằng ngày đều đến Đền Thờ, thay phiên nhau từ nhà này sang nhà khác, để dạy dỗ và rao truyền Tin Lành của Đức Chúa Jesus, Đấng Christ. Tấm gương sáng về sự tận tụy, tận dụng thời gian của các sứ đồ cho việc phụng sự Chúa, là ưu tiên hàng đầu, dù có phải đối diện với nghịch cảnh nghiệt ngã, vẫn được Chúa ban ơn, thêm sức để tiếp tục đứng lên, bước đi theo mệnh lệnh của Ngài.
Kính lạy Chúa!
Phân đoạn Thánh Kinh này nói về sự kiện các sứ đồ bị bắt, giải ra trước Tòa Công Luận, vì họ tiếp tục rao giảng về Đức Chúa Jesus trước sự cấm đoán của những bậc lãnh đạo Do-thái Giáo.
Qua đó, con học được sự vâng lời Đức Chúa Trời hơn là vâng theo loài người, sẵn sàng chịu khổ nhục vì danh của Chúa trong mọi hoàn cảnh, can đảm, giữ vững đức tin, nương cậy vào Chúa, và vui mừng trong mọi hoạn nạn, bởi Ngài cho phép xảy đến trên linh trình theo Chúa. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ. Con, Đặng Thái Học
Công Vụ Các Sứ Đồ 5:27-42 Các Sứ Đồ Bị Bắt và Được Giải Cứu – Phần 2
Kính lạy Cha Yêu Từ Ái của con ở trên trời!
Con dâng lời cảm tạ ơn Cha về ơn phước Ngài ban, cho con được tiếp tục học, suy ngẫm Thánh Kinh. Nguyện Đức Thánh Linh hướng dẫn con vào sự hiểu biết và áp dụng bài học hôm nay cách kết quả vào đời sống hằng ngày theo thánh ý Ngài!
27 Khi chúng đã bắt giải họ, chúng đã đặt họ trong Tòa Công Luận. Thầy tế lễ thượng phẩm đã hỏi họ,
28 rằng: "Chẳng phải chúng ta đã truyền lệnh cấm các ngươi không được giảng dạy trong danh ấy sao? Mà kìa, các ngươi đã làm đầy dẫy Giê-ru-sa-lem giáo lý của các ngươi, muốn đem máu của người ấy đổ trên chúng ta."
Khi thầy tế lễ thượng phẩm và hết thảy những kẻ hiệp với người, là phái Sa-đu-sê đã bắt các sứ đồ, áp giải họ ra Tòa Công Luận, thì thầy tế lễ thượng phẩm đã yêu cầu các sứ đồ xác nhận lại việc chúng đã truyền lệnh cho các sứ đồ không được phép giảng dạy trong danh Đấng Christ. Nhưng bằng chứng là các sứ đồ vẫn sốt sắng giảng dạy giáo lý chân thật của Chúa tại Giê-ru-sa-lem. Hơn nữa, bọn chúng còn cảnh báo các sứ đồ về sự họ muốn quy trách nhiệm về cái chết của Đấng Christ trên những kẻ lãnh đạo Do-thái Giáo. Tuy nhiên, các sứ đồ vẫn can đảm để giảng dạy về Đức Chúa Jesus Christ cả trong hoàn cảnh bị bắt bớ khốc liệt nhất, bởi họ từng chứng kiến sự chịu chết và sự phục sinh của Ngài, và bởi họ được đầy dẫy thánh linh, khiến họ khôn sáng càng hơn, bất chấp mọi sự cấm đoán của loài người, để hoàn thành sứ mệnh rao giảng Tin Lành trong mọi hoàn cảnh.
29 Nhưng Phi-e-rơ và các sứ đồ đã trả lời rằng: "Chúng ta thà vâng phục Thiên Chúa hơn là vâng phục loài người.
Nhưng Phi-e-rơ và các sứ đồ đã thẳng thắn trả lời trước Tòa Công Luận rằng: “Chúng ta thà vâng phục Thiên Chúa hơn là vâng phục loài người.” Điều này nói lên khí phách kiên cường, hiên ngang trước những kẻ chống nghịch đạo Chúa, cả quyết về sự vâng phúc Đức Chúa Trời trên mọi quyền lực của con người. Bài học cho con dân Chúa là hãy giữ vững đức tin và vâng phục Chúa trên hết mọi sự, ngay cả trong hoàn cảnh phải đối diện với lao tù. Câu trả lời của Phi-e-rơ mang đến sự khích lệ chúng con trên bước đường theo Chúa.
30 Đức Chúa Trời của các tổ phụ chúng ta đã làm sống lại Đức Chúa Jesus; Đấng mà các ông đã tra tay, treo trên cây gỗ;
31 Đấng mà Đức Chúa Trời đã tôn cao bên phải Ngài; Đấng Lãnh Đạo và Đấng Giải Cứu, ban sự ăn năn và sự tha thứ những tội lỗi cho dân I-sơ-ra-ên.
Phi-e-rơ tiếp tục dõng dạc công bố cho nhưng nhà lãnh đạo Do-thái Giáo biết rằng, Đức Chúa Trời của các tổ phụ dân Do-thái, là Áp-ra-ham, I-sác, và Gia-cốp, Ngài đã làm cho Đức Chúa Jesus Christ sống lại; Đấng mà chính họ đã tra tay, treo trên thập tự giá; Đấng đã được Đức Chúa Trời tôn cao bên phải Ngài; Đấng lãnh đạo và Đấng giải cứu, ban cho dân I-sơ-ra-ên cơ hội ăn năn, để được tha thứ những tội họ đã vi phạm, đặc biệt là hành động hành quyết Đấng Christ trên thập tự giá cách công khai.
32 Chúng ta là những chứng nhân của Ngài về những việc ấy, cũng như Đức Thánh Linh mà Đức Chúa Trời đã ban cho những ai vâng phục Ngài."
Chính những nhà lãnh đạo Do-thái Giáo là những chứng nhân về việc làm đầy tội lỗi của mình, cũng như Đức Thánh Linh mà Đức Chúa Trời ban cho những ai thật lòng ăn năn tội, hoàn toàn tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ, và vâng giữ mọi Điều Răn, luật pháp của Ngài. Đây là lời giáo huấn của Phi-e-rơ dành cho những kẻ bắt bớ đức tin con dân Chúa, kêu gọi họ hãy kíp ăn năn, tin nhận Tin Lành.
33 Khi chúng đã nghe, chúng đã trở nên giận hoảng và bàn mưu giết họ.
Nghe xong những câu trả lời mạnh mẽ của Phi-e-rơ trước Tòa Công Luận, thì chúng đã trở nên giận hoảng và cùng ban mưu giết Phi-e-rơ và các sứ đồ. Điều này nói lên việc làm ác độc của những kẻ cầm quyền trong Tòa Công Luận, chúng muốn triệt tiêu những ai tin nhận Đấng Christ, như chính họ đã giết Đức Chúa Jesus Christ, bởi tâm trí họ đã bị Sa-tan bắt phục, cố tình chống nghịch đạo Chúa bằng mọi cách.
34 Nhưng một người Pha-ri-si trong Tòa Công Luận, tên Ga-ma-li-ên, là giáo sư luật, có danh tiếng với hết thảy dân chúng, đã đứng lên, truyền đem các sứ đồ ra ngoài một lát.
35 Rồi, người đã nói với chúng: "Hỡi các người I-sơ-ra-ên, hãy tự mình cẩn thận về điều các ngươi định làm cho các người này.
36 Vì trước những ngày này, Thêu-đa đã dấy lên, xưng mình là ai đó, mà một số khoảng bốn trăm người đã theo hắn. Hắn đã bị giết. Hết thảy những kẻ nào tin theo hắn đều đã bị giải tán và trở nên hư không.
37 Sau đó, Giu-đa, người Ga-li-lê, đã dấy lên, trong những ngày lập sổ dân, kéo đi nhiều người theo hắn. Hắn cũng đã chết. Hết thảy những kẻ nào tin theo hắn đều đã bị tan lạc.
38 Nay, ta bảo các ngươi: Hãy lánh xa những người ấy, để mặc họ. Vì nếu mưu luận hoặc việc làm này là bởi loài người, nó sẽ bị lật đổ.
39 Nhưng nếu là bởi Thiên Chúa thì các ngươi không thể lật đổ nó, mà các ngươi lại bị tìm thấy chống nghịch Thiên Chúa."
Trong lúc những kẻ cầm quyền bàn mưu giết các sứ đồ của Chúa, thì một người Pha-ri-si, tên Ga-ma-li-ên, là giáo sư luật, được hết thảy dân chúng kính trọng. Vị giáo sư này đã đứng lên, truyền cho các sứ đồ ra ngoài một lát, để ông có cơ hội nêu ra lời lập luận trước Tòa Công Luận.
Rồi, Ga-ma-li-ên đã kêu gọi và khuyên răn, và cảnh báo cho những bậc cầm quyền dân Do-thái rằng, hãy tự mình xét cẩn thận về điều họ sắp hành xử với các sứ đồ.
Tiếp đến, Ga-ma-li-ên nhắc lại sự kiện đã xảy ra trước đây, nói về Thêu-đa đã dấy lên, xưng mình là người được Chúa ban cho chức vụ nào đó, khiến khoảng bốn trăm nghìn người bị dụ dỗ theo hắn. Kết cục là hắn đã bị giết, và hết thảy những người tin theo hắn đều đã bị giải tán và trở nên hư không.
Và sau đó, Ga-ma-li-ên nêu ra sự kiện Giu-đa, người Ga-li-lê đã dấy lên trong những ngày lập dân số, khiến nhiều người tin theo hắn. Bởi vậy mà Giu-đa cũng đã bị tiêu diệt, và những người tin theo hắn cũng đã bị tan lạc.
Nhân cơ hội đó, Ga-ma-li-ên cảnh báo giới lãnh đạo Do-thái Giáo, hãy lánh xa những sứ đồ ấy, để cho họ tự do nói về Chúa. Vì nếu việc làm này là mưu luận của loài người, thì ắt sẽ bị lật đổ.
Nhưng nếu những lời rao truyền của các sứ đồ bởi Thiên Chúa, thì mọi thế lực thế gian không thể lật đổ được, mà những kẻ bắt bớ các sứ đồ này sẽ bị Thiên Chúa phán xét, và sẽ là một dấu ấn hằn sâu vào lịch sử như sự kiện Thêu-đa, Giu-đa xưa kia là một điển hình.
Lời khuyên của Ga-ma-li-ên, một thầy dạy luật đối với những kẻ bắt bớ các sứ đồ, thể hiện một lập luận hợp lý, cho thấy sự khôn ngoan trong cách ứng xử, rằng nếu việc làm của các sứ đồ không đến từ Chúa, thì ắt sẽ bị tan rã như nhiều phong trào khác trong quá khứ. Nhưng nếu sự rao truyền về Chúa mà đến từ Ngài, thì đó là chương trình của Chúa, và những kẻ chống đối các sứ đồ cũng chính là những kẻ chống nghịch Đức Chúa Trời. Lời khuyên của vị giáo sư này cũng là bài học quan trọng đối với con dân Chúa trong mọi thời đại, giúp chúng con thêm lên sự kiên nhẫn, biết quan sát từng sự việc có thật sự đến từ Chúa hay không, khi đối diện với cuộc chiến thuộc linh, thì vận dụng sự khôn ngoan để giải quyết nan đề cách phân định chín chắn.
40 Chúng đã đồng ý với ông và đã gọi các sứ đồ vào, đánh đòn họ, ra lệnh họ không được nói trong danh của Đức Chúa Jesus; rồi thả họ.
Những kẻ bắt bớ các sứ đồ trong tòa công luận đã đồng thuận với ý kiến của Ga-ma-li-ên về việc không tìm cách giết các sứ đồ, rồi chúng đã gọi các sứ đồ trở lại, đánh đòn họ, và ra lệnh cho họ không được rao truyền danh Đức Chúa Jesus Christ; rồi thả tự do cho họ. Hành động đánh đòn các sứ đồ của Chúa thể hiện sự bất lực của những kẻ chống nghịch Ngài trước Tòa Công Luận, khiến họ chỉ còn cách dùng đòn roi trên các sứ đồ theo luật thời bấy giờ, trước khi chúng ra lệnh thả tự do cho các tôi tớ của Chúa.
41 Vậy, thực tế, họ đã rời khỏi sự hiện diện của Tòa Công Luận, vui mừng bởi họ được kể là xứng đáng chịu nhục vì danh của Ngài.
Bởi vậy, các sứ đồ đã rời khỏi Tòa Công Luận trong sự vui mừng, vì họ được kể là xứng đáng chịu sỉ nhục trên hành trình vác thập tự giá theo Chúa. Đời sống mỗi con dân chân thật của Chúa không thể tránh khỏi những nghịch cảnh từ thế gian, nhất là sự bắt bớ đức tin từ mọi phía, đòi hỏi chúng con luôn hướng lòng trông cậy vào Chúa, sẵn sàng chấp nhận mọi sự ấy trong sự vui mừng, vì đó là cơ hội chịu khổ vì danh thánh của Ngài.
42 Ngày nào cũng vậy, trong Đền Thờ và suốt mỗi nhà, họ không ngừng giảng dạy và rao giảng Tin Lành: Đức Chúa Jesus là Đấng Christ.
Từ khi được ra khỏi nơi giam giữ, các sứ đồ vẫn trung tín rao giảng đạo Chúa, hằng ngày đều đến Đền Thờ, thay phiên nhau từ nhà này sang nhà khác, để dạy dỗ và rao truyền Tin Lành của Đức Chúa Jesus, Đấng Christ. Tấm gương sáng về sự tận tụy, tận dụng thời gian của các sứ đồ cho việc phụng sự Chúa, là ưu tiên hàng đầu, dù có phải đối diện với nghịch cảnh nghiệt ngã, vẫn được Chúa ban ơn, thêm sức để tiếp tục đứng lên, bước đi theo mệnh lệnh của Ngài.
Kính lạy Chúa!
Phân đoạn Thánh Kinh này nói về sự kiện các sứ đồ bị bắt, giải ra trước Tòa Công Luận, vì họ tiếp tục rao giảng về Đức Chúa Jesus trước sự cấm đoán của những bậc lãnh đạo Do-thái Giáo.
Qua đó, con học được sự vâng lời Đức Chúa Trời hơn là vâng theo loài người, sẵn sàng chịu khổ nhục vì danh của Chúa trong mọi hoàn cảnh, can đảm, giữ vững đức tin, nương cậy vào Chúa, và vui mừng trong mọi hoạn nạn, bởi Ngài cho phép xảy đến trên linh trình theo Chúa. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Con, Đặng Thái Học
***