Con dâng lời cảm tạ ơn Chúa về bài học Thánh Kinh hôm nay trong I Cô-rinh-tô 12:12-31 Sự Hiệp Một của Hội Thánh.
Con xin dâng trình lên Chúa về sự hiểu của con trong phân đoạn Thánh Kinh trên như sau:
Sự hiệp một trong Hội Thánh là sự mầu nhiệm mà chỉ có những ai đã được ở trong sự cứu rỗi thì mới cảm nhận được. Khi chưa tin nhận Chúa, chúng con đều là những tội nhân, phạm hết thảy các điều răn, luật pháp của Thiên Chúa. Hội Thánh là tập thể những người đã thật lòng ăn năn tội, hoàn toàn tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ, và cam kết sống theo Lẽ Thật của Thiên Chúa. Bởi vậy, chúng con không còn sống theo thế gian, không còn có sự không bình đẳng trong mối quan hệ giữa loài người, nhưng chúng con đã thuộc về Hội Thánh của Chúa, được hiệp một trong danh thánh của Ngài.
12 Tuy nhiên, như thân là một mà có nhiều chi thể, nhưng hết thảy các chi thể của một thân dù là nhiều, chỉ là một thân; Đấng Christ cũng vậy.
Chỉ có một Hội Thánh của Chúa, do chính Ngài lập nên và được mở rộng thêm ra các Hội Thánh tại những địa phương khác nhau, là các chi thể của một thân, một Hội Thánh của Chúa; Đấng Christ cũng vậy, Ngài là một thân, gồm các chi thể, như các Hội Thánh tại các địa phương đều thuộc về Hội Thánh duy nhất của Chúa. Sa-tan đã và đang dùng loài người lập nên các giáo phái, được mang tên riêng của mỗi Hội Thánh, khiến cho họ quên đi việc Chúa đã lập nên một Hội Thánh mang danh Ngài, là Hội Thánh của Đức Chúa Jesus Christ.
13 Bởi vì chúng ta, hoặc người Do-thái, hoặc người Hy-lạp, hoặc nô lệ, hoặc tự chủ, đều đã trong một linh, chịu báp-tem vào trong một thân; và hết thảy được uống trong một linh.
Bởi vì hết thảy con dân Chúa, không phân biệt người Do-thái, hoặc dân ngoại, hoặc nô lệ, hoặc tự chủ, giới tính, địa vị, đều đã được Thiên Chúa ban cho năng lực, được báp-tem vào trong một thân Đấng Christ; và hết thảy đều được tiếp nhận năng lực và sự sống đời đời của Thiên Chúa, được thỏa mãn trong ơn yêu thương của Ngài.
14 Thân chẳng phải một chi thể, mà là nhiều chi thể.
15 Nếu chân nói: Vì ta chẳng phải là tay, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
16 Và nếu lỗ tai nói: Vì ta chẳng phải là mắt, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
Thiên Chúa tạo dựng nên một người có các chi thể khác nhau, nhưng có mục đích tương hỗ lẫn nhau trong một thân thể thực hữu, đó là một thực tế, mà mỗi một chi thể đều phải công nhận rằng, nó thuộc về thân. Cũng vậy, mỗi chi thể được ví như mỗi con dân Chúa trong Hội Thánh, có khả năng khác nhau để tương hỗ lẫn nhau trong sự xây dựng Hội Thánh, mà không ai có thể cho mình là hơn, kém người khác. Mọi người được vào trong sự cứu rỗi, hiệp một trong Hội Thánh đều bởi ơn thương xót của Thiên Chúa, không ai tự khoe mình là xứng đáng trước mặt Chúa.
17 Nếu toàn thân đều là mắt thì sự nghe ở đâu? Nếu toàn thân đều là tai thì sự ngửi ở đâu?
18 Nhưng bây giờ, Đức Chúa Trời đã sắp đặt các chi thể, mỗi một chúng trong thân thể, theo Ngài muốn.
19 Nếu hết thảy chúng là một chi thể thì thân ở đâu?
20 Vậy nên, có nhiều chi thể nhưng chỉ có một thân.
Thiên Chúa tạo dựng nên mỗi chi thể với chức năng độc lập, để các chi thể tương hỗ lẫn nhau trong một thân thể hoàn chỉnh. Cũng vậy, mỗi con dân Chúa trong Hội Thánh đều được Chúa ban cho chức năng độc lập, để hỗ trợ lẫn nhau trong mọi sinh hoạt của Hội Thánh. Mỗi con dân Chúa trong Hội Thánh đều phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình, vì lợi ích trong sự hiệp một để phát triển Hội Thánh. Hội Thánh được Chúa tập hợp nhiều người lại với nhau, phân chia cho mỗi người một chức năng khác nhau, để hoàn thành chương trình của Chúa qua Hội Thánh trên đất này, và chuẩn bị cho sự đồng trị với Chúa trong Vương Quốc Đời Đời. Vậy nên, có nhiều người nhưng chỉ có một Hội Thánh, được ví như có nhiều chi thể nhưng chỉ có một thân.
21 Mắt không thể nói với bàn tay rằng: Ta chẳng cần ngươi. Đầu cũng chẳng thể nói với bàn chân: Ta chẳng cần ngươi.
Cũng vậy, mỗi chi thể đều cần đến nhau, như mỗi người trong Hội Thánh đều cần đến nhau, kết hiệp với nhau trong thân của Đấng Christ theo chương trình của Thiên Chúa đã định.
22 Trái lại, hơn thế nữa, các chi thể của thân xem là yếu đuối lại là cần thiết.
Trái lại, Phao-lô muốn nhấn mạnh về những chi thể nào được xem là yếu đuối thì những chi thể ấy lại là cần thiết, phải được chăm sóc hơn, như các ngón tay mảnh khảnh, bé nhỏ nhưng chúng lại có tầm quan trọng hầu như trong mỗi công việc. Nói đến đây, chúng con liên tưởng đến những người mẹ mang thai, cần được sự giúp đỡ về mọi mặt. Các cháu ấu nhi, thiếu nhi, và cả thiếu niên, chúng là những chi thể yếu đuối trong Hội Thánh, thì cần phải được quan tâm, chăm sóc nhiều hơn, vì các cháu là những thế hệ tiếp theo của Hội Thánh.
23 Các chi thể nào của thân mà chúng ta nghĩ là kém tôn trọng, thì chúng ta đặt sự tôn trọng trên chúng càng hơn; các chi thể nào của chúng ta chẳng đẹp, thì có sự trau giồi càng hơn.
24 Vì các chi thể đẹp của chúng ta thì không cần sự trau giồi. Nhưng Đức Chúa Trời đã liên kết thân của chúng ta, ban sự tôn trọng càng hơn cho chi thể nào thiếu kém,
25 để cho không có sự phân rẽ trong thân, nhưng các chi thể cùng chăm sóc lẫn nhau.
Những chi thể nào của thân mà chúng con nghĩ là kém tôn trọng hơn, thì chúng con nên tôn trọng chúng hơn những chi thể khác; những chi thể nào của chúng con chẳng đẹp, thì có sự trau giồi càng hơn. Đó là sự đánh giá theo quan niệm của mỗi người. Phao-lô muốn nói về sự bình đẳng giữa con dân Chúa, không một ai có thể tự cho mình là hơn, kém người khác. Ông cũng muốn khuyên con dân Chúa: hãy nâng đỡ lẫn nhau giữa những người mạnh mẽ và những người yếu đuối cả về thuộc thể lẫn thuộc linh, vì mỗi chi thể của chúng con đều là một phần của Đền Thờ Thiên Chúa, không người nào được tôn trọng hơn người khác. Để cho không có sự phân rẽ trong Hội Thánh, thì các con dân Chúa cùng chăm sóc lẫn nhau.
26 Và, nếu một chi thể đau đớn thì hết thảy các chi thể cùng đau đớn; nếu một chi thể được tôn trọng thì hết thảy các chi thể cùng vui mừng.
Mỗi một con dân Chúa khi gặp nan đề, như đau ốm, thiếu thốn thì hết thảy anh chị em cùng Cha cùng đau đớn; và nếu một chi thể được tôn trọng thì hết thảy anh chị em cùng Cha cùng vui mừng. Con dân Chúa học theo sự yêu thương của Thiên Chúa, sẵn sàng chia sẻ nỗi buồn với những anh chị em có nan đề, cùng chung vui với những anh chị em được Chúa ban ơn phước.
27 Các anh chị em là thân của Đấng Christ, và là các chi thể của từng phần.
Mỗi chúng con là chi thể của thân thể Đấng Christ, mỗi thành viên trong Hội Thánh là chi thể của Hội Thánh địa phương mình, tất cả các Hội Thánh địa phương đều thuộc về Hội Thánh chung của Đấng Christ.
28 Thực tế, Đức Chúa Trời đã lập trong Hội Thánh: thứ nhất là những sứ đồ; thứ nhì là những tiên tri; thứ ba là những người dạy; kế đến là những người làm phép lạ; rồi những người có ân tứ chữa lành các tật bệnh; những người cứu giúp; những người cai quản, những người nói các nhánh của các ngôn ngữ.
Đức Chúa Trời đã lập các chức vụ trong Hội Thánh theo thứ tự: những sứ đồ, những tiên tri, những người dạy, do Đấng Christ giao phó, để rao giảng Tin Lành, giảng dạy Thánh Kinh. Những người làm phép lạ là những người được Chúa ban năng lực để làm ra những sự siêu nhiên, mà loài người không thể hiểu được. Những người được ban ân tứ chữa lành các tật bệnh là những người nhân danh Chúa, truyền cho người tật bệnh được lành ngay, như Chúa đã làm phép lạ, chữa lành cho nhiều người tật bệnh. Những người cứu giúp là những người có khả năng trong xã hội, được Chúa dùng trong việc cứu giúp những người khó khăn, đáp ứng nhu cầu chính đáng cho đời sống thuộc thể. Những người cai quản là những người được Chúa đặt để vào chức vụ quản lý Hội Thánh. Những người nói các nhánh của các ngôn ngữ là những người được Chúa ban cho, để nói ra những điều thiêng liêng của Thiên Chúa qua các ngôn ngữ của loài người, nhưng phải được thông giải cho mọi người cùng hiểu.
29 Có phải hết thảy là những sứ đồ? Có phải hết thảy là những tiên tri? Có phải hết thảy là những người dạy? Có phải hết thảy là những người làm phép lạ?
30 Có phải hết thảy có ân tứ chữa lành các tật bệnh? Có phải hết thảy nói các ngôn ngữ? Có phải hết thảy thông giải các ngôn ngữ?
Phao-lô đặt ra câu hỏi, mang ý nghĩa rằng, không phải tất cả con dân Chúa đều là những người được Ngài ban cho các chức vụ, ân tứ sao? Mỗi con dân Chúa trong Hội Thánh đều được Chúa ban cho chức vụ, ân tứ khác nhau theo thánh ý Ngài, để xây dựng Hội Thánh Chúa, nên không ai có thể so sánh sự hơn, kém giữa các chức vụ do Ngài đặt để. Cũng vậy, ông đã đặt ra câu hỏi, mang ý nghĩa rằng, không phải tất cả mọi người đều được Chúa ban ân tứ chữa lành các tật bệnh, nói các ngôn ngữ, thông giải các ngôn ngữ? Mỗi con dân Chúa đều được Chúa ban cho chức vụ, ân tứ khác nhau theo ý Ngài, để làm ích cho sự phát triển Hội Thánh.
31 Hãy khao khát các ân tứ có ích hơn hết! Bây giờ, tôi sẽ chỉ cho các anh chị em con đường tuyệt vời.
Phao-lô khuyên dạy con dân Chúa: hãy khao khát các ân tứ có ích hơn hết, là các ân tứ rao truyền Lời Chúa, nói tiên tri về chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa dành cho loài người, như Đức Chúa Jesus Christ đã phán trong Ma-thi-ơ 28:19-20, trước khi Ngài thăng thiên. Phao-lô muốn chỉ cho con dân Chúa con đường tuyệt vời, là nói về hành trình đi theo Chúa, thật tuyệt vời khi mỗi con dân Chúa được phụng sự Ngài qua sự tôn kính Thiên Chúa trên hết mọi sự, và yêu người lân cận như chính mình.
Thưa Cha!
Phân đoạn Thánh Kinh này dạy con về sự sắp đặt mỗi con dân Chúa vào những vị trí trong Hội Thánh là bởi thánh ý Ngài. Con nhận biết vị trí của mình là phải giữ trọn các điều răn, luật pháp của Thiên Chúa, sốt sắng làm ra những việc lành mà Ngài đã sắm sẵn, tích sực tham gia vào các linh vụ của Hội Thánh, và con cũng nhận biết vị trí của những anh chị em trong Hội Thánh, tôn trọng lẫn nhau, và bởi sự kính sợ Chúa mà vâng phục lẫn nhau, cùng hiệp một, đồng công xây dựng Hội Thánh của Chúa cho tới lúc Ngài đến. A-men!
I Cô-rinh-tô 12:12-31 Sự Hiệp Một của Hội Thánh
Kính lạy Thiên Chúa!
Con dâng lời cảm tạ ơn Chúa về bài học Thánh Kinh hôm nay trong I Cô-rinh-tô 12:12-31 Sự Hiệp Một của Hội Thánh.
Con xin dâng trình lên Chúa về sự hiểu của con trong phân đoạn Thánh Kinh trên như sau:
Sự hiệp một trong Hội Thánh là sự mầu nhiệm mà chỉ có những ai đã được ở trong sự cứu rỗi thì mới cảm nhận được. Khi chưa tin nhận Chúa, chúng con đều là những tội nhân, phạm hết thảy các điều răn, luật pháp của Thiên Chúa. Hội Thánh là tập thể những người đã thật lòng ăn năn tội, hoàn toàn tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ, và cam kết sống theo Lẽ Thật của Thiên Chúa. Bởi vậy, chúng con không còn sống theo thế gian, không còn có sự không bình đẳng trong mối quan hệ giữa loài người, nhưng chúng con đã thuộc về Hội Thánh của Chúa, được hiệp một trong danh thánh của Ngài.
12 Tuy nhiên, như thân là một mà có nhiều chi thể, nhưng hết thảy các chi thể của một thân dù là nhiều, chỉ là một thân; Đấng Christ cũng vậy.
Chỉ có một Hội Thánh của Chúa, do chính Ngài lập nên và được mở rộng thêm ra các Hội Thánh tại những địa phương khác nhau, là các chi thể của một thân, một Hội Thánh của Chúa; Đấng Christ cũng vậy, Ngài là một thân, gồm các chi thể, như các Hội Thánh tại các địa phương đều thuộc về Hội Thánh duy nhất của Chúa. Sa-tan đã và đang dùng loài người lập nên các giáo phái, được mang tên riêng của mỗi Hội Thánh, khiến cho họ quên đi việc Chúa đã lập nên một Hội Thánh mang danh Ngài, là Hội Thánh của Đức Chúa Jesus Christ.
13 Bởi vì chúng ta, hoặc người Do-thái, hoặc người Hy-lạp, hoặc nô lệ, hoặc tự chủ, đều đã trong một linh, chịu báp-tem vào trong một thân; và hết thảy được uống trong một linh.
Bởi vì hết thảy con dân Chúa, không phân biệt người Do-thái, hoặc dân ngoại, hoặc nô lệ, hoặc tự chủ, giới tính, địa vị, đều đã được Thiên Chúa ban cho năng lực, được báp-tem vào trong một thân Đấng Christ; và hết thảy đều được tiếp nhận năng lực và sự sống đời đời của Thiên Chúa, được thỏa mãn trong ơn yêu thương của Ngài.
14 Thân chẳng phải một chi thể, mà là nhiều chi thể.
15 Nếu chân nói: Vì ta chẳng phải là tay, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
16 Và nếu lỗ tai nói: Vì ta chẳng phải là mắt, ta không thuộc về thân. Thì có phải bởi đó nó không thuộc về thân?
Thiên Chúa tạo dựng nên một người có các chi thể khác nhau, nhưng có mục đích tương hỗ lẫn nhau trong một thân thể thực hữu, đó là một thực tế, mà mỗi một chi thể đều phải công nhận rằng, nó thuộc về thân. Cũng vậy, mỗi chi thể được ví như mỗi con dân Chúa trong Hội Thánh, có khả năng khác nhau để tương hỗ lẫn nhau trong sự xây dựng Hội Thánh, mà không ai có thể cho mình là hơn, kém người khác. Mọi người được vào trong sự cứu rỗi, hiệp một trong Hội Thánh đều bởi ơn thương xót của Thiên Chúa, không ai tự khoe mình là xứng đáng trước mặt Chúa.
17 Nếu toàn thân đều là mắt thì sự nghe ở đâu? Nếu toàn thân đều là tai thì sự ngửi ở đâu?
18 Nhưng bây giờ, Đức Chúa Trời đã sắp đặt các chi thể, mỗi một chúng trong thân thể, theo Ngài muốn.
19 Nếu hết thảy chúng là một chi thể thì thân ở đâu?
20 Vậy nên, có nhiều chi thể nhưng chỉ có một thân.
Thiên Chúa tạo dựng nên mỗi chi thể với chức năng độc lập, để các chi thể tương hỗ lẫn nhau trong một thân thể hoàn chỉnh. Cũng vậy, mỗi con dân Chúa trong Hội Thánh đều được Chúa ban cho chức năng độc lập, để hỗ trợ lẫn nhau trong mọi sinh hoạt của Hội Thánh. Mỗi con dân Chúa trong Hội Thánh đều phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình, vì lợi ích trong sự hiệp một để phát triển Hội Thánh. Hội Thánh được Chúa tập hợp nhiều người lại với nhau, phân chia cho mỗi người một chức năng khác nhau, để hoàn thành chương trình của Chúa qua Hội Thánh trên đất này, và chuẩn bị cho sự đồng trị với Chúa trong Vương Quốc Đời Đời. Vậy nên, có nhiều người nhưng chỉ có một Hội Thánh, được ví như có nhiều chi thể nhưng chỉ có một thân.
21 Mắt không thể nói với bàn tay rằng: Ta chẳng cần ngươi. Đầu cũng chẳng thể nói với bàn chân: Ta chẳng cần ngươi.
Cũng vậy, mỗi chi thể đều cần đến nhau, như mỗi người trong Hội Thánh đều cần đến nhau, kết hiệp với nhau trong thân của Đấng Christ theo chương trình của Thiên Chúa đã định.
22 Trái lại, hơn thế nữa, các chi thể của thân xem là yếu đuối lại là cần thiết.
Trái lại, Phao-lô muốn nhấn mạnh về những chi thể nào được xem là yếu đuối thì những chi thể ấy lại là cần thiết, phải được chăm sóc hơn, như các ngón tay mảnh khảnh, bé nhỏ nhưng chúng lại có tầm quan trọng hầu như trong mỗi công việc. Nói đến đây, chúng con liên tưởng đến những người mẹ mang thai, cần được sự giúp đỡ về mọi mặt. Các cháu ấu nhi, thiếu nhi, và cả thiếu niên, chúng là những chi thể yếu đuối trong Hội Thánh, thì cần phải được quan tâm, chăm sóc nhiều hơn, vì các cháu là những thế hệ tiếp theo của Hội Thánh.
23 Các chi thể nào của thân mà chúng ta nghĩ là kém tôn trọng, thì chúng ta đặt sự tôn trọng trên chúng càng hơn; các chi thể nào của chúng ta chẳng đẹp, thì có sự trau giồi càng hơn.
24 Vì các chi thể đẹp của chúng ta thì không cần sự trau giồi. Nhưng Đức Chúa Trời đã liên kết thân của chúng ta, ban sự tôn trọng càng hơn cho chi thể nào thiếu kém,
25 để cho không có sự phân rẽ trong thân, nhưng các chi thể cùng chăm sóc lẫn nhau.
Những chi thể nào của thân mà chúng con nghĩ là kém tôn trọng hơn, thì chúng con nên tôn trọng chúng hơn những chi thể khác; những chi thể nào của chúng con chẳng đẹp, thì có sự trau giồi càng hơn. Đó là sự đánh giá theo quan niệm của mỗi người. Phao-lô muốn nói về sự bình đẳng giữa con dân Chúa, không một ai có thể tự cho mình là hơn, kém người khác. Ông cũng muốn khuyên con dân Chúa: hãy nâng đỡ lẫn nhau giữa những người mạnh mẽ và những người yếu đuối cả về thuộc thể lẫn thuộc linh, vì mỗi chi thể của chúng con đều là một phần của Đền Thờ Thiên Chúa, không người nào được tôn trọng hơn người khác. Để cho không có sự phân rẽ trong Hội Thánh, thì các con dân Chúa cùng chăm sóc lẫn nhau.
26 Và, nếu một chi thể đau đớn thì hết thảy các chi thể cùng đau đớn; nếu một chi thể được tôn trọng thì hết thảy các chi thể cùng vui mừng.
Mỗi một con dân Chúa khi gặp nan đề, như đau ốm, thiếu thốn thì hết thảy anh chị em cùng Cha cùng đau đớn; và nếu một chi thể được tôn trọng thì hết thảy anh chị em cùng Cha cùng vui mừng. Con dân Chúa học theo sự yêu thương của Thiên Chúa, sẵn sàng chia sẻ nỗi buồn với những anh chị em có nan đề, cùng chung vui với những anh chị em được Chúa ban ơn phước.
27 Các anh chị em là thân của Đấng Christ, và là các chi thể của từng phần.
Mỗi chúng con là chi thể của thân thể Đấng Christ, mỗi thành viên trong Hội Thánh là chi thể của Hội Thánh địa phương mình, tất cả các Hội Thánh địa phương đều thuộc về Hội Thánh chung của Đấng Christ.
28 Thực tế, Đức Chúa Trời đã lập trong Hội Thánh: thứ nhất là những sứ đồ; thứ nhì là những tiên tri; thứ ba là những người dạy; kế đến là những người làm phép lạ; rồi những người có ân tứ chữa lành các tật bệnh; những người cứu giúp; những người cai quản, những người nói các nhánh của các ngôn ngữ.
Đức Chúa Trời đã lập các chức vụ trong Hội Thánh theo thứ tự: những sứ đồ, những tiên tri, những người dạy, do Đấng Christ giao phó, để rao giảng Tin Lành, giảng dạy Thánh Kinh. Những người làm phép lạ là những người được Chúa ban năng lực để làm ra những sự siêu nhiên, mà loài người không thể hiểu được. Những người được ban ân tứ chữa lành các tật bệnh là những người nhân danh Chúa, truyền cho người tật bệnh được lành ngay, như Chúa đã làm phép lạ, chữa lành cho nhiều người tật bệnh. Những người cứu giúp là những người có khả năng trong xã hội, được Chúa dùng trong việc cứu giúp những người khó khăn, đáp ứng nhu cầu chính đáng cho đời sống thuộc thể. Những người cai quản là những người được Chúa đặt để vào chức vụ quản lý Hội Thánh. Những người nói các nhánh của các ngôn ngữ là những người được Chúa ban cho, để nói ra những điều thiêng liêng của Thiên Chúa qua các ngôn ngữ của loài người, nhưng phải được thông giải cho mọi người cùng hiểu.
29 Có phải hết thảy là những sứ đồ? Có phải hết thảy là những tiên tri? Có phải hết thảy là những người dạy? Có phải hết thảy là những người làm phép lạ?
30 Có phải hết thảy có ân tứ chữa lành các tật bệnh? Có phải hết thảy nói các ngôn ngữ? Có phải hết thảy thông giải các ngôn ngữ?
Phao-lô đặt ra câu hỏi, mang ý nghĩa rằng, không phải tất cả con dân Chúa đều là những người được Ngài ban cho các chức vụ, ân tứ sao? Mỗi con dân Chúa trong Hội Thánh đều được Chúa ban cho chức vụ, ân tứ khác nhau theo thánh ý Ngài, để xây dựng Hội Thánh Chúa, nên không ai có thể so sánh sự hơn, kém giữa các chức vụ do Ngài đặt để. Cũng vậy, ông đã đặt ra câu hỏi, mang ý nghĩa rằng, không phải tất cả mọi người đều được Chúa ban ân tứ chữa lành các tật bệnh, nói các ngôn ngữ, thông giải các ngôn ngữ? Mỗi con dân Chúa đều được Chúa ban cho chức vụ, ân tứ khác nhau theo ý Ngài, để làm ích cho sự phát triển Hội Thánh.
31 Hãy khao khát các ân tứ có ích hơn hết! Bây giờ, tôi sẽ chỉ cho các anh chị em con đường tuyệt vời.
Phao-lô khuyên dạy con dân Chúa: hãy khao khát các ân tứ có ích hơn hết, là các ân tứ rao truyền Lời Chúa, nói tiên tri về chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa dành cho loài người, như Đức Chúa Jesus Christ đã phán trong Ma-thi-ơ 28:19-20, trước khi Ngài thăng thiên. Phao-lô muốn chỉ cho con dân Chúa con đường tuyệt vời, là nói về hành trình đi theo Chúa, thật tuyệt vời khi mỗi con dân Chúa được phụng sự Ngài qua sự tôn kính Thiên Chúa trên hết mọi sự, và yêu người lân cận như chính mình.
Thưa Cha!
Phân đoạn Thánh Kinh này dạy con về sự sắp đặt mỗi con dân Chúa vào những vị trí trong Hội Thánh là bởi thánh ý Ngài. Con nhận biết vị trí của mình là phải giữ trọn các điều răn, luật pháp của Thiên Chúa, sốt sắng làm ra những việc lành mà Ngài đã sắm sẵn, tích sực tham gia vào các linh vụ của Hội Thánh, và con cũng nhận biết vị trí của những anh chị em trong Hội Thánh, tôn trọng lẫn nhau, và bởi sự kính sợ Chúa mà vâng phục lẫn nhau, cùng hiệp một, đồng công xây dựng Hội Thánh của Chúa cho tới lúc Ngài đến. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Con: Đặng Thái Học
23/05/2023