Khải Huyền 11:1-6 Hai Chứng Nhân của Đức Chúa Trời – Phần 1
Kính lạy Cha Toàn Năng của con ở trên trời!
Con dâng lời cảm tạ ơn Cha vì Ngài ban cho con được tiếp tục học Lời Chúa. Nguyện Đức Thánh Linh hướng dẫn con vào sự học hiểu và làm theo những lời dạy dỗ của Ngài trong bài học Thánh Kinh hôm nay!
1 Tôi đã được ban cho một cây thước giống như cây trượng, bảo rằng: "Hãy trỗi dậy và đo Đền Thờ của Đức Chúa Trời, bàn thờ, và những kẻ thờ phượng tại đó.
Đức Chúa Jesus Christ đã sai một thiên sứ, trao cho Giăng một cây thước giống như cây trượng, người bảo Giăng trỗi dậy và đo Đền Thờ của Đức Chúa Trời, bàn thờ, và những kẻ thờ phượng tại đó. Điều này nói lên sự đánh giá lòng trung tín trong đức tin, tôn kính và mối tương giao của con dân Chúa trong Hội Thánh với Đức Chúa Trời. Đền thờ là nơi Đức Chúa Trời ngự, và là trung tâm thờ phượng dành riêng cho con dân Chúa. Điều này nhắc nhớ chúng con, hãy trung tín trong sự nhóm hiệp của Hội Thánh, sống đúng với tiêu chuẩn của Thánh Kinh, chuẩn bị cho Kỳ Tận Thế sắp đến.
2 Nhưng sân ngoài Đền Thờ thì chừa lại, đừng đo nó. Vì nó đã được ban cho các dân tộc. Thành thánh sẽ bị chúng giày đạp trong bốn mươi hai tháng.
Nhưng Chúa phán cho Giăng, đừng đo sân bên ngoài đền thờ, vì nó đã được giao cho các dân ngoại, và họ sẽ giày đạp thành thánh trong bốn mươi hai tháng, là khoảng thời gian ba năm rưỡi đầu của Kỳ Tận Thế, mà những người giữ vững đức tin trong Chúa sẽ phải chịu bách hại cho đến chết.
3 Ta sẽ ban quyền lực cho hai chứng nhân của Ta. Họ sẽ mặc áo tang, nói tiên tri trong một ngàn hai trăm sáu mươi ngày.
Đức Chúa Trời ban quyền lực cho hai chứng nhân. Họ sẽ mặc áo tang, biểu tượng cho sự tang thương, than khóc trong sự kêu gọi loài người cải hối. Nhóm chữ "trong bốn mươi hai tháng" trong câu 2 và nhóm chữ "trong một ngàn hai trăm sáu mươi ngày" trong câu 3 đều mang một ý nghĩa chỉ về ba năm rưỡi đầu của Kỳ Tận Thế. Tuy nhiên, ‘’trong một ngàn hai trăm sáu mươi ngày’’ nói lên ý nghĩa của sự than khóc, trăn trở trong lòng hai chứng nhân của Chúa, được tính từng ngày trong sự kêu gọi loài người ăn năn tội trước ngày phán xét của Đức Chúa Trời sắp phải xảy đến.
4 Họ là hai cây ô-li-ve và hai chân đèn đứng trước Đức Chúa Trời của đất.
Hai chứng nhân của Đức Chúa Trời được ví như hai cây olive và hai chân đèn đứng trước mặt Đức Chúa Trời của cả địa cầu. Điều này tiêu biểu cho lời chứng trọn vẹn, bởi hai nhân chứng được Chúa xức dầu, bảo vệ để thi hành quyền năng Ngài giao phó, và họ xác nhận trong địa vị hai chứng nhân của Ngài. Trong câu 4 nói "Đức Chúa Trời của đất" và câu 13 dùng cách nói "Đức Chúa Trời của trời" là tác giả muốn nhấn mạnh hai phương diện quyền cai trị của Đức Chúa Trời, bởi Ngài là Đấng toàn quyền thống trị cả trên trời và dưới đất.
5 Nếu ai muốn làm hại họ thì lửa ra từ miệng của họ, thiêu nuốt những kẻ thù nghịch của họ. Nếu ai muốn làm hại họ, kẻ đó phải bị giết như vậy.
Hai chứng nhân hầu việc Chúa được Ngài ban năng lực, có sức mạnh siêu nhiên, được ví như lửa từ miệng của họ, sẵn sàng thiêu nuốt những kẻ thù nghịch, bởi những kẻ chống nghịch họ cũng chính là chống lại mệnh lệnh của Đức Chúa Trời, nên bất kể ai có ý muốn làm hại họ, thì kẻ đó ắt phải bị tiêu diệt như vậy.
6 Họ có quyền lực đóng trời, khiến không có mưa rơi xuống trong những ngày tiên tri của họ. Họ có quyền lực trên những nguồn nước, khiến chúng trở thành máu và làm hại đất bằng mỗi loại tai họa bất kỳ lúc nào, nếu họ muốn.
Hai chứng nhân của Chúa có quyền đóng trời, không cho mưa xuống trong suốt thời gian họ nói tiên tri về những sự sắp phải xảy đến. Họ có quyền biến nước thành máu, như sự kiện Môi-se đã làm ra tại xứ Ai-cập, và họ còn có thể làm ra phép lạ siêu nhiên, làm hại đất bằng mỗi tai họa bất cứ lúc nào khi họ muốn. Điều này phản ánh quyền năng của hai chứng nhân đến từ Đức Chúa Trời, được Ngài bảo vệ, khiến loài người thế gian thù nghịch họ, nhưng chương trình của Đức Chúa Trời không bao giờ thay đổi bởi bất cứ thế lực nào.
Đức Chúa Trời ban cho hai chứng nhân có quyền lực như đã được diễn tả trên đây, nhằm mang đến tính nghiêm trọng về sự cảnh báo những điều sẽ xảy ra, bởi Ngài đang làm việc qua họ, nói lên sự thật mà họ rao giảng. Quyền lực Chúa ban cũng để bảo vệ họ trước sự chống đối của thế lực tối tăm, và qua đó, Ngài thể hiện quyền tối cao của Ngài trên mọi loài thọ tạo trong toàn vũ trụ.
Kính lạy Chúa!
Bài học hôm nay nói về hai chứng nhân của Đức Chúa Trời, được Ngài chọn để tiên tri về những điều sẽ xảy ra trong Kỳ Tận Thế. Ngài ban cho họ quyền năng đặc biệt trong việc truyền đạt, cảnh báo, kêu gọi loài người ăn năn trước ngày phán xét chung cuộc của Đức Chúa Trời.
Trong Kỳ Tận Thế, Đức Chúa Trời cho phép các dân ngoại giày đạp thành thánh trong 42 tháng và sự Ngài vẫn cho phép những người không tin Chúa bách hại con dân của Ngài trong những ngày cuối cùng, là cách thức thử thách và tôi luyện đức tin con dân chân thật của Ngài, cho con dân Chúa có cơ hội nhẫn nại, rèn tập đức tin, chiếu sáng sự vinh quang của Thiên Chúa ra giữa thế gian, khiến những người không tin Chúa nhận biết, để họ tỉnh thức, quay về với ân điển của Ngài.
Bởi lòng thương xót của Đức Chúa Trời mà Ngài nhẫn nại, cho phép nhiều người sống trong tội trong Kỳ Tận Thế có thêm cơ hội cuối cùng, để họ kíp ăn năn, trở về trong ơn cứu rỗi, dù Ngài có toàn quyền phán xét loài người ngay lập tức.
Khi chúng con được sự cáo trách của Đức Thánh Linh hay được sự cáo trách của các anh chị em cùng Cha về tội hay lỗi của chúng con, thì chúng con hãy nhanh chóng tiếp nhận và ăn năn trước Chúa. Nguyện Chúa ban ơn, giúp chúng con luôn có tâm linh nhạy bén, hướng tới sự công chính trước sự hiện diện của Thiên Chúa. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ. Con, Đặng Thái Học
Khải Huyền 11:1-6 Hai Chứng Nhân của Đức Chúa Trời – Phần 1
Kính lạy Cha Toàn Năng của con ở trên trời!
Con dâng lời cảm tạ ơn Cha vì Ngài ban cho con được tiếp tục học Lời Chúa. Nguyện Đức Thánh Linh hướng dẫn con vào sự học hiểu và làm theo những lời dạy dỗ của Ngài trong bài học Thánh Kinh hôm nay!
1 Tôi đã được ban cho một cây thước giống như cây trượng, bảo rằng: "Hãy trỗi dậy và đo Đền Thờ của Đức Chúa Trời, bàn thờ, và những kẻ thờ phượng tại đó.
Đức Chúa Jesus Christ đã sai một thiên sứ, trao cho Giăng một cây thước giống như cây trượng, người bảo Giăng trỗi dậy và đo Đền Thờ của Đức Chúa Trời, bàn thờ, và những kẻ thờ phượng tại đó. Điều này nói lên sự đánh giá lòng trung tín trong đức tin, tôn kính và mối tương giao của con dân Chúa trong Hội Thánh với Đức Chúa Trời. Đền thờ là nơi Đức Chúa Trời ngự, và là trung tâm thờ phượng dành riêng cho con dân Chúa. Điều này nhắc nhớ chúng con, hãy trung tín trong sự nhóm hiệp của Hội Thánh, sống đúng với tiêu chuẩn của Thánh Kinh, chuẩn bị cho Kỳ Tận Thế sắp đến.
2 Nhưng sân ngoài Đền Thờ thì chừa lại, đừng đo nó. Vì nó đã được ban cho các dân tộc. Thành thánh sẽ bị chúng giày đạp trong bốn mươi hai tháng.
Nhưng Chúa phán cho Giăng, đừng đo sân bên ngoài đền thờ, vì nó đã được giao cho các dân ngoại, và họ sẽ giày đạp thành thánh trong bốn mươi hai tháng, là khoảng thời gian ba năm rưỡi đầu của Kỳ Tận Thế, mà những người giữ vững đức tin trong Chúa sẽ phải chịu bách hại cho đến chết.
3 Ta sẽ ban quyền lực cho hai chứng nhân của Ta. Họ sẽ mặc áo tang, nói tiên tri trong một ngàn hai trăm sáu mươi ngày.
Đức Chúa Trời ban quyền lực cho hai chứng nhân. Họ sẽ mặc áo tang, biểu tượng cho sự tang thương, than khóc trong sự kêu gọi loài người cải hối. Nhóm chữ "trong bốn mươi hai tháng" trong câu 2 và nhóm chữ "trong một ngàn hai trăm sáu mươi ngày" trong câu 3 đều mang một ý nghĩa chỉ về ba năm rưỡi đầu của Kỳ Tận Thế. Tuy nhiên, ‘’trong một ngàn hai trăm sáu mươi ngày’’ nói lên ý nghĩa của sự than khóc, trăn trở trong lòng hai chứng nhân của Chúa, được tính từng ngày trong sự kêu gọi loài người ăn năn tội trước ngày phán xét của Đức Chúa Trời sắp phải xảy đến.
4 Họ là hai cây ô-li-ve và hai chân đèn đứng trước Đức Chúa Trời của đất.
Hai chứng nhân của Đức Chúa Trời được ví như hai cây olive và hai chân đèn đứng trước mặt Đức Chúa Trời của cả địa cầu. Điều này tiêu biểu cho lời chứng trọn vẹn, bởi hai nhân chứng được Chúa xức dầu, bảo vệ để thi hành quyền năng Ngài giao phó, và họ xác nhận trong địa vị hai chứng nhân của Ngài. Trong câu 4 nói "Đức Chúa Trời của đất" và câu 13 dùng cách nói "Đức Chúa Trời của trời" là tác giả muốn nhấn mạnh hai phương diện quyền cai trị của Đức Chúa Trời, bởi Ngài là Đấng toàn quyền thống trị cả trên trời và dưới đất.
5 Nếu ai muốn làm hại họ thì lửa ra từ miệng của họ, thiêu nuốt những kẻ thù nghịch của họ. Nếu ai muốn làm hại họ, kẻ đó phải bị giết như vậy.
Hai chứng nhân hầu việc Chúa được Ngài ban năng lực, có sức mạnh siêu nhiên, được ví như lửa từ miệng của họ, sẵn sàng thiêu nuốt những kẻ thù nghịch, bởi những kẻ chống nghịch họ cũng chính là chống lại mệnh lệnh của Đức Chúa Trời, nên bất kể ai có ý muốn làm hại họ, thì kẻ đó ắt phải bị tiêu diệt như vậy.
6 Họ có quyền lực đóng trời, khiến không có mưa rơi xuống trong những ngày tiên tri của họ. Họ có quyền lực trên những nguồn nước, khiến chúng trở thành máu và làm hại đất bằng mỗi loại tai họa bất kỳ lúc nào, nếu họ muốn.
Hai chứng nhân của Chúa có quyền đóng trời, không cho mưa xuống trong suốt thời gian họ nói tiên tri về những sự sắp phải xảy đến. Họ có quyền biến nước thành máu, như sự kiện Môi-se đã làm ra tại xứ Ai-cập, và họ còn có thể làm ra phép lạ siêu nhiên, làm hại đất bằng mỗi tai họa bất cứ lúc nào khi họ muốn. Điều này phản ánh quyền năng của hai chứng nhân đến từ Đức Chúa Trời, được Ngài bảo vệ, khiến loài người thế gian thù nghịch họ, nhưng chương trình của Đức Chúa Trời không bao giờ thay đổi bởi bất cứ thế lực nào.
Đức Chúa Trời ban cho hai chứng nhân có quyền lực như đã được diễn tả trên đây, nhằm mang đến tính nghiêm trọng về sự cảnh báo những điều sẽ xảy ra, bởi Ngài đang làm việc qua họ, nói lên sự thật mà họ rao giảng. Quyền lực Chúa ban cũng để bảo vệ họ trước sự chống đối của thế lực tối tăm, và qua đó, Ngài thể hiện quyền tối cao của Ngài trên mọi loài thọ tạo trong toàn vũ trụ.
Kính lạy Chúa!
Bài học hôm nay nói về hai chứng nhân của Đức Chúa Trời, được Ngài chọn để tiên tri về những điều sẽ xảy ra trong Kỳ Tận Thế. Ngài ban cho họ quyền năng đặc biệt trong việc truyền đạt, cảnh báo, kêu gọi loài người ăn năn trước ngày phán xét chung cuộc của Đức Chúa Trời.
Trong Kỳ Tận Thế, Đức Chúa Trời cho phép các dân ngoại giày đạp thành thánh trong 42 tháng và sự Ngài vẫn cho phép những người không tin Chúa bách hại con dân của Ngài trong những ngày cuối cùng, là cách thức thử thách và tôi luyện đức tin con dân chân thật của Ngài, cho con dân Chúa có cơ hội nhẫn nại, rèn tập đức tin, chiếu sáng sự vinh quang của Thiên Chúa ra giữa thế gian, khiến những người không tin Chúa nhận biết, để họ tỉnh thức, quay về với ân điển của Ngài.
Bởi lòng thương xót của Đức Chúa Trời mà Ngài nhẫn nại, cho phép nhiều người sống trong tội trong Kỳ Tận Thế có thêm cơ hội cuối cùng, để họ kíp ăn năn, trở về trong ơn cứu rỗi, dù Ngài có toàn quyền phán xét loài người ngay lập tức.
Khi chúng con được sự cáo trách của Đức Thánh Linh hay được sự cáo trách của các anh chị em cùng Cha về tội hay lỗi của chúng con, thì chúng con hãy nhanh chóng tiếp nhận và ăn năn trước Chúa.
Nguyện Chúa ban ơn, giúp chúng con luôn có tâm linh nhạy bén, hướng tới sự công chính trước sự hiện diện của Thiên Chúa. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Con, Đặng Thái Học
...