Con dâng lời cảm tạ ơn Cha về ơn phước Ngài ban, cho con được tiếp tục học, suy ngẫm Thánh Kinh. Nguyện Đức Thánh Linh hướng dẫn con vào sự hiểu biết và áp dụng bài học hôm nay cách kết quả trong đời sống hằng ngày theo thánh ý Ngài!
30 Phao-lô đã muốn đến với đám dân chúng, nhưng các môn đồ đã chẳng để cho người. 31 Cũng có mấy người đứng đầu của A-si kia, là các bạn của người, đã gửi tin đến người, xin chính người chớ đến rạp hát.
Giữa lúc cả thành đầy sự rối loạn, bởi dân chúng đã bắt Gai-út và A-ri-tạc, người Ma-xê-đoan, bạn đồng hành của Phao-lô, chúng đã đồng lòng kéo đến rạp hát, thì Phao-lô đã can đảm, muốn đến với dân chúng, để giảng giải cho họ về lý do ông giảng dạy về Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, các môn đồ đã không muốn ông xuất hiện trong bối cảnh hỗn loạn đó, để bảo vệ sự an toàn cho ông. Trong khi đó, cũng có mấy người đứng đầu của A-si-kia, là các bạn của Phao-lô, cũng khuyên ngăn ông, chớ đến rạp hát. Con hiểu rằng, Phao-lô là một người có địa vị, học vấn cao trong thời bấy giờ, có tầm ảnh hưởng lớn trong xã hội, được những quan chức địa phương kính trọng, thân mật với ông. Điều này nói lên uy tín của Phao-lô được Hội Thánh tôn trọng và cả những quan chức đứng đầu tại địa phương cũng nể phục.
32 Vậy, thực tế, người kêu thế này, kẻ kêu thế kia. Vì sự nhóm hiệp lộn xộn, phần nhiều người không biết vì cớ gì họ nhóm lại.
Đây là sự mô tả về một sự kiện rất lộn xộn trong chốn đông đúc, mỗi người kêu lên theo ý của mình, mà không hề biết lý do tại sao dân chúng lại tập trung đông như vậy. Điều này phản ánh sư dân chúng bị kích động, bởi họ không biết rõ diễn biến sự việc như thế nào.
33 Chúng đã kéo A-léc-xan-đơ ra khỏi đám đông. Những người Do-thái đã đẩy người ra phía trước. A-léc-xan-đơ đã vẫy tay, muốn bào chữa trước đám dân chúng.
Giữa khung cảnh hỗn loạn ấy, dân chúng đã kéo A-léc-xan-đơ ra khỏi đám đông. Những người Do-thái đã đẩy ông ra phía trước. A-léc-xan-đơ đã vẫy tay, muốn bào chữa cho dân chúng. Hành động vẫy tay, để giải thích cho những người Do-thái về sự họ không dính dáng đến việc Phao-lô, người giảng dạy Tin Lành cứu rỗi của Chúa.
34 Khi chúng đã nhận biết rằng, người là người Do-thái, thì hết thảy đã cùng một tiếng kêu, trong khoảng hai giờ, kêu rằng: "Lớn thay là Át-tê-mít của người Ê-phê-sô!" 35 Bấy giờ, thư ký của thành phố đã khiến đám dân chúng im lặng, người đã nói: "Hỡi những người Ê-phê-sô! Ai là kẻ chẳng biết rằng, thành của những người Ê-phê-sô là Kẻ Chăm Sóc Đền Thờ của Đại Nữ Thần Át-tê-mít và tượng thần từ trời giáng xuống?
Và khi dân chúng đã nhận biết rằng, A-léc-xan-đơ là người Do-thái, thì hết thảy đã cùng đồng thanh, kêu lên trong khoảng hai giờ, rằng: "Lớn thay là Át-tê-mít của người Ê-phê-sô!" Đây là hành độn can thiệp của dân chúng, không muốn A-léc-xan-đơ công khai bào chữa trước đám đông, thể hiện sự khẳng định danh Át-tê-mít là lớn thay. Rồi trong lúc đó, thư ký của thành phố đã khiến dân chúng im lặng, và người nói: "Hỡi những người Ê-phê-sô! Ai là kẻ chẳng biết rằng, thành của những người Ê-phê-sô là Kẻ Chăm Sóc Đền Thờ của Đại Nữ Thần Át-tê-mít và tượng thần từ trời giáng xuống? Vị thư ký đã dùng danh của đại nữ thần Át-tê-mít để trấn an, và khẳng định địa vị của nữ thần mà dân chúng tôn thờ là chính đáng.
36 Vì các sự đó chẳng thể chối cãi nên các ngươi hãy trở nên yên lặng, đừng làm sự gì vội vã.
A-léc-xan-đơ tiếp tục tôn cao danh của đại nữ thần Át-tê-mít là điều hiển nhiên, nên ông kêu gọi dân chúng, hãy trở nên yên lặng, đừng làm sự gì vội vã, mà không có lý do chính đáng.
37 Vì những người này, mà các ngươi đã kéo đến đây, đã chẳng phạm đến đền thờ cũng chẳng xúc phạm nữ thần của các ngươi.
Vị Thư ký này đã bênh vực Phao-lô, những cộng sự của ông, và các môn đồ, vì họ chẳng phạm đến đền thờ, cũng không xúc phạm nữ thần ở Ê-phê-sô. Đây là điều nói lên sự hiểu lầm quan trọng về đạo của Chúa, là điều thường xảy ra đối với con dân Chúa trong mọi thời đại.
38 Vậy, thực tế, nếu Đê-mê-triu và các thợ với người có lời nghịch lại ai, thì các chốn công đường rộng mở và có các quan trấn thủ. Hãy để họ kiện cáo nhau. 39 Nếu các ngươi yêu cầu điều gì liên quan các vấn đề khác thì nó sẽ được giải quyết trong hội đồng pháp lý. 40 Vì chúng ta cũng có nguy cơ bị kết tội về sự dấy loạn hôm nay, không có nguyên cớ nào để chúng ta có thể đưa ra lý do cho sự tụ tập này. 41 Người đã nói như vậy thì giải tán đám đông.
Vị thư ký nêu ra ý kiến rằng, nếu Đê-mê-triu và các thợ của ông có muốn kiện cáo ai, thì các chốn công đường rộng mở và có các quan trấn thủ, hãy để họ kiện cáo nhau. Đây là lời hướng dẫn dân chúng, nếu có điều gì liên quan đến pháp lý, tranh chấp, thì hãy để cho các quan toà xét xử, chứ không nên kích động, gây bạo loạn như vậy. Vị thư ký này cũng khuyên dân chúng về những gì liên quan đến pháp lý, thì hãy đưa ra hội đồng pháp lý giải quết theo luật định. Đây cũng là lời cảnh báo dân chúng về sự không vâng phục các bậc cầm quyền, dẫn đến hành động bạo loạn là trái luật pháp. Vì như vậy, sẽ có nguy cơ bị kết tội về sự dấy loạn như dân chúng đã làm vào hôm đó, mà không có nguyên cớ nào để họ có thể đưa ra lý do cho sự tụ họp, gây rối này. Và đây cũng là lời cảnh báo của một quan chức trong chính quyền La-mã, nhằm dập tắt cuộc bạo động của dân chúng. Rồi, lời cảnh báo của viên thư ký đã được dân chúng tiếp nhận và giản tán, sự trật tự được trở lại.
Kính lạy Chúa!
Phân đoạn Thánh Kinh này thuật lại cuộc nổi loạn tại thành Ê-phê-sô, do thợ bạc Đê-mê-triu khởi đầu, bởi Phao-lô và những cộng sự của ông đã rao giảng Tin Lành, gây ảnh hưởng đến nghề làm tượng nữ thần Át-tê-mít tại Ê-phê-sô.
Bài học dạy con về sự vững tin vào quyền năng của Tin Lành luôn vượt trên mọi sự chống đối từ thế gian, đòi hỏi con dân Chúa có sự khôn sáng trong việc giải quyết khi có xung đột. Trong trường hợp đặc biệt, có thể dựa vào sự can thiệp từ chính quyền, nhằm bảo vệ sự an yên; và hãy coi thần tượng là hư không, chỉ trông cậy vào quyền năng của Thiên Chúa Hằng Sống, Đấng toàn quyền trên muôn loài vạn vật. Amen!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ. Con, Đặng Thái Học
Công Vụ Các Sứ Đồ 19:30-41
Cuộc Nổi Loạn tại Thành Ê-phê-sô – Phần 2
Kính lạy Cha Thánh của con ở trên trời!
Con dâng lời cảm tạ ơn Cha về ơn phước Ngài ban, cho con được tiếp tục học, suy ngẫm Thánh Kinh. Nguyện Đức Thánh Linh hướng dẫn con vào sự hiểu biết và áp dụng bài học hôm nay cách kết quả trong đời sống hằng ngày theo thánh ý Ngài!
30 Phao-lô đã muốn đến với đám dân chúng, nhưng các môn đồ đã chẳng để cho người.
31 Cũng có mấy người đứng đầu của A-si kia, là các bạn của người, đã gửi tin đến người, xin chính người chớ đến rạp hát.
Giữa lúc cả thành đầy sự rối loạn, bởi dân chúng đã bắt Gai-út và A-ri-tạc, người Ma-xê-đoan, bạn đồng hành của Phao-lô, chúng đã đồng lòng kéo đến rạp hát, thì Phao-lô đã can đảm, muốn đến với dân chúng, để giảng giải cho họ về lý do ông giảng dạy về Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, các môn đồ đã không muốn ông xuất hiện trong bối cảnh hỗn loạn đó, để bảo vệ sự an toàn cho ông. Trong khi đó, cũng có mấy người đứng đầu của A-si-kia, là các bạn của Phao-lô, cũng khuyên ngăn ông, chớ đến rạp hát. Con hiểu rằng, Phao-lô là một người có địa vị, học vấn cao trong thời bấy giờ, có tầm ảnh hưởng lớn trong xã hội, được những quan chức địa phương kính trọng, thân mật với ông. Điều này nói lên uy tín của Phao-lô được Hội Thánh tôn trọng và cả những quan chức đứng đầu tại địa phương cũng nể phục.
32 Vậy, thực tế, người kêu thế này, kẻ kêu thế kia. Vì sự nhóm hiệp lộn xộn, phần nhiều người không biết vì cớ gì họ nhóm lại.
Đây là sự mô tả về một sự kiện rất lộn xộn trong chốn đông đúc, mỗi người kêu lên theo ý của mình, mà không hề biết lý do tại sao dân chúng lại tập trung đông như vậy. Điều này phản ánh sư dân chúng bị kích động, bởi họ không biết rõ diễn biến sự việc như thế nào.
33 Chúng đã kéo A-léc-xan-đơ ra khỏi đám đông. Những người Do-thái đã đẩy người ra phía trước. A-léc-xan-đơ đã vẫy tay, muốn bào chữa trước đám dân chúng.
Giữa khung cảnh hỗn loạn ấy, dân chúng đã kéo A-léc-xan-đơ ra khỏi đám đông. Những người Do-thái đã đẩy ông ra phía trước. A-léc-xan-đơ đã vẫy tay, muốn bào chữa cho dân chúng. Hành động vẫy tay, để giải thích cho những người Do-thái về sự họ không dính dáng đến việc Phao-lô, người giảng dạy Tin Lành cứu rỗi của Chúa.
34 Khi chúng đã nhận biết rằng, người là người Do-thái, thì hết thảy đã cùng một tiếng kêu, trong khoảng hai giờ, kêu rằng: "Lớn thay là Át-tê-mít của người Ê-phê-sô!"
35 Bấy giờ, thư ký của thành phố đã khiến đám dân chúng im lặng, người đã nói: "Hỡi những người Ê-phê-sô! Ai là kẻ chẳng biết rằng, thành của những người Ê-phê-sô là Kẻ Chăm Sóc Đền Thờ của Đại Nữ Thần Át-tê-mít và tượng thần từ trời giáng xuống?
Và khi dân chúng đã nhận biết rằng, A-léc-xan-đơ là người Do-thái, thì hết thảy đã cùng đồng thanh, kêu lên trong khoảng hai giờ, rằng: "Lớn thay là Át-tê-mít của người Ê-phê-sô!" Đây là hành độn can thiệp của dân chúng, không muốn A-léc-xan-đơ công khai bào chữa trước đám đông, thể hiện sự khẳng định danh Át-tê-mít là lớn thay. Rồi trong lúc đó, thư ký của thành phố đã khiến dân chúng im lặng, và người nói: "Hỡi những người Ê-phê-sô! Ai là kẻ chẳng biết rằng, thành của những người Ê-phê-sô là Kẻ Chăm Sóc Đền Thờ của Đại Nữ Thần Át-tê-mít và tượng thần từ trời giáng xuống? Vị thư ký đã dùng danh của đại nữ thần Át-tê-mít để trấn an, và khẳng định địa vị của nữ thần mà dân chúng tôn thờ là chính đáng.
36 Vì các sự đó chẳng thể chối cãi nên các ngươi hãy trở nên yên lặng, đừng làm sự gì vội vã.
A-léc-xan-đơ tiếp tục tôn cao danh của đại nữ thần Át-tê-mít là điều hiển nhiên, nên ông kêu gọi dân chúng, hãy trở nên yên lặng, đừng làm sự gì vội vã, mà không có lý do chính đáng.
37 Vì những người này, mà các ngươi đã kéo đến đây, đã chẳng phạm đến đền thờ cũng chẳng xúc phạm nữ thần của các ngươi.
Vị Thư ký này đã bênh vực Phao-lô, những cộng sự của ông, và các môn đồ, vì họ chẳng phạm đến đền thờ, cũng không xúc phạm nữ thần ở Ê-phê-sô. Đây là điều nói lên sự hiểu lầm quan trọng về đạo của Chúa, là điều thường xảy ra đối với con dân Chúa trong mọi thời đại.
38 Vậy, thực tế, nếu Đê-mê-triu và các thợ với người có lời nghịch lại ai, thì các chốn công đường rộng mở và có các quan trấn thủ. Hãy để họ kiện cáo nhau.
39 Nếu các ngươi yêu cầu điều gì liên quan các vấn đề khác thì nó sẽ được giải quyết trong hội đồng pháp lý.
40 Vì chúng ta cũng có nguy cơ bị kết tội về sự dấy loạn hôm nay, không có nguyên cớ nào để chúng ta có thể đưa ra lý do cho sự tụ tập này.
41 Người đã nói như vậy thì giải tán đám đông.
Vị thư ký nêu ra ý kiến rằng, nếu Đê-mê-triu và các thợ của ông có muốn kiện cáo ai, thì các chốn công đường rộng mở và có các quan trấn thủ, hãy để họ kiện cáo nhau. Đây là lời hướng dẫn dân chúng, nếu có điều gì liên quan đến pháp lý, tranh chấp, thì hãy để cho các quan toà xét xử, chứ không nên kích động, gây bạo loạn như vậy. Vị thư ký này cũng khuyên dân chúng về những gì liên quan đến pháp lý, thì hãy đưa ra hội đồng pháp lý giải quết theo luật định. Đây cũng là lời cảnh báo dân chúng về sự không vâng phục các bậc cầm quyền, dẫn đến hành động bạo loạn là trái luật pháp. Vì như vậy, sẽ có nguy cơ bị kết tội về sự dấy loạn như dân chúng đã làm vào hôm đó, mà không có nguyên cớ nào để họ có thể đưa ra lý do cho sự tụ họp, gây rối này. Và đây cũng là lời cảnh báo của một quan chức trong chính quyền La-mã, nhằm dập tắt cuộc bạo động của dân chúng. Rồi, lời cảnh báo của viên thư ký đã được dân chúng tiếp nhận và giản tán, sự trật tự được trở lại.
Kính lạy Chúa!
Phân đoạn Thánh Kinh này thuật lại cuộc nổi loạn tại thành Ê-phê-sô, do thợ bạc Đê-mê-triu khởi đầu, bởi Phao-lô và những cộng sự của ông đã rao giảng Tin Lành, gây ảnh hưởng đến nghề làm tượng nữ thần Át-tê-mít tại Ê-phê-sô.
Bài học dạy con về sự vững tin vào quyền năng của Tin Lành luôn vượt trên mọi sự chống đối từ thế gian, đòi hỏi con dân Chúa có sự khôn sáng trong việc giải quyết khi có xung đột. Trong trường hợp đặc biệt, có thể dựa vào sự can thiệp từ chính quyền, nhằm bảo vệ sự an yên; và hãy coi thần tượng là hư không, chỉ trông cậy vào quyền năng của Thiên Chúa Hằng Sống, Đấng toàn quyền trên muôn loài vạn vật. Amen!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Con, Đặng Thái Học