Nguyễn Ngọc Tú: Hê-bơ-rơ 4:12-13 Lời của Đức Chúa Trời
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha đã gìn giữ gia đình con qua một ngày bình an. Con cảm tạ Cha vì giờ này Ngài cũng ban cho con có thời gian yên tĩnh đến với Ngài và Lời của Ngài. Con xin ghi lại những điều con suy ngẫm về phân đoạn Hê-bơ-rơ 4:12-13.
12 Vì Lời của Đức Chúa Trời sống và năng động; sắc hơn bất cứ gươm hai lưỡi nào; đến nỗi xuyên thấu và phân chia cả linh hồn, tâm thần, các khớp xương và tủy; xem xét những tư tưởng và những ý định của lòng.
Câu 12: Thưa Cha, con hiểu rằng, danh từ "Lời của Đức Chúa Trời" dùng để chỉ về tiếng phán của Đức Chúa Trời, lời phán của Đức Chúa Jesus Christ, lời thần cảm của Đức Thánh Linh. Ngày này các lời của Thiên Chúa đã được ghi chép thành Thánh Kinh. Ngoài ra, "Lời của Đức Chúa Trời" còn là một danh hiệu của Đức Chúa Jesus Christ (Khải Huyền 19:13).
Lời của Đức Chúa Trời là Lời Sống vì Ngài là Đấng Hằng Sống và là nguồn của mọi sự sống. Sự sống theo ý nghĩa của Thánh Kinh là sự tương giao mật thiết với Thiên Chúa và ở trong tình yêu của Ngài. Sự chết là sự bị cắt đứt khỏi mối tương giao với Thiên Chúa và xa cách tình yêu của Ngài. Lời của Đức Chúa Trời là Lời Sống vì có năng lực để khiến một người chết (cả thuộc linh lẫn thuộc thể) có khả năng sống lại nếu người ấy tin nhận Lời của Ngài.
Lời của Đức Chúa Trời có tính năng động vì Lời ấy vận hành cách sống động trong mọi sự sáng tạo của Ngài, bao gồm:
- Lời của Ngài có năng lực tạo dựng nên muôn loài vạn vật.
- Lời của Ngài có năng lực cứu những ai tin (Rô-ma 1:16).
- Lời của Ngài có năng lực thánh hóa một người (Giăng 15:3, Giăng 17:17).
- Lời của Ngài là vũ khí chiến đấu của những thánh đồ của Ngài (Ê-phê-sô 6:17).
- Lời của Ngài có khả năng hủy diệt (II Phi-e-rơ 3:6).
Gươm hai lưỡi là một vũ khí có tính sát thương cao, dễ xuyên thấu, và xuyên thấu cách nhanh chóng. Vì thế, cách ví Lời của Đức Chúa Trời sắc hơn bất cứ gươm hai lưỡi nào nhằm nói lên lẽ thật, Lời ấy có tác động mạnh mẽ, xuyên thấu và tác động nhanh chóng vào tận sâu trong linh hồn của người nghe.
Lời của Đức Chúa Trời có khả năng phân chia linh hồn của một người ra khỏi tâm thần, và ra khỏi thân thể xác thịt, nghĩa là khiến cho người ấy trải qua sự chết thứ nhất.
Thêm nữa, Lời của Ngài còn có khả năng phân tích, đánh giá, phán xét những suy nghĩ trong lòng của một người và những quyết định của người ấy. Đây là một điều rất thực tế trong đời sống của con dân Chúa, khi con dân Chúa có suy nghĩ và quyết định sai thì lập tức bị Đức Thánh Linh dùng những Lời phán trong Thánh Kinh cáo trách người ấy. Người không tin Chúa thì vẫn bị cáo trách bởi lương tâm của họ. Mà lương tâm của loài người cũng chính là các điều răn của Đức Chúa Trời ghi chép trong tâm thần của họ khi Ngài dựng nên họ.
13 Chẳng có tạo vật nào không hiện ra trước mặt Ngài, nhưng hết thảy đều trần trụi và lộ ra trước mắt Ngài, Đấng mà chúng ta phải thưa trình.
Câu 13: Con hiểu rằng, Đức Chúa Trời là Đấng Toàn Tại, nghĩa là Ngài có mặt khắp mọi nơi, nên mọi tạo vật đều hiện diện trước mặt Ngài. Mà Ngài cũng là Đấng Toàn Tri, nghĩa là Ngài biết hết mọi sự. Vì thể, trong góc nhìn của Ngài thì muôn vật đều trần trụi và lộ ra trước mặt Ngài.
Nhóm chữ "Đấng mà chúng ta phải thưa trình" đặt ở cuối câu nói lên ý nghĩa: Vì mọi sự đều không thể giấu khỏi Đức Chúa Trời, kể cả những tư tưởng kín giấu bên trong lòng của một người, nên mỗi một người phải cẩn thận về mọi suy nghĩ và quyết định của mình. Vì đến một ngày tất cả đều phải thưa trình trước mặt Ngài. Điều khôn sáng nhất là hãy mau chóng tin nhận ơn cứu rỗi của Ngài khi còn có cơ hội. Đối với những người đã tiếp nhận ơn cứu rỗi của Ngài thì phải nhanh chóng và kiên trì thực hành Giô-suê 1:8 để được thánh hóa bởi Lời của Ngài, để sẵn sàng được Đấng Christ cất lên khi Ngài tái lâm đón Hội Thánh.
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Phần nhiều những sự hiểu này là con tiếp nhận từ bài giảng của người chăn. Bản thân con cũng thấy khó mà tả hết được ý nghĩa của hai câu này. Con cảm tạ Cha vì Lời của Ngài thật bao la và còn lại đến đời đời, để khi con dân Chúa đã vào Vương Quốc Trời vẫn sẽ còn suy ngẫm Lời ấy đến đời đời.
Con cảm tạ Cha hôm nay cũng ban ơn cho con giải được mấy bài toán khó trong việc lập trình nhu liệu. Xin Cha tiếp tục ban ơn cho con kiện toàn các tính năng và sớm xuất bản được nhu liệu. Nguyện xin Cha giờ này cũng ban cho gia đình con một giấc ngủ ngon, được Ngài quan phòng trong giấc ngủ. Con cảm tạ Cha. A-men.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Ngọc Tú ...
Nguyễn Ngọc Tú: Hê-bơ-rơ 4:12-13 Lời của Đức Chúa Trời
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha đã gìn giữ gia đình con qua một ngày bình an. Con cảm tạ Cha vì giờ này Ngài cũng ban cho con có thời gian yên tĩnh đến với Ngài và Lời của Ngài. Con xin ghi lại những điều con suy ngẫm về phân đoạn Hê-bơ-rơ 4:12-13.
12 Vì Lời của Đức Chúa Trời sống và năng động; sắc hơn bất cứ gươm hai lưỡi nào; đến nỗi xuyên thấu và phân chia cả linh hồn, tâm thần, các khớp xương và tủy; xem xét những tư tưởng và những ý định của lòng.
Câu 12: Thưa Cha, con hiểu rằng, danh từ "Lời của Đức Chúa Trời" dùng để chỉ về tiếng phán của Đức Chúa Trời, lời phán của Đức Chúa Jesus Christ, lời thần cảm của Đức Thánh Linh. Ngày này các lời của Thiên Chúa đã được ghi chép thành Thánh Kinh. Ngoài ra, "Lời của Đức Chúa Trời" còn là một danh hiệu của Đức Chúa Jesus Christ (Khải Huyền 19:13).
Lời của Đức Chúa Trời là Lời Sống vì Ngài là Đấng Hằng Sống và là nguồn của mọi sự sống. Sự sống theo ý nghĩa của Thánh Kinh là sự tương giao mật thiết với Thiên Chúa và ở trong tình yêu của Ngài. Sự chết là sự bị cắt đứt khỏi mối tương giao với Thiên Chúa và xa cách tình yêu của Ngài. Lời của Đức Chúa Trời là Lời Sống vì có năng lực để khiến một người chết (cả thuộc linh lẫn thuộc thể) có khả năng sống lại nếu người ấy tin nhận Lời của Ngài.
Lời của Đức Chúa Trời có tính năng động vì Lời ấy vận hành cách sống động trong mọi sự sáng tạo của Ngài, bao gồm:
- Lời của Ngài có năng lực tạo dựng nên muôn loài vạn vật.
- Lời của Ngài có năng lực cứu những ai tin (Rô-ma 1:16).
- Lời của Ngài có năng lực thánh hóa một người (Giăng 15:3, Giăng 17:17).
- Lời của Ngài là vũ khí chiến đấu của những thánh đồ của Ngài (Ê-phê-sô 6:17).
- Lời của Ngài có khả năng hủy diệt (II Phi-e-rơ 3:6).
Gươm hai lưỡi là một vũ khí có tính sát thương cao, dễ xuyên thấu, và xuyên thấu cách nhanh chóng. Vì thế, cách ví Lời của Đức Chúa Trời sắc hơn bất cứ gươm hai lưỡi nào nhằm nói lên lẽ thật, Lời ấy có tác động mạnh mẽ, xuyên thấu và tác động nhanh chóng vào tận sâu trong linh hồn của người nghe.
Lời của Đức Chúa Trời có khả năng phân chia linh hồn của một người ra khỏi tâm thần, và ra khỏi thân thể xác thịt, nghĩa là khiến cho người ấy trải qua sự chết thứ nhất.
Thêm nữa, Lời của Ngài còn có khả năng phân tích, đánh giá, phán xét những suy nghĩ trong lòng của một người và những quyết định của người ấy. Đây là một điều rất thực tế trong đời sống của con dân Chúa, khi con dân Chúa có suy nghĩ và quyết định sai thì lập tức bị Đức Thánh Linh dùng những Lời phán trong Thánh Kinh cáo trách người ấy. Người không tin Chúa thì vẫn bị cáo trách bởi lương tâm của họ. Mà lương tâm của loài người cũng chính là các điều răn của Đức Chúa Trời ghi chép trong tâm thần của họ khi Ngài dựng nên họ.
13 Chẳng có tạo vật nào không hiện ra trước mặt Ngài, nhưng hết thảy đều trần trụi và lộ ra trước mắt Ngài, Đấng mà chúng ta phải thưa trình.
Câu 13: Con hiểu rằng, Đức Chúa Trời là Đấng Toàn Tại, nghĩa là Ngài có mặt khắp mọi nơi, nên mọi tạo vật đều hiện diện trước mặt Ngài. Mà Ngài cũng là Đấng Toàn Tri, nghĩa là Ngài biết hết mọi sự. Vì thể, trong góc nhìn của Ngài thì muôn vật đều trần trụi và lộ ra trước mặt Ngài.
Nhóm chữ "Đấng mà chúng ta phải thưa trình" đặt ở cuối câu nói lên ý nghĩa: Vì mọi sự đều không thể giấu khỏi Đức Chúa Trời, kể cả những tư tưởng kín giấu bên trong lòng của một người, nên mỗi một người phải cẩn thận về mọi suy nghĩ và quyết định của mình. Vì đến một ngày tất cả đều phải thưa trình trước mặt Ngài. Điều khôn sáng nhất là hãy mau chóng tin nhận ơn cứu rỗi của Ngài khi còn có cơ hội. Đối với những người đã tiếp nhận ơn cứu rỗi của Ngài thì phải nhanh chóng và kiên trì thực hành Giô-suê 1:8 để được thánh hóa bởi Lời của Ngài, để sẵn sàng được Đấng Christ cất lên khi Ngài tái lâm đón Hội Thánh.
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Phần nhiều những sự hiểu này là con tiếp nhận từ bài giảng của người chăn. Bản thân con cũng thấy khó mà tả hết được ý nghĩa của hai câu này. Con cảm tạ Cha vì Lời của Ngài thật bao la và còn lại đến đời đời, để khi con dân Chúa đã vào Vương Quốc Trời vẫn sẽ còn suy ngẫm Lời ấy đến đời đời.
Con cảm tạ Cha hôm nay cũng ban ơn cho con giải được mấy bài toán khó trong việc lập trình nhu liệu. Xin Cha tiếp tục ban ơn cho con kiện toàn các tính năng và sớm xuất bản được nhu liệu. Nguyện xin Cha giờ này cũng ban cho gia đình con một giấc ngủ ngon, được Ngài quan phòng trong giấc ngủ. Con cảm tạ Cha. A-men.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Ngọc Tú
...