Nguyễn Ngọc Tú: Tít 3:9-15 Những Sự Dạy Dỗ cho Con Dân Chúa – Phần 4
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha đã gìn giữ gia đình con qua một ngày bình an. Con cảm tạ Cha vẫn hằng ban ơn trên mọi việc tay chúng con làm. Con cảm tạ Cha tối hôm nay cũng ban cho con có thời gian viết lại sự suy ngẫm của con về phân đoạn Tít 3:9-15.
9 Nhưng hãy tránh những câu hỏi ngu dại, những gia phổ, những sự cãi lẫy và tranh cạnh về luật pháp, vì chúng không có ích và hư không.
10 Sau khi đã khuyên bảo kẻ theo tà giáo lần thứ nhất và lần thứ nhì rồi, thì con hãy tránh xa.
Câu 9 và 10: Thưa Cha, con hiểu rằng, phân đoạn này Sứ Đồ Phao-lô tiếp tục truyền cho Tít những điều cần dạy dỗ cho con dân Chúa, kèm những lời dặn dò riêng Tít và lời chào cuối thư.
Những câu hỏi ngu dại là hỏi để bắt bẻ, bắt bí người được hỏi với mục đích bác bỏ lẽ thật của Thánh Kinh. Sự hỏi như vậy bị Đức Thánh Linh gọi là ngu dại bởi vì người hỏi đang chống nghịch lại Chúa.
Những gia phổ là Phao-lô đang nói về những người I-sơ-ra-ên có thói xấu hay khoe khoang về dòng dõi của mình. Khoe rằng mình thuộc dòng dõi của Áp-ra-ham, là tuyển dân của Đức Chúa Trời, được nhận lãnh lời hứa của Đức Chúa Trời. Gia phổ của một người không khiến một người trở nên cao trọng hơn trước mặt Đức Chúa Trời, chính Đức Chúa Jesus đã khẳng định rằng, ai nghe và giữ Lời của Đức Chúa Trời mới thật có phước hơn (Lu-ca 11:28).
Những sự cãi lẫy và tranh cạnh về luật pháp: là sự cãi lẫy, tranh cạnh của những người I-sơ-ra-ên trước kia theo Do-thái Giáo và của các tiên tri giả, giáo sư giả. Luật pháp trong câu này là chỉ về toàn bộ Thánh Kinh. Sở dĩ có sự cãi lẫy và tranh cạnh là vì những người ấy hiểu và giải thích Thánh Kinh theo ý riêng, nên dẫn đến sự sai lầm, như Sứ Đồ Phi-e-rơ đã đề cập trong II Phi-e-rơ 3:16. Chính những sự cãi lẫy và tranh cạnh về luật pháp này đã làm phát sinh ra vô số tà giáo.
Đức Thánh Linh qua Phao-lô gọi "những câu hỏi ngu dại, những gia phổ, những sự cãi lẫy và tranh cạnh về luật pháp" là vô ích và hư không, nghĩa là, chúng không đem lại ích lợi gì cho đời sống đức tin, mà ngược lại chúng chỉ khiến những người làm ra các sự ấy rơi vào sự hư mất. Vì sự lây lan của các tà giáo là rất nhanh chóng và vô cùng nguy hiểm, nên Đức Thánh Linh truyền mệnh lệnh cho người giám mục, chỉ khuyên kẻ theo tà giáo hai lần thì lập tức tránh xa. Con nghĩ là, một giám mục đầy ơn như Tít mà Phao-lô căn dặn khuyên hai lần rồi thì phải tránh xa, thì con dân Chúa đừng gặp gỡ, khuyên bảo gì kẻ ấy cả mà hãy "tránh thật xa”.
11 Hãy biết rằng, kẻ băng hoại và phạm tội như thế, thì tự lên án chính mình.
Câu 11: Con hiểu rằng, nhóm chữ "kẻ băng hoại và phạm tội như thế" là hàm ý nói về người đã được Chúa thương xót, ban cho sự cứu rỗi, nhưng sau đó đã trở lại chống nghịch Chúa, và trở thành kẻ băng hoại. Người ấy "tự lên án chính mình" nghĩa là không ở lại trong sự sống, là sự tương giao với Thiên Chúa, mà tự mình quay lại tình trạng chết thuộc linh.
12 Khi ta sẽ sai A-tê-ma hoặc Ti-chi-cơ đến với con, thì hãy vội vã đến với ta tại thành Ni-cô-bô-li; vì ta đã định qua mùa đông tại đó.
13 Hãy gửi Luật Sư Xê-na và A-bô-lô đi trước, hãy làm cách hết lòng, để họ không bị thiếu gì.
Câu 12 và 13: Con hiểu rằng, Phao-lô dặn Tít khi A-tê-ma hoặc Ti-chi-cơ theo sự phân công của Phao-lô đến Cơ-rết thay Tít chăm sóc Hội Thánh, thì Tít hãy nhanh chóng đến Ni-cô-bô-li gặp Phao-lô. Phao-lô dặn Tít "vội vã đến" có lẽ là vì Phao-lô cảm nhận được đó sẽ là lần sau cùng được gặp lại Tít.
Trong khi chờ A-tê-ma hoặc Ti-chi-cơ đến thì Phao-lô dặn Tít hãy gửi Luật Sư Xê-na và Sứ Đồ A-bô-lô đi trước trong linh vụ của họ. "Hãy làm cách hết lòng, để họ không bị thiếu gì" nghĩa là Tít hãy kêu gọi con dân Chúa tại Cơ-rết tiếp trợ mọi nhu cầu đi đường của Xê-na và A-bô-lô.
14 Những người thuộc về chúng ta cũng hãy học tập chuyên tâm về những việc lành cho những sự cần dùng, để cho họ chẳng bị sự không kết quả.
Câu 14: Con hiểu rằng, "những người thuộc về chúng ta" là những người bạn đồng công cùng Phao-lô trong công tác truyền giáo, hay nói cách khác là các sứ đồ và những người đi rao giảng Tin Lành. Mặc dù là thư tín viết riêng cho Tít, nhưng Phao-lô kèm theo câu này để nhắc lại tinh thần chung của những người hầu việc Chúa, đó là hết sức tự làm việc kiếm sống để lo cho sự cần dùng của bản thân. Mục đích là để cho công cuộc rao giảng Tin Lành không bị giới hạn trong bất cứ hoàn cảnh nào.
15 Hết thảy những người ở cùng ta gửi lời chào con. Hãy chào những người yêu chúng ta trong đức tin. Nguyện ân điển ở với hết thảy các anh chị em!
Câu 15: Con hiểu rằng, "những người ở cùng ta" là những người đang đồng công cùng Phao-lô rao giảng Tin Lành. "Những người yêu chúng ta trong đức tin" là những con dân Chúa tại Cơ-rết. Phao-lô gửi lời chào thăm con dân Chúa tại Cơ-rết và cầu chúc ân điển của Chúa ở cùng họ.
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Con cảm tạ Cha đã ban ơn cho con trong sự suy ngẫm thư tín Tít.
Nguyện xin Cha giờ này cũng ban cho gia đình con một giấc ngủ ngon để được phục hồi lại sức khỏe, chuẩn bị cho những công việc của ngày mai. Con cảm tạ Cha.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Ngọc Tú
Nguyễn Ngọc Tú: Tít 3:9-15 Những Sự Dạy Dỗ cho Con Dân Chúa – Phần 4
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha đã gìn giữ gia đình con qua một ngày bình an. Con cảm tạ Cha vẫn hằng ban ơn trên mọi việc tay chúng con làm. Con cảm tạ Cha tối hôm nay cũng ban cho con có thời gian viết lại sự suy ngẫm của con về phân đoạn Tít 3:9-15.
9 Nhưng hãy tránh những câu hỏi ngu dại, những gia phổ, những sự cãi lẫy và tranh cạnh về luật pháp, vì chúng không có ích và hư không.
10 Sau khi đã khuyên bảo kẻ theo tà giáo lần thứ nhất và lần thứ nhì rồi, thì con hãy tránh xa.
Câu 9 và 10: Thưa Cha, con hiểu rằng, phân đoạn này Sứ Đồ Phao-lô tiếp tục truyền cho Tít những điều cần dạy dỗ cho con dân Chúa, kèm những lời dặn dò riêng Tít và lời chào cuối thư.
Những câu hỏi ngu dại là hỏi để bắt bẻ, bắt bí người được hỏi với mục đích bác bỏ lẽ thật của Thánh Kinh. Sự hỏi như vậy bị Đức Thánh Linh gọi là ngu dại bởi vì người hỏi đang chống nghịch lại Chúa.
Những gia phổ là Phao-lô đang nói về những người I-sơ-ra-ên có thói xấu hay khoe khoang về dòng dõi của mình. Khoe rằng mình thuộc dòng dõi của Áp-ra-ham, là tuyển dân của Đức Chúa Trời, được nhận lãnh lời hứa của Đức Chúa Trời. Gia phổ của một người không khiến một người trở nên cao trọng hơn trước mặt Đức Chúa Trời, chính Đức Chúa Jesus đã khẳng định rằng, ai nghe và giữ Lời của Đức Chúa Trời mới thật có phước hơn (Lu-ca 11:28).
Những sự cãi lẫy và tranh cạnh về luật pháp: là sự cãi lẫy, tranh cạnh của những người I-sơ-ra-ên trước kia theo Do-thái Giáo và của các tiên tri giả, giáo sư giả. Luật pháp trong câu này là chỉ về toàn bộ Thánh Kinh. Sở dĩ có sự cãi lẫy và tranh cạnh là vì những người ấy hiểu và giải thích Thánh Kinh theo ý riêng, nên dẫn đến sự sai lầm, như Sứ Đồ Phi-e-rơ đã đề cập trong II Phi-e-rơ 3:16. Chính những sự cãi lẫy và tranh cạnh về luật pháp này đã làm phát sinh ra vô số tà giáo.
Đức Thánh Linh qua Phao-lô gọi "những câu hỏi ngu dại, những gia phổ, những sự cãi lẫy và tranh cạnh về luật pháp" là vô ích và hư không, nghĩa là, chúng không đem lại ích lợi gì cho đời sống đức tin, mà ngược lại chúng chỉ khiến những người làm ra các sự ấy rơi vào sự hư mất. Vì sự lây lan của các tà giáo là rất nhanh chóng và vô cùng nguy hiểm, nên Đức Thánh Linh truyền mệnh lệnh cho người giám mục, chỉ khuyên kẻ theo tà giáo hai lần thì lập tức tránh xa. Con nghĩ là, một giám mục đầy ơn như Tít mà Phao-lô căn dặn khuyên hai lần rồi thì phải tránh xa, thì con dân Chúa đừng gặp gỡ, khuyên bảo gì kẻ ấy cả mà hãy "tránh thật xa”.
11 Hãy biết rằng, kẻ băng hoại và phạm tội như thế, thì tự lên án chính mình.
Câu 11: Con hiểu rằng, nhóm chữ "kẻ băng hoại và phạm tội như thế" là hàm ý nói về người đã được Chúa thương xót, ban cho sự cứu rỗi, nhưng sau đó đã trở lại chống nghịch Chúa, và trở thành kẻ băng hoại. Người ấy "tự lên án chính mình" nghĩa là không ở lại trong sự sống, là sự tương giao với Thiên Chúa, mà tự mình quay lại tình trạng chết thuộc linh.
12 Khi ta sẽ sai A-tê-ma hoặc Ti-chi-cơ đến với con, thì hãy vội vã đến với ta tại thành Ni-cô-bô-li; vì ta đã định qua mùa đông tại đó.
13 Hãy gửi Luật Sư Xê-na và A-bô-lô đi trước, hãy làm cách hết lòng, để họ không bị thiếu gì.
Câu 12 và 13: Con hiểu rằng, Phao-lô dặn Tít khi A-tê-ma hoặc Ti-chi-cơ theo sự phân công của Phao-lô đến Cơ-rết thay Tít chăm sóc Hội Thánh, thì Tít hãy nhanh chóng đến Ni-cô-bô-li gặp Phao-lô. Phao-lô dặn Tít "vội vã đến" có lẽ là vì Phao-lô cảm nhận được đó sẽ là lần sau cùng được gặp lại Tít.
Trong khi chờ A-tê-ma hoặc Ti-chi-cơ đến thì Phao-lô dặn Tít hãy gửi Luật Sư Xê-na và Sứ Đồ A-bô-lô đi trước trong linh vụ của họ. "Hãy làm cách hết lòng, để họ không bị thiếu gì" nghĩa là Tít hãy kêu gọi con dân Chúa tại Cơ-rết tiếp trợ mọi nhu cầu đi đường của Xê-na và A-bô-lô.
14 Những người thuộc về chúng ta cũng hãy học tập chuyên tâm về những việc lành cho những sự cần dùng, để cho họ chẳng bị sự không kết quả.
Câu 14: Con hiểu rằng, "những người thuộc về chúng ta" là những người bạn đồng công cùng Phao-lô trong công tác truyền giáo, hay nói cách khác là các sứ đồ và những người đi rao giảng Tin Lành. Mặc dù là thư tín viết riêng cho Tít, nhưng Phao-lô kèm theo câu này để nhắc lại tinh thần chung của những người hầu việc Chúa, đó là hết sức tự làm việc kiếm sống để lo cho sự cần dùng của bản thân. Mục đích là để cho công cuộc rao giảng Tin Lành không bị giới hạn trong bất cứ hoàn cảnh nào.
15 Hết thảy những người ở cùng ta gửi lời chào con. Hãy chào những người yêu chúng ta trong đức tin. Nguyện ân điển ở với hết thảy các anh chị em!
Câu 15: Con hiểu rằng, "những người ở cùng ta" là những người đang đồng công cùng Phao-lô rao giảng Tin Lành. "Những người yêu chúng ta trong đức tin" là những con dân Chúa tại Cơ-rết. Phao-lô gửi lời chào thăm con dân Chúa tại Cơ-rết và cầu chúc ân điển của Chúa ở cùng họ.
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Con cảm tạ Cha đã ban ơn cho con trong sự suy ngẫm thư tín Tít.
Nguyện xin Cha giờ này cũng ban cho gia đình con một giấc ngủ ngon để được phục hồi lại sức khỏe, chuẩn bị cho những công việc của ngày mai. Con cảm tạ Cha.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Ngọc Tú
...