Nguyễn Ngọc Tú: I Phi-e-rơ 4:1-6 Con Dân Chúa Phải Chịu Khổ Trong Xác Thịt
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha đã ban cho gia đình con một ngày bình an. Con cảm tạ Cha vì giờ này Ngài ban cho con có thời gian yên tĩnh đến với Ngài và Lời của Ngài. Con xin ghi lại sự suy ngẫm của con về phân đoạn I Phi-e-rơ 4:1-6.
1 Vậy, vì Đấng Christ đã chịu khổ trong xác thịt cho chúng ta, thì các anh chị em cũng phải trang bị cho chính mình cùng một tâm trí; vì người nào cứ chịu khổ trong xác thịt, thì được dứt khỏi tội lỗi,
Câu 1: Thưa Cha, con hiểu rằng, "trang bị cho chính mình cùng một tâm trí" là trang bị cho chính mình cùng một tâm tình, suy nghĩ như Đấng Christ: Hết lòng vâng phục Đức Chúa Trời, cố gắng chịu khổ mà làm các việc lành Chúa đã sắm sẵn cho.
"Vì người nào cứ chịu khổ trong xác thịt, thì được dứt khỏi tội lỗi": một người sẵn sàng chịu khổ vì danh Chúa thì trước tiên là vì người ấy có lòng biết ơn Chúa đã cứu mình, thứ hai là vì người ấy yêu Chúa, muốn làm vui lòng Chúa. Trên hành trình theo Chúa, sự chịu khổ trong xác thịt có thể bắt đầu từ những thói quen nhỏ cho đến những sự hy sinh lớn. Từ sự từ bỏ các thói quen xấu như ghiền nghiện thuốc lá, lười biếng, sống vô giờ giấc... cho đến sự hy sinh thân mình để cứu giúp người khác. Sự chịu khổ nào cũng mang đến sự khó chịu hoặc thậm chí là đau đớn cho thân thể xác thịt. Nhưng nếu một người sẵn lòng vì Chúa mà chịu những khổ sở, đau đớn ấy thì người ấy sẽ không còn bị ràng buộc bởi sự tham muốn của xác thịt có thể khiến mình phạm tội.
2 để còn sống trong xác thịt bao lâu thì không còn theo những sự tham muốn của loài người, nhưng theo ý muốn của Thiên Chúa.
3 Trước đây, trong cuộc sống, chúng ta đã theo ý muốn của những người ngoại đủ rồi, mà theo sự phóng đãng, lòng tham muốn, say rượu, thác loạn, ăn nhậu, và thờ lạy hình tượng đáng gớm ghiếc.
Câu 2 và 3: Con hiểu rằng, khi một người được Thiên Chúa tái sinh thì mọi nhận thức, ý muốn, mục đích sống của người ấy cũng thay đổi. Thay vì chạy theo những sự tham muốn của loài người, như tham muốn làm giàu, tham muốn thỏa mãn những thú vui xác thịt (phóng đãng, say rượu, thác loạn, ăn nhậu), thì giờ đây người ấy muốn sống theo ý muốn của Thiên Chúa.
Điều cơ bản trong nhận thức của một người thật lòng tin nhận Chúa là họ đã quá chán chường với cuộc sống "cơm áo mệt chạy theo đời hối hả", giờ đây họ muốn "tìm kiếm Vương Quốc của Đức Chúa Trời và sự công chính của Ngài".
"Theo ý muốn của những người ngoại": là sống theo ý muốn của ông bà, cha mẹ, theo lối sống của phần đông người trong xã hội, mà hầu hết là nghịch lại ý muốn của Thiên Chúa. Kể cả những người sinh ra trong các gia đình có truyền thống đi nhà thờ, thì ý thức thờ phượng Chúa cũng chỉ theo truyền thống gia đình, chứ không thực sự thờ phượng Chúa bằng tấm lòng và đúng theo Lời Chúa (theo tâm thần và lẽ thật).
4 Họ thấy các anh chị em chẳng cùng họ chạy theo sự cuồng loạn quá mức ấy, thì họ lấy làm lạ và gièm chê các anh chị em.
5 Nhưng họ sẽ khai trình với Đấng đã sẵn sàng phán xét những người sống và những kẻ chết.
Câu 4 và 5: Con hiểu rằng, việc con dân Chúa quyết tâm sống theo Lời Chúa sẽ khiến người đời lấy làm lạ và gièm chê là một chuyện cũng không lạ gì. Họ lấy làm lạ và gièm chê vì con dân Chúa tỏ rõ thái độ không hùa theo, không đồng tình với các thói quen xấu của họ, mà điển hình là thói tò mò, tọc mạch và nói xấu người khác. Tuy nhiên, đến ngày phán xét, khi đứng trước sự uy nghi rất đáng kinh sợ của Đấng Christ, họ không thể buông lời nói dối hoặc vu khống, thì họ sẽ phải khai trình mọi sự xấu xa mình đã vu khống cho con dân Chúa.
"Đấng đã sẵn sàng phán xét những người sống và những kẻ chết": Sự Thiên Chúa phán xét những người sống bắt đầu kể từ khi loài người phạm tội. Từ A-đam và Ê-va cho đến toàn thể loài người bằng Cơn Lụt Lớn, đến Pha-ra-ôn và xứ Ê-díp-tô, đến các dân tộc trong xứ Ca-na-an... Sự diệt vong của các đế quốc trong vòng lịch sử loài người cũng là sự phán xét của Thiên Chúa. Sự Đấng Christ tái lâm để đón Hội Thánh và bỏ lại những người không thật lòng tin nhận Chúa hoặc tin Chúa mà sống hâm hẩm, cũng là sự phán xét của Thiên Chúa dành cho những người sống. Sự phán xét sau cùng của Thiên Chúa là vào cuối thời kỳ Vương Quốc Ngàn Năm trước khi bước với thời kỳ Trời Mới Đất Mới, như được tiên tri trong Khải Huyền 20:11-15.
6 Vì cớ này mà Tin Lành cũng đã giảng ra cho những người đã chết: để cho sau khi họ thật sự chịu phán xét theo loài người về xác thịt, thì họ được sống theo Thiên Chúa về tâm thần.
Câu 6: Thưa Cha, sau khi tham khảo bài giảng của người chăn thì con hiểu được là câu này nói về những người tin Chúa mà đã chết. Khi còn sống họ đã được nghe giảng Tin Lành và đã tin nhận Chúa. Mặc dù thân thể xác thịt của họ phải chịu chung sự phán xét của Thiên Chúa, là phải chịu sự bệnh tật, già yếu, và chết đi, nhưng tâm thần thì vẫn sống, vẫn ở trong sự tương giao với Thiên Chúa.
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Mấy hôm nay chỗ con mưa nhiều, tối hôm qua gió lớn làm gãy một thân cây vong bên hông nhà, thân cây cũng nhỏ nên không làm thiệt hại gì. Cảm tạ Cha luôn gìn giữ chúng con được bình an. A-men.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Ngọc Tú
Nguyễn Ngọc Tú: I Phi-e-rơ 4:1-6 Con Dân Chúa Phải Chịu Khổ Trong Xác Thịt
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha đã ban cho gia đình con một ngày bình an. Con cảm tạ Cha vì giờ này Ngài ban cho con có thời gian yên tĩnh đến với Ngài và Lời của Ngài. Con xin ghi lại sự suy ngẫm của con về phân đoạn I Phi-e-rơ 4:1-6.
1 Vậy, vì Đấng Christ đã chịu khổ trong xác thịt cho chúng ta, thì các anh chị em cũng phải trang bị cho chính mình cùng một tâm trí; vì người nào cứ chịu khổ trong xác thịt, thì được dứt khỏi tội lỗi,
Câu 1: Thưa Cha, con hiểu rằng, "trang bị cho chính mình cùng một tâm trí" là trang bị cho chính mình cùng một tâm tình, suy nghĩ như Đấng Christ: Hết lòng vâng phục Đức Chúa Trời, cố gắng chịu khổ mà làm các việc lành Chúa đã sắm sẵn cho.
"Vì người nào cứ chịu khổ trong xác thịt, thì được dứt khỏi tội lỗi": một người sẵn sàng chịu khổ vì danh Chúa thì trước tiên là vì người ấy có lòng biết ơn Chúa đã cứu mình, thứ hai là vì người ấy yêu Chúa, muốn làm vui lòng Chúa. Trên hành trình theo Chúa, sự chịu khổ trong xác thịt có thể bắt đầu từ những thói quen nhỏ cho đến những sự hy sinh lớn. Từ sự từ bỏ các thói quen xấu như ghiền nghiện thuốc lá, lười biếng, sống vô giờ giấc... cho đến sự hy sinh thân mình để cứu giúp người khác. Sự chịu khổ nào cũng mang đến sự khó chịu hoặc thậm chí là đau đớn cho thân thể xác thịt. Nhưng nếu một người sẵn lòng vì Chúa mà chịu những khổ sở, đau đớn ấy thì người ấy sẽ không còn bị ràng buộc bởi sự tham muốn của xác thịt có thể khiến mình phạm tội.
2 để còn sống trong xác thịt bao lâu thì không còn theo những sự tham muốn của loài người, nhưng theo ý muốn của Thiên Chúa.
3 Trước đây, trong cuộc sống, chúng ta đã theo ý muốn của những người ngoại đủ rồi, mà theo sự phóng đãng, lòng tham muốn, say rượu, thác loạn, ăn nhậu, và thờ lạy hình tượng đáng gớm ghiếc.
Câu 2 và 3: Con hiểu rằng, khi một người được Thiên Chúa tái sinh thì mọi nhận thức, ý muốn, mục đích sống của người ấy cũng thay đổi. Thay vì chạy theo những sự tham muốn của loài người, như tham muốn làm giàu, tham muốn thỏa mãn những thú vui xác thịt (phóng đãng, say rượu, thác loạn, ăn nhậu), thì giờ đây người ấy muốn sống theo ý muốn của Thiên Chúa.
Điều cơ bản trong nhận thức của một người thật lòng tin nhận Chúa là họ đã quá chán chường với cuộc sống "cơm áo mệt chạy theo đời hối hả", giờ đây họ muốn "tìm kiếm Vương Quốc của Đức Chúa Trời và sự công chính của Ngài".
"Theo ý muốn của những người ngoại": là sống theo ý muốn của ông bà, cha mẹ, theo lối sống của phần đông người trong xã hội, mà hầu hết là nghịch lại ý muốn của Thiên Chúa. Kể cả những người sinh ra trong các gia đình có truyền thống đi nhà thờ, thì ý thức thờ phượng Chúa cũng chỉ theo truyền thống gia đình, chứ không thực sự thờ phượng Chúa bằng tấm lòng và đúng theo Lời Chúa (theo tâm thần và lẽ thật).
4 Họ thấy các anh chị em chẳng cùng họ chạy theo sự cuồng loạn quá mức ấy, thì họ lấy làm lạ và gièm chê các anh chị em.
5 Nhưng họ sẽ khai trình với Đấng đã sẵn sàng phán xét những người sống và những kẻ chết.
Câu 4 và 5: Con hiểu rằng, việc con dân Chúa quyết tâm sống theo Lời Chúa sẽ khiến người đời lấy làm lạ và gièm chê là một chuyện cũng không lạ gì. Họ lấy làm lạ và gièm chê vì con dân Chúa tỏ rõ thái độ không hùa theo, không đồng tình với các thói quen xấu của họ, mà điển hình là thói tò mò, tọc mạch và nói xấu người khác. Tuy nhiên, đến ngày phán xét, khi đứng trước sự uy nghi rất đáng kinh sợ của Đấng Christ, họ không thể buông lời nói dối hoặc vu khống, thì họ sẽ phải khai trình mọi sự xấu xa mình đã vu khống cho con dân Chúa.
"Đấng đã sẵn sàng phán xét những người sống và những kẻ chết": Sự Thiên Chúa phán xét những người sống bắt đầu kể từ khi loài người phạm tội. Từ A-đam và Ê-va cho đến toàn thể loài người bằng Cơn Lụt Lớn, đến Pha-ra-ôn và xứ Ê-díp-tô, đến các dân tộc trong xứ Ca-na-an... Sự diệt vong của các đế quốc trong vòng lịch sử loài người cũng là sự phán xét của Thiên Chúa. Sự Đấng Christ tái lâm để đón Hội Thánh và bỏ lại những người không thật lòng tin nhận Chúa hoặc tin Chúa mà sống hâm hẩm, cũng là sự phán xét của Thiên Chúa dành cho những người sống. Sự phán xét sau cùng của Thiên Chúa là vào cuối thời kỳ Vương Quốc Ngàn Năm trước khi bước với thời kỳ Trời Mới Đất Mới, như được tiên tri trong Khải Huyền 20:11-15.
6 Vì cớ này mà Tin Lành cũng đã giảng ra cho những người đã chết: để cho sau khi họ thật sự chịu phán xét theo loài người về xác thịt, thì họ được sống theo Thiên Chúa về tâm thần.
Câu 6: Thưa Cha, sau khi tham khảo bài giảng của người chăn thì con hiểu được là câu này nói về những người tin Chúa mà đã chết. Khi còn sống họ đã được nghe giảng Tin Lành và đã tin nhận Chúa. Mặc dù thân thể xác thịt của họ phải chịu chung sự phán xét của Thiên Chúa, là phải chịu sự bệnh tật, già yếu, và chết đi, nhưng tâm thần thì vẫn sống, vẫn ở trong sự tương giao với Thiên Chúa.
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Mấy hôm nay chỗ con mưa nhiều, tối hôm qua gió lớn làm gãy một thân cây vong bên hông nhà, thân cây cũng nhỏ nên không làm thiệt hại gì. Cảm tạ Cha luôn gìn giữ chúng con được bình an. A-men.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Ngọc Tú
...