Nguyễn Ngọc Tú: Công Vụ Các Sứ Đồ 9:1-18 Sau-lơ Gặp Đức Chúa Jesus
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha đã ban cho gia đình con một ngày bình an. Con cảm tạ Cha vì giờ này Ngài ban cho con có thời gian yên tĩnh để cầu nguyện và viết bài suy ngẫm. Con cảm tạ Cha vì sự suy ngẫm Lời Ngài mỗi ngày giúp con được vui thỏa và có sức mới để làm các công việc khác. Con xin ghi lại sự suy ngẫm của con về phân đoạn Công Vụ Các Sứ Đồ 9:1-18.
1 Nhưng Sau-lơ vẫn thở những lời hăm dọa và sự giết hại, nghịch lại những môn đồ của Chúa. Người đã đến thầy tế lễ thượng phẩm, 2 xin từ ông ta những bức thư, vào trong Thành Đa-mách, chuyển đến các nhà hội để nếu người gặp bất cứ ai có Đạo, dù đàn ông hay đàn bà, thì người trói họ, giải về Giê-ru-sa-lem.
Câu 1 và 2: Thưa Cha, con hiểu rằng, Công Vụ Các Sứ Đồ 22:3-5, Công Vụ Các Sứ Đồ 26:9-11, và Ga-la-ti 1:13-14 là các lời của Phao-lô trình bày về lý do về sự ông tích cực bắt bớ Đạo Chúa lúc ban đầu. Qua đó cho thấy Sau-lơ là một người thật lòng yêu kính Chúa, sốt sắng bảo vệ sự thánh khiết của Chúa, nhưng vì không nhận biết Đức Chúa Jesus chính là Đấng Christ, nên ông đã bách hại Hội Thánh của Chúa. Ông nghĩ rằng những người sống theo Đức Chúa Jesus Christ là những người phạm thượng truyền thống của các tổ phụ.
3 Nhưng trong cuộc hành trình, khi người đã đến gần Thành Đa-mách, thình lình có ánh sáng từ trời đã chiếu sáng chung quanh người. 4 Người đã ngã xuống đất, nghe có tiếng phán với mình: "Hỡi Sau-lơ! Sau-lơ! Sao ngươi bách hại Ta?"
Câu 3 và 4: Con hiểu rằng, lời phán "sao ngươi bách hại Ta?" nói lên sự giao thông, hiệp một của con dân Chúa với Chúa. Chính vì vậy mà Chúa ví mỗi con dân Chúa trong Hội Thánh như chi thể trong một thân mà Chúa là đầu. Trong một cơ thể, khi một bộ phận bị tổn thương thì tín hiệu đau được dẫn truyền đến não. Tương tự vậy, Chúa cũng cùng gánh chịu mọi nỗi đau với con dân Chúa khi họ bị bách hại đức tin.
5 Người đã thưa: "Chúa là ai?" Chúa đã phán: "Ta là Jesus mà ngươi bách hại." 6 Người đã run rẩy và kinh ngạc, thưa: "Lạy Chúa! Ngài muốn tôi làm gì?" Chúa đã phán với người: "Hãy trỗi dậy và đi vào trong thành, rồi sẽ được nói cho ngươi điều phải làm."
Câu 5 và 6: Con hiểu rằng, sau khi chứng kiến sự vinh quang của Đức Chúa Jesus Christ thì Sau-lơ nhận ra mình đã phạm thượng đến Thiên Chúa. Lời thưa của ông: "Lạy Chúa! Ngài muốn tôi làm gì?" là một lời ăn năn tội, ông có ý nói: Thưa Chúa, tôi là kẻ có tội, Ngài muốn tôi phải làm gì để đền tội.
Tuy nhiên, Chúa không trách tội Sau-lơ. Chúa chỉ bảo ông đi vào thành và chuẩn bị đón nhận mệnh lệnh của Chúa.
7 Những kẻ cùng đi với người đã đứng lại, sững sờ. Thực tế, họ nghe tiếng nói mà chẳng thấy ai. 8 Sau-lơ đã trỗi dậy khỏi đất. Mắt của người đã mở nhưng không thấy gì. Họ đã cầm tay dắt người, dẫn vào trong Thành Đa-mách. 9 Người đã ba ngày chẳng thấy, chẳng ăn, cũng chẳng uống.
Từ câu 7 đến 9: Con hiểu rằng, có lẽ đối với Sau-lơ lúc này có hai sự kiện chấn động trong lòng ông. Thứ nhất là việc chứng kiến sự vinh quang của Đức Chúa Jesus Christ. Thứ hai là đức tin của ông vào Do-thái Giáo hoàn toàn sụp đổ. Điều đó khiến cho ông không thiết ăn, uống. Có thể hình dung ra, trong suốt ba ngày, Sau-lơ đã cầu nguyện ăn năn xưng tội với Chúa, đồng thời suy ngẫm lại những gì mình nghe biết về Đức Chúa Jesus, đối chiếu với những lời tiên tri về Đấng Christ trong Thánh Kinh. Có lẽ, trong lúc này ông đã thấu hiểu những lời tiên tri về Đấng Christ, về chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời, nên về sau ông ghi lại cảm xúc ấy trong Phi-líp 3:7-8:
"Nhưng những gì đối với tôi là có lợi thì tôi xem như sự lỗ, vì Đấng Christ. Phải! Thật vậy! Tôi cũng xem mọi sự như là sự lỗ, vì sự hiểu biết siêu việt về Đấng Christ Jesus, Chúa của tôi. Tôi vì Ngài mà chịu bỏ mọi sự, kể chúng như phân, để tôi được Đấng Christ."
10 Tại Đa-mách, có một môn đồ kia, tên là A-na-nia. Chúa đã phán với người trong khải tượng: "Hỡi A-na-nia!" Người đã thưa: "Lạy Chúa, này, tôi đây!" 11 Chúa đã phán với người: "Hãy trỗi dậy, đi đến đường gọi là đường Ngay Thẳng, tìm trong nhà của Giu-đa một người tên Sau-lơ của xứ Tạt-sơ. Vì kìa, người đang cầu nguyện, 12 và đã thấy trong khải tượng một người tên A-na-nia, vào, đặt tay trên người, để người được sáng mắt lại."
Từ câu 10 đến 12: Con hiểu rằng, điều khá thú vị là Sau-lơ ở trọ tại một căn nhà trên con đường có tên Đường Ngay Thẳng. Có lẽ, Chúa có hàm ý rằng, bắt đầu từ đây Sau-lơ sẽ sống một cuộc đời công chính và đem sự công chính rao truyền khắp thế gian.
Chúa ban cho Sau-lơ khải tượng ông sẽ được tôi tớ của Chúa đến đặt tay chữa lành nghĩa là Chúa ấn chứng cho ông biết Ngài đã tha thứ cho ông hết thảy mọi sự vi phạm của ông. Sở dĩ Chúa không chữa lành cho Sau-lơ luôn mà sai A-na-nia đến là để A-na-nia làm báp-tem cho ông và sau đó giới thiệu ông với Hội Thánh tại Thành Đa-mách.
13 Nhưng A-na-nia đã đáp lời: "Lạy Chúa, tôi đã nghe từ nhiều người về người này, về biết bao điều dữ người đã làm cho những thánh đồ của Ngài tại Giê-ru-sa-lem. 14 Ở đây, người có thẩm quyền từ các thầy tế lễ thượng phẩm để trói hết thảy những ai kêu cầu danh của Ngài." 15 Nhưng Chúa đã phán với ông: "Hãy đi! Vì người là một đồ dùng được chọn cho Ta, để mang danh Ta trước các dân ngoại, các vua, và con cái I-sơ-ra-ên. 16 Vì Ta sẽ tỏ ra cho người biết, người phải chịu biết bao đau đớn vì danh Ta."
Từ câu 13 đến 16: Thưa Cha, con thấy nhóm chữ "một đồ dùng được chọn cho Ta" thật hay, thật ý nghĩa! Nhìn vào cuộc đời truyền giáo của Sứ Đồ Phao-lô là hiểu được một người được Chúa sai dùng thật phước hạnh biết bao.
Ở trong Chúa sự chịu khổ vì Chúa luôn đi đôi với sự được gần gũi Chúa càng hơn, hiểu biết về Ngài càng hơn. Đối với bản thân Phao-lô, con nghĩ rằng, ông đã dâng mình cho Chúa và luôn sẵn sàng chịu mọi gian khổ kể từ lúc nhận biết Đức Chúa Jesus là Đấng Christ. Vì thế mà ông cứ tấn tới mãi trong sự tri thức về Chúa và viết thành các thư tín mà sau này trở thành Thánh Kinh. Những ý tưởng trong các thư tín ấy vẫn được con dân Chúa nghiền ngẫm qua nhiều thế hệ nhưng vẫn chưa khám phá hết các sự lạ lùng trong ấy.
17 A-na-nia đã đi, vào bên trong nhà, rồi đặt tay trên người, nói: "Hỡi anh Sau-lơ, Đức Chúa Jesus đã hiện ra với anh trên con đường anh đến đây, đã sai tôi đến, để anh được sáng mắt lại và được đổ đầy thánh linh." 18 Tức thì giống như các vảy từ mắt của người đã rớt xuống, thì người liền được sáng mắt. Rồi, người đã trỗi dậy và được báp-tem.
Câu 17 và 18: Thưa Cha, qua câu chuyện Sau-lơ gặp Chúa rồi cải hối và trở thành một công cụ đắc lực trong tay Ngài, con học được rằng: Điều quan trọng là một người khi biết đến Tin Lành thì có thật lòng tin nhận và sẵn lòng vâng phục Chúa hay không, quá khứ của người ấy trước khi tin nhận Chúa không phải là điều đáng để tâm. Điều quan trọng thứ hai là hãy luôn dâng chính mình lên Chúa với tâm tình mong Chúa sai dùng mình trong các công việc nhà Chúa. Bởi vì qua sự hầu việc Chúa và chịu khổ trong khi hầu việc sẽ giúp mình hiểu Chúa càng hơn, gần gũi Chúa càng hơn.
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Nguyện xin Cha giờ này cũng ban cho gia đình con một giấc ngủ ngon. Con cảm tạ Cha.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ. Nguyễn Ngọc Tú
Nguyễn Ngọc Tú: Công Vụ Các Sứ Đồ 9:1-18 Sau-lơ Gặp Đức Chúa Jesus
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha đã ban cho gia đình con một ngày bình an. Con cảm tạ Cha vì giờ này Ngài ban cho con có thời gian yên tĩnh để cầu nguyện và viết bài suy ngẫm. Con cảm tạ Cha vì sự suy ngẫm Lời Ngài mỗi ngày giúp con được vui thỏa và có sức mới để làm các công việc khác. Con xin ghi lại sự suy ngẫm của con về phân đoạn Công Vụ Các Sứ Đồ 9:1-18.
1 Nhưng Sau-lơ vẫn thở những lời hăm dọa và sự giết hại, nghịch lại những môn đồ của Chúa. Người đã đến thầy tế lễ thượng phẩm,
2 xin từ ông ta những bức thư, vào trong Thành Đa-mách, chuyển đến các nhà hội để nếu người gặp bất cứ ai có Đạo, dù đàn ông hay đàn bà, thì người trói họ, giải về Giê-ru-sa-lem.
Câu 1 và 2: Thưa Cha, con hiểu rằng, Công Vụ Các Sứ Đồ 22:3-5, Công Vụ Các Sứ Đồ 26:9-11, và Ga-la-ti 1:13-14 là các lời của Phao-lô trình bày về lý do về sự ông tích cực bắt bớ Đạo Chúa lúc ban đầu. Qua đó cho thấy Sau-lơ là một người thật lòng yêu kính Chúa, sốt sắng bảo vệ sự thánh khiết của Chúa, nhưng vì không nhận biết Đức Chúa Jesus chính là Đấng Christ, nên ông đã bách hại Hội Thánh của Chúa. Ông nghĩ rằng những người sống theo Đức Chúa Jesus Christ là những người phạm thượng truyền thống của các tổ phụ.
3 Nhưng trong cuộc hành trình, khi người đã đến gần Thành Đa-mách, thình lình có ánh sáng từ trời đã chiếu sáng chung quanh người.
4 Người đã ngã xuống đất, nghe có tiếng phán với mình: "Hỡi Sau-lơ! Sau-lơ! Sao ngươi bách hại Ta?"
Câu 3 và 4: Con hiểu rằng, lời phán "sao ngươi bách hại Ta?" nói lên sự giao thông, hiệp một của con dân Chúa với Chúa. Chính vì vậy mà Chúa ví mỗi con dân Chúa trong Hội Thánh như chi thể trong một thân mà Chúa là đầu. Trong một cơ thể, khi một bộ phận bị tổn thương thì tín hiệu đau được dẫn truyền đến não. Tương tự vậy, Chúa cũng cùng gánh chịu mọi nỗi đau với con dân Chúa khi họ bị bách hại đức tin.
5 Người đã thưa: "Chúa là ai?" Chúa đã phán: "Ta là Jesus mà ngươi bách hại."
6 Người đã run rẩy và kinh ngạc, thưa: "Lạy Chúa! Ngài muốn tôi làm gì?" Chúa đã phán với người: "Hãy trỗi dậy và đi vào trong thành, rồi sẽ được nói cho ngươi điều phải làm."
Câu 5 và 6: Con hiểu rằng, sau khi chứng kiến sự vinh quang của Đức Chúa Jesus Christ thì Sau-lơ nhận ra mình đã phạm thượng đến Thiên Chúa. Lời thưa của ông: "Lạy Chúa! Ngài muốn tôi làm gì?" là một lời ăn năn tội, ông có ý nói: Thưa Chúa, tôi là kẻ có tội, Ngài muốn tôi phải làm gì để đền tội.
Tuy nhiên, Chúa không trách tội Sau-lơ. Chúa chỉ bảo ông đi vào thành và chuẩn bị đón nhận mệnh lệnh của Chúa.
7 Những kẻ cùng đi với người đã đứng lại, sững sờ. Thực tế, họ nghe tiếng nói mà chẳng thấy ai.
8 Sau-lơ đã trỗi dậy khỏi đất. Mắt của người đã mở nhưng không thấy gì. Họ đã cầm tay dắt người, dẫn vào trong Thành Đa-mách.
9 Người đã ba ngày chẳng thấy, chẳng ăn, cũng chẳng uống.
Từ câu 7 đến 9: Con hiểu rằng, có lẽ đối với Sau-lơ lúc này có hai sự kiện chấn động trong lòng ông. Thứ nhất là việc chứng kiến sự vinh quang của Đức Chúa Jesus Christ. Thứ hai là đức tin của ông vào Do-thái Giáo hoàn toàn sụp đổ. Điều đó khiến cho ông không thiết ăn, uống. Có thể hình dung ra, trong suốt ba ngày, Sau-lơ đã cầu nguyện ăn năn xưng tội với Chúa, đồng thời suy ngẫm lại những gì mình nghe biết về Đức Chúa Jesus, đối chiếu với những lời tiên tri về Đấng Christ trong Thánh Kinh. Có lẽ, trong lúc này ông đã thấu hiểu những lời tiên tri về Đấng Christ, về chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời, nên về sau ông ghi lại cảm xúc ấy trong Phi-líp 3:7-8:
"Nhưng những gì đối với tôi là có lợi thì tôi xem như sự lỗ, vì Đấng Christ. Phải! Thật vậy! Tôi cũng xem mọi sự như là sự lỗ, vì sự hiểu biết siêu việt về Đấng Christ Jesus, Chúa của tôi. Tôi vì Ngài mà chịu bỏ mọi sự, kể chúng như phân, để tôi được Đấng Christ."
10 Tại Đa-mách, có một môn đồ kia, tên là A-na-nia. Chúa đã phán với người trong khải tượng: "Hỡi A-na-nia!" Người đã thưa: "Lạy Chúa, này, tôi đây!"
11 Chúa đã phán với người: "Hãy trỗi dậy, đi đến đường gọi là đường Ngay Thẳng, tìm trong nhà của Giu-đa một người tên Sau-lơ của xứ Tạt-sơ. Vì kìa, người đang cầu nguyện,
12 và đã thấy trong khải tượng một người tên A-na-nia, vào, đặt tay trên người, để người được sáng mắt lại."
Từ câu 10 đến 12: Con hiểu rằng, điều khá thú vị là Sau-lơ ở trọ tại một căn nhà trên con đường có tên Đường Ngay Thẳng. Có lẽ, Chúa có hàm ý rằng, bắt đầu từ đây Sau-lơ sẽ sống một cuộc đời công chính và đem sự công chính rao truyền khắp thế gian.
Chúa ban cho Sau-lơ khải tượng ông sẽ được tôi tớ của Chúa đến đặt tay chữa lành nghĩa là Chúa ấn chứng cho ông biết Ngài đã tha thứ cho ông hết thảy mọi sự vi phạm của ông. Sở dĩ Chúa không chữa lành cho Sau-lơ luôn mà sai A-na-nia đến là để A-na-nia làm báp-tem cho ông và sau đó giới thiệu ông với Hội Thánh tại Thành Đa-mách.
13 Nhưng A-na-nia đã đáp lời: "Lạy Chúa, tôi đã nghe từ nhiều người về người này, về biết bao điều dữ người đã làm cho những thánh đồ của Ngài tại Giê-ru-sa-lem.
14 Ở đây, người có thẩm quyền từ các thầy tế lễ thượng phẩm để trói hết thảy những ai kêu cầu danh của Ngài."
15 Nhưng Chúa đã phán với ông: "Hãy đi! Vì người là một đồ dùng được chọn cho Ta, để mang danh Ta trước các dân ngoại, các vua, và con cái I-sơ-ra-ên.
16 Vì Ta sẽ tỏ ra cho người biết, người phải chịu biết bao đau đớn vì danh Ta."
Từ câu 13 đến 16: Thưa Cha, con thấy nhóm chữ "một đồ dùng được chọn cho Ta" thật hay, thật ý nghĩa! Nhìn vào cuộc đời truyền giáo của Sứ Đồ Phao-lô là hiểu được một người được Chúa sai dùng thật phước hạnh biết bao.
Ở trong Chúa sự chịu khổ vì Chúa luôn đi đôi với sự được gần gũi Chúa càng hơn, hiểu biết về Ngài càng hơn. Đối với bản thân Phao-lô, con nghĩ rằng, ông đã dâng mình cho Chúa và luôn sẵn sàng chịu mọi gian khổ kể từ lúc nhận biết Đức Chúa Jesus là Đấng Christ. Vì thế mà ông cứ tấn tới mãi trong sự tri thức về Chúa và viết thành các thư tín mà sau này trở thành Thánh Kinh. Những ý tưởng trong các thư tín ấy vẫn được con dân Chúa nghiền ngẫm qua nhiều thế hệ nhưng vẫn chưa khám phá hết các sự lạ lùng trong ấy.
17 A-na-nia đã đi, vào bên trong nhà, rồi đặt tay trên người, nói: "Hỡi anh Sau-lơ, Đức Chúa Jesus đã hiện ra với anh trên con đường anh đến đây, đã sai tôi đến, để anh được sáng mắt lại và được đổ đầy thánh linh."
18 Tức thì giống như các vảy từ mắt của người đã rớt xuống, thì người liền được sáng mắt. Rồi, người đã trỗi dậy và được báp-tem.
Câu 17 và 18: Thưa Cha, qua câu chuyện Sau-lơ gặp Chúa rồi cải hối và trở thành một công cụ đắc lực trong tay Ngài, con học được rằng: Điều quan trọng là một người khi biết đến Tin Lành thì có thật lòng tin nhận và sẵn lòng vâng phục Chúa hay không, quá khứ của người ấy trước khi tin nhận Chúa không phải là điều đáng để tâm. Điều quan trọng thứ hai là hãy luôn dâng chính mình lên Chúa với tâm tình mong Chúa sai dùng mình trong các công việc nhà Chúa. Bởi vì qua sự hầu việc Chúa và chịu khổ trong khi hầu việc sẽ giúp mình hiểu Chúa càng hơn, gần gũi Chúa càng hơn.
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Nguyện xin Cha giờ này cũng ban cho gia đình con một giấc ngủ ngon. Con cảm tạ Cha.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Ngọc Tú
***