Nguyễn Ngọc Tú: Hê-bơ-rơ 7:13-22 Đấng Christ Là Thầy Tế Lễ Đời Đời và Trọn Vẹn – Phần 2
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha đã ban cho gia đình con một ngày bình an và ban ơn cho mọi việc tay chúng con làm. Cảm tạ Cha hôm nay cũng ban ơn cho con giải được một bài toán khó trong việc lập trình nhu liệu đọc Thánh Kinh. Con cảm tạ Cha vì giờ này Ngài cũng ban cho con có thời gian yên tĩnh đến với Ngài và Lời của Ngài. Con xin ghi lại những sự suy ngẫm của con về phân đoạn Hê-bơ-rơ 7:13-22.
13 Vì Đấng mà những lời đó phán về, thuộc một chi phái khác, trong chi phái đó không có ai dự việc nơi bàn thờ.
14 Vì hiển nhiên rằng, Chúa của chúng ta nổi lên từ Giu-đa. Về chi phái ấy, Môi-se đã không nói điều gì về chức thầy tế lễ.
15 Điều đó càng rõ ràng hơn nữa, khi một thầy tế lễ khác được dấy lên, giống như Mên-chi-xê-đéc.
16 Ngài được lập nên không theo điều răn xác thịt, nhưng theo năng lực của sự sống vô hạn.
Từ câu 13 đến câu 16: Thưa Cha, con hiểu rằng, các ý được Phao-lô nêu ra từ câu 13 đến câu 16 là để làm rõ ràng hơn chức vụ thầy tế lễ của Đấng Christ, có thể diễn giải như sau:
- Đức Chúa Jesus Christ được sinh ra trong chi phái Giu-đa, là chi phái không liên quan gì đến các công việc trong Đền Tạm. Điều đó chứng tỏ chức vụ thầy tế lễ của Ngài hoàn toàn khác biệt với chức thầy tế lễ của dòng Lê-vi.
- Sự khác biệt ấy được nói rõ trong câu 16. Chức thầy tế lễ của dòng Lê-vi được lập nên theo điều răn xác thịt. Còn chức thầy tế lễ của Đức Chúa Jesus Christ là theo năng lục của sự sống vô hạn.
- Điều răn xác thịt là các điều luật được ghi trong Sách Luật Pháp của Môi-se, trong đó có các điều quy định về việc lập ra chức vụ thầy tế lễ dòng Lê-vi. Năng lực của sự sống vô hạn chính là quyền năng và sức mạnh của Thiên Chúa. Đấng Christ được lập nên theo năng lực của sự sống vô hạn, nghĩa là, Ngài được lập nên theo ý muốn và năng lực của Thiên Chúa. Đồng thời, sau khi Ngài từ kẻ chết sống lại thì thân vị loài người của Ngài đã chiến thắng sự chết và được cầm quyền trên sự sống, nên Ngài có quyền ban sự sống vô hạn cho những ai tin nhận Ngài.
17 Vì Ngài [Đức Chúa Trời] làm chứng cho Ngài rằng: Ngươi là thầy tế lễ mãi mãi, theo ban Mên-chi-xê-đéc. [Thi Thiên 110:4]
Câu 17: Con hiểu rằng, trong thời kỳ trước Cựu Ước và thời kỳ Cựu Ước thì Thiên Chúa Ngôi Lời hiện ra trong hình dáng của loài người, lấy tên là Mên-chi-xê-đéc, làm chức vụ thầy tế lễ và Vua của Sa-lem. Con nghĩ rằng, Ngài hiện ra trong thế gian trong chức vụ thầy tế lễ là để tiếp nhận sự thờ phượng của những người có lòng tin kính Ngài (Hê-nóc, Nô-ê, Gióp và ba người bạn của ông, Áp-ra-ham...), tiếp nhận những lễ vật của họ và thay họ dâng lên Thiên Chúa. Đây là một chi tiết thú vị, khiến con nghĩ là, ngày xưa khi tổ tiên người Việt chưa biết đến Thánh Kinh, chưa biết đến Tin Lành nhưng nếu họ có tấm lòng sống theo những điều Chúa đặt để trong lương tâm của họ, thì Chúa cũng thăm viếng họ, tiếp nhận những sự thờ phượng Chúa của họ, và chúc phước cho họ.
18 Vì thật đã xảy ra sự vô hiệu hóa điều răn [về luật thầy tế lễ] trước kia, bởi sự yếu kém và không ích lợi của nó.
19 Vì luật pháp không làm cho điều gì trở nên trọn vẹn, nhưng đem đến một sự trông cậy tốt hơn, bởi đó chúng ta đến gần Đức Chúa Trời.
Câu 18 và 19: Con hiểu rằng, điều răn bị vô hiệu hóa ở đây là các điều luật lập chức thầy tế lễ. Vì như câu 16 đã nêu, chức vụ thầy tế lễ theo ban Mên-chi-xê-đéc của Đấng Christ được lập nên theo năng lực của sự sống vô hạn của Thiên Chúa, và còn lại mãi mãi, nên không cần đến chức vụ thầy tế lễ theo dòng Lê-vi nữa. Luật lập chức thầy tế lễ trong Sách Luật Pháp của Môi-se được gọi là "yếu kém và không ích lợi" bởi vì chức vụ thầy tế lễ của người Lê-vi không khiến một người được trở nên trọn vẹn trước Đức Chúa Trời, mà đó chỉ là hình bóng về chức vụ thầy tế lễ của Đấng Christ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Đức Chúa Trời đã làm một việc vô ích khi ban hành các luật pháp ấy. Trước khi Đấng Christ đến và thi hành một chức thầy tế lễ tốt hơn thì các luật ấy được lập ra để giúp cho dân sự của Chúa ghi nhớ rằng, bất cứ một sự phạm tội nào cũng cần phải trả giá bằng một mạng sống.
Rõ ràng là luật pháp không làm cho một người trở nên trọn vẹn mà chỉ cho người ấy biết mình đã phạm tội với Chúa như thế nào. Chỉ có sự chết chuộc tội của Đấng Christ mới có thể khiến một người trở nên trọn vẹn. Theo bài giảng của người chăn, con hiểu được là: luật pháp mang đến một sự trông cậy tốt hơn vì trong luật pháp cũng nói phương cách chuộc tội, giúp cho một người bất lực trước tội lỗi vẫn có lòng trông cậy được chuộc tội, được tha tội và được làm sạch bản tính ham thích phạm tội.
20 Ngoài ra, sự thay đổi này chẳng phải là không có lời thề mà được làm ra.
21 Những thầy tế lễ khác thực tế đã không bởi lời thề mà được lập nên, nhưng Ngài đã được lập nên với lời thề, bởi Đấng đã phán với Ngài: Chúa đã thề và sẽ không hối tiếc. Ngươi là thầy tế lễ mãi mãi theo ban Mên-chi-xê-đéc. [Thi Thiên 110:4]
Câu 20 và 21: Con hiểu rằng, hai câu này Phao-lô muốn nhấn mạnh đến tính chắc chắn của sự kiện Đức Chúa Trời lập Đấng Christ làm thầy tế lễ theo ban Mên-chi-xê-đéc. Tính chắc chắn đó được thể hiện qua lời thề của Đức Chúa Trời. Lời thề này của Đức Chúa Trời chính là sự khẳng định chắc chắn trong lòng những ai thật lòng tin cậy Ngài về ơn cứu rỗi mà Ngài ban cho người ấy.
22 Đức Chúa Jesus đã trở nên Đấng bảo lãnh cho một giao ước tốt hơn rất nhiều.
Câu 22: Con hiểu rằng, Đức Chúa Jesus là Đấng bảo lãnh cho Giao Ước Mới (Tân Ước) tốt hơn rất nhiều Giao Ước Cũ (Cựu Ước). Tân Ước là bao gồm Cựu Ước và thêm vào một điều khoản: Đức Chúa Jesus Christ chịu chết thay cho toàn thể nhân loại. Ai thật lòng ăn năn tội và tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ thì sẽ được Đức Chúa Trời tha thứ toàn bộ tội lỗi người ấy đã phạm, ban cho người ấy địa vị con cái của Ngài. Ai trung tín giữ đức tin trong Chúa đến cuối cùng thì sẽ được ban cho sự sống đời đời. Những ai không thật lòng ăn năn tội và không tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ, hoặc đã tin Chúa mà không trung tín thì sẽ bị hình phạt hư mất đời đời.
Đức Chúa Jesus Christ bão lãnh Tân Ước bằng cách hy sinh mạng sống của Ngài để đảm bảo tính công chính của giao ước, và để bảo lãnh cho mọi sự vi phạm của những ai thật lòng tin nhận Ngài.
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Con cảm tạ Cha vì mỗi ngày con được sống trong năng lực của sự sống vô hạn mà Ngài ban cho con. Hôm nay, con giải được một bài toán lập trình khó trong một thời gian ngắn, con biết rằng đó là năng lực đến từ Ngài. Nguyện xin Cha giờ này cũng ban cho con một giấc ngủ ngon, để được phục hồi lại sức khỏe, chuẩn bị cho những công việc của ngày mai. Con cảm tạ Cha. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Ngọc Tú
Nguyễn Ngọc Tú: Hê-bơ-rơ 7:13-22 Đấng Christ Là Thầy Tế Lễ Đời Đời và Trọn Vẹn – Phần 2
Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha Yêu Thương của con,
Con cảm tạ Cha đã ban cho gia đình con một ngày bình an và ban ơn cho mọi việc tay chúng con làm. Cảm tạ Cha hôm nay cũng ban ơn cho con giải được một bài toán khó trong việc lập trình nhu liệu đọc Thánh Kinh. Con cảm tạ Cha vì giờ này Ngài cũng ban cho con có thời gian yên tĩnh đến với Ngài và Lời của Ngài. Con xin ghi lại những sự suy ngẫm của con về phân đoạn Hê-bơ-rơ 7:13-22.
13 Vì Đấng mà những lời đó phán về, thuộc một chi phái khác, trong chi phái đó không có ai dự việc nơi bàn thờ.
14 Vì hiển nhiên rằng, Chúa của chúng ta nổi lên từ Giu-đa. Về chi phái ấy, Môi-se đã không nói điều gì về chức thầy tế lễ.
15 Điều đó càng rõ ràng hơn nữa, khi một thầy tế lễ khác được dấy lên, giống như Mên-chi-xê-đéc.
16 Ngài được lập nên không theo điều răn xác thịt, nhưng theo năng lực của sự sống vô hạn.
Từ câu 13 đến câu 16: Thưa Cha, con hiểu rằng, các ý được Phao-lô nêu ra từ câu 13 đến câu 16 là để làm rõ ràng hơn chức vụ thầy tế lễ của Đấng Christ, có thể diễn giải như sau:
- Đức Chúa Jesus Christ được sinh ra trong chi phái Giu-đa, là chi phái không liên quan gì đến các công việc trong Đền Tạm. Điều đó chứng tỏ chức vụ thầy tế lễ của Ngài hoàn toàn khác biệt với chức thầy tế lễ của dòng Lê-vi.
- Sự khác biệt ấy được nói rõ trong câu 16. Chức thầy tế lễ của dòng Lê-vi được lập nên theo điều răn xác thịt. Còn chức thầy tế lễ của Đức Chúa Jesus Christ là theo năng lục của sự sống vô hạn.
- Điều răn xác thịt là các điều luật được ghi trong Sách Luật Pháp của Môi-se, trong đó có các điều quy định về việc lập ra chức vụ thầy tế lễ dòng Lê-vi. Năng lực của sự sống vô hạn chính là quyền năng và sức mạnh của Thiên Chúa. Đấng Christ được lập nên theo năng lực của sự sống vô hạn, nghĩa là, Ngài được lập nên theo ý muốn và năng lực của Thiên Chúa. Đồng thời, sau khi Ngài từ kẻ chết sống lại thì thân vị loài người của Ngài đã chiến thắng sự chết và được cầm quyền trên sự sống, nên Ngài có quyền ban sự sống vô hạn cho những ai tin nhận Ngài.
17 Vì Ngài [Đức Chúa Trời] làm chứng cho Ngài rằng: Ngươi là thầy tế lễ mãi mãi, theo ban Mên-chi-xê-đéc. [Thi Thiên 110:4]
Câu 17: Con hiểu rằng, trong thời kỳ trước Cựu Ước và thời kỳ Cựu Ước thì Thiên Chúa Ngôi Lời hiện ra trong hình dáng của loài người, lấy tên là Mên-chi-xê-đéc, làm chức vụ thầy tế lễ và Vua của Sa-lem. Con nghĩ rằng, Ngài hiện ra trong thế gian trong chức vụ thầy tế lễ là để tiếp nhận sự thờ phượng của những người có lòng tin kính Ngài (Hê-nóc, Nô-ê, Gióp và ba người bạn của ông, Áp-ra-ham...), tiếp nhận những lễ vật của họ và thay họ dâng lên Thiên Chúa. Đây là một chi tiết thú vị, khiến con nghĩ là, ngày xưa khi tổ tiên người Việt chưa biết đến Thánh Kinh, chưa biết đến Tin Lành nhưng nếu họ có tấm lòng sống theo những điều Chúa đặt để trong lương tâm của họ, thì Chúa cũng thăm viếng họ, tiếp nhận những sự thờ phượng Chúa của họ, và chúc phước cho họ.
18 Vì thật đã xảy ra sự vô hiệu hóa điều răn [về luật thầy tế lễ] trước kia, bởi sự yếu kém và không ích lợi của nó.
19 Vì luật pháp không làm cho điều gì trở nên trọn vẹn, nhưng đem đến một sự trông cậy tốt hơn, bởi đó chúng ta đến gần Đức Chúa Trời.
Câu 18 và 19: Con hiểu rằng, điều răn bị vô hiệu hóa ở đây là các điều luật lập chức thầy tế lễ. Vì như câu 16 đã nêu, chức vụ thầy tế lễ theo ban Mên-chi-xê-đéc của Đấng Christ được lập nên theo năng lực của sự sống vô hạn của Thiên Chúa, và còn lại mãi mãi, nên không cần đến chức vụ thầy tế lễ theo dòng Lê-vi nữa. Luật lập chức thầy tế lễ trong Sách Luật Pháp của Môi-se được gọi là "yếu kém và không ích lợi" bởi vì chức vụ thầy tế lễ của người Lê-vi không khiến một người được trở nên trọn vẹn trước Đức Chúa Trời, mà đó chỉ là hình bóng về chức vụ thầy tế lễ của Đấng Christ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Đức Chúa Trời đã làm một việc vô ích khi ban hành các luật pháp ấy. Trước khi Đấng Christ đến và thi hành một chức thầy tế lễ tốt hơn thì các luật ấy được lập ra để giúp cho dân sự của Chúa ghi nhớ rằng, bất cứ một sự phạm tội nào cũng cần phải trả giá bằng một mạng sống.
Rõ ràng là luật pháp không làm cho một người trở nên trọn vẹn mà chỉ cho người ấy biết mình đã phạm tội với Chúa như thế nào. Chỉ có sự chết chuộc tội của Đấng Christ mới có thể khiến một người trở nên trọn vẹn. Theo bài giảng của người chăn, con hiểu được là: luật pháp mang đến một sự trông cậy tốt hơn vì trong luật pháp cũng nói phương cách chuộc tội, giúp cho một người bất lực trước tội lỗi vẫn có lòng trông cậy được chuộc tội, được tha tội và được làm sạch bản tính ham thích phạm tội.
20 Ngoài ra, sự thay đổi này chẳng phải là không có lời thề mà được làm ra.
21 Những thầy tế lễ khác thực tế đã không bởi lời thề mà được lập nên, nhưng Ngài đã được lập nên với lời thề, bởi Đấng đã phán với Ngài: Chúa đã thề và sẽ không hối tiếc. Ngươi là thầy tế lễ mãi mãi theo ban Mên-chi-xê-đéc. [Thi Thiên 110:4]
Câu 20 và 21: Con hiểu rằng, hai câu này Phao-lô muốn nhấn mạnh đến tính chắc chắn của sự kiện Đức Chúa Trời lập Đấng Christ làm thầy tế lễ theo ban Mên-chi-xê-đéc. Tính chắc chắn đó được thể hiện qua lời thề của Đức Chúa Trời. Lời thề này của Đức Chúa Trời chính là sự khẳng định chắc chắn trong lòng những ai thật lòng tin cậy Ngài về ơn cứu rỗi mà Ngài ban cho người ấy.
22 Đức Chúa Jesus đã trở nên Đấng bảo lãnh cho một giao ước tốt hơn rất nhiều.
Câu 22: Con hiểu rằng, Đức Chúa Jesus là Đấng bảo lãnh cho Giao Ước Mới (Tân Ước) tốt hơn rất nhiều Giao Ước Cũ (Cựu Ước). Tân Ước là bao gồm Cựu Ước và thêm vào một điều khoản: Đức Chúa Jesus Christ chịu chết thay cho toàn thể nhân loại. Ai thật lòng ăn năn tội và tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ thì sẽ được Đức Chúa Trời tha thứ toàn bộ tội lỗi người ấy đã phạm, ban cho người ấy địa vị con cái của Ngài. Ai trung tín giữ đức tin trong Chúa đến cuối cùng thì sẽ được ban cho sự sống đời đời. Những ai không thật lòng ăn năn tội và không tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ, hoặc đã tin Chúa mà không trung tín thì sẽ bị hình phạt hư mất đời đời.
Đức Chúa Jesus Christ bão lãnh Tân Ước bằng cách hy sinh mạng sống của Ngài để đảm bảo tính công chính của giao ước, và để bảo lãnh cho mọi sự vi phạm của những ai thật lòng tin nhận Ngài.
Con cảm tạ Cha đã ban cho con những sự hiểu trên đây. Con cảm tạ Cha vì mỗi ngày con được sống trong năng lực của sự sống vô hạn mà Ngài ban cho con. Hôm nay, con giải được một bài toán lập trình khó trong một thời gian ngắn, con biết rằng đó là năng lực đến từ Ngài. Nguyện xin Cha giờ này cũng ban cho con một giấc ngủ ngon, để được phục hồi lại sức khỏe, chuẩn bị cho những công việc của ngày mai. Con cảm tạ Cha. A-men!
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Nguyễn Ngọc Tú
...